Thông tư 26/2012/TT-BKHCN kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hóa lưu thông
Số hiệu: | 26/2012/TT-BKHCN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Người ký: | Trần Việt Thanh |
Ngày ban hành: | 12/12/2012 | Ngày hiệu lực: | 27/01/2013 |
Ngày công báo: | 16/01/2013 | Số công báo: | Từ số 21 đến số 22 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
03/03/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xử lý hàng hóa nhập khẩu kém chất lượng
Khi phát hiện hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra xem xét tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm tại cơ sở nhập khẩu.
Nếu chất lượng hàng hóa không đáp ứng yêu cầu quy định, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng một hoặc các biện pháp xử lý sau:
- Yêu cầu người nhập khẩu tái xuất hàng hóa đó;
- Yêu cầu người nhập khẩu tái chế hoặc tiêu hủy theo quy định;
- Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xem xét việc tăng cường kiểm tra tại cửa khẩu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc dừng nhập khẩu loại hàng hóa không phù hợp này.
Trình tự, thủ tục kiểm tra được tiến hành theo quy định tại Thông tư 26/2012/TT-BKHCN, có hiệu lực từ ngày 27/01/2013, thay thế Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02/06/2009.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ KHOA HỌC VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2012/TT-BKHCN |
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2012 |
QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường,
1. Thông tư này quy định về nội dung, trình tự, thủ tục và tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
2. Thông tư này áp dụng đối với Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam.
2. Hàng hóa đặc dụng của quốc phòng, an ninh không thuộc đối tượng kiểm tra của Thông tư này.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hàng hóa lưu thông trên thị trường bao gồm: hàng hóa trong quá trình vận chuyển, trưng bày, khuyến mại và lưu giữ trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ.
2. Các thuật ngữ khác trong Thông tư này sử dụng cách giải thích từ ngữ theo quy định tại Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Căn cứ để kiểm tra chất lượng hàng hóa là quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy định về nhãn hàng hóa và quy định khác của pháp luật.
Phương thức kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:
1. Kiểm tra theo kế hoạch hàng năm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc kiểm tra theo kế hoạch này không cần báo trước cho cơ sở kinh doanh.
a) Căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:
- Mục tiêu, kế hoạch theo yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành;
- Kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
- Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
- Thông tin cảnh báo trong nước, nước ngoài, khu vực, quốc tế về chất lượng hàng hóa.
b) Kế hoạch kiểm tra phải thể hiện được các nội dung chủ yếu như sau:
- Đối tượng hàng hóa kiểm tra;
- Địa bàn kiểm tra;
- Thời gian kiểm tra (theo tháng);
- Kinh phí tổ chức thực hiện kiểm tra;
- Tổ chức thực hiện.
2. Kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa.
Căn cứ để quyết định kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường:
a) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành;
b) Khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa;
c) Thông tin, cảnh báo của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài về hàng hóa không bảo đảm chất lượng có nguy cơ đe dọa sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;
d) Kết quả khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phát hiện hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
1. Mẫu hàng hóa được mua theo hình thức lấy ngẫu nhiên trên thị trường để thử nghiệm tại tổ chức thử nghiệm phục vụ việc khảo sát, theo dõi tình hình chất lượng hàng hóa trên thị trường. Việc mua mẫu khảo sát chất lượng không cần có mẫu lưu.
2. Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì Trưởng đoàn kiểm tra quyết định việc lấy mẫu. Mẫu hàng hóa được lấy để Thử nghiệm tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định như sau:
a) Mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trường hợp không có quy định về phương pháp lấy mẫu thì lấy mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên với số lượng đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu cần kiểm tra. Mỗi mẫu được chia làm hai đơn vị mẫu, một đơn vị mẫu để mang thử nghiệm, một đơn vị mẫu để lưu tại cơ quan kiểm tra. Tùy từng loại hàng hóa, hạn sử dụng, đoàn kiểm tra ghi rõ trong biên bản lấy mẫu về thời hạn lưu mẫu tại cơ quan kiểm tra nhưng không quá 90 ngày. Hết thời hạn lưu mẫu mà không có khiếu nại, cơ quan kiểm tra xử lý mẫu lưu theo quy định hiện hành.
b) Mẫu hàng hóa sau khi lấy phải được niêm phong (theo mẫu Tem niêm phong 4b. TNPM - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này) có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu và lập biên bản lấy mẫu hàng hóa (theo mẫu biên bản 4a. BBLM - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này). Trường hợp đại diện cơ sở được lấy mẫu không ký biên bản lấy mẫu, niêm phong, mẫu thì đoàn kiểm tra ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu”, biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu có chữ ký của người lấy mẫu và Trưởng đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.
c) Mẫu hàng hóa phải được gửi đến tổ chức thử nghiệm được chỉ định để thử nghiệm.
Kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm được chỉ định là căn cứ pháp lý để cơ quan kiểm tra xử lý tiếp trong quá trình kiểm tra.
3. Chi phí lấy mẫu hàng hóa và thử nghiệm theo quy định tại Điều 41 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
1. Về nhãn hàng hóa:
a) Kiểm tra nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Kiểm tra việc thể hiện tiêu chuẩn công bố áp dụng, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy.
2. Về chất lượng:
a) Kiểm tra điều kiện bảo quản hàng hóa theo quy định hoặc công bố trên nhãn hàng hóa;
b) Kiểm tra nội dung và việc thể hiện thông tin cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của hàng hóa;
c) Kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa đối với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tài liệu kèm theo.
Trong trường hợp cần lấy mẫu hàng hóa, đoàn kiểm tra lấy mẫu theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
1. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Xuất trình quyết định kiểm tra (theo Mẫu 2a. QĐKT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư) trước khi kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại Điều 7 Thông tư này;
c) Lập biên bản kiểm tra (theo Mẫu 3a. BBKT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này). Biên bản kiểm tra phải có chữ ký của đại diện cơ sở được kiểm tra, đoàn kiểm tra. Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì đoàn kiểm tra ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản”; biên bản có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý;
d) Báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra và kiến nghị về việc thông báo kết quả thử nghiệm mẫu hàng hóa không bảo đảm chất lượng cho tổ chức, cá nhân có hàng hóa được kiểm tra trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả thử nghiệm mẫu (theo Mẫu 5. TBKQTNKD - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này);
đ) Xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
2. Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra độc lập theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Xuất trình thẻ kiểm soát viên chất lượng trước khi kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại Điều 7 Thông tư này;
c) Lập biên bản kiểm tra (theo Mẫu 3b. BBKT - KSVCL - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này). Biên bản kiểm tra phải có chữ ký của đại diện cơ sở được kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng. Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì kiểm soát viên chất lượng ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản”; biên bản có chữ ký của kiểm soát viên chất lượng và người chứng kiến vẫn có giá trị pháp lý;
d) Xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
1. Trường hợp hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa, công bố tiêu chuẩn áp dụng, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, các biện pháp quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với hàng hóa và yêu cầu về điều kiện liên quan đến quá trình sản xuất xử lý như sau:
a) Đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng yêu cầu người bán hàng tạm dừng việc bán hàng hóa, đồng thời người bán hàng phải liên hệ với người sản xuất, người nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục, sửa chữa trong thời hạn ghi trong biên bản.
Trong thời hạn không quá 24 giờ, Đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng phải báo cáo với cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hóa để cơ quan kiểm tra ra thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa (theo Mẫu 7. TBTDLT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này) và xử lý theo thẩm quyền; thời gian tạm dừng lưu thông hàng hóa ghi trong Thông báo tạm dừng lưu thông được tính từ thời điểm ký biên bản kiểm tra;
b) Cơ quan kiểm tra chỉ ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường (theo Mẫu 9. TBTTLT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này) khi người bán hàng hàng hóa đó đã khắc phục đạt yêu cầu và báo cáo bằng văn bản kèm theo bằng chứng cho cơ quan kiểm tra;
c) Trường hợp người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm, không chấp hành các yêu cầu của cơ quan kiểm tra thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận về sự tiếp tục vi phạm của người bán hàng, tùy theo mức độ vi phạm, quy mô ảnh hưởng, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng địa phương hoặc trung ương tên người bán hàng, địa chỉ nơi bán hàng, tên hàng hóa và sự không phù hợp của hàng hóa (theo Mẫu 10. TBKĐCL - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này). Đồng thời, cơ quan, kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hàng hóa có kết quả thử nghiệm mẫu không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, chứng nhận hợp chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng xử lý như sau:
a) Đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng phải báo cáo với cơ quan kiểm tra về kết quả thử nghiệm mẫu để cơ quan kiểm tra trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi cơ quan kiểm tra nhận được phiếu kết quả thử nghiệm thông báo kết quả thử nghiệm mẫu không đạt yêu cầu chất lượng cho người bán hàng (theo Mẫu 5. TBKQTNKĐ - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này). Cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Lập biên bản niêm phong và niêm phong hàng hóa còn tồn ở cơ sở đã kiểm tra (theo Mẫu 8a. BBNP - ĐKT- phần Phụ lục kèm theo Thông tư này). Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì Trưởng đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản”. Biên bản có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng vẫn có giá trị pháp lý. Trong thời hạn không quá 24 giờ. Đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng phải báo cáo với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để cơ quan kiểm tra ra thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa;
c) Yêu cầu người bán hàng cung cấp thông tin liên quan đối với hàng hóa cùng loại như số lượng hàng hóa còn tồn, đã bán và liên hệ với người sản xuất, nhập khẩu biết để khắc phục, xử lý, sửa chữa và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hàng hóa đã bán thì báo cáo cơ quan kiểm tra để cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với hành vi bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
d) Trường hợp không nhất trí với kết quả thử nghiệm mẫu, trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thử nghiệm mẫu không đạt yêu cầu chất lượng, người bán hàng có thể đề nghị bằng văn bản đối với cơ quan kiểm tra thử nghiệm lại đối với mẫu lưu ở một tổ chức thử nghiệm được chỉ định khác. Kết quả thử nghiệm này là căn cứ để cơ quan kiểm tra xử lý, kết luận cuối cùng. Chi phí thử nghiệm mẫu này do người bán hàng chi trả;
đ) Cơ quan kiểm tra chỉ thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường (theo Mẫu 9. TBTTLT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này) khi người bán hàng đã khắc phục đạt yêu cầu và báo cáo bằng văn bản kèm theo bằng chứng cho cơ quan kiểm tra.
3. Trường hợp hàng hóa vi phạm nghiêm trọng về nhãn (giả nhãn; hết hạn sử dụng; thông tin, cảnh báo trên nhãn không trung thực gây nguy hiểm), hàng hóa có bằng chứng trực quan thấy nguy hiểm, hàng hóa có kết quả thử nghiệm mẫu không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, chứng nhận hợp chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đe dọa sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc người bán hàng không thực hiện các yêu cầu trong thông báo tạm dừng lưu thông thì cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên người bán hàng, địa chỉ nơi bán hàng, tên hàng hóa và sự không phù hợp của hàng hóa.
4. Trong quá trình kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính:
a) Trường hợp Đoàn kiểm tra không có thành viên là Thanh tra viên chuyên ngành, Kiểm soát viên thị trường thì Trưởng đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính (theo Mẫu 11. BBVPHC - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này) và đề nghị cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp Đoàn kiểm tra có thành viên là Thanh tra viên chuyên ngành, Kiểm soát viên thị trường thì Thanh tra viên chuyên ngành, Kiểm soát viên thị trường lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Sau khi phát hiện hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì cơ quan kiểm tra có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra tương ứng nơi có cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa đó xem xét việc tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu theo quy định tại Điều 5, xử lý theo quy định tại Điều 6 và Điều 8 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
6. Hồ sơ chuyển người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm, bao gồm: Quyết định kiểm tra, Biên bản kiểm tra, Thông báo kết quả thử nghiệm mẫu hoặc bằng chứng khẳng định sản phẩm không phù hợp, Biên bản vi phạm hành chính, Biên bản niêm phong, Thông báo tạm dừng lưu thông, Công văn của cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý theo quy định của pháp luật.
Người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho cơ quan kiểm tra biết kết quả xử lý để theo dõi, tổng hợp.
Căn cứ các quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm như sau:
1. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, cơ quan kiểm tra ở địa phương phải hoàn thành việc xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tại địa phương cho năm sau.
2. Kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của các cơ quan kiểm tra ở địa phương sau khi được phê duyệt phải báo cáo với cơ quan kiểm tra ở Trung ương thuộc ngành, lĩnh vực và gửi tới Sở Khoa học và Công nghệ.
Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp kế hoạch kiểm tra của các cơ quan kiểm tra ở địa phương và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời báo cáo về Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).
3. Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, cơ quan kiểm tra ở Trung ương phải hoàn thành việc xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của năm sau thuộc ngành, lĩnh vực của mình.
Kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của các cơ quan kiểm tra ở Trung ương sau khi được phê duyệt phải báo cáo cho Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và gửi tới Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).
4. Trước ngày 15 tháng 7 hàng năm, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xây dựng kế hoạch kiểm tra liên ngành của năm sau trình Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt để phối hợp triển khai kiểm tra.
1. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền và trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
2. Người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét, thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho cơ quan kiểm tra để phối hợp theo dõi việc khắc phục hậu quả sau xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các cơ quan Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong khi thi hành công vụ nếu phát hiện hành vi vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả kiểm tra định kỳ 6 tháng, hàng năm, đột xuất theo yêu cầu hoặc khi kiểm tra đột xuất. Nội dung báo cáo (theo Mẫu 6. BBCTKT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này), cụ thể như sau:
a) Cơ quan kiểm tra địa phương tổng hợp báo cáo tình hình kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường thuộc trách nhiệm của mình gửi cơ quan chủ quản và gửi Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng);
b) Cơ quan kiểm tra ở Trung ương tổng hợp báo cáo tình hình kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, thuộc trách nhiệm quản lý của mình gửi Bộ chủ quản và gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).
2. Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, các Bộ, ngành, Bộ Khoa học và Công nghệ xử lý tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Các Bộ cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan kiểm tra, tổ chức, cá nhân, cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, cơ quan kiểm tra phản ánh kịp thời về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
CÁC MẪU BIỂU SỬ DỤNG TRONG VIỆC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
(Kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Kế hoạch kiểm tra:
Mẫu 1.KHKT
26/2012/TT-BKHCN
2. Quyết định về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường:
Mẫu 2. QĐKT
26/2012/TT-BKHCN
3. Biên bản kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường:
Mẫu 3a. BBKT- ĐKT
26/2012/TT-BKHCN
4. Biên bản kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường (Cho Kiểm soát viên chất lượng):
Mẫu 3b. BBKT-KSVCL
26/2012/TT-BKHCN
5. Biên bản lấy mẫu:
Mẫu 4a. BBLM
26/2012/TT-BKHCN
6. Tem niêm phong mẫu:
Mẫu 4b. TNPM
26/2012/TT-BKHCN
7. Thông báo kết quả thử nghiệm mẫu không đạt yêu cầu chất lượng:
Mẫu 5. TBKQTNKĐ
26/2012/TT-BKHCN
8. Báo cáo về công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa:
Mẫu 6. BCCTKT
26/2012/TT-BKHCN
9. Thông báo về tạm dừng lưu thông hàng hóa:
Mẫu 7. TBTDLT
26/2012/TT-BKHCN
10. Biên bản niêm phong hàng hóa (Cho đoàn kiểm tra):
Mẫu 8a. BBNP-ĐKT
26/2012/TT-BKHCN
11. Biên bản niêm phong hàng hóa (Cho Kiểm soát viên chất lượng):
Mẫu 8b. BBNP-KSVCL
26/2012/TT-BKHCN
12. Thông báo về hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường:
Mẫu 9. TBTTLT
26/2012/TT-BKHCN
13. Thông báo hàng hóa không đạt chất lượng:
Mẫu 10. TBKĐCL
26/2012/TT-BKHCN
14. Biên bản vi phạm hành chính về chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
Mẫu 11. BBVPHC
26/2012/TT-BKHCN
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /KH-… |
………., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Kính gửi: ...............
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
(Cơ quan kiểm tra) xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:
1. Mục đích, yêu cầu:
2. Đối tượng hàng hóa kiểm tra:
3. Địa bàn kiểm tra:
4. Thời gian kiểm tra (theo tháng):
5. Kinh phí tổ chức thực hiện kiểm tra:
6. Tổ chức thực hiện:
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-... |
………., ngày ….. tháng ….. năm 20.. |
Về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN (1)
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ ……… (2) …….
Căn cứ ……… (3) …….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, gồm các thành viên sau đây:
1. Họ tên và chức vụ: ………………………………………………… Trưởng đoàn
2. Họ tên và chức vụ: ………………………………………………… Thành viên
3. …………..
Điều 2. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường với:
- Nội dung kiểm tra:
- Đối tượng kiểm tra: hàng hóa
- Cơ sở được kiểm tra:
- Chế độ kiểm tra:
- Thời gian kiểm tra từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Đoàn kiểm tra, các tổ chức cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
____________
(1) Thủ trưởng cơ quan ra quyết định;
(2) Ghi tên văn bản kế hoạch kiểm tra được phê duyệt nếu là kiểm tra theo kế hoạch. Nếu là kiểm tra đột xuất không ghi mục này;
(3) Văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định.
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày ….. tháng ….. năm 20….. |
Chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Số: .......................
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường được thành lập theo Quyết định số …../QĐ- ngày tháng năm của ……………………. (1) đã tiến hành kiểm tra từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm……………………. tại …………………………
Thành phần đoàn kiểm tra gồm
1. ……………… chức vụ: Trưởng đoàn
2. ……………… Thành viên
3. ………………
Đại diện cơ sở được kiểm tra:
1………………. chức vụ:
2…………..
Với sự tham gia của
1 ………………… chức vụ:
2. ………………..
I. Nội dung - kết quả kiểm tra:
II. Nhận xét và kết luận:
III. Yêu cầu đối với cơ sở:
IV. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra:
Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau vào hồi ... giờ ….. ngày ….. tháng … năm.... tại ………………………., đã được các bên thông qua. Cơ sở được kiểm tra giữ một (01) bản, Đoàn kiểm tra giữ một (01) bản lưu./.
Đại diện cơ sở được kiểm tra |
Trưởng đoàn kiểm tra
|
Thành viên đoàn kiểm tra |
Lưu ý:
- Trường hợp đoàn kiểm tra liên ngành số lượng biên bản sẽ tùy theo số cơ quan tham gia kiểm tra.
- (1) Chức danh của người ra Quyết định kiểm tra.
Mẫu 3b. BBKT-KSVCL
26/2012/TT-BKHCN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày ….. tháng ….. năm 20….. |
Chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Số: ………………..
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Hôm nay, ngày … tháng ………. năm ………., Tôi …………………… Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra lại: …………………………………………………………………………………….
Đại diện cơ sở được kiểm tra: ……………………………………………………………
Người chứng kiến: …………………………………………………………………………
I. Nội dung - kết quả kiểm tra:
II. Nhận xét và kết luận:
III. Yêu cầu đối với cơ sở:
IV. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra:
Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau vào hồi giờ.... ngày... tháng ….. năm …… tại …………………………….., đã được các bên thông qua, Cơ sở được kiểm tra giữ 01 bản. Kiểm soát viên chất lượng lưu 01 bản./.
Đại diện cơ sở được kiểm tra |
Kiểm soát viên chất lượng |
Người chứng kiến |
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày ….. tháng ….. năm 20….. |
Theo Biên bản kiểm tra số: …………….
1. Tên cơ sở được lấy mẫu:
2. Đại diện cơ sở được lấy mẫu: (Họ tên, chức vụ, đơn vị)
………………………………………………………………………………………………
3. Người lấy mẫu: (Họ tên, chức danh, đơn vị)
………………………………………………………………………………………………
4. Phương pháp lấy mẫu: Theo TCVN ……….. hoặc QCVN …………. hoặc phương pháp ngẫu nhiên, đảm bảo mẫu là đại điện cho lô hàng
STT |
Tên mẫu, ký hiệu |
Tên cơ sở và địa chì NSX/NK ghi trên nhãn |
Đơn vị tính |
Lượng mẫu |
Khối lượng (số lượng) lô hàng |
Ngày sản xuất, số lô (nếu có) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Tình trạng mẫu:
- Mẫu được chia làm 02 đơn vị: 01 đơn vị đưa đi thử nghiệm. 01 đơn vị được lưu tại cơ quan kiểm tra. (Số lượng của mỗi đơn vị mẫu đảm bảo đủ để thử các chỉ tiêu cần kiểm tra theo yêu cầu quản lý và phương pháp thử quy định).
- Mẫu được niêm phong có sự chứng kiến của đại diện cơ sở lấy mẫu.
Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, đã được các bên Thông qua, mỗi bên giữ 01 bản./.
Đại diện cơ sở được lấy mẫu |
Người lấy mẫu |
Trưởng đoàn kiểm tra |
Theo Biên bản lấy mẫu số ….. ngày …. tháng ….. năm ………..
Tên mẫu ………………………………………………………………………………..
Số thứ tự trong biên bản lấy mẫu: ……………………….
Ngày lấy mẫu …………………………………………………………………………...
NGƯỜI LẤY MẪU |
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC LẤY MẪU |
Ghi chú: Tem niêm phong được đóng dấu treo của cơ quan kiểm tra khi niêm phong mẫu.
Mẫu 5. TBKQTNKĐ
26/2012/TT-BKHCN
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-… |
………., ngày ….. tháng ….. năm 20….. |
Kết quả thử nghiệm mẫu không đạt yêu cầu chất lượng
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của (1) ………….. tại Quyết định số ... ngày...
Ngày.... tháng …. năm ,(1) đã tiến hành kiểm tra chất lượng và nhãn hàng hóa …………………… lưu thông trên thị trường tại...(2) thuộc ....
Căn cứ vào biên bản lấy mẫu số... và kết quả thử nghiệm mẫu số …………………
…………….. (1) THÔNG BÁO
I. Các mẫu hàng hóa không đạt yêu cầu chất lượng:
STT |
Tên mẫu, Ký hiệu |
Tên cơ sở và địa chỉ NSX/NK ghi trên nhãn |
Thuộc lô hàng (Khối lượng, ngày sản xuất, số lô, nếu có) |
Chỉ tiêu không đạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Yêu cầu đối với cơ sở được kiểm tra:
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
____________
(1) Cơ quan kiểm tra;
(2) Tên cơ sở được kiểm tra.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-… |
………., ngày ….. tháng ….. năm 20….. |
Về công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa
Kính gửi: .....................
I. Đặc điểm tình hình lưu thông hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý:
II. Kết quả kiểm tra:
1. Các hàng hóa được kiểm tra:
2. Số cơ sở được kiểm tra và địa bàn kiểm tra:
3. Tình hình chất lượng, nhãn hàng hóa qua kiểm tra:
4. Tình hình vi phạm, xử lý và một số vụ điển hình:
- Số vụ vi phạm, xử lý:
- Các hành vi vi phạm:
- Một số vụ điển hình: (hàng hóa (số lượng, trị giá), nội dung vi phạm, hình thức và mức xử lý)
5. Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về chất lượng và nhãn hàng hóa.
III. Nhận xét đánh giá chung:
IV. Kiến nghị:
(Các phụ lục kèm theo báo cáo: ……………)
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-… |
………., ngày ….. tháng ….. năm 20….. |
Về tạm dừng lưu thông hàng hóa
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ Biên bản kiểm tra ngày ..tháng...năm ... tại...
Căn cứ Kết quả thử nghiệm mẫu (nếu có),
…………….. (1) THÔNG BÁO
1. Tạm dừng việc .... (bán, lưu thông, sử dụng...) hàng hóa (Tên hàng - số lượng) từ ngày………. của:
- Tên tổ chức, cá nhân (cơ sở được kiểm tra)
- Địa chỉ:
Lý do tạm dừng lưu thông:.........
2. (2) có trách nhiệm liên hệ với người sản xuất, hoặc nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục, sửa chữa trong thời hạn ……….. ngày. Hàng hóa nêu trên chỉ được phép tiếp tục lưu thông nếu đã thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, báo cáo với cơ quan kiểm tra kèm theo bằng chứng khắc phục và được cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường.
3. (2). Đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm thi hành Thông háo này.
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
____________
(1) Cơ quan kiểm tra;
(2) Tên tổ chức, cá nhân (CSKD) có hàng tạm dừng bán.
Mẫu 8a. BBNP-ĐKT
26/2012/TT-BKHCN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày ….. tháng ….. năm 20….. |
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ Thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa số ....
Hôm nay, hồi... giờ... ngày... tháng... năm
Chúng tôi gồm:
Đoàn kiểm tra (Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra)
- Họ và tên …………. Chức vụ .... Trưởng đoàn
- Họ và tên …………. Chức vụ ….. Thành viên
.............................................................
Đại diện cơ sở được kiểm tra
- Họ và tên …………. Chức vụ
Tiến hành niêm phong (tên hàng hóa) ……….. số lượng.... lưu giữ tại địa chỉ....
Tình trạng hàng hóa khi niêm phong:
Yêu cầu cơ sở có trách nhiệm bảo quản, giữ nguyên tình trạng hàng hóa và niêm phong.
Biên bản này được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau. Cơ quan kiểm tra lưu 01 bản, cơ sở được kiểm tra lưu 01 bản.
Đại diện cơ sở được kiểm tra |
Trưởng đoàn kiểm tra |
Thành viên đoàn kiểm tra |
Mẫu 8b. BBNP-KSVCL
26/2012/TT-BKHCN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày ….. tháng ….. năm 20….. |
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ Thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa số ....
Hôm nay, hồi...giờ... ngày... tháng... năm
Chúng tôi gồm:
- Họ và tên: ……………… Kiểm soát viên chất lượng thuộc cơ quan kiểm tra …………………..
- Họ và tên: ………………………… Chức vụ ……………….. đại diện cơ sở được kiểm tra
- Người chứng kiến: ………………………..
Tiến hành niêm phong (tên hàng hóa).... số lượng.... lưu giữ tại địa chỉ....
Tình trạng hàng hóa khi niêm phong:
Yêu cầu cơ sở có trách nhiệm bảo quản, giữ nguyên tình trạng hàng hóa và niêm phong.
Biên bản này được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau. Cơ quan kiểm tra lưu 01 bản, cơ sở được kiểm tra lưu 01 bản.
Đại diện cơ sở được kiểm tra |
Kiểm soát viên chất lượng |
Người chứng kiến |
Mẫu 9. TBTTLT
26/2012/TT-BKHCN
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-… |
………., ngày ….. tháng ….. năm 20….. |
Về hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ Thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa số ...
Căn cứ kết quả hành động khắc phục đối với hàng hóa ………
…………. (1) THÔNG BÁO
1. Tên hàng hóa ……………….. số lượng ……… của:
- Tên tổ chức, cá nhân (cơ sở được kiểm tra):
- Địa chỉ:
Được tiếp tục lưu thông trên thị trường kể từ ngày ban hành thông báo này.
2. (2), Đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm thi hành Thông báo này./.
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
____________
(1) Cơ quan kiểm tra;
(2) Tên tổ chức, cá nhân có hàng hóa được tiếp tục lưu thông
Mẫu 10. TBKĐCL
26/2012/TT-BKHCN
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-… |
………., ngày ….. tháng ….. năm 20….. |
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Căn cứ kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa tại ……………… ngày....
…………….. (1) THÔNG BÁO
- Tên hàng hóa:
- Số lượng:
- Nhãn hiệu ghi trên hàng hóa:
- Tên cơ sở bán hàng và địa chỉ bán hàng hóa:
- Nội dung không đạt chất lượng (Chỉ tiêu chất lượng, ghi nhãn,...)
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
Mẫu 11. BBVPHC
26/2012/TT-BKHCN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......../BB-VPHC |
………., ngày ….. tháng ….. năm 20….. |
Vi phạm hành chính về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Hôm nay, hồi ….. giờ ….. ngày ….. tháng....năm…. tại ………………………………
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà) ……………………….. Chức vụ: Trưởng đoàn kiểm tra (Theo Quyết định số ......../QĐ-.....)
2. Ông (bà) ……………………….. Chức vụ: ……………………………………………
3. Ông (bà) ……………………….. Chức vụ: ……………………………………………
Với sự chứng kiến (nếu có) của:
1. Ông (bà): …………………………………… Nghề nghiệp: …………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………..
Giấy CMND số: ………………… Ngày cấp: …………………… Nơi cấp: ……………
2. Ông (bà): ………………………………….. Nghề nghiệp: ……………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
Giấy CMND số: …………………… Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: ………………
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với:
Ông (bà)/tổ chức: ………………………………………………………………………….
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ………………………… Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: …………………………………………………………………………..
Đã có hành vi vi phạm hành chính như sau: ……………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Các hành vi trên đã vi phạm vào điểm ….. Khoản ...... Điều ………. Nghị định số …………. của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: ...
…………………………………………………………………………………………………
Ý kiến của người làm chứng (nếu có) ……………………………………………………
Ý kiến của người có thẩm quyền lập biên bản: …………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Yêu cầu ông (bà)/tổ chức: …………………… đình chỉ ngay các hành vi vi phạm.
Biên bản được lập thành ……………. bản có nội dung và giá trị như nhau, đã được các bên nhất trí thông qua, ký tên vào từng trang và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một (01) bản, gửi báo cáo cơ quan kiểm tra một (01) bản và chuyển một (01) bản cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Người vi phạm |
Trưởng đoàn kiểm tra |
Người chứng kiến |
|
____________
1) Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.
2) Nếu không ký, ghi rõ lý do người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản.
THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 26/2012/TT-BKHCN |
Hanoi, December 12th 2012 |
ON THE STATE INSPECTION OF QUALITY OF GOODS IN CIRCULATION
Pursuant to the Law on Product and goods quality dated November 21st 2007;
Pursuant to the Government's Decree No. 132/2008/NĐ-CP dated December 31st 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product and goods quality;
Pursuant to the Government's Decree No. 89/2006/NĐ-CP dated August 30th 2006 on goods labels;
Pursuant to the Government's Decree No. 28/2008/NĐ-CP dated March 14th 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;
The Minister of Science and Technology issues a Circular on the state inspection of quality of goods in circulation,
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Circular deals with the content, order, procedures, and organization of the state inspection of quality of goods in circulation.
2. This Circular is applicable to the product quality inspection agencies and the goods belonging to the Ministries, local authorities, relevant organizations and individuals.
Article 2. Subjects of inspection
1. The goods circulating on the Vietnam’s market.
2. The specialized goods serving National defense and security are not the inspection subjects of this Circular.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, the terms below are construed as follows:
1. Goods in circulation include the goods in transit, goods being displayed, promoted goods, and goods in storage during the trading of goods, except for the transit of goods of the organizations and individuals that import goods from the border checkpoint to warehouses.
2. Other terms in this Circular shall be construed in accordance with the interpretation in Article 3 of the Law on Product and goods quality.
Article 4. The basis for inspection
The basis for inspecting the goods quality is the applicable technical standards, the regulations on goods labels, and other regulations of law.
Article 5. The methods of goods quality inspection
The methods of inspecting the quality of goods in circulation include:
1. Inspection according to annual plans approved by competent State agencies. The planned inspection shall be carried out without giving prior notice to the traders.
a) The basis for formulating the annual plan for inspecting the quality of goods in circulation include:
- The targets and plans requested by specialized managing agencies;
- The results of the inspections of quality of goods in circulation include:
- The information on the mass media about the suspicious quality of goods;
- The domestic, foreign, regional, and international warnings about goods quality.
b) The inspection plan must provide the following information:
- The subjects of inspection
- The area of inspection;
- The time of inspection (month);
- The cost of inspection;
- The organization.
2. The irregular inspection of goods quality.
The basis for deciding a irregular inspection of quality of goods in circulation:
a) At the requests of by specialized managing agencies;
b) The complaints and denunciations against goods quality;
c) The information and warnings from domestic and foreign organizations and individuals about suspicious quality of goods that threaten the safety of human beings, animals, plants, property, and the environment;
d) The inspections of quality of goods in circulation find goods of suspicious quality
Article 6. Samples of goods for testing serving the goods quality inspection
1. The goods samples shall be purchased randomly from the market and tested at laboratories to serve the survey and supervision of the goods quality on the market. The purchase of samples for quality inspection does not have to be kept.
2. If the quality of goods is suspicious, the chief inspector shall decide to take samples. The samples taken and tested at laboratories:
a) The samples shall be taken in accordance with the sampling methods in the corresponding technical regulations and standards. In the absence of the regulations on the sampling method, the samples shall be taken randomly and adequately for testing. The samples is divided into two units. One unit shall be tested, one unit shall be kept at the inspecting agency. The Inspectorate shall specify the period of keeping samples at the inspecting agency depending on the goods and their expiration date. This period must not exceed 90 days. If there is not complaints after the period of keeping samples expires, the inspecting agency shall handle the kept samples as prescribed by current regulations.
b) The samples taken must be sealed (according to the form of seal 4b. TNPL – in the annex enclosed with this Circular), bear the signatures of the sample taker, the representative of the premises where the samples are taken, and enclosed with the sampling record ( according to the form 4a. BBLM in the Annex enclosed with this Circular). If the representative of the premises refuses to sign the sampling record, the seal, or the samples, the Inspectorate shall specify that “the representative of the premises does not sign the sampling record and the seal”. The sampling record and the sample seal that bear the signatures of the sample taker and the chief inspector are still valid.
c) The samples shall be sent to an appointed laboratory for testing.
The test result given by the appointed laboratory is the legal basis for the inspecting agency to proceed the inspection.
3. The costs of goods sampling and testing are prescribed in Article 41 of the Law on Product and goods quality and the Joint Circular No. 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN dated March 03rd 2010 of the Ministry of Finance and the Ministry of Science and Technology, guiding the management and use of budget for the state inspection of goods quality.
THE CONTENT, ORDER, PROCEDURES, AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 7. The content of goods quality inspection
1. Goods labels:
a) Inspect goods label shall in accordance with the laws on goods labels;
b) Inspect the display of the applicable standards and the conformity mark.
2. The quality:
a) Inspect the condition for goods preservation in accordance with the regulations or the content on the goods labels;
b) Inspect the content and display of warnings about the potential danger of goods;
c) Inspect the conformity of goods with the applicable technical standards, and enclosed documents.
If samples must be taken, the Inspectorate shall take samples in accordance with Clause 2 Article 6 of this Circular.
Article 8. The order and procedure for inspection
1. The Inspectorate shall carry out the inspection in the following order:
a) Present the inspection decision (made according to the form 2a. QĐKT in the Annex enclosed with this Circular) before the inspection:
b) Carry out the inspection in accordance with Article 7 of this Circular;
c) Make an inspection record (made according to the form 3a. BBKT in the Annex enclosed with this Circular). The inspection record must bear the signatures of the representatives of the inspected premises and the Inspectorate. If the representative of the inspected premises refuses to sign the inspection record, the Inspectorate shall write “the representative of the premises does not sign the record” on the record; The inspection record that bears the signatures of the chief inspector and the members of the Inspectorate is still valid.
d) Report the inspection result to the inspecting agency and request the notification of the result of the test on the samples of goods of suspicious quality to the organizations and individuals having the inspected goods within 05 working days from the date on which the test result is received (according to the form 5. TBKQTNKD in the Annex enclosed with this Circular);
dd) Handle the inspection result in accordance with Article 9 of this Circular.
2. The quality controller shall carry out the independent inspection in the following order:
a) Present the quality controller’s card before the inspection;
b) Carry out the inspection in accordance with Article 7 of this Circular;
c) Make an inspection record (made according to the form 3b. BBKT - KSVCL in the Annex enclosed with this Circular).The inspection record must bear the signatures of the representatives of the inspected premises and the quality controller. If the representative of the inspected premises refuses to sign the record, the quality controller shall write “the representative of the premises does not sign the record” on the record; The record that bears the signatures of the quality controller and the witnesses is still valid.
d) Handle the inspection result in accordance with Article 9 of this Circular.
Article 9. Handling violations
1. If the goods fails to satisfy the requirements of goods labels, announcement of applicable standards, certification of conformity, declaration of conformity, the measures for quality control according to the corresponding technical standards applicable to the goods, and the conditions related to the production, then:
a) The Inspectorate and quality controller shall request the seller to temporarily stop selling such goods, and request him or her to contact the producer or importer to take remedial measure within the period specified in the record.
Within 24 hours, the Inspectorate and quality controller must send reports to the inspecting agency for the inspecting agency to issue a notification of the suspension of goods circulation (according to the form 7. TBTDLT in the Annex enclosed with this Circular) and handle the situation intra vires; the period of suspending goods circulation in the announcement starts from the date on which the inspection record is signed;
b) The inspecting agency only issues the notification of the permission to circulate the goods (according to the form 9. TBTTLT in the Annex enclosed with this Circular) when the seller has satisfied the requirements and sent written reports attached with evidences to the inspecting agency;
c) If the seller keeps committing the violations or refuses to comply with the requirements from the inspecting agency, within 07 working days from the date on which the conclusion about the continuation of the violations of the seller is made, the inspecting agency shall announce the name of the seller, the address of the shops, the names of goods, and the inconformity of goods on the local or central mass media depending on the seriousness and influence (according to the form 10. TBKĐCL in the Annex enclosed with this Circular). Concurrently, the inspecting agency shall send the documents to the competent persons or competent State agencies and request them to handle the situation in accordance with law.
2. If the samples test result is not conformable with the applicable standards, conformity certification, or corresponding technical regulations, the Inspectorate and quality controller shall:
a) Send reports to the inspecting agency on the sample test result of for the inspecting agency to send the seller the notification of the unsatisfactory sample test result (according to the form 5. TBKQTNKĐ in the Annex enclosed with this Circular) within 05 working days from the date on which the inspecting agency receives the test result sheet. The inspecting agency shall send the documents to the competent persons or competent State agencies and request them to handle the situation in accordance with law;
b) Make a sealing record and seal the goods in stock at the inspected premises (made according to the form 8a. BBNP - ĐKT in the Annex enclosed with this Circular).If the representative of the inspected premises refuses to sign the record, the Inspectorate and quality controller shall write “the representative of the premises does not sign the record” on the record. The record that bears the signatures of the chief inspector and the quality controller is still valid. Within 24 hours, the Inspectorate and quality controller shall send reports to the inspecting agency for the inspecting agency to issue an notification of the suspension of the goods circulation;
c) Request the seller to provide information about the goods of the same kind such as the amount of goods in stock and sold, and contact the producer or importer to carry out rectifications and fulfill the obligations as prescribed by law.
Send reports to the inspecting agency shall for the inspecting agency to send documents to competent persons or competent agencies and request them to handle the act of selling goods of which the quality is not in conformity with applicable standards or corresponding technical regulations if the goods are sold;
d) If the seller does not concur with the sample test result, he or she shall request, in writing, the inspecting agency to appoint another laboratory to test the samples within 02 working days from the date on which the notification of unsatisfactory sample test result is received. This test result is the basis for the inspecting agency to give the final conclusion. The cost of this sample test shall be incurred by the seller;
dd) The inspecting agency only issue the notification of the permission to circulate the goods (according to the form 9. TBTTLT in the Annex enclosed with this Circular) when the seller has satisfied the requirements and sent written reports attached with evidences to the inspecting agency.
3. If the regulations on labels are seriously violated (the labels are fake, the goods are expired; the information and warnings on the label is incorrect and cause danger), or there are concrete evidences that the goods are dangerous, or the sample test result does not satisfy the applicable standards, conformity certification, and corresponding technical regulations in a way that threaten the safety of humans, animals, plants, property, and the environment, or the seller fails to comply with the requirements in the notification of the suspension of goods circulation, then the inspecting agency shall send documents to the competent persons or competent State agencies and request them the handle the situation as prescribed by law, and announce the name of the seller, the addresses of the shops, the names of goods, and the inconformity of goods on the mass media.
4. If administrative violations are discovered during the inspection:
a) If the members of the Inspectorate do not include specialized inspectors or market controllers, the chief inspector shall make a record on the administrative violations (according to the form 11. BBVPHC in the Annex enclosed with this Circular) and request the inspecting agency to send documents to the competent persons or competent State agencies and request them to handle the situation as prescribed by law;1
b) If the members of the Inspectorate include specialized inspectors or market controllers, the specialized inspectors or market controllers shall make the record on the administrative violations and handle the situation as prescribed by law.
5. After finding that the goods in circulation do not satisfy the applicable standards and corresponding technical regulations, the inspecting agency shall notify and request the inspecting agency where the goods are produced or import carry out the product quality inspection at that production or import establishment in accordance with Article 5, Article 6 and Article 8 of the Government's Decree No. 132/2008/NĐ-CP dated December 31st 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product and goods quality;
6. The documents being sent to the competent persons or the competent State agency for handing the violations include: the inspection decision, the inspection record, the notification of sample test result or the evidences that the products are not satisfactory, the administrative violation record, the sealing record, the notification of the suspension of goods circulation, the written request from the inspecting agency that the competent agency carries out the handling procedure as prescribed by law.
The persons and State agencies competent to handle violations shall consider and handle the violations in accordance with law, then notify the result to the inspecting agency for monitoring and summarizing.
REGULATIONS ON THE IMPLEMENTATION
Article 10. Responsibility of the inspecting agency for formulating the inspection plan
According to Clause 1 Article 5 of this Circular, the inspecting agency shall formulate the annual inspection plan as follows:
1. Before December 01st every year, the local inspecting agencies must finish formulating the plans for inspecting the quality of local goods in circulation for the next year.
2. The plans for inspecting the quality of local goods in circulation for the next year made by the local inspecting agencies must be reported to the central inspecting agencies in charge of the same disciplines, and sent to the Services of Science and Technology after they are approved
Before December 31st every year, the Services of Science and Technology shall summarize and report the inspection plans of the local inspecting agencies to the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces and the Ministry of Science and Technology (the Directorate for Standards, Metrology, and Quality).
3. Before June 30th every year, the central inspecting agencies must finish formulating the plan for inspecting the quality of local goods in circulation for the next year.
The plans for inspecting the quality of central goods in circulation for the next year made by the local inspecting agencies must be reported to the Ministries in charge of the same disciplines, and the Ministry of Science and Technology (the Directorate for Standards, Metrology, and Quality) after they are approved.
4. Before July 15th every year, the Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall formulate the inter-sectoral inspection plan and send it to the Ministry of Science and Technology for approval and execution in cooperation.
Article 11. Responsibility of inspecting agencies and relevant agencies for the cooperation in inspecting and handling violations of the laws on goods quality.
1. The inspecting agency shall handle the situation within 03 working days from the date on which the administrative violation record is made. The inspecting agency shall send documents to the competent persons or the competent State agency for handing the violations as prescribed by law.
2. The persons and State agencies competent to handle violations shall consider and handle the administrative violations in accordance with law, then notify the result to the inspecting agency for monitoring the rectification of the consequences after the administrative violations are penalized.
3. The Police, the Customs, the Market management agencies, specialized inspectorates, and other agencies shall make administrative violation records and handle the administrative violations within the functions and powers assigned when they discover violations of laws on quality of goods in circulation while performing their duties.
Article 12. Reporting the inspection results
1. The inspecting agency shall summarize and report the inspection results every 6 months, every year, on demand, or after carrying out irregular inspections. The report content (according to the form 6. BBCTKT in the Annex enclosed with this Circular):
a) The local inspecting agencies shall summarize and report the result of the inspection of quality of goods in circulation under their charge to the managing agencies and the Services of Science and Technology, for summarizing and sending reports to the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces and the Ministry of Science and Technology (the Directorate for Standards, Metrology, and Quality)
a) The central inspecting agencies shall summarize and report the result of the inspection of quality of goods in circulation under their charge to the managing Ministries and the Ministry of Science and Technology (the Directorate for Standards, Metrology, and Quality).
2. Based on the reports from the localities, Ministries and agencies, the Ministry of Science and Technology shall summarize and send reports to the Prime Minister.
This Circular takes effect on January 27th 2013 and supersedes the Circular No. 16/2009/TT-BKHCN dated June 02nd 2009 of the Minister of Science and Technology, guiding the state inspection of quality of goods in circulation.
1. The Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, inspecting agencies, organizations, individuals, and relevant agencies are responsible for the implementation of this Circular.
2. the Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall guide and inspect the implementation of this Circular.
3. Inspecting agencies are recommended to send feedbacks on the difficulties arising during the course of implementation to the Directorate for Standards, Metrology, and Quality for sending reports to the Ministry of Science and Technology for consideration and settlement./.
|
FOR THE MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực