1. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) Năng định là chứng nhận về năng lực chuyên môn của nhân viên hàng không đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ theo chức danh ghi trong giấy phép nhân viên hàng không;
b) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ban đầu an ninh hàng không là chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đối tượng chưa được cấp chứng chỉ, chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ban đầu an ninh hàng không;
c) Chương trình huấn luyện định kỳ an ninh hàng không là chương trình huấn luyện nhắc lại các kiến thức, kỹ năng đã được học và bổ sung cập nhật kiến thức mới về an ninh hàng không để người học duy trì khả năng làm việc ở vị trí đã được cấp có thẩm quyền giao;
d) Chương trình huấn luyện phục hồi là chương trình huấn luyện dành cho nhân viên hàng không có thời gian nghỉ giãn cách quá thời gian quy định; nhằm phục hồi khả năng đáp ứng công việc chuyên;
đ) Chương trình đào tạo chuyển loại là chương trình huấn luyện cho nhân viên hàng không khi chuyển đổi vị trí chuyên môn;
e) Thời lượng: là thời gian tối thiểu giảng dạy trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện được tính bằng tiết. Quy đổi thời gian giảng dạy: 01 (một) tiết lý thuyết là 45 phút; 01 (một) tiết thực hành là 60 phút;
g) Nội dung (bao gồm các bài học lý thuyết, thực hành trong các chương trình): là nội dung tối thiểu của chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện an ninh hàng không.
2. Chữ viết tắt
a) ANHK: an ninh hàng không;
b) ANSC: an ninh soi chiếu;
c) ANKS: an ninh kiểm soát;
d) ANCĐ: an ninh cơ động;
đ) ATCL: an toàn chất lượng;
e) DNDV: doanh nghiệp dịch vụ;
g) ĐTHL: đào tạo huấn luyện;
h) HKDD: hàng không dân dụng;
i) KSCL: kiểm soát chất lượng;
k) VK, CCHT: vũ khí, công cụ hỗ trợ;
l) VPNH: vật phẩm nguy hiểm;
m) PCCC: phòng cháy, chữa cháy.