Chương I Thông tư 31/2021/TT-BTC: Quy định chung
Số hiệu: | 31/2021/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Hồ Đức Phớc |
Ngày ban hành: | 17/05/2021 | Ngày hiệu lực: | 02/07/2021 |
Ngày công báo: | 30/05/2021 | Số công báo: | Từ số 597 đến số 598 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 dấu hiệu thuộc trường hợp giám sát trọng điểm về thuế
Ngày 17/5/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
Theo đó, người nộp thuế (NNT) thuộc trường hợp giám sát trọng điểm về thuế là NNT có một trong các dấu hiệu sau:
- NNT được lựa chọn từ danh sách NNT thuộc mức không tuân thủ pháp luật thuế, danh sách NNT thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao và NNT không giải trình, bổ sung thông tin hoặc có giải trình, bổ sung thông tin nhưng không đầy đủ theo yêu cầu và thời hạn tại thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế.
(Nội dung mới so với quy định hiện hành)
- NNT thực hiện các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền có liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế.
- NNT hoặc người đại diện hợp pháp của NNT bị khởi tố về các hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn, chứng từ.
- NNT có dấu hiệu rủi ro cao về thuế thuộc chuyên đề trọng điểm hoặc qua thu thập thông tin từ công tác quản lý của cơ quan thuế cần giám sát quản lý thuế.
Thông tư 31/2021/TT-BTC có hiệu lực ngày 02/7/2021 và thay thế Thông tư 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp, bao gồm:
1. Thu thập, xử lý, quản lý, sử dụng thông tin liên quan đến người nộp thuế phục vụ quản lý rủi ro.
2. Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế.
3. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế tương ứng với các mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế.
1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc ứng dụng các quy trình nghiệp vụ, các nguyên tắc, biện pháp, kỹ thuật về quản lý rủi ro và kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế để quyết định thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong quản lý thuế.
2. Thông tin quản lý rủi ro là thông tin về thuế và liên quan đến thuế được thu thập, xử lý phục vụ áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
3. Mức độ tuân thủ là kết quả đánh giá phân loại của cơ quan thuế về chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế.
4. Tiêu chí đánh giá tuân thủ là các tiêu chuẩn để đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
5. Chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ là các chỉ tiêu thông tin mang giá trị cụ thể của tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
6. Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế là việc thu thập, phân tích, xác minh, đối chiếu thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật về thuế với các tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ để phân loại mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
7. Quản lý tuân thủ pháp luật thuế là việc cơ quan thuế thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro, phân tích hành vi của người nộp thuế, từ đó sử dụng nguồn lực hợp lý cho các biện pháp quản lý phù hợp với từng mức độ, nhằm khuyến khích tuân thủ và phòng ngừa hành vi không tuân thủ.
8. Phân tích rủi ro người nộp thuế là việc phân tích các thông tin về người nộp thuế nhằm phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế dẫn đến khả năng gây thất thu ngân sách nhà nước về thuế.
9. Mức độ rủi ro là tính nghiêm trọng của rủi ro được xác định dựa trên sự kết hợp giữa tần suất và hậu quả của rủi ro.
10. Tiêu chí phân loại mức độ rủi ro là các tiêu chuẩn để đánh giá phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế.
11. Chỉ số tiêu chí phân loại mức độ rủi ro là các chỉ tiêu thông tin mang giá trị cụ thể của tiêu chí phân loại mức độ rủi ro.
12. Đánh giá rủi ro là việc phân loại, xem xét, đối chiếu mức độ rủi ro với các chỉ số tiêu chí phân loại mức độ rủi ro và việc xử lý các rủi ro trước đó để sắp xếp thứ tự ưu tiên.
13. Dấu hiệu rủi ro là yếu tố mang giá trị thông tin phản ánh sự tiềm ẩn của hành vi vi phạm pháp luật.
14. Dấu hiệu vi phạm về thuế là yếu tố mang giá trị thông tin, làm cơ sở nhận diện hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
15. Giám sát trọng điểm là việc cơ quan thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đối với người nộp thuế (được đánh giá) rủi ro cao về thuế hoặc không tuân thủ pháp luật thuế theo từng lĩnh vực hoạt động, từng địa bàn trong từng thời kỳ.
16. Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý rủi ro trong quản lý thuế (sau đây gọi là ứng dụng quản lý rủi ro) là ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện việc kết nối, tiếp nhận thông tin từ các nguồn dữ liệu liên quan trong và ngoài cơ quan thuế, điện tử hóa các biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro dựa trên bộ tiêu chí, chỉ số được ban hành để phân tích, đánh giá tuân thủ, xác định mức độ rủi ro phục vụ cho việc quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan thuế.
17. Phân đoạn người nộp thuế là việc cơ quan thuế phân chia người nộp thuế thành những nhóm có đặc điểm chung để áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp.
18. Phân loại theo phương pháp học máy (machine learning) là thực hiện các thuật toán tính toán, thống kê trên máy tính để xác định các mô hình, hàm số, chỉ số giúp phân loại, dự báo mức độ rủi ro.
19. Phương pháp xếp hạng theo danh mục là phương pháp đánh giá người nộp thuế qua đối chiếu với các tiêu chí, chỉ số về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật về thuế, được sắp xếp theo các nhóm tương ứng với mỗi mức xếp hạng. Người nộp thuế đạt một mức xếp hạng cụ thể nếu được đánh giá thỏa mãn tiêu chí, chỉ số trong nhóm tiêu chí, chỉ số tương ứng với mức xếp hạng đó.
20. Phương pháp chấm điểm và phân loại theo điểm là phương pháp đánh giá người nộp thuế trên cơ sở điểm số của các tiêu chí, chỉ số về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật về thuế.
1. Áp dụng quản lý rủi ro đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tự nguyện tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế đồng thời phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế.
2. Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài cơ quan thuế (bao gồm cả thông tin từ nước ngoài) theo quy định của pháp luật; được quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế thông qua hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và được xử lý, chia sẻ, cung cấp cho cơ quan thuế các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước khác để phục vụ cho mục đích quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
3. Việc đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động, định kỳ, theo một hoặc kết hợp các phương pháp quy định tại Thông tư này trên cơ sở các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, dựa trên phân đoạn người nộp thuế, các tiêu chí quy định tại Thông tư này và cơ sở dữ liệu về người nộp thuế.
4. Căn cứ vào kết quả đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, thông tin có trên các ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế của cơ quan thuế, thông tin dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro khác được cung cấp tại thời điểm ra quyết định, cơ quan thuế thực hiện:
a) Quyết định kiểm tra, thanh tra, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp.
b) Xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ tổng thể phù hợp với nguồn lực của cơ quan thuế dựa trên kết quả phân tích bản chất hành vi, nguyên nhân và quy mô của mỗi mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro.
5. Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư này và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro, công chức thuế được miễn trừ trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp ứng dụng quản lý rủi ro gặp sự cố hoặc chưa đáp ứng yêu cầu áp dụng quản lý rủi ro theo nội dung quy định tại Thông tư này, việc áp dụng quản lý rủi ro được thực hiện thủ công bằng phê duyệt văn bản đề xuất hoặc văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
7. Trường hợp có thay đổi thông tin dẫn đến thay đổi kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, ứng dụng quản lý rủi ro chưa tự động điều chỉnh mức độ tuân thủ và mức độ rủi ro, việc cập nhật thay đổi kết quả đánh giá được thực hiện thủ công bởi công chức, sau khi có phê duyệt của người có thẩm quyền.
8. Kết quả áp dụng các biện pháp nghiệp vụ tương ứng với các mức xếp hạng rủi ro phải được cập nhật đầy đủ, chính xác vào các ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế của cơ quan thuế hoặc ứng dụng quản lý rủi ro đối với từng trường hợp cụ thể, phục vụ hoàn thiện và thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại rủi ro người nộp thuế trong kỳ tiếp theo.
Mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được xác định theo một hoặc kết hợp các phương pháp dưới đây:
1. Phương pháp chấm điểm và phân loại theo điểm.
2. Phương pháp học máy.
3. Phương pháp xếp hạng theo danh mục.
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được cơ quan thuế thực hiện theo trình tự sau:
1. Đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và yêu cầu quản lý rủi ro
Cơ quan thuế thực hiện rà soát các rủi ro, sai phạm thường gặp của người nộp thuế trong việc thực hiện quy định tại Điều 17 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 hoặc quy định hiện hành để xác định các rủi ro chính cần được xử lý, người nộp thuế có rủi ro lớn và hướng xử lý.
2. Tổ chức thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro
Thông tin quản lý rủi ro được thu thập, xử lý theo quy định tại Chương II Thông tư này.
Trường hợp thông tin kê khai sai, không đầy đủ phát hiện trong quá trình phân tích rủi ro, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp, giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo yêu cầu và thời hạn thông báo của cơ quan thuế để đảm bảo đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được chính xác.
3. Thiết lập, cập nhật các chỉ số để phân tích, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế
Căn cứ kết quả đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và yêu cầu quản lý rủi ro quy định tại khoản 1 Điều này, thông tin quản lý rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập, cập nhật các chỉ số tiêu chí, trọng số dùng đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế.
4. Phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế; xác định mức độ rủi ro người nộp thuế; xác định mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế; quản lý hồ sơ rủi ro đối với các trường hợp giám sát trọng điểm
Người nộp thuế được phân đoạn theo điều kiện xác định phù hợp với yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ khi thực hiện việc phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế.
Việc thực hiện phân tích, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện bằng các phương pháp quy định tại Điều 5 Thông tư này.
5. Căn cứ kết quả xác định mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế để áp dụng biện pháp quản lý thuế và xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ tổng thể đối với người nộp thuế.
6. Theo dõi, cập nhật, đánh giá thông tin phản hồi về kết quả thực hiện các biện pháp quản lý thuế.
7. Thực hiện thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ, thông tin; chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro phù hợp để đảm bảo hiệu quả quản lý thuế.
This Circular introduces regulations on application of risk management to tax administration by tax authorities at all levels, including:
1. Collection, processing, management and use of information related to taxpayers to serve risk management.
2. Assessment of the compliance with tax laws and classification of taxpayer risks.
3. Application of tax administration measures corresponding to levels of compliance with tax laws and levels of taxpayer risks.
1. Taxpayers.
2. Tax authorities.
3. Tax officials.
4. Relevant regulatory authorities, organizations and individuals as prescribed in Article 2 of the Law on Tax Administration.
1. “application of risk management to tax administration” means the employment of risk management procedures, rules, measures and/or techniques and results of assessment of compliance with tax laws and levels of taxpayer risks to decide the implementation of tax administration measures.
2. “risk management information” means information about and related to tax which is collected and processed to serve the application of risk management to tax administration.
3. “compliance level” means the classification result of a taxpayer’s compliance with tax laws given by a competent tax authority.
4. “compliance assessment criteria” mean the standards used for assessing taxpayers’ compliance with tax laws.
5. “compliance assessment indicators” mean information criteria with specific values included in compliance assessment criteria.
6. “compliance assessment” means the collection, analysis, verification and comparison of information about business operations and compliance with tax laws with compliance assessment criteria and indicators for classifying taxpayers’ levels of compliance with tax laws.
7. “compliance management” means tax authorities’ compliance assessment, classification of risks, and analysis of taxpayers’ behaviors whereby they will use appropriate resources for management measures for each level in order to encourage the voluntary compliance and prevent non-compliant behaviors.
8. “analysis of taxpayer risk” means the analysis of information about a taxpayer so as to detect signs of violations against tax laws which cause loss of state budget revenues from taxes.
9. “level of risk” means the severity of the risk which is determined based on both frequency and consequence of that risk.
10. “risk classification criteria” mean the standards used for assessing and determining the levels of risks in tax administration.
11. “risk classification indicators” mean information criteria with specific values included in risk classification criteria.
12. “risk assessment” means the classification, consideration and comparison of levels of risks with risk classification indicators and treatment of previous risks in order to determine the order of priority.
13. “signs of risk” mean any information reflecting potential violations against laws.
14. “signs of tax-related violation” mean any information used for identifying violations against tax laws.
15. “emphasized supervision" means tax authorities’ application of professional measures against taxpayers that are assessed to pose high risks or that are non-compliant with tax laws in each business sector and each area in each period.
16. “risk management application” means an information technology application which is used for connecting and receiving information from relevant data sources within and outside tax authorities, and digitalizing risk management measures and techniques based on the issued criteria and indicators so as to carry out the analysis of taxpayer risks, compliance assessment, and determination of levels of risks which are used by tax authorities to decide the implementation of professional measures.
17. “taxpayer segmentation” means tax authorities’ classification of taxpayers into specific groups with the same characteristics to which appropriate management measures are applied.
18. “classification using machine learning” means the conduct of computational and statistical algorithms on computers to determine models, functions and indicators used for classifying and estimating levels of risks.
19. “list-based ranking” means a method employed to assess taxpayers by comparing with criteria and indicators on their business operations and compliance with tax laws, and arranging them into groups corresponding to each rank. Taxpayers shall be ranked according to their satisfaction of criteria, indicators of criteria, and indicators of corresponding ranks.
20. “scoring and score-based classification” means a method employed to assess taxpayers based on scores of criteria and indicators on their business operations and compliance with tax laws.
Article 4. Risk management rules
1. The application of risk management is aimed to ensure the validity and efficiency of tax administration activities; encourage and facilitate taxpayers’ voluntary compliance with regulations and laws on taxation and tax administration as well as prevent, detect and promptly take actions against regulations and laws on taxation and tax administration.
2. Risk management information is collected from information sources within and outside tax authorities (including foreign information sources) in accordance with regulations of law; is mainly managed at the General Department of Taxation through the information technology system and shall be processed, shared and provided for tax authorities at all levels and other regulatory authorities to serve their performance of tax administration tasks in accordance with regulations of law.
3. Assessment and classification of taxpayers’ compliance and risks shall be automatically and periodically carried out adopting one or some of the methods specified herein in accordance with regulations of law, tax administration procedures and measures, and based on the taxpayer segmentation and criteria specified herein and taxpayer database.
4. Based on results of compliance assessment, classification of taxpayer risks, information available on tax administration applications of tax authorities, signs of violations, and other signs of risks available at the decision-making time, tax authorities shall:
a) Issue decisions on tax inspection, audit or supervision, or application of professional measures.
b) Develop plans for comprehensively improving the compliance which are suitable for resources of tax authorities based on results of analysis of nature, causes and incidence of each level of compliance or each level of risk.
5. In case of strict compliance with regulations of law, regulations herein and relevant guidelines on risk management, tax officials are exempt from personal liability in accordance with regulations of law.
6. If the risk management application malfunctions or has not yet met risk management requirements laid down herein, the application of risk management shall be carried out in a manual manner that competent authorities shall consider approving proposals or issuing documents on application of tax administration measures in accordance with the Law on tax administration and its guiding documents.
7. If there are changes in results of compliance assessment and classification of taxpayer risks due to changes in information which are not yet automatically updated on the risk management application, such changes shall be manually updated by tax officials after obtaining approval from competent authorities.
8. Implementation results of professional measures for levels of risks must be fully and accurately updated on tax administration applications of tax authorities or the risk management application on a case-by-case basis so as to serve the improvement and conduct of compliance assessment and classification of taxpayer risks in following periods.
Article 5. Methods for compliance assessment and classification of taxpayer risks
Levels of compliance and taxpayer risks shall be determined adopting one or some of the following methods:
1. Scoring and score-based classification.
2. Machine learning.
3. List-based ranking.
Article 6. Procedures for applying risk management
Tax authorities shall apply risk management to tax administration according to the following procedures:
1. Assess the situation, and determine risk management objectives and requirements
Tax authorities shall review risks and faults of taxpayers during their compliance with provisions in Article 17 of the Law on Tax Administration No. 38/2019/QH14 or regulations in force in order to identify major risks need to be treated as well as high-risk taxpayers and treatment solutions thereof.
2. Organize the collection and processing of risk management information
Risk management information is collected and processed according to regulations in Chapter II hereof.
During the analysis of taxpayer risks, if any information is found to be false or inadequate, taxpayers shall provide explanations or additional information and documents as requested and within the time limit notified by tax authorities to ensure the accurate compliance assessment and classification of taxpayer risks.
3. Establish and update indicators serving the analysis, compliance assessment and classification of taxpayer risks
Based on results of assessment of situations and determination of risk management objectives and requirements as prescribed in Clause 1 of this Article, risk management information and information technology applications, tax authorities shall establish and update indicators and weighing factors used for assessing and classifying the levels of compliance and taxpayer risks.
4. Carry out analysis and compliance assessment; determine levels of taxpayer risks; determine levels of risks from tax administration operations; manage risk records of emphasized supervision cases
Taxpayers are segmented according to conditions which are appropriate for tax administration requirements in each period when carrying out analysis and assessment of compliance and taxpayer risks.
The analysis and classification of compliance and taxpayer risks shall be carried out using the methods specified in Article 5 hereof.
5. Based on results of risk classification and compliance assessment, apply tax administration measures and develop plans for comprehensively improving taxpayers’ compliance.
6. Monitor, update and assess feedbacks on implemented tax administration measures.
7. Collect, process, use and retain information; provide guidance on adjustment of risk management so as to ensure the efficiency of tax administration activities.