Chương 2 Thông tư 28/2012/TT-BCT: Hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
Số hiệu: | 28/2012/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Vũ Huy Hoàng |
Ngày ban hành: | 27/09/2012 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2012 |
Ngày công báo: | 14/10/2012 | Số công báo: | Từ số 625 đến số 626 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giấy CN đăng ký XNK phải được công khai
Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải công bố công khai các nội dung được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký của mình trong ba số liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Để làm rõ quy định trên tại Nghị định 90/2007/NĐ-CP, mới đây Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 28/2012/TT-BCT để hướng dẫn giải thích.
Cụ thể, các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến bao gồm báo hình, báo tiếng, báo mạng, báo in được phát hành toàn quốc tại Việt Nam.
Việc công bố thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng không chỉ áp dụng đối với việc cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký mà còn áp dụng sau khi được cấp, sửa đổi, bổ sung gia hạn.
Đặc biệt, Thông tư cũng quy định Thương nhân không hiện diện chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu; không được tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam..
Thông tư này có hiệu lực thi hành 15/11/2012
Văn bản tiếng việt
1. Thương nhân không hiện diện gửi 01 (một) bộ hồ sơ đến Bộ Công Thương (Vụ Xuất Nhập khẩu) để được xem xét cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
2. Thời hạn cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn Giấy chứng nhận quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 12 và Điều 13 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 90/2007/NĐ-CP).
3. Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu là 05 (năm) năm.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo Mẫu MĐ-1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nơi thương nhân đăng ký thành lập về việc thương nhân không hiện diện không bị tước quyền hoạt động thương mại hoặc đang chịu các hình phạt liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật nước ngoài nơi thương nhân nước ngoài thành lập;
c) Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nơi thương nhân đăng ký thành lập về việc thương nhân không hiện diện không có tiền án, không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự đối với thương nhân không hiện diện là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật đối với thương nhân không hiện diện là tổ chức kinh tế;
d) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương đối với thương nhân là tổ chức kinh tế; bản sao có chứng thực giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thương nhân là cá nhân;
đ) Bản sao có chứng thực báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc nghĩa vụ tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc các văn bản khác do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật nước đó;
e) Bản chính văn bản xác nhận vốn kinh doanh, số tài khoản tại ngân hàng nơi thương nhân nước ngoài thành lập;
g) Văn bản thỏa thuận giữa người đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam với thương nhân không hiện diện, nêu rõ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại;
h) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức kinh tế đại diện cho thương nhân không hiện diện tại Việt Nam hoặc bản sao có chứng thực chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với người đại diện là cá nhân.
3. Các giấy tờ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều này phải được dịch sang tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp văn bản quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự.
1. Khi sửa đổi, bổ sung một trong những nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân không hiện diện phải thông báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận và đồng thời phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo Mẫu MĐ-2, MĐ-3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đã được cấp. Trong trường hợp Bản gốc bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy thì thương nhân không hiện diện phải xuất trình Bản sao có chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan chức năng;
c) Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan thuế Việt Nam về việc thương nhân không hiện diện đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, tài chính với Nhà nước Việt Nam tính đến thời điểm thương nhân không hiện diện xin sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;
d) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương đối với thương nhân là tổ chức kinh tế; bản sao có chứng thực giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thương nhân là cá nhân;
đ) Bản sao có chứng thực tài liệu pháp lý chứng minh sự thay đổi nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
3. Các giấy tờ quy định tại điểm d và đ khoản 2 Điều này phải được dịch sang tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo Mẫu MĐ-4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đã được cấp hoặc Bản sao có chứng thực trong trường hợp Bản gốc bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy;
c) Bản sao có chứng thực báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc nghĩa vụ tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc các văn bản khác được tổ chức độc lập, có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật nước đó;
d) Báo cáo về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đến thời điểm đề nghị gia hạn, trên cơ sở tổng hợp các báo cáo hoạt động định kỳ hàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này;
đ) Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan thuế Việt Nam về việc thương nhân không hiện diện đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, tài chính với Nhà nước Việt Nam tính đến thời điểm thương nhân không hiện diện xin gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
2. Các giấy tờ quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này phải được dịch sang tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Sau khi hết thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đã được gia hạn, nếu thương nhân không hiện diện vẫn có nhu cầu đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thì phải làm thủ tục đăng ký gia hạn như quy định về hồ sơ và thủ tục gia hạn lần đầu nêu trên.
Trong trường hợp thương nhân không hiện diện đề nghị gia hạn đồng thời với việc sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, hồ sơ đề nghị gia hạn và sửa đổi, bổ sung thực hiện theo các quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này, trong đó Đơn đề nghị gia hạn và điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo Mẫu MĐ-5 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Việc chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam của thương nhân không hiện diện thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP.
2. Thương nhân không hiện diện chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 14 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP phải gửi văn bản tới Bộ Công Thương thông báo về việc dự kiến chấm dứt hoạt động của thương nhân không hiện diện theo Mẫu TB Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
DOSSIER OF, PROCEDURES FOR GRANT, RE-GRANT, AMENDMENT, SUPPLEMENT, EXTENSION, WITHDRAWAL OF CERTIFICATE ON REGISTRATION OF IMPORT AND EXPORT RIGHTS
Article 4. Procedures for grant, re-grant, amendment, supplement and extension
1. The trader without a presence send 01 (one) set of dossier to the Ministry of Industry and Trade (Export and Import Administration) to be consederes grant, re-grant, amendment, supplement or extension of certificate on registration of import and export rights.
2. The time limit of grant, re-grant, amendment, supplement or extension of certificate on registration of import and export rights complies with provisions in Article 9, Article 12 and Article 13 of the Government’s Decree No.90/2007/ND-CP, of May 31, 2007 providing import and export rights of foreign business entities without a presence in Vietnam (hereinafter reffered to as Decree No.90/2007/ND-CP).
3. The time limit of certificate on registration of import and export rights is 05 (five) years.
Article 5. Dossier of grant of certificate on registration of import and export rights
1. Dossier of application for grant of certificate on registration of import and export rights includes:
a) Application for grant of certificate on registration of import and export rights made in according to the Form MD-1 in Annex I enclosed with this Circular;
b) The original of certification of foreign competent agencies where trader registered for establishment that the trader without a presence is not be deprived of the right to conduct commercial activities or not currently subject to a penalty in relation to commercial activities pursuant to foreign law where foreign trader has established;
c) The original of certification of foreign competent agencies where trader registered establishment that The trader without a presence does not have a criminal record and his or her civil legal capacity has not been lost or restricted In the case of trader without a presence being an individual; and in the case of trader without a presence being an economic organization, its legal representative does not have a criminal record and his or her civil legal capacity has not been lost or restricted;
d) The authenticated copy of Certificate of Business registration or document with equivalent value in the case of trader being an economic organization; authenticated copy of identification card, passport or other legal individual certification in the case of trader being an individual;
dd) The authenticated copy of Financial statement audited or document certified situation of performance of tax liability or financial liability in the nearest financial year issued by competent agencies where foreign trader established or other documents issued or certified by competent agencies about the actual existing and operation of foreign trader in the nearest financial year as prescribed by law of that country;
e) The original of document certifying business capital, account number at bank where foreign trader established;
g) Agreement between representative of foreign trader in Viettnam with The trader without a presence, clarifying name, address, telephone;
h) The authenticated copy of Certificate of Business registration of economical organization being representative of The trader without a presence in Vietnam or authenticated copy of identification card, passport or other legal individual certification in the case of representative being an individual;
3. Documents specified in points b, c, d, dd, e, clause 2 of this Article must be translated into Vietnamse and consular legalized as prescribed by law of Vietnam. In case of documents specified in point g, clause 2 of this Article is in foreign language it must be translated into Vietnamse with notarization or being consular legalized.
Article 6. Dossier of amendment, supplement, re-grant of certificate on registration of import and export rights
1. When amending and supplementing one of contents indicated in certificate on registration of import and export rights, the trader without a presence must report to agency granting certificate and concurrently must perform procedures for amending and supplementing certificate on registration of import and export rights.
2. Dossier of application for amendment, supplement, re-grant of certificate on registration of import and export rights includes:
a) Application for amendmend, supplement, re-grant of certificate on registration of import and export rights made in according to the Form MD-2, MD-3 in Annex I enclosed with this Circular;
b) The original of certificate on registration of import and export rights having been granted. In case of original is lost, burnt, destroyed, the trader without a presence must present authenticated copy or certification of functional agencies;
c) The original of certification of tax agencies of Vietnam about that the trader without a presence has performed fully the finance and tax liability for Vietnam state, calculated to time point of the trader without a presence requesting for amendment and supplement of certificate on registration of import and export rights;
d) The authenticated copy of Certificate of Business registration or document with equivalent value in the case of trader being an economic organization; authenticated copy of identification card, passport or other legal individual certification in the case of trader being an individual;
dd) The authenticated copy of legal document proving amendment of content in certificate on registration of import and export rights.
3. Documents specified in points d, dd clause 2 of this Article must be translated into Vietnamse and consular legalized as prescribed by law of Vietnam.
Article 7. Dossier of extension of certificate on registration of import and export rights
1. Dossier of application for extension of certificate on registration of import and export rights includes:
a) Application for extension of certificate on registration of import and export rights made in according to the Form MD-4 in Annex I enclosed with this Circular;
b) The original of certificate on registration of import and export rights having been granted or authenticated copy in case of original is lost, burnt, destroyed.
c) The authenticated copy of Financial statement audited or document certified situation of performance of tax liability or financial liability in the nearest financial year issued by competent agencies where foreign trader established or other documents issued or certified by a competent independent organization about that proving the actual existing and operation of foreign trader in the nearest financial year as prescribed by law of that country;
d) Report on export, import operation from time of granting certificate on registration of export and import rights to time of requesting for extension, on the basis of synthetizing the annual operation reports as prescribed in clause 1, Article 12 of this Circular;
e) The original of certification of tax agencies of Vietnam about that the trader without a presence has performed fully the finance and tax liability for Vietnam state, calculated to time point of the trader without a presence requesting for extension of certificate on registration of import and export rights.
2. Documents specified in points c, d clause 1 of this Article must be translated into Vietnamse and consular legalized as prescribed by law of Vietnam.
3. After certificate on registration of import and export rights being extended is expired, if The trader without a presence still has demand for registration of import and export rights, it must perform procedures for extension as prescribed in dossier and procedures for first extension have been above mentioned.
Article 8. Extension and amendment, supplement of certificate on registration of import and export rights
If the trader without a presence suggest extension and concurrently suggest amendment and supplement of certificate on registration of import and export rights, dossier of application for extension, amendment and supplement is complied with provisions on article and article 7 of this Circular, application for extension and adjustment of certificate on registration of import and export rights is made according to Form MD-5 in Annex I enclosed with this Circular.
Article 9. Termination of import and export rights in Vietnam
1. Termination of import and export rights in Vietnam of The trader without a presence is complied with provisions on Article 14 of the Decree No.90/2007/ND-CP.
2. The trader without a presence which want to terminate its import and export rights as prescribed in points a, b, clause 1, Article 14 of the Decree No.90/2007/ND-CP, must send a written to the Ministry of Industry and Trade to notify on anticipation for operation termination of The trader without a presence according to the TB Form in Annex I enclosed with this Circular.
Article 10. Withdrawal of certificate on registration of import and export rights
The trader without a presence shall be withdrawed certificate on registration of import and export rights as prescribed in clause 2, Article 15 of the Decree No.90/2007/ND-CP.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực