Số hiệu: | 33/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Viết Tiến |
Ngày ban hành: | 19/09/2016 | Ngày hiệu lực: | 03/11/2016 |
Ngày công báo: | 07/11/2016 | Số công báo: | Từ số 1163 đến số 1164 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Ngày 19/9/2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư 33/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức và hoạt động xét nghiệm vi sinh, chức năng, nhiệm vụ của khoa Vi sinh và bộ phận xét nghiệm vi sinh gồm: Khoa Xét nghiệm; Khoa Hóa sinh - Vi sinh; Khoa Huyết học - Vi sinh; Khoa Vi sinh - Miễn dịch.
1. Chức năng, nhiệm vụ của khoa vi sinh và bộ phận xét nghiệm vi sinh
- Theo Thông tư số 33/2016 thì Khoa vi sinh có chức năng xét nghiệm xác định nhiễm vi sinh vật gây bệnh như vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về xét nghiệm vi sinh.
- Thông tư 33 của Bộ Y tế quy định nhiệm vụ của khoa Vi sinh, trong đó:
+ Xây dựng và thực hiện các quy trình kỹ thuật xét nghiệm vi sinh;
+ Tham gia theo dõi, đánh giá, báo cáo về vấn đề vi sinh vật kháng thuốc và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện;
+ Theo dõi, bảo quản và lập kế hoạch định kì bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị; cập nhật quy trình xét nghiệm;
+ Tập huấn, đào tạo tại đơn vị và các cơ sở y tế tuyến dưới.
2. Hoạt động xét nghiệm vi sinh, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh trong khoa vi sinh
- Thông tư 33/2016 quy định Khoa vi sinh được bố trí riêng biệt hoặc nằm trong khoa xét nghiệm nhưng phải đảm bảo các phòng của khoa được liên hoàn, một chiều, có nơi nhận bệnh phẩm, nơi khử khuẩn, buồng vệ sinh, tắm đủ nước sạch, có nơi thường trực nhận và xét nghiệm cấp cứu.
- Cơ cấu tổ chức theo Thông tư số 33/BYT:
+ Tùy điều kiện mà bệnh viện thành lập khoa Vi sinh hoặc bộ phận Vi sinh của các khoa.
+ Khoa vi sinh phải có bộ phận sản xuất, bảo quản môi trường, sinh phẩm và hóa chất; bộ phận xử lý bệnh phẩm, bảo quản sinh phẩm, hóa chất và khử khuẩn; bộ phận xét nghiệm vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng.
3. Các hoạt động chính của Khoa vi sinh
Khoa vi sinh thực hiện các hoạt động cụ thể theo Thông tư 33/TT-BYT, trong đó:
- Hoạt động lấy, bảo quản, vận chuyển và nhận bệnh phẩm của Khoa vi sinh: Xây dựng quy trình và hướng dẫn lấy, bảo quản, vận chuyển, nhận bệnh phẩm; tiếp nhận bệnh phẩm bảo quản bệnh phẩm đúng quy trình.
- Thực hiện các kỹ thuật và trả kết quả xét nghiệm vi sinh: Thông tư số 33 hướng dẫn tiến hành các xét nghiệm theo đúng quy trình, ưu tiên các xét nghiệp cấp cứu hoặc có tính đặc thù. Kết quả trước khi trả phải được kiểm tra lại; lưu và hủy mẫu bệnh phẩm theo quy định.
Thông tư 33/2016/TT-BYT có hiệu lực ngày 03/11/2016.
1. Thông tư này quy định việc tổ chức và hoạt động xét nghiệm vi sinh, chức năng, nhiệm vụ của khoa Vi sinh và bộ phận xét nghiệm vi sinh trong bệnh viện.
2. Thông tư này áp dụng đối với các bệnh viện của Nhà nước và tư nhân có khoa Vi sinh hoặc bộ phận xét nghiệm Vi sinh.
Hoạt động xét nghiệm vi sinh trong bệnh viện được tổ chức theo một trong các hình thức sau đây:
1. Khoa Vi sinh;
2. Bộ phận xét nghiệm vi sinh thuộc một trong các khoa sau đây:
a) Khoa Xét nghiệm;
b) Khoa Hóa sinh - Vi sinh;
c) Khoa Huyết học - Vi sinh;
d) Khoa Vi sinh - Miễn dịch.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular provides for the organization and performance of microorganism tests, the role and duties of departments of microbiology and microorganism testing units in hospitals.
2. This Circular is applied to all public and private hospitals that have departments of microbiology or microorganism testing units established.
Article 2. Forms of organizing microbiological activities in hospitals
Microorganism tests in hospitals shall be performed according to any of the following forms:
1. Department of Microbiology;
2. Microorganism testing unit affiliated to any of the following departments:
a) Testing Department;
b) Department of Biochemistry and Microbiology;
c) Department of Hematology and Microbiology;
d) Department of Microbiology and Immunology.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực