Chương II Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT: Thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
Số hiệu: | 38/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 25/12/2018 | Ngày hiệu lực: | 07/02/2019 |
Ngày công báo: | 21/02/2019 | Số công báo: | Từ số 209 đến số 210 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hàng quý, cơ quan thẩm định thống kê, cập nhật danh sách các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp nêu tại Điều 5 Thông tư này theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Danh sách này là cơ sở để cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định, xếp loại điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và thanh tra đột xuất khi có sự cố về an toàn thực phẩm.
1. Thủ trưởng cơ quan thẩm định quy định tại Điều 5 Thông tư này ban hành quyết định thành lập đoàn thẩm định. Quyết định thành lập đoàn thẩm định gồm các nội dung sau:
a) Căn cứ thẩm định;
b) Phạm vi, nội dung, hình thức thẩm định;
c) Tên, địa chỉ của cơ sở được thẩm định;
d) Họ tên, chức danh của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn;
đ) Trách nhiệm của cơ sở và đoàn thẩm định.
2. Trường hợp thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều nhóm ngành hàng thực phẩm nông, lâm, thủy sản, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì có trách nhiệm thông báo tới các cơ quan phối hợp có liên quan đề nghị cử người tham gia đoàn thẩm định.
1. Cơ quan thẩm định thông báo dự kiến thời điểm đến thẩm định để xếp loại cơ sở trước 05 ngày làm việc.
2. Đoàn thẩm định công bố quyết định thành lập đoàn, nêu rõ mục đích và nội dung thẩm định.
3. Tiến hành thẩm định thực tế: xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu và thực tế điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh; phỏng vấn, lấy mẫu kiểm nghiệm nếu cần theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
4. Lập biên bản thẩm định và thông báo kết quả thẩm định.
5. Trường hợp phát hiện cơ sở có hành vi vi phạm hành chính, đoàn thẩm định lập biên bản vi phạm hành chính, trình người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
1. Biên bản thẩm định theo mẫu tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Yêu cầu đối với biên bản thẩm định:
a) Phải được đoàn thẩm định lập tại cơ sở ngay sau khi kết thúc thẩm định;
b) Thể hiện đầy đủ, chính xác kết quả thẩm định;
c) Ghi rõ các hạng mục không bảo đảm an toàn thực phẩm và thời hạn yêu cầu cơ sở khắc phục các sai lỗi;
d) Nêu kết luận chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và dự kiến mức xếp loại cơ sở;
đ) Có ý kiến của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở về kết quả thẩm định, cam kết khắc phục các sai lỗi (nếu có);
e) Có chữ ký của trưởng đoàn thẩm định, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở, đóng dấu giáp lai của cơ sở (nếu có) vào biên bản thẩm định hoặc ký từng trang trong trường hợp cơ sở không có con dấu;
g) Trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý ký tên vào Biên bản thẩm định thì đoàn thẩm định phải ghi: “Đại diện cơ sở được thẩm định không ký biên bản” và nêu rõ lý do đại diện cơ sở không ký. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên trong Đoàn thẩm định;
h) Được lập thành 02 bản: 01 bản lưu tại cơ quan thẩm định, 01 bản lưu tại cơ sở; trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản.
Sau khi thẩm tra biên bản thẩm định của đoàn thẩm định (có thể tiến hành thẩm tra thực tế tại cơ sở nếu cần), trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định, cơ quan thẩm định thực hiện như sau:
1. Trường hợp thẩm định để xếp loại
a) Công nhận và thông báo kết quả thẩm định cho các cơ sở được xếp loại A hoặc B. Đối với cơ sở có nhiều nhóm ngành hàng, tần suất thẩm định đánh giá định kỳ được xác định theo nhóm ngành hàng có mức xếp loại thấp nhất.
b) Thông báo việc xử lý vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật cho cơ sở được xếp loại C kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi, thời hạn khắc phục và tổ chức thẩm định lại.
2. Trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ
a) Đối với cơ sở xuống loại B: Thông báo cho cơ sở về việc bị xuống loại và tần suất thẩm định áp dụng trong thời gian tới.
b) Đối với cơ sở xuống loại C: Thông báo việc xử lý vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật cho cơ sở kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi, thời hạn khắc phục và tổ chức thẩm định lại.
3. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được xếp loại A hoặc loại B theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
4. Nếu kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, cơ quan thẩm định kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan thẩm định không công nhận cơ sở được xếp loại A hoặc B đối với cơ sở có kết quả kiểm nghiệm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Việc xem xét công nhận kết quả xếp loại A hoặc B được thực hiện sau khi cơ sở điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục; được cơ quan thẩm định thẩm tra đạt yêu cầu.
6. Cơ quan thẩm định thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cơ sở đủ điều kiện và cơ sở chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP: Là các cơ quan thẩm định quy định tại Điều 5 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thì cơ quan đó cấp Giấy chứng nhận ATTP.
2. Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Mẫu Giấy chứng nhận ATTP quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP
a) Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;
c) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP trong 07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP
a) Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Việc cấp lại Giấy chứng nhận ATTP được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
b) Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại.
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận ATTP
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm;
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP.
7. Trong trường hợp có các quy định riêng về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản có tính đặc thù thì áp dụng theo các quy định riêng đó.
1. Cơ quan cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm là các cơ quan có thẩm quyền nêu tại Điều 5 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ quan đó có thẩm quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP. Cơ quan cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được phân công, ủy quyền việc cấp giấy cho các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
2. Các đối tượng được cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP
a) Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của cơ sở;
b) Người trực tiếp sản xuất kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở.
3. Đối tượng được miễn cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP: Chủ cơ sở hoặc người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản có bằng chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh từ trung cấp trở lên, trong chương trình đào tạo có nội dung về an toàn thực phẩm. Cơ sở sản xuất kinh doanh phải lưu giữ bản sao đã được chứng thực hợp lệ bằng cấp chuyên môn và bản photo chương trình đào tạo của các đối tượng này.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, quản lý giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9/4/2014 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
5. Việc thẩm định, đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm được thực hiện bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm bao gồm 30 câu, trong đó có 20 câu về nội dung kiến thức chung, 10 câu về nội dung kiến thức chuyên ngành, thời gian làm bài đánh giá 45 phút.
6. Tài liệu về nội dung kiến thức an toàn thực phẩm và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, Cục chuyên ngành liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
ASSESSMENT AND CERTIFICATION OF COMPLIANCE OF AGRO-FORESTRY-FISHERY FOOD PRODUCTION AND TRADING BUSINESSES WITH FOOD SAFETY REGULATIONS
Section 1. ASSESSMENT OF AGRO-FORESTRY-FISHERY FOOD PRODUCTION AND TRADING BUSINESSES
Article 12. Statistics of and update on the list of agro-forestry-fishery food production and trading businesses
On a quarterly basis, the assessment body shall make a statistics of and update on the list of agro-forestry-fishery food production and trading businesses under its assigned duties or delegated authority as prescribed in Article 5 herein by using the form given in the Appendix I hereto. The list shall serve as a basis for the assessment body's carrying out the assessment and ranking of requirements for compliance with food safety regulations and the unscheduled inspection in case of any food safety emergency.
Article 13. Establishment of the Assessment Team
1. The Heads of the assessment bodies prescribed in Article 5 herein shall be vested with authority to issue decisions on establishment of assessment teams. The decision on establishment of an assessment team shall be comprised of the following information:
a) Bases for carrying out the assessment;
b) Assessment scope, contents and forms;
c) Name and address of the assessed business;
d) Full name and title of the Head and Members of the Assessment Team;
dd) Responsibilities of the assessed business and the Assessment Team.
2. In case of assessment of businesses manufacturing and trading multiple groups of agro-forestry-fishery food products, the Head of the assessment body assigned to preside over assessment activities shall be responsible for informing related cooperating bodies to request them to assign their staff to participate in the Assessment Team.
Article 14. On-site assessment
1. The assessment body shall inform the proposed time of assessment based on which the rank of the assessed business is determined 05 working days prior to the assessment.
2. The Assessment Team shall release its establishment decision and clearly state the assessment contents.
3. Carrying out the physical assessment: Checking and verifying documents, materials and actual conditions of facilities, equipment and human resources involved in production and trading activities; conducting interviews and carrying out sampling where necessary as provided in clause 1 of Article 7 herein.
4. Preparing the assessment report and informing the assessment results.
5. In case of discovering that the assessed business commits administrative violations, the Assessment Team shall issue a notice of administrative violation and submit it to the competent person to seek his/her administrative penalty decision in accordance with laws.
1. The assessment report shall be prepared using the form given in Appendix II and II hereto.
2. Requirements of an assessment report:
a) Must be prepared by the Assessment Team at the assessed business immediately after completion of the assessment;
b) Fully and accurately represent the assessment results;
c) Clarify which items fail to conform to food safety requirements and the deadline for taking remedial actions to correct defects;
d) Draw general conclusions on requirements for compliance with food safety regulations and predict the rank of the assessed business;
dd) Give comments of the assessed business’ authorized representative on the assessment results and commitments to correcting defects (if any);
e) Carry the signature of the Leader of the Assessment Team, the signature of the assessed business’ authorized representative, show the adjoining stamp of the assessed business (if any) in the assessment report or sign on each page of the assessment report in case the assessed business does not have its registered stamp;
g) In case where the assessed business' authorized representative refuses to sign the assessment report, the Assessment Team must write: “The assessed business’ representative has not signed the report” and clearly explain the reasons for such refusal. The assessment report shall have legal value if it bears signatures of all of members of the Assessment Team;
h) The report shall be made into 02 copies, including 01 copy deposited with the assessment body, 01 copy deposited with the assessed business; where necessary, the number of copies may be increased.
Article 16. Processing of assessment results
After checking the assessment report submitted by the Assessment Team (where necessary, the on-site physical checking may be carried out), within duration of 07 working days after completion of such checking, the assessment body shall perform the following tasks:
1. As for the assessment carried out for ranking purposes
a) Grant the recognition and inform the assessment results to rank-A or B businesses. As for businesses involved in a variety of goods industries and sectors, the frequency rate of assessment serving periodic evaluation purposes shall be determined by the goods industry or sector holding the lowest rank.
b) Inform penalties for food safety violations in accordance with laws to the rank-C business, request its action to correct defects, inform the deadline for correction of defects and carry out the re-assessment.
2. As for the assessment carried out for periodic evaluation purposes
a) If the assessed business is ranked down to B, informing the assessed business of this and the frequency rate of assessment applied in the next time.
b) If the assessed business is ranked down to C, informing penalties for food safety violations in accordance with laws to this business, requesting its action to correct defects, informing the deadline for correction of defects and carrying out the re-assessment.
3. Granting certificates of compliance with food safety regulations to agro-forestry-fishery food production and trading businesses ranked A or B as prescribed in Article 17 herein.
4. If the test results show that the assessed product violates food safety regulations, the assessment body shall appeal to the competent regulatory authority to impose sanction according to law.
5. The assessment body shall refuse to confer rank-A or rank-B to the assessed business that receives the test results indicating violations against food safety regulations. The decision on whether the recognition of rank A or B is granted shall be issued immediately after the assessed business carries out investigation into causes and take remedial actions, and is assessed by the assessment body to meet requirements for compliance with food safety regulations.
6. The assessment body shall publish businesses meeting or having yet to meet requirements for compliance with food safety regulations via mass media.
Section 2. CERTIFICATION OF COMPLIANCE OF AGRO-FORESTRY-FISHERY FOOD PRODUCTION AND TRADING BUSINESSES WITH FOOD SAFETY REGULATIONS
Article 17. Processes, procedures, re-issuance and revocation of certificates of compliance with food safety regulations (hereinafter referred to as food safety certificates)
1. The body having authority to grant food safety certificates must be the assessment body referred to in Article 5 herein according to the principles wherein the body carrying out the assessment of requirements for compliance with food safety regulations of an agro-forestry-fishery food production and trading business is entitled to grant the food safety certificate to that business.
2. Each food safety certificate shall be valid for 3 years. The sample certificate is given in the Appendix IV hereto.
3. Application documentation for food safety certificates shall be comprised of the followings:
a) Application form for food safety certificate, prepared by using the form given in Appendix V hereto;
b) Interpretation of requirements for compliance with food safety regulations of the applicant business, prepared by using the form given in Appendix VI hereto.
4. Processes and procedures for grant of food safety certificates
a) The applicant business submits one set of application documents for food safety certificate to the body having authority to grant food safety certificates as provided in clause 1 of Article 17 herein. The application documentation may be submitted according to one of the following methods: directly, via fax, email or electronic networks (then the original set of these documents must be sent along); by post;
b) Within 03 working days of receipt of application documentation from the applicant business, the body having authority to grant food safety certificates must confirm the adequacy of these submitted documents and inform the applicant business in writing in case their application documents are not sufficient;
c) From the date of receipt of all required documents, the body having authority to grant food safety certificates shall check and verify these submitted documents, rank the applicant business and confer food safety certificates within 07 working days (if the applicant business has been assessed and ranked A or B); conduct the on-site physical assessment of conditions for conformance to requirements for compliance with food safety regulations at the workplace of the applicant business and grant food safety certificates within duration of 15 working days (in case the applicant business has not yet been assessed and ranked). In case of refusal to grant the food safety certificate, they must send a written response clearly stating reasons for such refusal.
5. Re-issue of food safety certificates
a) 6 months before a food safety certificate expires, the business holding this certificate must submit application documentation for re-issue of their certificate if they wish to continue their business activities. Re-issue of food safety certificates shall be subject to regulations laid down in clause 1, 2, 3 and 4 of this Article;
b) In case the food safety certificate remains unexpired but has been lost, damaged, revised or supplemented in terms of information inscribed on food safety certificates, the business must submit the application for re-issue of the food safety certificate by using the form given in Appendix V hereto to the body having authority to grant food safety certificates for its consideration of re-issue thereof.
Within duration of 05 working days of receipt of the application form for re-issue, the body having authority to grant food safety certificates shall check and verify the submitted documentation, and consider re-issuing the food safety certificate. The expiry date of the food safety certificate which is re-issued must coincide with that of the preexisting certificate. In case of refusal to reissue the certificate, the body having authority to re-issue the food safety certificate must issue the written notice clearly stating reasons.
6. Revocation of food safety certificates
a) Food safety certificates of agro-forestry-fishery food production and trading businesses shall be revoked if these businesses fail to meet requirements prescribed in clause 1 of Article 34 in the Law on Food Safety;
b) Authority to revoke food safety certificates
The body having authority to grant food safety certificates shall be authorized to revoke food safety certificates.
7. In case where there are particular regulations on processes and procedures for issue and re-issue of food safety certificates to agro-forestry-fishery food production and trading businesses having particular characteristics, and revocation thereof, these regulations shall apply.
Article 18. Grant of certificates of food safety knowledge to business owners and persons directly manufacturing and trading agro-forestry-fishery food products (hereinafter referred to as food safety knowledge certificate)
1. The body granting food safety knowledge certificates must be the competent bodies prescribed in Article 5 herein according to the principles wherein the body granting food safety certificates is entitled to grant food safety knowledge certificates. The body granting food safety knowledge certificates shall be entitled to assign tasks of and delegate authority over grant of certificates to its affiliates under laws.
2. Persons awarded food safety knowledge certificates
a) Business owners: The business owner or the person hired or authorized by the business owner to directly manage agro-forestry-fishery food business activities;
b) Persons directly involved in business activities: Persons directly involved in stages of manufacturing and trading of agro-forestry-fishery food products at businesses.
3. Persons granted exemption from grant of food safety knowledge certificates: Business owners or persons directly involved in manufacturing and trading agro-forestry-fishery food products must hold suitable educational qualifications in business sectors or industries at the intermediate level or higher and must have taken food safety training programs. Businesses must deposit certified true copies of degrees or professional diplomas and duplicate copies of training courses that these eligible persons have taken.
4. Documentation requirements for grant of food safety knowledge certificates, processes for certification and management of food safety knowledge certificates shall be subject to Article 10, Article 11 and Article 12 in the Joint Circular No. 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT dated April 9, 2014 of the Ministry of Health - the Ministry of Agriculture and Rural Development - the Ministry of Industry and Trade on providing guidance on assignment of tasks of and cooperation in the state management of food safety.
5. The assessment and evaluation test on food safety knowledge shall be carried out by using a set of 30 multiple-choice questions, including 20 questions about general knowledge and 10 questions about specialized knowledge, and shall be conducted for the duration of 45 minutes.
6. Materials on food safety knowledge and the set of questions used for assessment of food safety knowledge shall be designed, published or submitted to the Ministry of Agriculture and Rural Development to seek its approval of release thereof by the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực