Chương IV Thông tư 31/2021/TT-BTC: Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
Số hiệu: | 31/2021/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Hồ Đức Phớc |
Ngày ban hành: | 17/05/2021 | Ngày hiệu lực: | 02/07/2021 |
Ngày công báo: | 30/05/2021 | Số công báo: | Từ số 597 đến số 598 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 dấu hiệu thuộc trường hợp giám sát trọng điểm về thuế
Ngày 17/5/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
Theo đó, người nộp thuế (NNT) thuộc trường hợp giám sát trọng điểm về thuế là NNT có một trong các dấu hiệu sau:
- NNT được lựa chọn từ danh sách NNT thuộc mức không tuân thủ pháp luật thuế, danh sách NNT thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao và NNT không giải trình, bổ sung thông tin hoặc có giải trình, bổ sung thông tin nhưng không đầy đủ theo yêu cầu và thời hạn tại thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế.
(Nội dung mới so với quy định hiện hành)
- NNT thực hiện các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền có liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế.
- NNT hoặc người đại diện hợp pháp của NNT bị khởi tố về các hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn, chứng từ.
- NNT có dấu hiệu rủi ro cao về thuế thuộc chuyên đề trọng điểm hoặc qua thu thập thông tin từ công tác quản lý của cơ quan thuế cần giám sát quản lý thuế.
Thông tư 31/2021/TT-BTC có hiệu lực ngày 02/7/2021 và thay thế Thông tư 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan thuế căn cứ vào kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10, kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này và các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định để xác định danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kỳ và thực hiện:
a) Quản lý tuân thủ pháp luật thuế;
b) Quản lý rủi ro về đăng ký thuế;
c) Quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở của cơ quan thuế;
d) Quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế;
đ) Quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế;
e) Quản lý rủi ro trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
g) Quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ;
h) Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế thuộc trường hợp kiểm soát, giám sát trọng điểm;
i) Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân;
k) Áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
2. Danh sách người nộp thuế rủi ro theo các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này được cập nhật trên ứng dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm tổng hợp, cập nhật, quản lý thông tin người nộp thuế có rủi ro để phục vụ cho công tác quản lý thuế trong toàn ngành thuế.
3. Tổng cục Thuế quy định chi tiết định kỳ việc đánh giá, lập danh sách người nộp thuế rủi ro theo các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này để xác định trọng điểm trong công tác quản lý thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ.
4. Nếu có thông tin nghi ngờ hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, qua đơn thư tố cáo, qua thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều tra, thủ trưởng cơ quan thuế quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra, thay đổi biện pháp quản lý thuế khác theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Căn cứ kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế được quy định tại Điều 10 Thông tư này, cơ quan thuế thực hiện phân tích bản chất hành vi, quy mô của mỗi mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ pháp luật thuế với các biện pháp xử lý phù hợp với mỗi vấn đề tuân thủ như sau:
1. Đối với trường hợp tuân thủ cao: Đưa vào danh sách xem xét, lựa chọn tuyên dương, khen thưởng người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế.
2. Đối với các trường hợp cần nâng cao tuân thủ:
a) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, các đại lý thuế để triển khai các biện pháp hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục về thuế; tổ chức các chương trình tiếp xúc với người nộp thuế, hội nghị đối thoại, hội thảo, đào tạo giúp người nộp thuế thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế;
b) Nghiên cứu sửa đổi chính sách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, triển khai các biện pháp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin để việc kê khai, nộp thuế được thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí tuân thủ cho người nộp thuế;
c) Được phân loại rủi ro và áp dụng các biện pháp quản lý thuế đối với các mức rủi ro người nộp thuế quy định tại các Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 Thông tư này.
Căn cứ vào danh sách người nộp thuế là cá nhân phân loại theo các mức rủi ro tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp theo quy định.
1. Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
a) Rủi ro cao: Áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp sau:
a.1) Rà soát, kiểm tra, xác minh các thông tin liên quan làm cơ sở xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
a.2) Lập danh sách kiểm tra, khảo sát để xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức có liên quan.
b) Rủi ro trung bình: Lựa chọn ngẫu nhiên đưa vào danh sách khảo sát doanh thu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; tiếp tục thực hiện phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo;
c) Rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
2. Đối với cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (không bao gồm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh)
a) Rủi ro cao: Lựa chọn vào danh sách kiểm tra, xác minh thực tế và tổ chức thực hiện kiểm tra, xác minh theo quy định hiện hành;
b) Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
Trường hợp cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thông qua tổ chức chi trả thu nhập thì được kiểm soát qua việc phân tích dấu hiệu rủi ro của tổ chức chi trả thu nhập.
3. Đối với cá nhân có các khoản thu liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đất
a) Rủi ro cao: Thực hiện phân tích hồ sơ, lập danh sách trình thủ trưởng cơ quan thuế kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định hiện hành đối với cá nhân và tổ chức có liên quan;
b) Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
Căn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về đăng ký thuế tại Điều 13 Thông tư này để cơ quan thuế áp dụng các biện pháp phù hợp trong giải quyết, xử lý hoặc phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
1. Trường hợp người nộp thuế có thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp:
a) Rủi ro cao: Cơ quan thuế nơi chuyển đi và cơ quan thuế nơi chuyển đến phối hợp thực hiện kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế, thanh tra hoặc kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế theo quy định pháp luật hiện hành;
b) Rủi ro trung bình: Cơ quan thuế nơi chuyển đến thực hiện đưa vào giám sát, đề nghị người nộp thuế giải trình bổ sung thông tin tài liệu khi có yêu cầu của cơ quan thuế;
c) Rủi ro thấp: Chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát; thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật người nộp thuế, phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
2. Trường hợp người nộp thuế thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh
a) Rủi ro cao: Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý thuế theo quy định, phù hợp với tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế để xử lý kịp thời nợ thuế, hóa đơn, hành vi vi phạm (nếu có);
b) Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện các biện pháp quản lý thuế theo quy định; thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
3. Trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Ưu tiên theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống thấp để thực hiện thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế tại trụ sở của người nộp thuế theo quy định.
Cập nhật trạng thái giải thể, phá sản hoặc ngừng hoạt động trên hệ thống ứng dụng đăng ký thuế đối với các trường hợp đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế theo quy định. Áp dụng các biện pháp đôn đốc người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi giải thể, phá sản, ngừng hoạt động theo quy định.
4. Đối với trường hợp còn lại: Thường xuyên rà soát các trường hợp có dấu hiệu rủi ro cao để xác định danh sách cần kiểm tra, xác minh tình trạng hoạt động tại địa điểm kinh doanh.
Căn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về hồ sơ khai thuế tại Điều 13 Thông tư này để áp dụng biện pháp phù hợp trong giải quyết, xử lý hồ sơ khai thuế.
1. Rủi ro cao: Thực hiện phân tích hồ sơ, lập danh sách trình thủ trưởng cơ quan thuế kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế, thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của cơ quan thuế theo quy định;
2. Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Chưa thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của cơ quan thuế; thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại rủi ro hồ sơ khai thuế của người nộp thuế cho kỳ đánh giá tiếp theo.
Cơ quan thuế phân loại hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan hoặc các quy định hiện hành. Đối với phân loại hồ sơ hoàn thuế theo rủi ro, căn cứ kết quả phân loại rủi ro hồ sơ hoàn thuế tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp phù hợp trong giải quyết, xử lý hồ sơ hoàn thuế như sau:
1. Phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế
a) Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro cao về thuế: Thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau
Trong 12 tháng liên tục tính từ đầu năm tài chính, người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế liên tiếp được đánh giá là rủi ro cao:
a.1) Trường hợp lần đánh giá rủi ro đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề khác nhau về tổng số điểm rủi ro hoặc điểm rủi ro tại mỗi tiêu chí, chỉ số khác nhau: Hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.
a.2) Trường hợp lần đánh giá rủi ro đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề giống nhau về tổng số điểm và số điểm tại mỗi tiêu chí, chỉ số; hoặc hồ sơ hoàn thuế đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề có số điểm rủi ro tại mỗi chỉ số thấp hơn dẫn đến tổng điểm rủi ro thấp hơn tương ứng:
- Kết quả kiểm tra hồ sơ hoàn thuế lần trước liền kề hoặc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế không phát hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì hồ sơ hoàn thuế lần tiếp theo không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.
- Trường hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế lần trước liền kề hoặc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế phát hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì hồ sơ hoàn thuế lần tiếp theo thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.
b) Hồ sơ hoàn thuế thuộc các loại rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau.
c) Trường hợp, sau khi ứng dụng phân loại hồ sơ hoàn thuế, trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, pháp luật hải quan hoặc trường hợp nếu người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng, cơ quan thuế thay đổi việc áp dụng hình thức phân loại hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế đang thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau sang thuộc diện hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau; việc phê duyệt thay đổi áp dụng hình thức phân loại phải được cập nhật vào hệ thống thông tin nghiệp vụ.
2. Kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế
a) Việc sắp xếp thứ tự kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế được cơ quan thuế thực hiện trên cơ sở tổng điểm rủi ro từ cao xuống thấp trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày có quyết định hoàn thuế:
a1) Rủi ro cao (đối với hồ sơ hoàn thuế không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau quy định tại điểm a khoản 1 Điều này): Thực hiện kiểm tra, thanh tra trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế;
a2) Rủi ro trung bình: Thực hiện kiểm tra, thanh tra trong thời hạn ba (03) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế;
a3) Rủi ro thấp: Thực hiện kiểm tra, thanh tra trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế;
a4) Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan thuế có thể kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế sớm hơn thời hạn nêu trên.
b) Tổng cục Thuế quy định cụ thể về kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế; kết hợp với thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế theo quy định.
1. Cơ quan thuế lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế phải đảm bảo:
a) Trường hợp được lựa chọn qua phân tích, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế không dưới 90% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm;
b) Trường hợp được lựa chọn ngẫu nhiên không quá 10% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm.
2. Lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch thanh, tra kiểm tại trụ sở của người nộp thuế
Căn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế lựa chọn các trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế như sau:
a) Lựa chọn trường hợp thanh tra: Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra năm tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống.
b) Lựa chọn trường hợp kiểm tra: Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra năm tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và không trùng lặp với người nộp thuế đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra tại điểm a khoản 2 Điều này.
c) Việc áp dụng quản lý rủi ro trong lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế phải tránh trùng lặp, chồng chéo theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Trường hợp cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế có thông tin tin cậy làm giảm mức độ rủi ro của người nộp thuế tới mức thấp hoặc có cơ sở cho rằng mức độ rủi ro của người nộp thuế là thấp chưa đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm thì cơ quan thuế quyết định không lựa chọn người nộp thuế đó vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra và lựa chọn người nộp thuế khác theo quy định để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. Trường hợp trong công tác quản lý thuế, có thông tin được thu thập và xác minh được người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao thì cơ quan thuế lựa chọn bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. Cơ quan thuế chịu trách nhiệm về các quyết định thay đổi của mình.
d) Việc xây dựng và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế; danh sách bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Cơ quan thuế căn cứ kết quả phân tích rủi ro bằng ứng dụng công nghệ thông tin hoặc rủi ro từ phân tích nghiệp vụ, thông tin từ thực tế công tác quản lý thuế để xác định nội dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra thuế.
Căn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế thực hiện việc quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, có xem xét đến mức độ rủi ro để ưu tiên xử lý hoặc tăng cường đôn đốc.
1. Rủi ro cao: Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan thuế lựa chọn người nộp thuế có khả năng thu hồi được số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, người nộp thuế có số thuế nợ lớn, người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn, người nộp thuế xuất cảnh ra nước ngoài để thực hiện tăng tần suất đôn đốc; hoặc ưu tiên triển khai trước trong danh sách người nôp thuế cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
2. Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện theo dõi, đôn đốc và áp dụng các biện pháp thu nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ
Căn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp quản lý như sau:
a) Rủi ro cao: Đưa vào danh sách thực hiện rà soát, kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế, bổ sung kế hoạch kiểm tra thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế hàng năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, thanh tra thực hiện chuyển hình thức sử dụng hóa đơn đang thực hiện sang thực hiện mua hóa đơn của cơ quan thuế hoặc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc thực hiện các biện pháp quản lý hóa đơn khác theo quy định hiện hành; quyết định hình thức sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế sử dụng hóa đơn lần đầu;
b) Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện chọn mẫu để rà soát, kiểm tra, xử lý và tăng cường hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định pháp luật về hóa đơn.
Tổng cục Thuế quy định phương pháp chọn mẫu phù hợp theo yêu cầu quản lý thuế của từng địa phương, trong từng thời kỳ.
2. Áp dụng quản lý rủi ro trong các nghiệp vụ khác
Căn cứ mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ khác và các thông tin nghiệp vụ, cơ quan thuế quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp theo chức năng, nhiệm vụ.
1. Người nộp thuế thuộc trường hợp giám sát trọng điểm về thuế là người nộp thuế có một trong các dấu hiệu sau:
a) Người nộp thuế thực hiện các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền có liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế.
b) Người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế bị khởi tố về các hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn, chứng từ.
c) Người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế thuộc chuyên đề trọng điểm hoặc qua thu thập thông tin từ công tác quản lý của cơ quan thuế cần giám sát quản lý thuế.
d) Người nộp thuế được lựa chọn từ danh sách người nộp thuế thuộc mức không tuân thủ pháp luật thuế quy định tại Điều 10, danh sách người nộp thuế thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này và người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin hoặc có giải trình, bổ sung thông tin nhưng không đầy đủ theo yêu cầu và thời hạn tại thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế.
2. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm theo dõi, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế phù hợp với từng trường hợp tại khoản 1 Điều này.
3. Tổng cục Thuế quy định cụ thể việc thu thập, phân tích thông tin, xác định trọng điểm giám sát, biện pháp giám sát phù hợp với quy định của pháp luật trong từng thời kỳ.
1. Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung sau:
a) Chất lượng tổ chức thực hiện các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro;
b) Hiệu lực, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế;
c) Việc tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện quyết định kiểm tra, thanh tra hoặc các biện pháp nghiệp vụ khác trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro;
d) Đánh giá hiệu quả của các tiêu chí, chỉ số đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế.
2. Biện pháp kiểm tra, đánh giá
a) Tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo của cơ quan thuế các cấp, các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế trong việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro;
b) Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế;
c) Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện và áp dụng quản lý rủi ro tại cơ quan thuế các cấp.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phân cấp trách nhiệm cho các đơn vị quản lý rủi ro kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc đánh giá được thực hiện thường xuyên; Báo cáo định kỳ (6 tháng và hàng năm) và theo các yêu cầu nghiệp vụ phát sinh cụ thể.
1. Thực hiện giám sát, đánh giá các nội dung sau:
a) Việc tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ;
b) Kết quả và hiệu quả thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ. Cụ thể:
b.1) Hiệu lực, hiệu quả áp dụng các biện pháp xử lý mà cơ quan thuế các cấp triển khai trên cơ sở phân tích, xác định rủi ro theo từng phân đoạn người nộp thuế;
b.2) Kết quả thực tế và kết quả mong đợi việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro thông qua việc đo lường tuân thủ.
c) Việc áp dụng quy trình minh bạch trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ;
d) Việc cải thiện mức độ tuân thủ tổng thể của các nhóm người nộp thuế và các nghĩa vụ thuế khác nhau;
đ) Về bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực của cơ quan thuế các cấp trong việc thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu lực, hiệu quả theo các mục tiêu đề ra.
2. Biện pháp giám sát, đánh giá
a) Tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo của cơ quan thuế các cấp, các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế trong việc thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ;
b) Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin kết quả thực hiện;
c) Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra tại cơ quan thuế các cấp.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phân cấp trách nhiệm cho các đơn vị quản lý rủi ro giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc giám sát, đánh giá được thực hiện thường xuyên, báo cáo định kỳ (6 tháng và hàng năm) và theo yêu cầu về tiến độ triển khai kế hoạch nâng cao tuân thủ.
APPLICATION OF RISK MANAGEMENT TO TAX ADMINISTRATION
Article 13. Application of risk management to tax administration
1. Based on the compliance assessment results prescribed in Article 10, results of classification of taxpayer risks prescribed in Article 11 and Article 12 hereof, and professional information available at the decision-making time, tax authorities shall make the list of taxpayers classified into levels of risks in each period and:
a) Manage the compliance with tax laws;
b) Manage risks associated with tax registration;
c) Manage risks in inspecting tax declaration dossiers at tax authorities;
d) Manage risks in managing tax refunds;
dd) Manage risks in carrying out inspection and audit at the premises of the taxpayers;
e) Manage risks in managing tax debts and implementing tax enforcement decisions;
g) Managing risks in managing invoices and records;
h) Manage risks of taxpayers subject to emphasized supervision;
i) Manage risks of taxpayers that are individuals;
k) Apply risk management to other tax administration operations.
2. The list of risky taxpayers sorted by cases specified in Clause 1 of this Article shall be updated on the risk management application. Tax authorities at all levels shall consolidate, update and manage information about risky taxpayers to serve the performance of tax administration tasks within the whole tax sector.
3. The General Department of Taxation shall stipulate the periodical assessment and compilation of the list of risky taxpayers sorted by cases specified in Clause 1 of this Article for determining important issues in tax administration to meet tax administration requirements in each period.
4. In case any suspicious information or signs of violations against tax laws are detected during tax inspection or tax audit or according to denunciations or notifications from regulatory authorities, investigating authorities, heads of tax authorities shall decide to change the method and scope of tax inspection or tax administration measures within their competence and shall also assume responsibility for their decisions.
Article 14. Measures for improving compliance levels
Based on the compliance assessment results prescribed in Article 10 hereof, tax authorities shall carry out analysis of the nature and incidence of each compliance level of taxpayers, and develop specific plans for improving the compliance with specific measures for each compliance level as follows:
1. For high-compliance taxpayers: put them into the list of taxpayers being considered for commendation and reward.
2. For taxpayers need to improve their compliance:
a) Cooperate with relevant authorities and organizations, tax agents to implement measures for assisting taxpayers with completion of tax procedures; organize programs to meet taxpayers, meetings, seminars and training courses to assist taxpayers with fulfillment of their tax obligations;
b) Propose amendments to policies, simplification of administration procedures, adoption of assistance measures, and application of information technology to facilitate taxpayers’ declaration and payment of taxes and minimize costs of compliance;
c) Classify risks and apply tax administration measures according to levels of taxpayer risks as prescribed in Articles 15 through 22 hereof.
Article 15: Management of risks of taxpayers that are individuals
Based on the list of individual taxpayers that are classified into levels of risks as prescribed in Article 13 hereof, tax authorities shall decide to adopt appropriate tax administration measures as prescribed.
1. For household businesses and individual businesses
a) High risk: One or some of the following measures shall be implemented:
a.1) Review, check and verify relevant information used for re-determining revenues and tax rates of household businesses and individual businesses;
a.2) Make list of household businesses and individual businesses to be inspected or surveyed for re-determining their revenues and tax rates, and assessing fulfillment of tax obligations by relevant organizations.
b) Medium risk: Randomly select household businesses and individual businesses for surveys; continue carrying out classification of risks to serve the following assessment period;
c) Low risk: Keep records and carry out classification of risks to serve the following assessment period.
2. For individuals earning incomes which are subject to personal income tax (excluding household businesses and individual businesses)
a) High risk: Make the list of individuals subject to verification visit and organize verification visit according to regulations in force;
b) Medium and low risks: Keep records and carry out classification of risks to serve the following assessment period.
Individuals that earn incomes subject to personal income tax from income payers shall be controlled by means of analysis of signs of risks of such income payers.
3. For individuals earning revenues from land and property on land
a) High risk: Carry out analysis of documents, make and submit the list of individuals whose tax declaration dossiers are inspected at tax authorities to heads of the tax authorities, and carry out inspection of tax declaration dossiers at tax authorities in accordance with regulations in force;
b) Medium and low risks: Keep records and carry out classification of risks to serve the following assessment period.
Article 16. Application of risk management to tax registration management
Based on the list of taxpayers classified into levels of risks associated with tax registration as prescribed in Article 13 hereof, tax authorities shall adopt appropriate handling measures or cooperate with business registration authorities in handling in accordance with regulations of laws on business registration and tax registration.
1. In case of change of a taxpayer’s tax registration information resulting in change of the supervisory tax authority:
a) High risk: The tax authority in charge of the old location shall cooperate with the tax authority in charge of the new location to carry out inspection at the tax authority or carry out inspection or audit at the premises of the taxpayer in accordance with regulations of law in force;
b) Medium risk: The tax authority in charge of the new location shall place the taxpayer under supervision and request the taxpayer to provide explanations and documents if necessary;
c) Low risk: Inspection and supervision are not necessary; tax authorities shall carry out compliance assessment and classification of risks to serve the following assessment period.
2. In case of a taxpayer’s business suspension
a) High risk: Intensify tax administration measures which must be commensurate with the taxpayer’s fulfillment of tax obligations so as to take actions against tax debts, invoices and violations (if any) in a timely manner;
b) Medium and low risks: Implement tax administration measures as prescribed; carry out compliance assessment and classification of risks for the following assessment period.
3. In case of invalidation of tax identification number (TIN)
Carry out inspection or audit of annual tax finalization dossiers at the taxpayer’s premises based on the risk classification results in descending order.
Update the “dissolved”, “bankrupt”, or “suspended business" status on the tax registration system if the taxpayer has fulfilled tax obligations as prescribed. Adopt measures for expediting the taxpayer to fulfill tax obligations before dissolution, bankruptcy or business suspension as prescribed.
4. In other cases: Frequently review to detect signs of high risks and make the list of taxpayers whose operation status needs to be verified at their business premises.
Article 17. Management of risks in inspecting tax declaration dossiers at tax authorities
Based on the list of taxpayers classified into levels of risks associated with tax declaration dossiers as prescribed in article 13 hereof, appropriate measures shall be adopted to process tax declaration dossiers.
1. High risk: Carry out analysis of documents, make and submit the list of taxpayers whose tax declaration dossiers are inspected at tax authorities to heads of the tax authorities, and carry out inspection of tax declaration dossiers a tax authorities as prescribed;
2. Medium and low risks: Inspection of tax declaration dossiers at tax authorities is not necessary; tax authorities shall carry out compliance assessment and classification of risks associated with taxpayers’ tax declaration dossiers to serve the following assessment period.
Article 18. Manage risks associated with tax refund
Tax authorities shall classify claims for tax refund in accordance with regulations of the Law on tax administration and relevant legislative documents or regulations in force. If claims for tax refund are classified by risks, based on results of classification of risks associated with claims for tax refund as prescribed in Article 13 hereof, tax authorities shall adopt appropriate measures for processing the claims for tax refund as follows:
1. Classification and processing of claims for tax refund
a) High-risk claims for tax refund: Inspection shall be carried out before tax refund
Within 12 consecutive months from the beginning of the fiscal year, a taxpayer has claim for tax refund continuously assessed as posing high risks:
a.1) If total risk scores or risk score given to each criterion or indicator in the current assessment of risk are or is different from those in the previous assessment: the claim for tax refund is subject to inspection before tax refund.
a.2) If total risk scores and risk score of each criterion or indicator given in the current assessment of risk are same as those given in the previous assessment; or a lower risk score is given to each indicator in the current assessment resulting total risk scores given in this assessment lower than those given in the previous one:
- If no sign of understatement of tax payable or overstatement of tax eligible for refund is found in the previous inspection of the claim for tax refund or post-refund inspection or audit, the following claim for tax refund shall not be subject to inspection before tax refund.
- If any signs of understatement of tax payable or overstatement of tax eligible for refund are found in the previous inspection of the claim for tax refund or post-refund inspection or audit, the following claim for tax refund shall be subject to inspection before tax refund.
b) Medium- and low-risk claims for tax refund: Tax shall be refunded before inspection.
c) In case, after classification of claims for tax refund and during the processing of the claims for tax refund, the tax authority has detected a taxpayer showing signs of violations against tax or customs laws, or in case a taxpayer fails to provide explanations or additional information or documents or the explanations and documents provided by the taxpayer cannot prove that the declared tax amount is accurate, the tax authority shall change the claim’s category from claim eligible for tax refund before inspection to claim subject to inspection before tax refund; the approval for change of a claim’s category must be updated on the professional information system.
2. Post-refund audit
a) The order of taxpayers subject to post-refund audit shall be arranged by tax authorities according to taxpayers’ total risk scores in descending order within five (05) years from the issue date of tax refund decision:
a1) High risk (regarding claims for tax refund which are not subject to inspection before tax refund as prescribed in Point a Clause 1 of this Article): Post-refund audit shall be carried out within 01 year from the issue date of the tax refund decision;
a2) Medium risk: Post-refund audit shall be carried out within 03 years from the issue date of the tax refund decision;
a3) Low risk: Post-refund audit shall be carried out within 05 years from the issue date of the tax refund decision;
a4) Depending on actual conditions, post-refund audits may be carried out before the abovementioned time limits.
b) The General Department of Taxation shall provide specific provisions on post-refund inspections and audits which should be combined with inspection of compliance with tax laws as prescribed.
Article 19. Management of risks in carrying out inspections and audits at premises of taxpayers
1. Tax authorities shall select taxpayers subject to inspections or audits at their premises as follows:
a) The number of taxpayers selected through analysis and assessment of compliance, and classification of taxpayer risks shall be at least 90% of the number of taxpayers subject to the annual inspection or audit plan;
b) The number of taxpayers that are randomly selected shall not exceed 10% of the number of taxpayers subject to the annual inspection or audit plan.
2. Select taxpayers subject to the plan for inspection at taxpayers’ premises
Based on the list of taxpayers classified into levels of risks associated with tax inspection and audit prescribed in Article 13 hereof, tax authorities shall select taxpayers that shall bear inspections or audits at their premises as follows:
a) Select taxpayers subject to inspection: Taxpayers shall be selected to place under the annual plan for inspection of taxpayers at their premises according to their risk classification results in descending order.
b) Select taxpayers subject to audit: Taxpayers shall be selected to place under the annual plan for audit of taxpayers at their premises according to their risk classification results in descending order. Selected taxpayers must be not the ones subject to the annual inspection plan prescribed in Point a Clause 2 of this Article.
c) The application of risk management to selection of taxpayers with signs of risks for developing tax inspection and audit plans must be carried out in a manner that avoids duplication and overlapping in accordance with regulations of the Law on tax administration, its guiding documents and relevant legislative documents.
During performance of tax administration tasks, if a tax authority has received reliable information to lower a taxpayer’s level of risk to the low level or has grounds to believe that the taxpayer is considered as low risk and not necessary to place under the annual inspection or audit plan, the tax authority shall decide not to place that taxpayer under the inspection or audit plan and select another taxpayer for the annual inspection or audit plan as prescribed. During performance of tax administration tasks, if there is any information which is collected and verified showing a taxpayer posing signs of high risks, the tax authority shall add that taxpayer to the annual inspection or audit plan. The tax authority shall assume responsibility for its decision on change of selected taxpayer.
d) Development and authority to approve the plan for inspection or audit of taxpayers at their premises, and the list of selected taxpayers enclosed with the plan as prescribed in this Article shall comply with regulations of the Law on tax administration, its guiding documents and relevant legislative documents.
3. Based on results of analysis of risks by the information technology application or risks from operational analysis, information collected during the performance of tax administration tasks, tax authorities shall determine contents and scope of the tax inspection or audit.
Article 20. Management of risks in managing tax debts and implementing tax enforcement decisions
Based on the list of taxpayers classified into levels of risks associated with tax debt management and implementation of tax enforcement decisions as prescribed in Article 13 hereof, tax authorities shall manage tax debts and implement tax enforcement decisions in accordance with regulations of the Law on tax administration and its guiding documents while taking into account the levels of risks for prioritizing or expediting actions.
1. High risk: Based on actual conditions, tax authorities shall select, from the list of taxpayers subject to tax enforcement measures, taxpayers from which tax debts can be collected, taxpayers with large tax debts, taxpayers suspected of liquidating assets or absconding, and taxpayers that want to leave Vietnam for increasing frequency of expediting actions or against them actions will be taken first;
2. Medium and low risks: Monitor, expedite and implement debt collection measures in accordance with regulations of the Law on tax administration and its guiding documents.
Article 21. Management of risks in managing invoices, records and other tax administration operations
1. Management of risks in managing invoices and records:
Based on the list of taxpayers classified into levels of risks associated with management of invoices and records as prescribed in Article 13 hereof, tax authorities shall adopt tax administration measures as follows:
a) High risk: Include high-risk taxpayers in the list of taxpayers to be reviewed or subject to inspection at tax authorities, and consider placing them under the annual plan for inspection or audit of taxpayers at their premises according to the Law on tax administration, its guiding documents and relevant legislative documents. Based on inspection or audit results, taxpayers are requested to buy invoices from tax authorities, or use authenticated e-invoices or comply with other invoice management measures in accordance with regulations in force; tax authorities shall decide the form of invoices used by taxpayers that use invoices for the first time;
b) Medium and low risks: Select samples for reviewing, inspecting, processing and assisting taxpayers in strictly complying with regulations of law on invoices.
The General Department of Taxation shall stipulate sampling methods which should be appropriate for tax administration requirements set by each local government and in each period.
2. Management of risks in other operations
Based on the levels of risks in other operations and relevant information, tax authorities shall decide to adopt professional measures appropriate for performance of their functions and tasks.
Article 22. Emphasized supervision of taxpayers showing signs of violations against tax laws
1. Taxpayers shall be kept under the emphasized supervision if they have one of the following signs:
a) Their bank transactions show suspicious signs in accordance with regulations of the Law on anti-money laundering in terms of tax evasion and tax fraud.
b) They or their legal representatives are under investigation for their violations related to taxes, invoices and evidencing records.
c) They have signs of high tax risks to the extent of being classified as subjects of emphasized supervision or need to keep under tax supervision through information collected for tax authorities' administration.
d) They are selected from the list of taxpayers that are non-compliant as prescribed in Article 10, the list of very high-risk and high-risk taxpayers as prescribed in Clause 1 Article 11 hereof and those failing to provide explanation and additional information or those providing explanation and additional information but they are inadequate or are submitted after the prescribed deadline stated in written notices of tax authorities.
2. Tax authorities at all levels shall monitor, supervise and apply tax administration measures appropriate for each case specified in Clause 1 of this Article.
3. The General Department of Taxation shall provide specific provisions on collection and analysis of information, and determination of subjects of emphasized supervision and supervisions methods in conformity with regulations of law in each period.
Article 23. Inspection and assessment of application of risk management to tax administration
1. Carry out inspection and assessment of the following contents:
a) Quality of implementation of risk management measures/techniques;
b) Validity and efficiency of application of risk management to tax administration operations;
c) Implementation of decisions on inspection or audit or other professional measures issued on the basis of application of risk management, and results thereof;
d) Assessment of efficiency of compliance assessment and risk classification criteria and indicators.
2. Inspection and assessment methods:
a) Consolidate reporting information and figures of tax authorities at all levels, departments and units affiliated to the General Department of Taxation during the application of risk management;
b) Collect, analyze and consolidate results of application of risk management in tax administration operations;
c) Establish inspection teams to inspect the implementation and application of risk management by tax authorities at all levels.
3. The Director General of General Department of Taxation shall assign risk management units to inspect and assess the implementation and application of risk management to tax administration as prescribed in Clause 2 of this Article. Assessment shall be carried out frequently; reports shall be submitted on a periodical basis (6 months and every year) and whenever they are deemed necessary to meet operational requirements.
Article 24. Supervision and assessment of plans for improving compliance
1. Carry out inspection and assessment of the following contents:
a) The implementation of the plan for improving compliance;
b) Outcomes and efficiency of the plan for improving compliance. To be specific:
b.1) Validity and efficiency of treatment measures adopted by tax authorities based on risk identification and analysis according to each segment of taxpayers;
b.2) Actual results and expected results of measures for minimizing risks through compliance measurement.
c) The application of transparency process to development and implementation of the plan for improving compliance;
d) Improvement of overall compliance of different groups of taxpayers and tax obligations;
dd) Organizational structure and human resources of tax authorities at all levels for implementing the plan which must ensure the validity and efficiency of the plan according to the plan’s objectives.
2. Supervision and assessment methods
a) Consolidate reporting information and figures of tax authorities at all levels, departments and units affiliated to the General Department of Taxation during the implementation of the plan for improving compliance;
b) Collect, analyze and consolidate information about the plan implementation results;
c) Establish inspection teams at tax authorities at all levels.
3. The Director General of General Department of Taxation shall assign risk management units to supervise and assess the implementation of the plan for improving compliance as prescribed in Clause 2 of this Article. Supervision and assessment of the plan for improving compliance shall be frequently carried out and reported on a periodical basis (6 months and every year) and whenever they are deemed to meet the progress of the plan.