Chương II Thông tư 34/2024/TT-BTC: Tổ chức kỳ thi cấp thẻ thẩm định viên về giá
Số hiệu: | 34/2024/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Lê Tấn Cận |
Ngày ban hành: | 16/05/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 16/06/2024 | Số công báo: | Từ số 723 đến số 724 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thẩm định viên về giá không còn thi môn tiếng Anh từ ngày 01/7/2024
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 34/2024/TT-BTC ngày 16/5/2024 quy định về thi, cấp, quản lý, thu hồi thẻ thẩm định viên về giá.
Thông tư 34/2024/TT-BTC quy định về thi, cấp, quản lý, thu hồi thẻ thẩm định viên về giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Giá 2023.
Trong đó, thẻ thẩm định viên về giá thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 34/2024/TT-BTC theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Giá 2023, bao gồm: Thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá tài sản và Thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá doanh nghiệp.
Thẩm định viên về giá không còn thi môn tiếng Anh từ 01/7/2024
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 34/2024/TT-BTC nêu rõ các môn thi cấp thẻ thẩm định viên về giá như sau:
- Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực thẩm định giá, nguyên lý hình thành giá cả thị trường và nguyên lý căn bản về thẩm định giá,
- Thẩm định giá bất động sản;
- Thẩm định giá động sản;
- Phân tích tài chính doanh nghiệp;
- Thẩm định giá doanh nghiệp.
- Người dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá tài sản cần thi đủ 03 môn thi gồm: Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực thẩm định giá, nguyên lý hình thành giá cả thị trường và nguyên lý căn bản về thẩm định giá; Thẩm định giá bất động sản; Thẩm định giá động sản.
- Người dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá doanh nghiệp cần thi đủ 05 môn thi nêu trên.
- Người đã có thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá tài sản, dự thi cấp thể thẩm định viên về giả lĩnh vực thẩm định giá doanh nghiệp cần thi đủ 02 môn thi gồm: Phân tích tài chính doanh nghiệp; Thẩm định giá doanh nghiệp
- Nội dung thi các môn trên bao gồm cả phần lý thuyết và phần bài tập quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 34/2024/TT-BTC .
(Hiện nay, theo Điều 8 Thông tư 46/2014/TT-BTC các môn thi sẽ bao gồm các môn chuyên ngành như trên và có thêm môn ngoại ngữ là tiếng Anh (trình độ C)).
Như vậy, theo quy định mới thì thi thẩm định viên về giá sẽ không còn thi môn tiếng Anh từ ngày 01/7/2024.
Thông tư 34/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Thông tư 46/2014/TT-BTC .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với người chưa có thẻ thẩm định viên về giá, hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
a) Phiếu đăng ký dự thi có dán ảnh theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chứng thực chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá phù hợp với lĩnh vực chuyên môn dự thi do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo về thẩm định giá cấp, trừ trường hợp có giấy tờ nêu tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành giá hoặc thẩm định giá (nếu không có bản sao chứng thực chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trong trường hợp bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên không ghi rõ chuyên ngành giá hoặc thẩm định giá thì thí sinh nộp thêm bản sao chứng thực bảng điểm có thể hiện đã học các chuyên ngành trên;
d) Bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên (của chuyên ngành khác với chuyên ngành giá, thẩm định giá), trừ trường hợp có bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên của chuyên ngành giá hoặc thẩm định giá;
đ) 02 (hai) ảnh màu (4x6cm) chụp trong thời gian 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
2. Đối với người đã có thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá tài sản có nhu cầu thi thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
a) Thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, điểm đ Khoản 1 Điều này;
b) Bản sao thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá tài sản.
1. Thí sinh lập Phiếu đăng ký dự thi trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính đính kèm bản chụp/scan các loại hồ sơ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 3 Thông tư này và nộp chi phí dự thi theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
Trường hợp không đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến, thí sinh nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký dự thi quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 3 Thông tư này tại Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) hoặc đơn vị theo phân cấp của Bộ Tài chính và nộp chi phí dự thi theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ, trên cơ sở kết quả rà soát điều kiện dự thi của Hội đồng thi thẩm định viên về giá (sau đây gọi là Hội đồng thi), Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) hoặc đơn vị theo phân cấp của Bộ Tài chính thông báo cho các thí sinh nộp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có nội dung kê khai chưa chính xác; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) hoặc đơn vị theo phân cấp của Bộ Tài chính, thí sinh phải hoàn thiện hồ sơ đúng hạn.
3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) hoặc đơn vị theo phân cấp của Bộ Tài chính thông báo các thí sinh đủ điều kiện dự thi thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
1. Người dự thi phải nộp chi phí dự thi theo thông báo của Hội đồng thi. Chi phí dự thi được nộp bằng tiền mặt hoặc thông qua thanh toán điện tử theo hướng dẫn của Hội đồng thi. Chi phí dự thi đã nộp không hoàn trả cho người đăng ký dự thi trong mọi trường hợp.
2. Hội đồng thi căn cứ số lượng thí sinh đăng ký dự thi của kỳ thi lần trước liền kề để xây dựng dự toán chi phí tổ chức thi theo nguyên tắc lấy thu bù chi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp số thu lớn hơn số chi thì số chênh lệch thu lớn hơn chi được nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Bộ Tài chính thông báo về việc tổ chức thi thẩm định viên về giá trước ngày 01 tháng 7 hằng năm, trừ kỳ thi lần đầu tiên được tổ chức theo quy định của Thông tư này hoặc trường hợp bất khả kháng do khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.
2. Trước ngày tổ chức kỳ thi thẩm định viên về giá ít nhất 60 ngày, Hội đồng thi thông báo kế hoạch tổ chức thi, điều kiện dự thi, hồ sơ đăng ký dự thi, thời gian, địa điểm, hình thức thi và các thông tin cần thiết khác có liên quan tới kỳ thi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
3. Trong thời hạn chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày kết thúc môn thi cuối cùng của kỳ thi, Hội đồng thi trình Bộ Tài chính phê duyệt kết quả điểm thi, thông báo điểm thi và thông báo về việc nhận đơn phúc khảo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính. Trường hợp bất khả kháng do khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định kéo dài thời gian công bố kết quả thi và thông báo nhận đơn phúc khảo, thời gian kéo dài không quá 30 ngày.
4. Trong thời gian chậm nhất 45 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi thông báo điểm thi phúc khảo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính. Trường hợp bất khả kháng do khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định kéo dài thời gian công bố kết quả thi phúc khảo, thời gian kéo dài không quá 20 ngày.
1. Các môn thi:
a) Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực thẩm định giá, nguyên lý hình thành giá cả thị trường và nguyên lý căn bản về thẩm định giá;
b) Thẩm định giá bất động sản;
c) Thẩm định giá động sản;
d) Phân tích tài chính doanh nghiệp;
đ) Thẩm định giá doanh nghiệp.
2. Người dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá tài sản cần thi đủ 03 môn thi quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
3. Người dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá doanh nghiệp cần thi đủ 05 môn thi quy định tại khoản 1 điều này.
4. Người đã có thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá tài sản, dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá doanh nghiệp cần thi đủ 02 môn thi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
5. Nội dung thi các môn quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả phần lý thuyết và phần bài tập quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
1. Hình thức thi: Thi tự luận hoặc thi trắc nghiệm hoặc thi trắc nghiệm kết hợp với thi tự luận đối với mỗi môn thi.
2. Thời gian làm bài thi các môn thi tối đa 150 phút đối với hình thức thi tự luận, tối đa 90 phút đối với hình thức thi trắc nghiệm; đối với môn thi kết hợp tự luận và trắc nghiệm, thời gian làm bài thi tối đa 120 phút.
1. Hội đồng thi do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập cho từng kỳ thi theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) hoặc thủ trưởng đơn vị theo phân cấp của Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ của một kỳ thi.
2. Thành phần Hội đồng thi tối đa 11 người, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thi: là Lãnh đạo Bộ Tài chính hoặc cấp Cục/Vụ/Viện/Học viện thuộc Bộ được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng thi: 01 người là đại diện lãnh đạo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) hoặc lãnh đạo đơn vị theo phân cấp của Bộ Tài chính làm Phó Chủ tịch Thường trực; 01 người là lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ;
c) Các Ủy viên Hội đồng thi: ít nhất 04 người gồm ủy viên thư ký Hội đồng thi là lãnh đạo cấp phòng thuộc Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) hoặc lãnh đạo cấp phòng thuộc đơn vị theo phân cấp của Bộ Tài chính và đại diện một số đơn vị trong Bộ và đại diện Hội Thẩm định giá Việt Nam.
3. Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập Tổ giúp việc của Hội đồng thi (sau đây gọi tắt là Tổ giúp việc) và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, số lượng người của Tổ giúp việc.
4. Một cá nhân không được tham gia là thành viên Hội đồng thi quá 3 (ba) kỳ thi liên tục, ngoại trừ trường hợp cụ thể do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
1. Chế độ làm việc của Hội đồng thi:
a) Hội đồng thi làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Hội đồng thi được thông qua khi có ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của thành viên Hội đồng thi;
b) Hội đồng thi tổ chức ít nhất 01 (một) cuộc họp do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định;
c) Chương trình và nội dung các cuộc họp Hội đồng thi được thông báo bằng văn bản cho các thành viên Hội đồng thi trước khi họp ít nhất 02 ngày làm việc.
2. Chế độ làm việc của Tổ giúp việc:
a) Tổ giúp việc được thành lập cho từng kỳ thi và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng thi;
b) Tổ trưởng Tổ giúp việc là Ủy viên thư ký Hội đồng thi;
c) Tổ giúp việc đặt tại Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) hoặc đặt tại đơn vị theo phân cấp của Bộ Tài chính.
3. Thời gian làm việc: Hội đồng thi và Tổ giúp việc được sử dụng thời gian làm việc hành chính để tổ chức các cuộc họp và hoạt động thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp cần thiết phải làm ngoài giờ do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
1. Tổ chức rà soát điều kiện đăng ký dự thi của các thí sinh.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính và ban hành Nội quy thi, Quy chế thu, chi tài chính áp dụng cho kỳ thi thẩm định viên về giá sau khi được Bộ Tài chính phê duyệt; Thu và quản lý chi phí dự thi theo quy định.
3. Triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi khi được Bộ Tài chính phê duyệt. Thông báo công khai kế hoạch thi trên phương tiện thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
4. Tổ chức việc xây dựng đề thi và đáp án các môn thi cho mỗi kỳ thi.
5. Tổ chức coi thi, chấm thi theo quy định.
6. Tổng hợp và thông báo kết quả điểm thi theo từng kỳ thi trình Bộ Tài chính phê duyệt.
7. Tổ chức chấm phúc khảo kết quả thi theo quy định đối với thí sinh có nộp đơn phúc khảo; tổng hợp kết quả chấm phúc khảo trình Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thông báo kết quả chấm phúc khảo cho thí sinh.
8. Tổng hợp và trình Bộ danh sách thí sinh đủ điều kiện xét cấp thẻ thẩm định viên về giá cho từng kỳ thi.
9. Hội đồng thi được phép sử dụng con dấu của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) hoặc đơn vị theo phân cấp của Bộ Tài chính trong thời gian hoạt động của Hội đồng thi trừ trường hợp Lãnh đạo Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng thi.
1. Chủ tịch Hội đồng thi:
a) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về tổ chức kỳ thi thẩm định viên về giá theo quy định; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi quy định tại Thông tư này.
b) Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch và từng thành viên Hội đồng thi;
c) Quyết định thành lập Tổ giúp việc; Ban đề thi, Ban coi thi (bao gồm Trưởng điểm thi), Ban chấm thi và Ban phúc khảo (nếu cần thiết);
d) Tổ chức việc ra đề thi và đáp án có niêm phong riêng, lựa chọn đề thi và đáp án theo nội dung, chương trình đã quy định bảo đảm bí mật tuyệt đối đề thi, đáp án trước khi thi; mời chuyên gia phản biện đề thi, đáp án (nếu cần thiết);
đ) Tổ chức việc coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo; lựa chọn và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn tổ chức hoặc cá nhân ra đề thi, coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo;
e) Báo cáo Bộ Tài chính kết quả kỳ thi sau khi chấm thi và chấm phúc khảo; danh sách thí sinh đủ điều kiện xét cấp thẻ thẩm định viên về giá cho từng kỳ thi;
g) Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công việc của Hội đồng thi (nếu cần thiết).
2. Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng thi:
a) Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng thi giúp Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công việc thường xuyên của Hội đồng thi theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thi; trực tiếp chỉ đạo Tổ giúp việc và có ý kiến đối với các đề xuất của Tổ giúp việc trước khi trình Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, quyết định;
b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng thi giúp Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức kỳ thi theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thi;
c) Các ủy viên Hội đồng thi thực hiện công việc theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thi và Phó Chủ tịch Hội đồng thi.
3. Ủy viên thư ký Hội đồng thi - Tổ trưởng Tổ giúp việc:
a) Trình Hội đồng thi phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi, danh sách thí sinh không đủ điều kiện dự thi trên cơ sở kết quả rà soát, tổng hợp hồ sơ đăng ký dự thi của các thành viên Tổ giúp việc;
b) Thu nhận biên bản vi phạm kỷ luật đối với người dự thi có vi phạm nội quy thi và trình Hội đồng thi xem xét;
c) Tổng hợp kết quả thi, kết quả phúc khảo báo cáo Hội đồng thi xem xét, trình Bộ Tài chính phê duyệt;
d) Chuẩn bị các văn bản cần thiết liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi;
đ) Thực hiện nhiệm vụ của Tổ trưởng Tổ giúp việc và các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.
4. Từng thành viên trong Hội đồng thi chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Hội đồng thi và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình theo phân công nhiệm vụ được giao.
1. Đối với các thành viên Hội đồng thi, thành viên Tổ giúp việc:
a) Không tổ chức, tham gia hướng dẫn ôn thi sau khi Hội đồng thi đã có văn bản thông báo công khai kế hoạch và nội dung thi năm đó;
b) Không có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em của vợ hoặc của chồng theo quy định của pháp luật tham dự kỳ thi.
2. Đối với người được tham gia coi thi:
a) Không thuộc đối tượng được Chủ tịch Hội đồng thi ký hợp đồng ra đề thi;
b) Không có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em của vợ hoặc của chồng tham dự kỳ thi;
c) Tuân thủ các quy định, các cam kết về việc coi thi với Hội đồng thi.
3. Đối với người được tham gia ra đề thi, chấm thi và chấm phúc khảo:
a) Có cam kết trong hợp đồng về ra đề thi, chấm thi về việc thực hiện các quy định về việc ra đề thi và chấm thi với Hội đồng thi;
b) Là cán bộ, công chức, viên chức hoặc cá nhân khác có năng lực chuyên môn, trình độ học vấn từ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành thi tương ứng, có thời gian công tác thực tế hoặc có thời gian giảng dạy liên tục các môn liên quan đến chuyên ngành thẩm định giá từ 05 năm trở lên;
c) Không có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em của vợ hoặc của chồng tham dự kỳ thi;
d) Người đã tham gia chấm thi môn thi nào thì không được tham gia chấm thi phúc khảo đối với môn thi đó.
1. Môn thi đạt yêu cầu là môn thi đạt từ 5 (năm) điểm trở lên chấm theo thang điểm 10 (mười).
2. Người đăng ký dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá tài sản đã dự thi đủ số lượng môn thi theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này và đạt yêu cầu điểm thi tại khoản 1 Điều này thì đủ điều kiện được Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Thủ trưởng đơn vị theo phân cấp của Bộ Tài chính cấp thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá tài sản.
2. Người đăng ký dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá doanh nghiệp đã dự thi đủ số lượng môn thi theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 7 Thông tư này và đạt yêu cầu điểm thi tại khoản 1 Điều này thì đủ điều kiện được Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Thủ trưởng đơn vị theo phân cấp của Bộ Tài chính cấp thẻ thẩm định viên về giá lĩnh vực thẩm định giá doanh nghiệp.
1. Hội đồng thi tổng hợp kết quả thi của thí sinh trình Bộ Tài chính kết quả thi cho từng kỳ thi, trên cơ sở:
a) Kết quả chấm thi của từng môn thi của thí sinh;
b) Kết quả chấm phúc khảo (nếu có) từng môn thi của thí sinh.
2. Kết quả thi là căn cứ để cấp thẻ thẩm định viên về giá cho thí sinh đủ điều kiện cấp thẻ theo quy định.
Việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi, cấp, quản lý, thu hồi thẻ thẩm định viên về giá thực hiện theo quy định đối với hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của ngành tài chính.
1. Các hành vi vi phạm đối với thí sinh được quy định cụ thể tại nội quy thi đối với từng kỳ thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
2. Thí sinh vi phạm Nội quy thi phải được giám thị phòng thi lập biên bản có chữ ký của giám thị phòng thi và thí sinh dự thi. Sau khi lập biên bản và công bố công khai tại phòng thi, giám thị phòng thi phải báo cáo ngay với Trưởng điểm thi. Trường hợp thí sinh cố tình không ký vào biên bản thì biên bản được lập có chữ ký của giám thị phòng thi vẫn có giá trị pháp lý.
3. Khiển trách: Hình thức xử lý khiển trách do giám thị phòng thi lập biên bản và công bố công khai tại phòng thi. Thí sinh bị khiển trách ở bài thi nào sẽ bị trừ 1/4 (25%) kết quả điểm thi của bài thi đó.
4. Cảnh cáo: Hình thức xử lý cảnh cáo do giám thị phòng thi lập biên bản, thu tang vật (nếu có), ghi rõ hình thức xử lý trong biên bản và công bố công khai tại phòng thi. Thí sinh bị xử lý cảnh cáo ở bài thi nào sẽ bị trừ 1/2 (50%) kết quả điểm thi của bài thi đó.
5. Đình chỉ thi: Hình thức kỷ luật đình chỉ thi do giám thị coi thi lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo Trưởng điểm thi quyết định và công bố công khai tại phòng thi. Thí sinh bị đình chỉ thi ở bài thi nào thì bài thi đó được chấm điểm (0). Thí sinh bị đình chỉ thi phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi công bố Quyết định của Trưởng điểm thi; phải nộp lại đề thi và bài thi đã làm. Thí sinh bị đình chỉ thi được tiếp tục thi các môn chưa thi đã đăng ký, các môn đã thi xong được chấm điểm, bảo lưu theo quy định.
6. Hủy kết quả thi
Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, quyết định hủy kết quả thi theo đề nghị của giám thị phòng thi, Trưởng điểm thi. Thí sinh bị hủy kết quả thi sẽ bị tước quyền tham dự kỳ thi trong hai kỳ thi tiếp theo hoặc tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Việc xem xét quyết định hủy kết quả thi áp dụng đối với những thí sinh có một trong các hành vi sau:
a) Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác;
b) Gây rối làm mất trật tự an ninh trong khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi;
c) Khai man hồ sơ thi, thi hộ hoặc nhờ người thi hộ.
7. Thí sinh có quyền tố giác những người vi phạm nội quy, quy chế thi cho giám thị, Trưởng điểm thi hoặc Hội đồng thi.
1. Các hành vi vi phạm và xử lý vi phạm đối với người tham gia công tác tổ chức thi được quy định cụ thể tại nội quy, quy chế thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
2. Người vi phạm sẽ bị cấm tham gia tham gia công tác tổ chức thi trong vòng 05 năm.
3. Đối với công chức, viên chức tham gia công tác tổ chức thi ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì bị xử lý theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức.
4. Hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, hồ sơ được chuyển cho cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về hình sự.
1. Những bài thi bị nghi vấn có dấu hiệu đánh dấu thì Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức chấm tập thể, nếu đủ căn cứ xác đáng để các cán bộ chấm thi và Trưởng môn chấm thi (nếu có) kết luận lỗi cố ý của thí sinh thì bị trừ 1/4 (25%) kết quả thi của môn thi đó.
2. Cho điểm không (0) đối với những bài thi viết trên giấy không đúng quy định hoặc bài thi sau khi được xác định là cố ý viết bằng các loại chữ, loại mực khác nhau.
3. Đối với những bài thi bị nhàu nát do bị thí sinh khác giằng xé thì căn cứ biên bản coi thi, tiến hành chấm bình thường và công nhận kết quả thi.
ADMINISTRATION OF EXAMS FOR ISSUANCE OF VALUER CARDS
Section 1. REGULATIONS ON EXAM REGISTRATION
Article 3. Exam registration applications (hereinafter referred to as exam applications)
1. For applicants who do not have a valuer card, the exam application includes:
a) Exam application form with photo attached using the form specified in Appendix I herewith;
b) The certified copy of the certificate of valuation training that corresponds to the examination specialization for which the individual is applying, which was issued by the valuation training provider, except for availability of documents mentioned in point c Clause 1 of this Article;
c) The certified copy of a three-year junior college diploma or higher in prices or valuation (if there is no certified copy of the certificate of valuation training mentioned in Point b, Clause 1 of this Article). If the three-year junior college diploma or higher does not clearly state the major in prices or valuation, the examinee must submit a certified copy of their transcript showing that they have currently studied any of the above majors;
d) The certified copy of a bachelor’s degree or higher (of a major other than prices or valuation), unless there is a certified copy of a bachelor's degree or higher in prices or valuation;
dd) 2 (two) color photos (4x6cm) taken within 6 months until the date of application submission.
2. For holders of valuer cards in the field of asset valuation seeking valuer cards in the filed of business valuation, the exam application includes:
a) Required documents specified in Points a and dd, Clause 1 of this Article;
b) Copy of valuer card in the field of asset valuation.
Article 4. Exam registration procedures
1. Examinees fill out an online exam application form at the online public service portal of the Ministry of Finance, attach photocopies/scans of documents specified in Clause 1 or Clause 2, Article 3 of this Circular and pay required exam fees in accordance with Clause 1, Article 5 of this Circular.
In case of not registering for the exam online, examinees directly submit the exam application specified in Clause 1 or Clause 2, Article 3 of this Circular to the Department of Price Management (affiliated to Ministry of Finance) or an agency authorized by the Ministry of Finance and pay required exam fees as prescribed in Clause 1, Article 5 of this Circular.
2. Within 5 working days from the application deadline, based on the results of reviewing the examinee eligibility requirements of the Valuer Exam Council (hereinafter referred to as the Exam Council), the Department of Price Management (under Ministry of Finance) or an agency authorized by the Ministry of Finance shall send notices to examinees who submit incomplete applications or have inaccurate declarations. Within 5 working days of receiving these notices, the examinees must complete the applications on time.
3. Within 20 days from the application deadline, the Department of Price Management (under Ministry of Finance) or an agency authorized by the Ministry of Finance shall publish examinees eligible to take the exam through the online public service portal of the Ministry of Finance and post it on the website of the Ministry of Finance.
1. Examinees must pay required exam fees as notified by the Exam Council. Exam fees are paid in cash or via electronic payment methods according to the instructions of the Exam Council. Exam fees paid will not be refunded to examinees in any case.
2. The Examination Council will determine the estimated budget for administering the exam based on the number of examinees who registered for the previous exam. This estimate will adhere to the principle of cost recovery and will be submitted to the competent authority for approval. In case the revenue is greater than the expenditure, the difference between revenue and expenditure is transferred into the state budget.
Section 2. EXAM ADMINISTRATION
Article 6. Notices related to the exam
1. The Ministry of Finance shall announce the administration of the valuer exam before July 1 every year, except for the first exam held in accordance with this Circular or in cases of force majeure due to emergencies, incidents, disasters, natural disasters, epidemics, and other special cases.
2. At least 60 days before the valuer exam is held, the Exam Council will announce the exam administration plan, examinee eligibility requirements, exam applications, time, location, and format of the exam, and other necessary information related to the exam on the electronic information portal of the Ministry of Finance.
3. Within 60 days from the end of the last exam subject, the Exam Council shall seek the Ministry of Finance’s approval for the exam scores, exam score announcement, and notice of receipt of appeals for remarking on the electronic information portal of the Ministry of Finance. In case of force majeure due to emergencies, incidents, disasters, natural disasters, epidemics and other special cases, the Chairperson of the Exam Council may decide to extend the time to announce exam results and notify receipt of appeals for remarking, the duration should not exceed 30 days.
4. Within 45 days from the deadline for receiving appeals for remarking, the Exam Council shall announce the remarking scores on the electronic information portal of the Ministry of Finance. In case of force majeure due to emergencies, incidents, disasters, natural disasters, epidemics and other special cases, the Chairperson of the Exam Council may decide to extend the time to announce remarking results, the duration should not exceed 20 days.
Article 7. Exam content and exam subjects
1. Exam subjects:
a) Laws applicable in the field of valuation, principles of market price formation and basic principles of valuation;
b) Real estate valuation;
c) Real estate valuation;
d) Corporate financial analysis;
dd) Business valuation.
2. Examinees for issuance of a valuer card in the field of asset valuation need to take all 3 subjects specified in Points a, b and c, Clause 1 of this Article.
3. Examinees for issuance of a valuer card in the field of business valuation need to take all 5 subjects specified in Clause 1 of this Article.
4. Holders of a valuer card in the field of asset valuation wishing to take the exam for a valuer card in the field of business valuation need to take all 2 subjects specified in Points d and dd, Clause 1 of this Article.
5. Exam content for subjects specified in Clause 1 of this Article includes both theory and exercises specified in Appendix II herewith.
Article 8. Exam format and exam duration
1. Exam format: Subjective exam or objective exam, or a combination of subjective exam and objective exam for each subject.
2. Maximum exam duration for all subjects is 150 minutes for subjective exam, 90 minutes for objective exam; and 120 minutes for a combination of subjective exam and objective exam.
Section 3. EXAMINATION COUNCIL FOR ISSUANCE OF VALUER CARDS
Article 9. Exam Council and Exam Council’s Assistance Team
1. The Exam Council is established by the Minister of Finance for each exam period at the request of the Director of the Price Management Department (under Ministry of Finance) or the head of the agency authorized by the Ministry of Finance, the Director of Personnel Department. The Exam Council will automatically disband upon fulfilling their responsibilities for each exam period.
2. The Exam Council is composed of a maximum of 11 people, including:
a) Chairperson of the Exam Council: the leader of the Ministry of Finance or Department/Institute/Academy under Ministry authorized by the Minister of Finance;
b) Vice Chairperson of the Exam Council: 1 person who is a representative of the Department of Price Management (under Ministry of Finance) or the leader of the agency authorized by the Ministry of Finance as Standing Vice Chairperson; 1 person is the leader of the Department of Personnel;
c) Exam Council members: at least 4 people including the Exam Council secretary who is a department-level leader under the Department of Price Management (under Ministry of Finance) or a department-level leader under a agency authorized by the Ministry of Finance and representatives of certain agencies in the Ministry and representatives of the Vietnam Valuation Association.
3. The Chairperson of the Exam Council shall decide to establish the Assisting Team of the Exam Council (hereinafter referred to as the Assisting Team) and stipulate the functions, tasks, powers, responsibilities, and number of people of the Assisting Team.
4. An individual may not participate as a member of the Exam Council for more than 3 (three) consecutive exam periods, except for specific cases decided by the Minister of Finance.
Article 10. Working regime and working hours
1. Working regime of the Exam Council:
a) The Exam Council works according to the principle of collective leadership. Exam Council decision is adopted only if it receives at least two-thirds of the votes cast by the Examination Council members;
b) The Exam Council holds at least 01 (one) meeting decided by the Chairperson of the Exam Council;
c) The agenda and content of the Exam Council meetings are notified in writing to the Exam Council members at least 2 working days before the meeting.
2. Working regime of the Assisting Team:
a) The assisting team is established for each exam period and automatically disband after fulfilling its responsibilities according to the decision of the Chairperson of the Exam Council;
b) The Head of the Assisting Team is the secretary of the Exam Council;
c) The assisting team is located at the Department of Price Management (under Ministry of Finance) or located at the agency authorized by the Ministry of Finance.
3. Working hours: Exam Council and the Assisting Team may hold meetings and perform activities within their duties and powers during administrative working hours. In case it is necessary to work overtime, it will be decided by the Chairperson of the Exam Council.
Article 11. Responsibilities and powers of the Exam Council
1. Verify if examinees meet examinee eligibility requirements.
2. Submit exam regulations, revenue and expenditure regulations applicable to the valuer exam to the Minister of Finance for approval and promulgation; collect and manage exam fees according to regulations.
3. Implement the exam administration plan when approved by the Ministry of Finance. Publish the exam plan on the electronic media of the Ministry of Finance.
4. Set exam question and answers for exam subjects for each exam period.
5. Conduct invigilation and marking according to regulations.
6. Consolidate and announce exam scores for each exam period and submit them to the Ministry of Finance for approval.
7. Conduct remarking of exam papers according to regulations for examinees who submit appeals for remarking; consolidate remarking results and submit to the Ministry of Finance for approval before notifying the remarking results to examinees.
8. Compile and submit to the Ministry a list of examinees eligible for valuer cards for each exam period.
9. The Exam Council may use the seal of the Department of Price Management (under Ministry of Finance) or the agency authorized by the Ministry of Finance during the operation of the Exam Council unless the leader of the Ministry of Finance acts as the Chairperson of the Exam Council.
Article 12. Responsibilities and powers of the Exam Council members
1. Chairperson of the Exam Council:
a) Be held accountable to the Minister of Finance and the law for administration of the valuer exam as per applicable regulations; perform tasks and powers of the Exam Council specified in this Circular.
b) Assign tasks to Vice Chairpersons and each member of the Exam Council;
c) Decide to establish an Assistance Team; Exam Question Board, Invigilation Board (including the Manager of Exam Place), Marking Board and Re-marking Board (if necessary);
d) Set exam questions and answer keys with separate seals; select exam questions and answer keys based on the prescribed content and curriculum, ensuring absolute confidentiality of exam questions and answer keys before the exam; invite critical experts to review exam questions and answer keys (if necessary);
dd) Conduct invigilation, marking, remarking; select organizations or individuals to set exam questions, conduct invigilation, marking, remarking and be held accountable for that selection;
e) Report to the Ministry of Finance the exam results after marking and remarking; make a list of examinees eligible for issuance of valuer cards for each exam;
g) Authorize the Vice Chairperson of the Exam Council to manage the work of the Exam Council (if necessary).
2. Vice Chairpersons and members of the Exam Council:
a) The Standing Vice Chairperson of the Exam Council assists the Chairperson of the Exam Council in managing the regular work of the Exam Council as assigned by the Chairperson of the Exam Council; directly direct the Assistance Team and give comments on the Assistance Team's proposals before submitting them to the Chairperson of the Exam Council for consideration and decision;
b) The Vice Chairpersons of the Exam Council assist the Chairperson of the Exam Council in administering the exam as assigned by the Chairperson of the Exam Council;
c) Exam Council members perform tasks as assigned by the Chairperson of the Exam Council and the Vice Chairperson of the Exam Council.
3. Secretary of the Exam Council - Head of the Assistance Team:
a) Seek approval from the Exam Council for the list of examinees eligible to take the exam and the list of examinees ineligible to take the exam based on the results of reviewing and consolidating exam applications from members of the Assistance Team.
b) Receive disciplinary violation reports against examinees who violate exam rules and submit them to the Exam Council for consideration;
c) Consolidate exam results and remarking results and report them to the Exam Council for consideration and submit them to the Ministry of Finance for approval;
d) Prepare necessary documents related to the performance of tasks and powers of the Exam Council and document minutes of meetings of the Exam Council;
dd) Perform the duties of the Head of Assistance Team and other tasks assigned by the Chairperson of the Exam Council.
4. Each member of the Exam Council shall be held accountable to the Chairperson of the Exam Council and to the law for their performance of assigned tasks.
Article 13. Eligibility requirements for individuals participating in administering the exam
1. For members of the Exam Council and members of the Assistance Team:
a) Once the Exam Council has publicly announced the exam plan and content for a year, these members are prohibited from organizing or participating in exam preparation courses;
b) Their immediate family members (spouse, parents, children, siblings) or in-laws (parents, siblings of spouse) may not participate in the same exam period with them.
2. For those participating in invigilating the exam:
a) They are prohibited from contracting with Examination Council Chairperson to set exam questions;
b) Their immediate family members (spouse, parents, children, siblings) or in-laws (parents, siblings of spouse) may not participate in the same exam period with them.
c) They must comply with regulations and commitments on exam invigilation with the Exam Council.
3. For those who participate in exam question setting, marking, and remarking:
a) They have committed in a contract with the Exam Council for setting exam questions and marking exams to comply with regulations on exam question setting and exam marking;
b) They are officers, public employees, or other individuals who have professional capacity and educational level from bachelor's degree or higher in line with the corresponding exam major, and have at least 5 years of continuous working experience or teaching experience in subjects related to the valuation field;
c) Their immediate family members (spouse, parents, children, siblings) or in-laws (parents, siblings of spouse) may not participate in the same exam period with them;
d) They are prohibited from remarking the exam subject which they previously marked.
Section 4. DECLARATION OF EXAM RESULTS
Article 14. Passing scores of exam subjects
1. To pass an exam subject, an examinee must score at least 5 points on a 10-point scale.
2. The examinee for a valuer card in the field of asset valuation has taken the exam in all subjects as prescribed in Clause 2, Article 7 of this Circular and achieved the passing scores in Clause 1 of this Article is eligible to be granted a valuer card in the field of asset valuation by the Minister of Finance or the head of agency authorized by the Minister of Finance.
3. The examinee for a valuer card in the field of business valuation has taken the exam in all subjects as prescribed in Clause 3 or Clause 4 Article 7 of this Circular and achieved the passing scores in Clause 1 of this Article is eligible to be granted a valuer card in the field of business valuation by the Minister of Finance or the head of agency authorized by the Minister of Finance.
Article 15. Notification of exam scores
1. The Exam Council consolidates the examinees' exam results and submits them to the Ministry of Finance for each exam period, on the basis of:
a) Exam results of each examinee’s exam subject;
b) Remarking results (if any) for each examinee’s exam subject.
2. Exam results are the basis for granting valuer cards to eligible examinees as per applicable regulations.
Article 16. Maintenance of records and documents
The maintenance of records and documents related to the examination for, issuance, management, and revocation of valuer cards is carried out in accordance with regulations for records and documents formed in the activities of the financial industry.
Section 5. ACTIONS AGAINST VIOLATIONS
Article 17. Actions against examinees’ violations
1. Examinees’ violations are specified in the exam rules for each exam period as decided by the Chairperson of the Exam Council.
2. Examinees who violate the exam rules must receive a violation report made by the room invigilator with signatures of the room invigilator and other examinees in the room. After making such a violation report and announces it publicly in the exam room, the exam invigilator must immediately report it to the Manager of Exam Place. Even if the examinee purposely avoids signing the violation report, the report signed by the room invigilator will remain legally valid.
3. Reprimand: The room invigilator documents the type of reprimand issued and announces it publicly in the exam room. Examinees who receive a reprimand will have 1/4 (25%) of their scores deducted from the corresponding exam paper.
4. Warning: If an examinee receives a warning, the room invigilator will document the warning, confiscate any evidence (if applicable), state the actions taken in the official report, also announce it publicly in the exam room. Examinees who receive a warning will have 1/2 (50%) of their scores deducted from the corresponding exam paper.
5. Exam suspension: If an examinee receives an exam suspension, the room invigilator will document the suspension, confiscate any evidence (if applicable), report it to the Manager of Exam Place for further decision, also announce it publicly in the exam room. If an examinee is suspended from taking any exam subject, that exam subject will be graded as zero (0). Examinees who are suspended from the exam will be required to leave the exam room immediately following the announcement of the Manager of Exam Place’s decision; and return the exam questions and their answer sheets/scripts. After the examinee is suspended from taking a specific exam subject, they can still take the exam for remaining registered subjects that have not been tested yet, previously tested subjects will be marked and reserved as per applicable regulations.
6. Cancellation of exam results
The Chairperson of the Exam Council shall consider cancelling the examination results at the request of the room invigilator and Manager of Exam Place. Examinees whose exam results are canceled will face one of two consequences: be deprived of the right to take the next two exam periods or referral to competent authorities for potential criminal charges in accordance with law, depending on the seriousness of the offense. The decision on cancellation of exam results will be considered for examinees who commit any of the following acts:
a) Engaging in disruptive behavior, threatening exam officers or other examinees;
b) Causing disruption and disrupting security and order in the exam area, causing serious consequences for the exam;
c) Falsifying exam applications, taking someone else’s exam, or having someone else taking the exam.
7. Examinees have the right to report violators of exam rules and regulations to the invigilator, Manager of Exam Plan or the Exam Council.
Article 18. Actions against violations by participants in exam administration
1. Violations and actions against violations committed by participants in exam administration are specified in the exam rules and regulations decided by the Chairperson of the Exam Council.
2. Violators will be banned from participating in exam administration for 5 years.
3. Officials and public employees participating in the exam administration, other than consequences specified in Clauses 1 and 2 of this Article, will face the penalties in accordance with the Law on Officials and the Law on Public Employees.
4. In cases where the violation appears to be criminal in nature, the file will be transferred to the competent authority for review and resolution in accordance with criminal law.
Article 19. Actions against violations during exam marking
1. If an exam paper is suspected of having special markings, the Chairperson of the Exam Council will organize collective marking of that exam paper. If there are enough valid grounds for the exam examiners and the Head of Subject Marking (if any) to conclude that the examinee purposely used that special markings, that examinee will have 1/4 (25%) of their score deducted from the mentioned exam paper.
2. A score of zero (0) will be awarded to exams written on paper that do not adhere to regulations or exam papers that are determined to have been intentionally written with different handwriting and ink colors.
3. For exam papers that are crumpled due to being torn by other examinees, if there is an exam invigilation report recording the incident, the exam paper will still be marked normally and the exam result will be recognized.