Chương I Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT: Quy định chung
Số hiệu: | 38/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 25/12/2018 | Ngày hiệu lực: | 07/02/2019 |
Ngày công báo: | 21/02/2019 | Số công báo: | Từ số 209 đến số 210 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư này quy định việc thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trách nhiệm và quyền hạn của các bên có liên quan.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ các cơ sở sau:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, tàu cá có chiều dài dưới 15 mét;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
g) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản có xuất khẩu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu chứng nhận y tế (chứng thư, chứng nhận an toàn thực phẩm) bởi cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(sau đây gọi tắt là cơ sở).
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lỗi nghiêm trọng: là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia hoặc các quy định, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
2. Lỗi nặng: là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia hoặc các quy định, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm nhưng chưa tới mức nghiêm trọng.
3. Lỗi nhẹ: là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia hoặc các quy định, có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát an toàn thực phẩm.
4. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm nông, lâm, thủy sản, muối.
5. Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông, lâm, thủy sản: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản, sản xuất muối.
6. Truy xuất nguồn gốc: là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông sản phẩm.
7. Thẩm định: là hoạt động xem xét, thẩm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
1. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định có liên quan đến an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
1. Cơ quan thẩm định cấp trung ương: Là các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cơ quan thẩm định cấp địa phương: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Thẩm định để xếp loại: Là hình thức thẩm định có thông báo trước, nhằm thẩm định đầy đủ các nội dung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này; được áp dụng đối với:
a) Cơ sở được thẩm định lần đầu;
b) Cơ sở đã được thẩm định đạt yêu cầu nhưng sửa chữa, mở rộng sản xuất;
c) Cơ sở đã được thẩm định không đạt yêu cầu nhưng sau đó đã khắc phục xong sai lỗi;
d) Cơ sở đã được thẩm định đạt yêu cầu nhưng hoãn thẩm định đánh giá định kỳ có thời hạn quá 06 tháng;
đ) Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng bị thu hồi hoặc thay đổi chủ sở hữu và có thay đổi điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm so với ban đầu.
2. Thẩm định đánh giá định kỳ: Là hình thức thẩm định không thông báo trước, được áp dụng đối với các cơ sở đã được xếp loại đạt yêu cầu nhằm giám sát việc duy trì điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
1. Nội dung thẩm định
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị;
b) Nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý an toàn thực phẩm;
c) Việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chương trình quản lý an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa;
d) Việc lấy mẫu kiểm nghiệm: Lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện khi nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm; tập trung lấy mẫu kiểm nghiệm đối với cơ sở có dự kiến kết quả xếp loại C. Việc chỉ định chỉ tiêu phân tích dựa trên đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm và tập trung vào nội dung thẩm định đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm không đạt yêu cầu theo quy định. Việc lấy mẫu, phân tích mẫu phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
2. Phương pháp thẩm định: xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu, hiện trạng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, phỏng vấn các đối tượng liên quan, lấy mẫu khi cần thiết.
1. Các hình thức xếp loại gồm
a) Loại A (tốt): Áp dụng đối với cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
b) Loại B (đạt): Áp dụng đối với các cơ sở cơ bản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; vẫn còn một số sai lỗi nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm.
c) Loại C (không đạt): Áp dụng đối với các cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
2. Tiêu chí xếp loại cụ thể cho từng loại hình cơ sở được nêu tại tài liệu hướng dẫn thẩm định, xếp loại và hoàn thiện biên bản thẩm định quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Tần suất thẩm định đánh giá định kỳ áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được quy định như sau:
1. Cơ sở xếp loại A: 1 lần/ 18 tháng;
2. Cơ sở xếp loại B: 1 lần/ 12 tháng;
3. Cơ sở xếp loại C: Thời điểm thẩm định lại tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của cơ sở được thẩm định và do Cơ quan thẩm định quyết định, nhưng không quá 3 tháng tính từ thời điểm thẩm định xếp loại C. Nếu thời điểm thẩm định lại trùng với thời điểm mùa vụ đã kết thúc thì đợt thẩm định lại sẽ được thực hiện khi bắt đầu vào mùa vụ kế tiếp.
1. Yêu cầu đối với trưởng đoàn
a) Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thẩm định;
b) Đã tham gia các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực thẩm định, các khóa đào tạo thẩm định viên;
c) Đã tham gia ít nhất 05 đợt thẩm định trong lĩnh vực thẩm định.
2. Yêu cầu đối với thành viên đoàn thẩm định
a) Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thẩm định;
b) Đã tham gia các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực thẩm định và các khóa đào tạo thẩm định.
3. Yêu cầu đối với người lấy mẫu
a) Có chuyên môn phù hợp;
b) Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về lấy mẫu hoặc có chứng chỉ, giấy chứng nhận tham gia đào tạo hoặc tập huấn có nội dung về lấy mẫu.
Việc thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, phí thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm, phí thẩm định xác nhận kiến thức ATTP được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
This Circular deals with the assessment and certification of compliance with food safety regulations of agro-forestry-fishery food manufacturing and trading businesses under the management of Ministry of Agriculture and Rural Development; responsibilities and authority of parties involved.
Article 2. Subjects of application
1. Agro-forestry-fishery food manufacturing and trading businesses that are put under the control of Ministry of Agriculture and Rural Development, except the followings:
a) Small-scale initial production businesses;
b) Food production and trading businesses that do not have fixed locations or fishing vessels with the maximum length of at least 15 meters;
c) Small-scale food processing businesses;
d) Small-scale food trading businesses;
dd) Ready-to-eat food trading businesses;
e) Agro-forestry-fishery production and trading businesses that have already been awarded one of the following certificates: Good Manufacturing Practices (GMP), Hazard Analysis and Critical Control Point (HACCP) System, Food Safety Management System ISO 22000, International Food Standard (IFS), Global Standard for Food Safety (BRC), Food Safety System Certificate (FSSC 22000) or equivalent, all of which must remain valid.
g) Agro-forestry-fishery production and trading businesses that export their products to countries and territories imposing requirements for health certification (food safety certification) granted by competent authorities under the management of the Ministry of Agriculture and Rural Development in accordance with its regulations.
(hereinafter referred to as business).
2. Entities, organizations or individuals whose business activities are related to agro-forestry-fishery food product manufacturing and trading activities of those prescribed in clause 1 of this Article.
For the purposes of this Circular, terms used herein shall be construed as follows:
1. Extremely serious defect means a deviation from technical standards regulations or national standards or regulations that results in impacts on food safety.
2. Serious defect means a deviation from technical standards or national standards or regulations that will result in impacts on food safety if it lasts long, but is not deemed extremely serious.
3. Minor defect means a deviation from technical standards regulations or national standards or regulations that may cause impacts on food safety or hinder the control of food safety.
4. Agro-forestry-fishery food trading business refers to an entity performing a single, certain or all of activities and services, such as launching, preserving, transporting or trading agro-forestry-fishery food or salt products.
5. Business carrying out the initial manufacturing of an agro-forestry-fishery food product means an entity performing a single, certain or all of activities and services, such as growing, farming, cultivation, harvest, catching and production of agro-forestry-fishery food products and manufacturing of salt products.
6. Tracing of a product origin means a search for the product creation and circulation process.
7. Assessment means an inspection and verification of legitimacy of documentation and actual conditions of food safety of an agro-forestry-fishery food production and trading business.
Article 4. Bases for assessment of requirements for compliance with food safety regulations
1. National technical regulations and national standards.
2. Legislative documents and regulatory documents related to food safety of agro-forestry-fishery products.
1. Assessment bodies at the central level shall be General Departments or specialized Administrations affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development that perform tasks assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Assessment bodies at the local level shall be designated under decisions of provincial People’s Committees, depending on their authority delegated by the Ministry of Agriculture and Rural Development, actual situations of localities and proposals of Departments of Agriculture and Rural Development.
1. Assessment serving ranking purposes refers to a form of assessment that is carried out upon receipt of a prior notice, is aimed at fully checking and verifying information regarding requirements for compliance with food safety regulations of those business entities stipulated in clause 1 of Article 7 herein. This assessment shall be applied to:
a) Businesses subject to the initial assessment;
b) Businesses that have already been assessed as those satisfying requirements for compliance with food safety regulations, and are repaired or expanded since then;
c) Businesses that have already been assessed as those not satisfying requirements for compliance with food safety regulations and then have already taken actions to correct and remedy defects or defects;
d) Businesses that have already been assessed as those satisfying requirements for compliance with food safety regulations, but have suspended periodic assessments longer than the prescribed duration of 06 months;
dd) Businesses that have already been awarded certificates of compliance with food safety regulations which have been revoked though, or have changed their owners and have changed requirements for their compliance with food safety regulations compared with those determined in the initial assessment.
2. Periodic assessment serving evaluation purposes refers to a form of assessment which is carried out without a prior notice, is applied to businesses that have already been ranked as those meeting requirements for compliance with food safety regulations in order to oversee their maintenance of conformance to requirements for compliance with food safety regulations.
Article 7. Assessment contents and methods
1. Assessment contents:
a) Facilities, equipment;
b) Personnel participating in food product manufacturing, trading and food safety management activities;
c) Compliance with regulations, national technical standards and regulations on the program for management of food safety and labeling of products;
d) Collection of test samples: The sampling shall be carried out in case there is any suspicion that food products fail to meet requirements for compliance with food safety regulations; shall focus on those businesses that are presumed to attain rank C. Analysis indicators shall be designated based on the evaluation of food safety risks and must focus on matters failing the assessment designed for the purpose of evaluation of requirements for compliance with food safety regulations. The sampling and analysis of samples must be subject to applicable regulations.
2. Method of assessment: Reviewing and evaluating documents, materials and current conditions of conformance to requirements for compliance with food safety regulations, interviewing related persons and carrying out sampling where necessary.
1. Rating forms shall comprise:
a) Rank A (good): Apply to businesses fully conforming to requirements for compliance with food safety regulations.
b) Rank B (satisfactory): Apply to businesses basically meeting requirements for compliance with food safety regulations. Certain defects still exist but do not cause any serious impact on food safety.
c) Rank C (unsatisfactory): Apply to businesses that have not yet conformed to requirements for compliance with food safety regulations.
2. Criteria for detailed ranking of businesses classified by types shall be defined in manuals for assessment, ranking and completion of assessment reports as provided in Appendix II and III hereto.
Article 9. Assessment frequency rate
Regulations on the frequency rate of assessment serving periodic evaluation purposes shall be applied to agro-forestry-fishery food production and trading businesses as follows:
1. Rank-A businesses: 1 time/ 18 months;
2. Rank-B businesses: 1 time/ 12 months;
3. Rank-C businesses: The time of re-assessment shall vary depending on the degree of defect of each business subject to the assessment and must be decided by the assessment body provided that such re-assessment is made at the time after 3 months from the time of the assessment giving them the rank C. If the time of the assessment coincides with the farming season that has already been completed, the re-assessment shall commence at the beginning of the succeeding season.
Article 10. Eligibility requirements of the Head and Member of the Assessment Team
1. Eligibility requirements of the Head of the Assessment Team:
a) Have professional qualifications in the assessment sector;
b) Have already completed professional and skill training courses in the assessment sector and other assessor training courses;
c) Have already participated in at least 05 assessments in the assessment sector.
2. Eligibility requirements of the Member of the Assessment Team
a) Have professional qualifications in the assessment sector;
b) Have already taken part in professional and skill training courses in the assessment sector and other assessor training courses.
3. Eligibility requirements of the sampling technician
a) Have appropriate professional qualifications;
b) Hold diplomas or certificates in sampling or obtain diplomas or certificates of completion of sampling training courses.
Collection of fees for the assessment serving the purposes of granting food safety certificates, fees for the assessment designed for the periodic evaluation of conformance to requirements for compliance with food safety regulations, and fees for the assessment serving the purposes of testing food safety knowledge, shall be subject to laws on fees and charges.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực