Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Số hiệu: | 23/2013/TT-BKHCN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Người ký: | Trần Việt Thanh |
Ngày ban hành: | 26/09/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2013 |
Ngày công báo: | 03/11/2013 | Số công báo: | Từ số 719 đến số 720 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
BỘ KHOA HỌC VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2013/TT-BKHCN |
Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2013 |
QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN ĐO NHÓM 2
Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.
1. Thông tư này quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 (sau đây gọi tắt là phương tiện đo) bao gồm: Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo; phê duyệt mẫu; kiểm định phương tiện đo.
2. Thông tư này không áp dụng đối với phương tiện đo bức xạ, hạt nhân, phương tiện đo là hàng hóa được ưu đãi, miễn trừ thủ tục hải quan, hàng hóa tạm nhập-tái xuất, hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa gửi kho ngoại quan, hàng hóa phục vụ các yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa phục vụ trực tiếp cho hoạt động đo lường đặc thù thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
1. Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là cơ sở) sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo.
2. Tổ chức kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo được chỉ định.
3. Cơ quan nhà nước về đo lường, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường là tập hợp đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam (ký hiệu là ĐLVN) hiện hành.
2. Phương tiện đo nhóm 2 là phương tiện đo được sử dụng đo định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành.
3. Phê duyệt mẫu là biện pháp kiểm soát về đo lường do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện để đánh giá, xác nhận mẫu phương tiện đo hoặc mẫu của loại (type) phương tiện đo (sau đây gọi tắt là mẫu) phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.
4. Kiểm định là biện pháp kiểm soát về đo lường do tổ chức kiểm định phương tiện đo được chỉ định thực hiện để đánh giá, xác nhận phương tiện đo đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.
5. Cơ sở sản xuất phương tiện đo là tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc các hoạt động chuyển giao công nghệ, chế tạo, lắp ráp, cải tiến, cải tạo phương tiện đo tại Việt Nam.
6. Cơ sở nhập khẩu phương tiện đo là tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu phương tiện đo nguyến chiếc.
7. Cơ sở kinh doanh phương tiện đo là tổ chức, cá nhân bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán phương tiện đo tại Việt Nam.
8. Các từ ngữ khác được hiểu theo quy định tại Điều 3 Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011.
Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo bao gồm:
1. Các phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo quy định trong bảng sau đây:
TT |
Tên phương tiện đo |
Biện pháp kiểm soát về đo lường |
Chu kỳ kiểm định |
|
|||
Phê duyệt mẫu |
Kiểm định |
|
|
||||
Ban đầu |
Định kỳ |
Sau sửa chữa |
|
|
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
Lĩnh vực đo độ dài |
|
||||||
1 |
Thước cuộn |
- |
x |
- |
- |
|
|
2 |
Taximet |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
3 |
Phương tiện đo kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
Lĩnh vực đo khối lượng |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Cân phân tích |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
5 |
Cân kỹ thuật |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
6 |
Cân bàn |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
7 |
Cân đĩa |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
8 |
Cân đồng hồ lò xo |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
9 |
Cân treo dọc thép-lá đề |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
10 |
Cân treo móc câu |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
11 |
Cân ô tô |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
12 |
Cân tàu hỏa tĩnh |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
13 |
Cân tàu hỏa động |
x |
x |
x |
x |
24 tháng |
|
14 |
Cân băng tải |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
15 |
Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
16 |
Quả cân cấp chính xác E2 |
- |
x |
x |
x |
24 tháng |
|
17 |
Quả cân cấp chính xác đến F1 |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
Lĩnh vực đo dung tích, lưu lượng |
|
||||||
18 |
Cột đo xăng dầu |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
19 |
Cột đo khí dầu mỏ hóa lỏng |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
20 |
Đồng hồ nước lạnh cơ khí |
x |
x |
x |
x |
60 tháng |
|
21 |
Đồng hồ nước lạnh có cơ cấu điện tử |
x |
x |
x |
x |
36 tháng |
|
23 |
Đồng hồ xăng dầu |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
24 |
Đồng hồ khí dầu mỏ hóa lỏng |
x |
x |
x |
x |
x |
|
25 |
Đồng hồ khí công nghiệp |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
26 |
Đồng hồ khí dân dụng - Qmax < 16m3/h - Qmax ≥ 16m3/h |
x x |
x x |
x x |
x x |
60 tháng 36 tháng |
|
27 |
Phương tiện đo dung tích thông dụng |
- |
x |
x |
x |
24 tháng |
|
28 |
Bể đong cố định |
- |
x |
x |
x |
60 tháng |
|
29 |
Xi téc ô tô |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
30 |
Xi téc đường sắt |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
31 |
Phương tiện đo mức xăng dầu tự động |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
Lĩnh vực đo áp suất |
|
||||||
32 |
Áp kế lò xo |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
33 |
Áp kế điện tử |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
34 |
Huyết áp kế thủy ngân |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
35 |
Huyết áp kế lò xo |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
Lĩnh vực đo nhiệt độ |
|
||||||
36 |
Nhiệt kế thủy tinh-chất lỏng |
- |
x |
- |
- |
- |
|
37 |
Nhiệt kế thủy tinh-rượu có cơ cấu cực tiểu |
- |
x |
- |
- |
- |
|
38 |
Nhiệt kế thủy tinh-thủy ngân có cơ cấu cực đại |
- |
x |
- |
- |
- |
|
39 |
Nhiệt kế y học thủy tinh-thủy ngân có cơ cấu cực đại |
- |
x |
- |
- |
- |
|
40 |
Nhiệt kế y học điện tử tiếp xúc có cơ cấu cực đại |
- |
x |
x |
- |
06 tháng |
|
41 |
Nhiệt kế y học điện tử bức xạ hồng ngoại đo tai |
|
x |
x |
x |
12 tháng |
|
Lĩnh vực đo hóa lý |
|
||||||
42 |
Phương tiện đo độ ẩm hạt nông sản |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
43 |
Tỷ trọng kế |
- |
x |
x |
x |
24 tháng |
|
44 |
Phương tiện đo hàm lượng bụi tổng trong không khí |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
45 |
Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở |
x |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
46 |
Phương tiện đo nồng độ khí thải xe cơ giới |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
47 |
Phương tiện đo nồng độ SO2, CO2, CO, NOx trong không khí |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
48 |
Phương tiện đo pH, nồng độ oxy hòa tan, độ dẫn điện, độ đục của nước, tổng chất rắn hòa tan trong nước |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
Lĩnh vực đo điện, điện từ |
|
|
|
|
|
|
|
49 |
Công tơ điện xoay chiều 1 pha |
x |
x |
x |
x |
60 tháng |
|
50 |
Công tơ điện xoay chiều 3 pha |
x |
x |
x |
x |
24 tháng |
|
51 |
Biến dòng đo lường |
x |
x |
x |
x |
60 tháng |
|
52 |
Biến áp đo lường |
x |
x |
x |
x |
60 tháng |
|
53 |
Phương tiện đo điện trở cách điện |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
54 |
Phương tiện đo điện trở tiếp đất |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
55 |
Phương tiện đo điện tim |
- |
x |
x |
x |
24 tháng |
|
56 |
Phương tiện đo điện não |
- |
x |
x |
x |
24 tháng |
|
Lĩnh vực đo âm thanh, rung động |
|
||||||
57 |
Phương tiện đo độ ồn |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
58 |
Phương tiện đo độ rung động |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
Lĩnh vực đo quang học |
|
||||||
59 |
Phương tiện đo độ rọi |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
60 |
Phương tiện đo tiêu cự kính mắt |
- |
x |
x |
x |
12 tháng |
|
Trong đó:
- Ký hiệu “x”: Biện pháp phải được thực hiện đối với phương tiện đo;
- Ký hiệu Biện pháp không phải thực hiện đối với phương tiện đo.
2. Các phương tiện đo không quy định tại Khoản 1 Điều này, khi sử dụng cho mục đích thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp, hoạt động công vụ khác của Nhà nước phải được kiểm định, hiệu chuẩn khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu nhưng không phải phê duyệt mẫu.
Hằng năm, theo đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ và yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây gọi tắt là Tổng cục) tổng hợp, trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo và chu kỳ kiểm định phương tiện đo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
1. Việc phê duyệt mẫu bao gồm: đăng ký phê duyệt mẫu; thử nghiệm, đánh giá mẫu; quyết định phê duyệt mẫu.
2. Thử nghiệm mẫu phải do tổ chức thử nghiệm thuộc Danh mục các tổ chức thử nghiệm được Tổng cục chỉ định thực hiện.
Danh mục các tổ chức thử nghiệm được chỉ định được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
3. Mẫu phải có cấu trúc, tính năng kỹ thuật bảo đảm ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính trong quá trình sử dụng; phải được thử nghiệm, đánh giá và kết luận là phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định.
4. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo được phê duyệt mẫu phải có biện pháp bảo đảm phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu phù hợp với mẫu đã phê duyệt.
Cơ sở lập một (01) bộ hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu và gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
1. Bản đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo theo Mẫu 1. ĐKPDM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bộ tài liệu kỹ thuật của mẫu. Tài liệu phải nêu rõ: Nguyên lý hoạt động, sơ đồ nguyên lý cấu trúc, hướng dẫn sử dụng; các kết cấu quan trọng ảnh hưởng tới đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu; vị trí các cơ cấu đặt và điều chỉnh thông số kỹ thuật đo lường chính của mẫu; vị trí để dán tem, đóng dấu kiểm định, niêm phong và các đặc điểm khác nếu có trên mẫu; vị trí cơ cấu hoặc tính năng kỹ thuật thực hiện ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu trong sử dụng (tiếng Việt hoặc tiếng Anh hoặc cả 2 thứ tiếng).
3. Bộ ảnh màu của mẫu và đĩa CD chứa bộ ảnh này. Bộ ảnh gồm: Một (01) ảnh tổng thể của mẫu; các ảnh mặt trước (mặt thể hiện kết quả đo), mặt sau, mặt trên, mặt dưới (nếu có), bên phải, bên trái của mẫu; các ảnh chụp riêng thể hiện thông tin về ký mã hiệu, kiểu và đặc trưng đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu; bảng mạch điện tử (nếu có), các phím vận hành; vị trí nhãn hàng hóa của mẫu, vị trí dán tem, dấu kiểm định; các vị trí niêm phong trên mẫu; các bộ phận khác có ảnh hưởng trực tiếp tới các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu.
Các ảnh phải cùng kích cỡ tối thiểu 100 mm x 150 mm nhưng không lớn hơn 210 mm x 297 mm, được gắn hoặc in mẫu trên giấy khổ A4 đóng thành tập. Ảnh chụp phải rõ ràng, chính xác thông tin về đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu và bảo đảm yêu cầu so sánh, đối chiếu, kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu so với mẫu đã phê duyệt.
4. Bản cam kết về chương trình phần mềm của phương tiện đo theo Mẫu 2. CKPM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng cho trường hợp phương tiện đo được vận hành, điều khiển theo chương trình phần mềm).
5. Bộ hồ sơ kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
Trường hợp cơ sở có đề nghị miễn, giảm thử nghiệm mẫu trong đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo, bộ hồ sơ gồm các tài liệu liên quan đến việc miễn, giảm thử nghiệm theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
6. Danh mục tài liệu về việc xây dựng và áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật để bảo đảm phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu phù hợp với mẫu đã phê duyệt.
1. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho cơ sở những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp trong hồ sơ có đề nghị miễn, giảm thử nghiệm mẫu nhưng không đủ căn cứ được miễn, giảm, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho cơ sở về việc phải thử nghiệm mẫu và/hoặc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu.
3. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng cục, nếu cơ sở chưa đủ hồ sơ để bổ sung, cơ sở phải có văn bản gửi Tổng cục nêu rõ lý do và thời hạn hoàn thành. Việc xử lý hồ sơ chỉ được tiếp tục thực hiện sau khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
4. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục ra quyết định phê duyệt mẫu theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
1. Việc thử nghiệm mẫu do cơ sở đăng ký phê duyệt mẫu lựa chọn, thực hiện theo thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm phương tiện đo được chỉ định.
2. Số lượng mẫu thử nghiệm và trình tự, thủ tục thử nghiệm mẫu thực hiện theo quy trình thử nghiệm tương ứng do Tổng cục ban hành.
3. Trường hợp mẫu chưa có quy trình thử nghiệm, Tổng cục chỉ định tổ chức thử nghiệm xây dựng, trình Tổng cục phê duyệt quy trình thử nghiệm tạm thời và tiến hành thử nghiệm mẫu.
Căn cứ để xây dựng quy trình thử nghiệm tạm thời là khuyến nghị của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế (OIML), tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), tiêu chuẩn của nước ngoài, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến mẫu.
1. Miễn thử nghiệm mẫu áp dụng cho một trong các trường hợp sau:
a) Phương tiện đo nhập khẩu có giấy chứng nhận phù hợp của tổ chức đo lường quốc tế hoặc có giấy chứng nhận phê duyệt mẫu của cơ quan đo lường có thẩm quyền của nước ngoài và được sự thừa nhận của Tổng cục đối với kết quả thử nghiệm mẫu phương tiện đo đó;
b) Phương tiện đo sản xuất hoặc nhập khẩu theo mẫu đã phê duyệt cho cơ sở khác và được cơ sở đó cho phép bằng văn bản;
c) Phương tiện đo nhập khẩu trong thiết bị, dây chuyền thiết bị đồng bộ theo dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Giảm thử nghiệm mẫu được xem xét, áp dụng cho một trong các trường hợp sau:
a) Phương tiện đo được cải tạo, cải tiến từ mẫu đã được phê duyệt cho cơ sở đăng ký phê duyệt mẫu nhưng làm thay đổi một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường chính so với mẫu đã được phê duyệt;
b) Phương tiện đo cùng loại với mẫu đã được phê duyệt cho cơ sở đăng ký phê duyệt mẫu.
Tổng cục xem xét, quyết định việc giảm và mức độ giảm thử nghiệm mẫu.
1. Việc đánh giá mẫu đã thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm mẫu đó thực hiện.
Trường hợp mẫu được miễn thử nghiệm, Tổng cục chỉ định một tổ chức thực hiện việc đánh giá mẫu.
2. Nội dung đánh giá mẫu:
a) Sự phù hợp kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu kỹ thuật đo lường tương ứng;
b) Sự phù hợp của cấu trúc, tính năng kỹ thuật của mẫu so với yêu cầu bảo đảm ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu theo mẫu đã được phê duyệt trong quá trình sử dụng;
c) Sự phù hợp của các ảnh của mẫu so với yêu cầu bảo đảm so sánh, đối chiếu, kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu so với mẫu đã được phê duyệt;
d) Sự phù hợp của các biện pháp quản lý, kỹ thuật do cơ sở xây dựng và áp dụng với yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Thông tư này.
3. Phương pháp đánh giá:
a) Xem xét hồ sơ đăng ký, các tài liệu có liên quan;
b) Trao đổi với chuyên gia kỹ thuật về những thông tin có liên quan;
c) Kiểm tra thực tế tại cơ sở (đối với trường hợp đã thực hiện phương pháp đánh giá quy định tại các điểm a và b Khoản 3 Điều này nhưng không đủ căn cứ để kết luận).
Kết thúc việc thử nghiệm, đánh giá mẫu, tổ chức thực hiện thử nghiệm, đánh giá mẫu lập một (01) bộ hồ sơ trình Tổng cục. Hồ sơ gồm:
1. Báo cáo tổng hợp kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu phương tiện đo theo Mẫu 3. BCPDM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giấy chứng nhận thử nghiệm, biên bản kết quả thử nghiệm theo mẫu quy định tại quy trình thử nghiệm tương ứng (đối với mẫu phải thử nghiệm theo quy định).
1. Căn cứ hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu và hồ sơ kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu hợp lệ, Tổng cục xem xét, quyết định phê duyệt mẫu cho cơ sở.
Trường hợp hồ sơ của cơ sở không đạt yêu cầu, Tổng cục có văn bản từ chối phê duyệt mẫu và nêu rõ lý do.
2. Quyết định phê duyệt mẫu có các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở;
b) Tên hãng sản xuất, nước sản xuất (đối với mẫu nhập khẩu);
c) Ký hiệu, kiểu của mẫu;
d) Đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu;
đ) Ký hiệu phê duyệt mẫu;
e. Thời hạn hiệu lực.
3) Thời hạn hiệu lực
a) Thời hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu, quyết định gia hạn là mười (10) năm kể từ ngày ký;
b) Thời hạn hiệu lực của quyết định điều chỉnh lấy theo quyết định phê duyệt đã cấp gần nhất trước đó.
4. Ký hiệu phê duyệt mẫu được quy định trong Mẫu 4. KHPDM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Quyết định phê duyệt mẫu được gửi cho cơ sở, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương nơi cơ sở đăng ký trụ sở chính.
6. Quyết định và hình ảnh của mẫu đã phê duyệt được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
1. Bộ hồ sơ của mẫu đã được phê duyệt gồm: Quyết định phê duyệt mẫu, hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu quy định tại Điều 7 và hồ sơ kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
2. Một (01) bộ hồ sơ được lưu giữ tại Tổng cục. Cơ sở chịu trách nhiệm lập một (01) bộ hồ sơ của mẫu đã được phê duyệt và lưu giữ tại cơ sở.
3. Thời hạn lưu giữ là năm (05) năm sau khi các quyết định phê duyệt mẫu, quyết định điều chỉnh, quyết định gia hạn hết hiệu lực.
1. Việc gia hạn hiệu lực chỉ thực hiện một (01) lần đối với một (01) quyết định phê duyệt mẫu.
2. Một (01) tháng trước khi quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực, nếu có nhu cầu, cơ sở lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị gia hạn và gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
a) Đề nghị gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo theo Mẫu 5. ĐNGHPDM của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của cơ sở) quyết định phê duyệt mẫu.
3. Căn cứ hồ sơ đề nghị, Tổng cục xem xét, quyết định gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu (sau đây gọi tắt là quyết định gia hạn) theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
4. Quyết định gia hạn và hồ sơ đề nghị gia hạn hiệu lực được lưu giữ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
1. Trường hợp đề nghị thay đổi về tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở có mẫu đã được phê duyệt
a) Cơ sở lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh và gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
- Công văn đề nghị điều chỉnh;
- Tài liệu có liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh.
b) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục xem xét, ban hành quyết định điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này đối với nội dung điều chỉnh.
2. Trường hợp đề nghị điều chỉnh các nội dung liên quan đến quy định tại điểm b, điểm c, điểm d Khoản 2 Điều 13 của Thông tư này
a) Cơ sở lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh và gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
- Công văn nêu rõ nội dung đề nghị điều chỉnh;
- Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh.
b) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Tổng cục xem xét, có văn bản hướng dẫn cơ sở thực hiện việc phê duyệt mẫu mới hoặc ban hành quyết định điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này đối với nội dung điều chỉnh.
3. Quyết định điều chỉnh và hồ sơ đề nghị điều chỉnh được lưu giữ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
1. Đình chỉ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ quyết định phê duyệt mẫu áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở không hoàn thành trách nhiệm theo quy định tại Điều 23 của Thông tư này gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Cơ sở có văn bản đề nghị đình chỉ hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu.
2. Tùy từng trường hợp cụ thể, Tổng cục xem xét, ban hành quyết định đình chỉ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ quyết định phê duyệt (gọi tắt là quyết định đình chỉ). Thời hạn đình chỉ không được quá sáu (06) tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của quyết định đình chỉ.
3. Quyết định đình chỉ được gửi cho cơ sở, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương nơi cơ sở đăng ký trụ sở chính và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
4. Trong thời hạn đình chỉ quy định tại Khoản 2 Điều này, sau khi hoàn thành việc khắc phục hậu quả do không thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Thông tư này, cơ sở bị đình chỉ có quyền lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ và gửi qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại trụ sở của Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị hủy bỏ quyết định đình chỉ;
b) Các tài liệu, hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả.
5. Tùy từng trường hợp cụ thể, Tổng cục quyết định kiểm tra trên hồ sơ hoặc kiểm tra tại cơ sở về nội dung đã khắc phục hậu quả.
6. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo cho cơ sở những nội dung cần bổ sung, sửa đổi.
7. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục ban hành quyết định bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ (gọi tắt là quyết định bãi bỏ hiệu lực).
8. Lưu giữ quyết định và hồ sơ đình chỉ, hồ sơ đề nghị bãi bỏ hiệu lực thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
1. Hủy bỏ hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở có mẫu phê duyệt bị phá sản, giải thể hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
b) Cơ sở có quyết định đình chỉ đã quá thời hạn đình chỉ nhưng không hoàn thành việc khắc phục hậu quả;
c) Cơ sở có văn bản đề nghị không tiếp tục sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo theo mẫu đã được phê duyệt.
2. Tổng cục ban hành quyết định hủy bỏ hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu (gọi tắt là quyết định hủy bỏ).
3. Quyết định hủy bỏ được gửi cho cơ sở, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương nơi cơ sở đăng ký trụ sở chính và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
1. Kiểm định ban đầu là việc kiểm định lần đầu tiên đối với phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng.
2. Kiểm định định kỳ là việc kiểm định theo chu kỳ quy định tại Điều 4 của Thông tư này đối với phương tiện đo trong quá trình sử dụng.
Kiểm định đối chứng là hình thức kiểm định định kỳ được thực hiện theo yêu cầu quy định tại Mục 2 Chương IV của Thông tư này.
3. Kiểm định sau sửa chữa là việc kiểm định đối với phương tiện đo thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phương tiện đo được sửa chữa do không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định;
b) Chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) của phương tiện đo bị mất, bị hỏng hoặc hư hại khác nhưng cấu trúc và các đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo không bị thay đổi so với mẫu đã được phê duyệt;
c) Theo kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền;
d) Người sử dụng phương tiện đo phát hiện dấu hiệu có khả năng phương tiện đo không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định và đề nghị kiểm định lại.
1. Việc kiểm định do cơ sở có phương tiện đo cần kiểm định lựa chọn, thực hiện theo thỏa thuận với tổ chức kiểm định được chỉ định có phạm vi kiểm định phù hợp thuộc Danh mục các tổ chức kiểm định được chỉ định.
Danh mục các tổ chức kiểm định được chỉ định được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
2. Việc kiểm định do kiểm định viên đo lường của tổ chức kiểm định được chỉ định thực hiện. Kiểm định viên đo lường phải được chứng nhận và cấp thẻ theo quy định.
3. Việc kiểm định được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại quy trình kiểm định phương tiện đo tương ứng do Tổng cục ban hành.
4. Trường hợp phương tiện đo chưa có quy trình kiểm định, Tổng cục chỉ định một tổ chức kiểm định xây dựng, trình Tổng cục phê duyệt quy trình kiểm định tạm thời và tiến hành kiểm định.
Căn cứ để xây dựng quy trình kiểm định tạm thời là khuyến nghị của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế (OIML), tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), tiêu chuẩn của nước ngoài, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến mẫu.
5. Chứng chỉ kiểm định được làm theo mẫu thống nhất trong toàn quốc.
6. Chứng chỉ kiểm định phải được in ấn, chế tạo, phát hành, quản lý và sử dụng theo đúng quy định. Chứng chỉ kiểm định cấp cho phương tiện đo được kiểm định đạt yêu cầu có giá trị trên phạm vi toàn quốc.
7. Thời hạn có giá trị của chứng chỉ kiểm định sẽ chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Chu kỳ kiểm định đã hết;
b) Đã có sự thay đổi hoặc cải tiến làm thay đổi đặc trưng kỹ thuật đo lường của phương tiện đo;
c) Phương tiện đo đã hỏng hoặc không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định;
d) Các chứng chỉ kiểm định bị mất, bị hỏng hoặc hư hại khác.
1. Phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng bao gồm:
a) Công tơ điện;
b) Đồng hồ nước lạnh.
2. Theo yêu cầu quản lý nhà nước từng giai đoạn, Tổng cục kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng tại Khoản 1 Điều này.
1. Tổ chức được giao thực hiện kiểm định đối chứng (gọi tắt là tổ chức kiểm định đối chứng) phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Tổ chức kiểm định đối chứng phải thuộc Danh mục các tổ chức kiểm định được Tổng cục chỉ định quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Thông tư này;
b) Về số lượng: không ít hơn hai (02) tổ chức cho một (01) loại phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng trên địa bàn một (01) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Số lượng phương tiện đo được kiểm định tại từng tổ chức kiểm định đối chứng được xác định trên tổng số phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng trong một (01) năm trên địa bàn một (01) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường tại địa phương đó.
3. Việc xác định và thông báo cụ thể số lượng và tên các tổ chức kiểm định đối chứng, số lượng phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng tại từng tổ chức kiểm định đối chứng trên địa bàn địa phương do Tổng cục thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương đó.
4. Kiểm định đối chứng được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 20 của Thông tư này.
1. Thực hiện quy định về phê duyệt mẫu phương tiện đo tại Chương II và Chương III của Thông tư này khi sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo.
2. Sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo theo mẫu đã được phê duyệt.
3. Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, phòng chống sự can thiệp làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính của phương tiện đo trong quá trình sử dụng.
4. Thực hiện việc kiểm định ban đầu đối với phương tiện đo theo quy định tại Chương IV của Thông tư này.
5. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Định kỳ hằng năm trước ngày 31 tháng 3 hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý lập báo cáo hoạt động tình hình sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo gửi về Tổng cục.
1. Kinh doanh phương tiện đo đã được phê duyệt mẫu theo quy định.
2. Thông tin cho khách hàng về các đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo.
3. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Bảo đảm các điều kiện bảo quản, sử dụng phương tiện đo theo quy định của nhà sản xuất, yêu cầu kỹ thuật đo lường của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.
2. Thực hiện việc kiểm định định kỳ, kiểm định sau sửa chữa đối với phương tiện đo trong quá trình sử dụng theo quy định tại Chương IV của Thông tư này.
3. Tuân thủ yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người sử dụng phương tiện đo khi thực hiện phép đo nhóm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền.
4. Bảo đảm điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, lượng hàng hóa.
5. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện việc kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo theo quy định tại Thông tư này.
2. Thực hiện yêu cầu kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo của khách hàng trừ trường hợp bất khả kháng.
3. Thực hiện việc chế tạo và quản lý sử dụng chứng chỉ kiểm định, thử nghiệm theo quy định.
4. Quản lý hoạt động kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo của kiểm định viên đo lường, nhân viên thử nghiệm.
5. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Định kỳ hằng năm trước ngày 31 tháng 3 hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý nhà nước, lập báo cáo hoạt động kiểm định, thử nghiệm gửi về Tổng cục và Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương nơi tổ chức kiểm định, thử nghiệm đăng ký trụ sở chính.
1. Ban hành văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam về yêu cầu kỹ thuật đo lường, quy trình kiểm định, quy trình thử nghiệm phương tiện đo.
2. Phê duyệt mẫu phương tiện đo.
3. Chỉ định tổ chức kiểm định phương tiện đo, tổ chức thử nghiệm phương tiện đo theo quy định.
4. Định kỳ hằng năm trước ngày 30 tháng 6 hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý nhà nước, thông báo bằng văn bản tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan về số lượng phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng và tổ chức được chỉ định thực hiện kiểm định đối chứng trên địa bàn địa phương.
5. Thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật đối với việc thực hiện Thông tư này.
1. Chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo trong phạm vi trách nhiệm được quy định tại Khoản 3 Điều 13 của Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường.
2. Chỉ đạo Thanh tra Sở thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đo lường trên địa bàn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về đo lường theo quy định của pháp luật.
1. Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các quy định của Thông tư này.
2. Kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo trên địa bàn trong phạm vi trách nhiệm được quy định tại Khoản 3 Điều 13 của Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường.
3. Định kỳ hằng năm trước ngày 30 tháng 5 hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý nhà nước, lập báo cáo tình hình thực hiện kiểm định đối chứng, đề xuất về số lượng phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng, tổ chức được chỉ định thực hiện kiểm định đối chứng trên địa bàn địa phương và gửi về Tổng cục và Sở Khoa học và Công nghệ địa phương.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2013.
2. Bãi bỏ hiệu lực của các văn bản sau đây:
a) Quyết định số 1073/QĐ-BKHCNMT ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) về việc ban hành Quy trình kiểm định phương tiện đo;
b) Quyết định số 65/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 19/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) quy định về việc ban hành “Danh mục phương tiện đo phải kiểm định và việc đăng ký kiểm định”;
c) Quyết định số 22/2006/QĐ-BKHCN ngày 10/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc phê duyệt mẫu phương tiện đo;
d) Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Danh mục phương tiện đo phải kiểm định”;
đ) Quyết định số 25/2007/QĐ-BKHCN ngày 05/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc áp dụng Quy trình và chu kỳ kiểm định đối với các phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định;
e) Quyết định số 11/2008/QĐ-BKHCN ngày 29/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung “Danh mục phương tiện đo phải kiểm định” ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/7/2007;
g) Thông tư số 14/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 22/2006/QĐ-BKHCN ngày 10/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc phê duyệt mẫu phương tiện đo.
1. Phương tiện đo đã được sử dụng trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này nhưng chưa được phê duyệt mẫu theo quy định, cơ sở sử dụng phương tiện đo lập hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 7 của Thông tư này và gửi về Tổng cục.
Căn cứ số lượng, chủng loại phương tiện đo được đề nghị phê duyệt, Tổng cục xem xét, quyết định kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra, đánh giá thực tế tại nơi sử dụng để quyết định phê duyệt mẫu cho cơ sở. Chi phí đánh giá thực tế do cơ sở bảo đảm.
2. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo có chứng chỉ phê duyệt mẫu còn hiệu lực theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BKHCN ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ được tiếp tục sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo phù hợp với mẫu đã phê duyệt và theo các quy định tại Thông tư này cho đến thời điểm hết hiệu lực của chứng chỉ phê duyệt mẫu đã cấp cho cơ sở.
1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
CÁC MẪU BIỂU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo
Mẫu 1. ĐKPDM
23/2013/TT-BKHCN
2. Bản cam kết về phần mềm của phương tiện đo
Mẫu 2. CKPM
23/2013/TT-BKHCN
3. Báo cáo tổng hợp kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu phương tiện đo
Mẫu 3. BCPDM
23/2013/TT-BKHCN
4. Ký hiệu phê duyệt mẫu
Mẫu 4. KHPDM
23/2013/TT-BKHCN
5. Đề nghị gia hạn quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo
Mẫu 5. ĐNGHPDM
23/2013/TT-BKHCN
23/2013/TT-BKHCN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………….. |
…………, ngày tháng năm…. |
ĐĂNG KÝ PHÊ DUYỆT MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO
Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Tên cơ sở:..................................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính (1): ..............................................................................................
Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có):.......................................................................
Điện thoại: ……………………....Fax:........................... Email:..................................
Đăng ký kinh doanh số: ………….... Ngày cấp………….. Nơi cấp...........................
Đề nghị Tổng cục phê duyệt mẫu để (sản xuất hoặc nhập khẩu) (2) phương tiện đo sau:
Tên phương tiện đo:
Đặc tính kỹ thuật đo lường chính: (ghi rõ tên hãng sản xuất, tên nước sản xuất, ký hiệu, kiểu, phạm vi đo, cấp chính xác và các đặc trưng kỹ thuật đo lường quan trọng khác)
Đề nghị được miễn/giảm thử nghiệm mẫu theo: (3)
Lý do đề nghị miễn/giảm thử nghiệm mẫu:
Tài liệu kèm theo (4):
Nơi nhận: |
CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ |
____________
(1): Ghi rõ đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập
(2): Ghi rõ sản xuất hoặc nhập khẩu.
(3): Ghi rõ đề nghị được miễn/giảm thử nghiệm mẫu theo quy định tại điều, khoản, điểm cụ thể của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN.
(4): Ghi tên hồ sơ nộp kèm (Ví dụ: Hồ sơ liên quan đến đề nghị miễn, giảm thử nghiệm mẫu; tờ khai hải quan đối với trường hợp nhập khẩu….)
23/2013/TT-BKHCN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………….. |
…………, ngày tháng năm…. |
BẢN CAM KẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHẦN MỀM CỦA PHƯƠNG TIỆN ĐO
Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Tên cơ sở:................................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính (1): .........................................................................................
Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có):......................................................................
Điện thoại: …………………...Fax:........................... Email:......................................
Tên phương tiện đo đề nghị phê duyệt: ..................................................................
Kiểu, ký hiệu: ...........................................................................................................
Cơ sở xin cam kết bảo đảm việc sử dụng, vận hành các chức năng theo chương trình phần mềm của phương tiện đo được (sản xuất hoặc nhập khẩu) (2) phù hợp với mẫu đã phê duyệt không làm thay đổi các đặc trưng kỹ thuật, đo lường chính của chúng.
Cơ sở xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu có hành vi làm trái với nội dung cam kết này./.
Tài liệu kèm theo:
- Đĩa CD chứa chương trình phần mềm (có niêm phong của cơ sở).
|
CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ |
23/2013/TT-BKHCN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………. |
…………, ngày tháng năm…. |
TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO
Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Theo đề nghị của...(ghi tên cơ sở đề nghị, địa chỉ trụ sở chính) (1) …, từ ... ngày ... tháng ... năm ... đến ngày... tháng ... năm (ghi tên tổ chức đánh giá) đã đánh giá để phê duyệt mẫu (sản xuất hoặc nhập khẩu) (2) đối với mẫu phương tiện đo sau đây:
Tên mẫu phương tiện đo: ........................................................................................
Kiểu, ký hiệu: ...........................................................................................................
Tên hãng sản xuất:...................................................................................................
Nước sản xuất:.........................................................................................................
Căn cứ biên bản kết quả thử nghiệm mẫu và kết quả đánh giá mẫu, (ghi tên tổ chức đánh giá) báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về mẫu như sau:
Mẫu có các đặc trưng kỹ thuật lường chính sau đây: (nêu rõ phạm vi đo, cấp chính xác/sai số cho phép, các đặc tính kỹ thuật của mẫu,..)
1. Đánh giá mẫu
a) Mẫu phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại quy trình thử nghiệm ...(ghi tên quy trình thử nghiệm)...:
□ Đạt. |
□ Không đạt. |
b) Mẫu có cấu trúc, tính năng kỹ thuật bảo đảm ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính trong quá trình sử dụng:
□ Đạt. |
□ Không đạt. |
c) Bộ hình ảnh của mẫu bảo đảm yêu cầu so sánh, đối chiếu, kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu so với mẫu:
□ Đạt. |
□ Không đạt. |
d) Biện pháp quản lý, kỹ thuật do cơ sở xây dựng và áp dụng so với yêu cầu bảo đảm phương tiện đo được cơ sở sản xuất, nhập khẩu phù hợp với mẫu đã được phê duyệt:
□ Đạt. |
□ Không đạt. |
2. Kết luận, kiến nghị
(Tên tổ chức đánh giá) kiến nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, (phê duyệt hoặc không phê duyệt) mẫu./.
|
TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ |
23/2013/TT-BKHCN
1. Ký hiệu phê duyệt mẫu phải được đặt ở vị trí bảo đảm dễ nhìn thấy, dễ đọc, không bị hư hỏng trong quá trình sử dụng, vận chuyển, bảo quản phương tiện đo.
2. Ký hiệu phê duyệt mẫu gồm ba nhóm chữ và số:
a) Nhóm thứ nhất gồm ba chữ PDM;
b) Nhóm thứ hai là số thứ tự mẫu được phê duyệt trong năm;
c) Nhóm thứ ba gồm bốn con số chỉ năm phê duyệt.
Giữa nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai là một ô cách. Giữa nhóm thứ hai và nhóm thứ 3 là dấu gạch ngang.
Ví dụ: PDM 001-2014
3. Ký hiệu phê duyệt mẫu phải rõ ràng, chiều cao chữ và số không nhỏ hơn hai (2) mm./.
23/2013/TT-BKHCN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………. |
…………, ngày tháng năm…. |
ĐỀ NGHỊ GIA HẠN HIỆU LỰC CỦA QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO
Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Tên cơ sở: ..............................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính(1): ............................................................................................
Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có): ...................................................................
Điện thoại: ………………………Fax:…………………..Email: ...............................
Đăng ký kinh doanh số: ………………….Ngày cấp..………….Nơi cấp .................
Đề nghị Tổng cục gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo số……..ngày….tháng…….năm……..
Thay đổi đặc tính kỹ thuật và đặc tính đo lường so với mẫu đã phê duyệt (nếu có thay đổi về kiểu ký hiệu, phạm vi đo, cấp chính xác và các đặc trưng kỹ thuật và đo lường khác)
Nơi nhận: |
CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ |
____________
(1) Ghi rõ theo đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
(1): Ghi rõ theo đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
(2): Ghi rõ sản xuất hoặc nhập khẩu.
(1) Ghi rõ theo đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
(2) Ghi rõ sản xuất hoặc nhập khẩu
MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 23/2013/TT-BKHCN |
Hanoi, September 26, 2013 |
ON GROUP 2 MEASURING INSTRUMENTS
Pursuant to the Law on Measurement dated November 11, 2011;
Pursuant to the Government's Decree No. 20/2013/NĐ-CP dated February 26 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;
At the request of the Directorate for Standards, Metrology, and Quality
The Minister of Science and Technology on Group 2 measuring instruments.
Article 1. Scope of regulation
1. This Circular deals with Group 2 measuring instruments (hereinafter referred to as measuring instruments), particularly the list of measuring instruments, metrological control measures, and measuring instrument inspection intervals; type approval, and measuring instrument inspection.
2. This Circular does not regulate measuring instruments for nuclear radiation, measuring instruments for goods exempt from customs procedure, temporarily imported goods, goods in transit, goods in bonded warehouses, goods serving emergency purposes, goods serving measurements in the national defense and security sector.
1. Organizations and individuals (hereinafter referred to as entities) that manufacture, import, or use measuring instruments.
2. Organizations appointed to inspect or test measuring instruments.
3. Measurement authorities; relevant entities.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, the terms below are construed as follows:
1. Technical metrological requirements are metrological characteristics of measuring instruments in Vietnam’s metrological documents.
2. Group 2 measuring instruments are measuring instruments used for quantifying goods and services during the process of selling, buying, and payment; assurance of safety, public health, and environmental safety; inspection, judicial investigation, and other tasks that need controlling according to technical metrological requirements in current Vietnam’s metrological documents.
3. Type approval means the metrological control measure taken by the Directorate for Standards, Metrology, and Quality to assess and confirm the conformity of the sample of measuring instruments or type of the measuring instruments (hereinafter referred to as type) to technical metrological requirements.
4. Inspection means a metrological control measure taken by an appointed inspecting organization to assess and certify the conformity of the measuring instrument to technical metrological requirements.
5. Manufacturer of measuring instruments means the organization or individual that performs in any of the following tasks: technology transfers, manufacturing, assembly, innovation, and upgrade of measuring instruments in Vietnam.
6. Importer of measuring instruments means the organization or individual that imports or entrusts the import of CBU measuring instruments.
7. Seller of measuring instruments means the organization or individual that engages in wholesaling, retailing, or brokerage of measuring instruments in Vietnams.
8. Other terms are construed as interpreted in Article 3 of the Law on Measurement dated November 11, 2011.
LIST OF MEASURING INSTRUMENTS, METROLOGICAL CONTROL MEASURES, AND MEASURING INSTRUMENT INSPECTION INTERVALS
Article 4. List of measuring instruments, metrological control measures, and measuring instrument inspection intervals
1. Measuring instruments, metrological control measures, and measuring instrument inspection intervals are specified in the table below:
No. |
Measuring instrument |
Metrological control measures |
Inspection interval |
|
|||
Type approval |
Inspection |
|
|
||||
Once |
Periodically |
After repair |
|
|
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
Length measurements |
|
||||||
1 |
Measuring tape |
- |
x |
- |
- |
|
|
2 |
Taximeter |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
3 |
Speed gun |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
Weight measurement |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Analytical balance |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
5 |
Engineer’s scale |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
6 |
Platform scale |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
7 |
Arm scales |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
8 |
Spring scale |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
9 |
Hanging scale |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
10 |
Hanging scale |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
11 |
Vehicle weighing scale |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
12 |
Static rail scale |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
13 |
In-motion rail scale |
x |
x |
x |
x |
24 months |
|
14 |
Belt scale |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
15 |
Weighbridge |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
16 |
E2 Class weights |
- |
x |
x |
x |
24 months |
|
17 |
F1 Class weights |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
Volume and flow measurement |
|
||||||
18 |
Gas pump meter |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
19 |
LPG pump meter |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
20 |
Mechanical residential water meter |
x |
x |
x |
x |
60 months |
|
21 |
Electronic residential water meter |
x |
x |
x |
x |
36 months |
|
23 |
Oil and gas meter |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
24 |
LPG meter |
x |
x |
x |
x |
x |
|
25 |
Industrial airflow meter |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
26 |
Domestic airflow meter - Qmax < 16m3/h - Qmax ≥ 16m3/h |
x x |
x x |
x x |
x x |
60 months 36 months |
|
27 |
Common volume meter |
- |
x |
x |
x |
24 months |
|
28 |
Fixed volumetric tank |
- |
x |
x |
x |
60 months |
|
29 |
Tank of road vehicles |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
30 |
Tank wagon |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
31 |
Automatic gas gauge |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
Pressure measurement |
|
||||||
32 |
Spring manometer |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
33 |
Electronic manometer |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
34 |
Mercury sphygmomanometer |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
35 |
Spring sphygmomanometer |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
Temperature measurement |
|
||||||
36 |
Liquid-in-glass thermometer |
- |
x |
- |
- |
- |
|
37 |
Microscale alcohol-in-glass thermometer |
- |
x |
- |
- |
- |
|
38 |
Macroscale mercury-in-glass thermometer |
- |
x |
- |
- |
- |
|
39 |
Macroscale mercury-in-glass medical thermometer |
- |
x |
- |
- |
- |
|
40 |
Macroscale electronic contact medical thermometer |
- |
x |
x |
- |
06 months |
|
41 |
In-ear medical infrared thermometer |
|
x |
x |
x |
12 months |
|
Physical-chemical measurement |
|
||||||
42 |
Seed moisture meter |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
43 |
Hydrometer |
- |
x |
x |
x |
24 months |
|
44 |
Equipment for measuring total dust in air |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
45 |
Breath alcohol tester |
x |
x |
x |
x |
12 months |
|
46 |
Vehicle exhaust gas tester |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
47 |
Equipment for measuring concentration of SO2, CO2, CO, NOx in air |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
48 |
Equipment for measuring pH, dissolved oxygen, electrical conductance, water opacity, total dissolved solids in water |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
Electricity & EMF measurement |
|
|
|
|
|
|
|
49 |
1-phase AC electricity meter |
x |
x |
x |
x |
60 months |
|
50 |
3-phase AC electricity meter |
x |
x |
x |
x |
24 months |
|
51 |
Current transformer for measurement |
x |
x |
x |
x |
60 months |
|
52 |
Voltage transformer for measurement |
x |
x |
x |
x |
60 months |
|
53 |
Insulation resistance meter |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
54 |
Ground resistance meter |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
55 |
ECG recorder |
- |
x |
x |
x |
24 months |
|
56 |
EEG recorder |
- |
x |
x |
x |
24 months |
|
Sound & vibration measurement |
|
||||||
57 |
Noise meter |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
58 |
Vibration meter |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
Optical measurement |
|
||||||
59 |
Illuminance meter |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
60 |
Glass focus meter |
- |
x |
x |
x |
12 months |
|
Where:
- “x” indicates mandatory tasks;
- “-” indicates optional tasks.
2. When using measuring instruments not mentioned in Clause 1 of this Article for the purpose of inspection, judicial investigation, or other tasks of the State, such measuring instruments must be inspected and calibrated at the request of competent state authority; type approval is not required.
Article 5. Adjustments to the List of measuring instruments, metrological control measures, and measuring instrument inspection intervals
Every year, according to proposals of Ministries, ministerial agencies, and requirements for state management of measurement, the Directorate for Standards, Metrology, and Quality (DSMQ) shall suggest amendments to the List of measuring instruments, metrological control measures, and measuring instrument inspection intervals in Article 4 of this Circular to the Ministry of Science and Technology.
SECTION 1. PROCEDURES FOR TYPE APPROVAL
Article 6. Requirements for type approval
1. Type approval include: registration for type approval; type testing, type assessment; decision on type approval.
2. Type approval shall be carried out by a testing organization on the List of testing organizations appointed by DSMQ.
The list of appointed testing organizations shall be posted on the website of DSMQ.
3. The structure, technical features of the type must be able to resist impacts that changes the primary metrological characteristics during use; be tested, assessed, and considered conformable with technical metrological requirements.
4. Manufacturers and importers of measuring instruments granted type approval must take measures to ensure that the measuring instruments manufactured or imported are conformable with the approved type.
Article 7. Application for type approval
Each applicant shall compile 01 application for type approval and send it to DSMW, whether directly or by post. The application consists of:
1. A written request for type approval of measuring instruments using form 1. ĐKPDM enclosed herewith.
2. Technical documents of the type. The documents must contain: mechanism, structure diagram, instructions; important structures that affect metrological characteristics of the type; positions of primary metrological structures of the type; positions of inspection stamps, seals, and other specifications on the type; positions of the parts meant to resist impacts that change metrological characteristics of the type (in Vietnamese language or English language or both).
3. A set of color pictures of the type and a CD that contain the pictures. Pictures include: 01 overall picture of the type; pictures of the front (where measurements are read), rear, top, bottom (if any), right, left of the type; separate pictures showing information about symbols, type, and metrological characteristics of the sample; electronic circuit (if any), buttons; positions of the label and inspection stamps; positions of the seals; other parts that directly affect primary metrological characteristics of the type.
Dimensions of pictures must be the same and range between 100 mm x 150 mm and 210 mm x 297 mm; pictures shall be attached to or printed on A4 papers bound together. Pictures must be clear and reflect accurate information about metrological characteristics of the type to serve comparison and inspection of conformity of measuring instruments manufactured/imported with the approved type.
4. A declaration of the software program of the measuring instrument using form No. 2. CKPM enclosed herewith (if the measuring instrument is operated by a software program).
5. Documents about results of type testing and assessment according to Article 12 of this Circular.
If the applicant requests exemption or reduction of type testing, the application shall be enclosed with the documents pertaining to exemption or reduction of type testing prescribed in Article 10 of this Circular.
6. A list of documents about development and application of managerial and technical measures to ensure that measuring instruments are manufactured/imported in accordance with approved type.
Article 8. Processing the application for type approval
1. If the application is not satisfactory, DSMQ shall notify the applicant of necessary adjustments or additions within 07 working days from the day on which the application is received.
2. If the request for exemption/reduction of type testing is not well founded, DSMQ shall send a written notification to the applicant of the rejection and/or necessary adjustments or additions.
3. Within 20 working days from the receipt of the DSMQ’s notification, if the applicant is not able to complete the application, a written explanation specifying the deadline shall be sent to DSMQ. The application shall only be processed when it is satisfactory.
4. Within 10 working days from the receipt of the satisfactory application, DSMQ shall issue a decision to grant type approval according to Article 13 of this Circular.
1. Type testing is chosen by the applicant for type approval and carried out under the agreement with the appointed testing organization.
2. Quantity of samples and type testing procedures shall comply with the procedures established by DSMQ.
3. If no testing procedures are available, DSMQ shall request the testing organization to establish temporary testing procedures and submit it to DSMQ for approval.
The basis for establishing temporary testing procedures is recommendations of International Organization of Legal Metrology (Organization Internationale de Métrologie Légale - OIML), standards of International Electrotechnical Commission (IEC), ISO standards, Vietnam’s standards (TCVN), intramural standards, foreign standards, and technical regulations related to the type.
Article 10. Exemption and reduction of type testing
1. Exemption from type testing shall be granted in one of the following cases:
a) The measuring instrument has a certificate of conformity issued by an international metrology organization or certificate of type approval issued by a foreign metrology authority, and the type approval result is recognized by DSMQ;
b) The measuring instruments manufactured or imported are conformable with the type approval granted to another entity, and the import/manufacturing of such measuring instruments is permitted in writing by such entity;
c) Measuring instruments imported belong to a project approved by a competent authority.
2. Reduction of type testing shall be granted in one of the following cases:
a) Measuring instruments are modified or upgraded based on an approved typed, one or some metrological characteristics of which are modified compared to the approved type;
b) Measuring instruments are of the same type of the approved type.
DSMQ shall consider granting reduction of type testing.
1. Assessment of a tested type shall be carried out by the same testing organization.
If the type is exempt from testing, DSMQ shall appoint an organization to carry out type assessment.
2. Type assessment includes assessment of:
a) Conformity of type testing results and technical metrological requirements;
b) The ability of the structure, technical features of the type to resist impacts that change the primary metrological characteristics of the measuring instruments manufactured/imported according to the type approval;
c) Suitability of the pictures for comparison and inspection of conformity of measuring instruments manufactured/imported with the approved type;
d) Suitability of managerial and technical measures taken by the applicant with regard to the requirements in Clause 4 Article 6 of this Circular.
3. Assessment methods:
a) Examination of the application and relevant documents;
b) Discussion relevant information with technical experts;
c) Carrying out site inspection at the applicant’s premises (if a conclusion cannot be made after the assessment methods in Point a and Point b Clause 3 of this Article have been employed).
Article 12. Documents about results of type testing and type assessment
After type testing and type assessment is done, the testing organization shall submit a set of document to DSMQ, which consists of:
1. A summary report on the results of type testing and type assessment using form No. 3. BCPDM enclosed herewith.
2. A certification of testing result and testing result record using the forms provided in corresponding testing procedures (if type testing is mandatory).
Article 13. Decision on type approval
1. DSMQ shall consider granting type approval according to the application for type approval, valid documents about result of type testing and type assessment:
If the application is rejected, DSMQ shall issue a written notification of the rejection and provide explanation.
2. The decision on type approval shall contain:
a) Name and address of the headquarter of the applicant;
b) Name of the manufacturer and country of origin (if the instruments are imported);
c) Symbol and type of the sample;
d) Primary metrological characteristics of the type;
dd) Approval symbol;
e. Effective period.
3. Effective period
a) Effective period of the decision on type approval or renewed decision on type approval is 10 years from the day on which it is signed;
b) Effective period of an adjusted decision on type approval is the same as the previous one.
4. Approval symbols are specified in Appendix No. 4. KHPDM enclosed herewith.
5. The decision on type approval shall be sent to the applicant and local metrology authority of the same province.
6. The decision and pictures of the approved type shall be posted on the website of DSMQ.
Article 14. Document retention
1. A set of documents about the approved type consists of: Decision on type approval, the application for type approval prescribed in Article 7, and documents about results of type testing and type assessment prescribed in Article 12 of this Circular.
2. 01 set of documents shall be kept by DSMQ. 01 set of documents shall be kept by the applicant.
3. The said documents shall be kept for 05 years after the expiration date of the decision/renewed decision/adjusted decision on type approval.
SECTION 2. RENEWING, ADJUSTING, SUSPENDING, REVOKING DECISION ON TYPE APPROVAL
Article 15. Renewing decision on type approval
1. A the decision on type approval shall be renewed only once.
2. 01 month before the expiration date of the decision on type approval, the applicant shall send 01 application for renewal to DSMW, whether directly or by post. The application consists of:
a) A written request for renewal of the decision on type approval using form No. 5. ĐNGHPDM enclosed herewith;
b) A certified true copy of the decision on type approval.
3. DSMQ shall consider renewing the decision on type approval in accordance with Article 13 of this Circular.
4. The renewed decision and the application for renewal shall be retained in accordance with Article 14 of this Circular.
Article 16. Adjusting decision on type approval
1. Adjusting the name or headquarter address of the applicant
a) 01 application for adjustment shall be sent to DSMQ, whether directly or by post. The application consists of:
- A written request for adjustments;
- Documents about the adjustments.
b) Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, DSMQ shall consider issuing an adjusted decision as prescribed in Article 13 of this Circular.
2. Adjusting the information mentioned in Point b, Point c, Point d Clause 2 Article 13 of this Circular
a) 01 application for adjustment shall be sent to DSMQ, whether directly or by post. The application consists of:
- A written request for adjustments specifying the adjusted information;
- Documents about the adjustments.
b) Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, DSMQ instruct the applicant to apply for a new type approval or make the adjustments as prescribed in Article 13 of this Circular.
3. The adjusted decision and the application for adjustments shall be retained in accordance with Article 14 of this Circular.
Article 17. Suspending decision on type approval
1. Part or all of the decision on type approval shall be suspended in the following cases:
a) The certificate holder’s failure to fulfill their tasks prescribed in Article 23 of this Circular leads to serious consequences;
b) The certificate holder submits a request for suspension of the decision on type approval.
2. DSMQ shall issue a decision to suspend part or all of the decision on type approval (hereinafter referred to as decision on suspension) on a case-by-case basis. a) The suspension period must not be longer than 05 months from the effective date of the decision on suspension.
3. The decision on suspension shall be sent to the certificate holder and local metrology authority of the same province with the certificate holder’s headquarter, and be posted on the website of DSMQ.
4. After the suspension period and after rectification is done, the certificate holder may compile an application for lifting the suspension and send it to DSMQ, whether directly or by post. The application consists of:
a) A written request for lifting suspension;
b) Documents proving the rectification.
5. DSMQ shall decide whether to examine the said documents or carry out a site inspection at the certificate holder’s premises to verify the rectification.
6. Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, DSMQ shall consider issuing an adjusted decision as prescribed in Article 13 of this Circular.
7. Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, DSMQ shall consider withdrawing the decision on suspension)
8. The decision to withdraw the decision on suspension and the application for withdrawal of the decision on suspension shall be retained in accordance with Article 14 of this Circular.
Article 18. Invalidating decision on type approval
1. The decision on type approval shall be invalidated in the following cases:
a) The certificate holder is bankrupt, dissolved, or commits serious violations of law;
a) The suspension period must not be longer than 05 months from the effective date of the decision on suspension;
c) The certificate holder submits a written request for permission for termination of the manufacturing/import of the measuring instruments granted type approval.
2. DSMQ shall issue a decision to invalidate the decision on type approval (hereinafter referred to as decision on invalidation).
3. The decision on invalidation shall be sent to the certificate holder and local metrology authority of the same province with the certificate holder’s headquarter, and be posted on the website of DSMQ.
INSPECTION OF MEASURING INSTRUMENTS
SECTION 1. REQUIREMENTS FOR INSPECTION
Article 19. Types of inspection
1. Initial inspection means the first inspection of a measuring instrument before it is put into operation.
2. Periodic inspection means inspection of the measuring instruments in operation after the intervals prescribed in Article 4 of this Circular.
Comparative inspection means the inspection defined in Section 2 Chapter IV of this Circular.
3. Inspection after repair means inspection of the measuring instrument in one of the following cases:
a) The repaired measuring instrument fails to satisfy technical metrological requirements;
b) Inspection certifications (inspection seals, stamps, certificates) of the measuring instrument is lost or damaged, but its structure and metrological characteristics are not changed compared to the approved type;
c) The inspection is necessary according to the conclusion of the competent authority or person;
d) Users of the measuring instrument suspects that the measuring instrument does not satisfy technical metrological requirements and requests a re-inspection.
Article 20. Requirements for inspection
1. The owner of the measuring instrument that needs inspecting shall reach an agreement with an appointed inspecting organization on carrying out the inspection.
The list of appointed inspecting organizations is posted on the website of DSMQ.
2. The inspection shall be carried out by metrological inspectors of the appointed inspecting organization. Metrological must be certified and licensed.
3. The inspection shall comply with the procedures established by DSMQ.
4. If there are no inspection procedures applied to a measuring instrument, DSMQ shall appoint an inspecting organization to establish temporary procedures, submit them to DSMQ for approval, and carry out the inspection.
The basis for establishing temporary testing procedures is recommendations of OIML, standards of IEC, ISO standards, Vietnam’s standards, intramural standards, foreign standards, and technical regulations related to the type.
5. The form of inspection certificates shall be uniform nationwide.
6. Certificates shall be printed, issued, managed, and used in accordance with regulations. Inspection certificates issued to measuring instruments that meet requirements are effective nationwide.
7. An inspection certificate shall be invalidated in one of the following cases:
a) The inspection interval is over;
b) There are changes or improvements to metrological characteristics of the measuring instrument;
c) The measuring instrument is damaged or fails to satisfy technical metrological requirements;
d) The inspection certificate is lost or otherwise damaged.
SECTION 2. REQUIREMENTS FOR COMPARATIVE INSPECTION
Article 21. Measuring instruments that need comparative inspection
1. Measuring instruments that need comparative inspection:
a) Electricity meters;
b) Water meter.
2. DSMQ shall propose adjustments to the list of measuring instruments that need comparative inspection to the Ministry of Science and Technology.
Article 22. Requirements for comparative inspection
1. The organization appointed to carry out comparative inspections must ensure that:
a) It is on the List of appointed inspecting organizations mentioned in Clause 1 Article 20 of this Circular.
b) Quantity: A type of measuring instrument shall be inspected by not fewer than 02 organizations in the same province.
2. The number of measuring instruments inspected by an organization depends on the number of measuring instruments that must undergo comparative inspection in a year in a province and the requirements for state management of metrology in that province.
3. The number and names of inspecting organizations, number of measuring instruments that need to undergo comparative inspections at each inspecting organization shall be determined and reported by DSMQ after receiving opinions from Provincial Department for Standards, Metrology and Quality.
4. Comparative inspection shall be carried out in accordance with Clauses 2, 3, 4, 5, 6, and 7 Article 20 of this Circular.
RESPONSIBILITIES OF REGULATORY BODIES AND OTHER ENTITIES
Article 23. Responsibilities of manufacturers and importers of measuring instruments
1. Adhere to regulations on type approval in Chapter II and Chapter III of this Circular when manufacturing/importing measuring instruments.
2. Manufacture/import measuring instruments in accordance with type approval.
3. Take measures to prevent interference that changes metrological characteristics of measuring instruments during use.
4. Carry out initial inspections of the measuring instruments mentioned in Chapter IV of this Circular.
5. Facilitate inspections by competent authorities as prescribed by law.
6. Implement this Circular and relevant regulations of law.
7. Submit reports on manufacturing/import of measuring instruments to DSMQ every year before March 31 or on request.
Article 24. Responsibilities of sellers of measuring instruments
1. Sell only measuring instruments granted type approval.
2. Inform customers of metrological characteristics of measuring instruments.
3. Facilitate inspections by competent authorities as prescribed by law.
Article 25. Responsibilities of users of measuring instruments
1. Ensure the conditions for storage and use of measuring instruments according to instructions of manufacturers, and technical metrological requirements of competent authorities.
2. Carry out periodic inspections and inspections after repair in accordance with Chapter IV of this Circular.
3. Comply with regulations on expertise and professional experience of measuring instrument users during group measurements according to regulations of metrology authorities.
4. Enable persons with relevant rights and duties to supervise, inspect the measurements, measurement methods, measuring instruments, and goods quantity.
5. Facilitate inspections by competent authorities as prescribed by law.
Article 26. Responsibilities of appointed inspecting organizations
1. Inspect measuring instruments in accordance with this Circular.
2. Comply with customers’ request for measuring instrument inspection, except for force majeure events.
3. Make and use inspection certifications in accordance with regulations.
4. Monitor the inspections of measuring instruments carried out by metrological inspectors/testers.
5. Facilitate inspections by competent authorities as prescribed by law.
6. Submit reports on inspection measuring instruments to DSMQ and Provincial Departments of Standards, Metrology and Quality every year before March 31 or on request.
Article 27. Responsibilities of DSMQ
1. Promulgate Vietnam’s metrological requirements, establish procedures for inspecting and testing measuring instruments.
2. Grant type approvals.
3. Appoint inspecting organizations and testing organizations as prescribed.
4. Notify Provincial Departments of Standards, Metrology and Quality and relevant entities of the number of measuring instruments that need to undergo comparative inspections and local organizations appointed to carry out comparative inspections every year before June 30 or on request.
5. Carry out inspections of implementation of this Circular.
Article 28. Responsibilities of Services of Science and Technology
1. Request Provincial Departments for Standards, Metrology and Quality to have measuring instruments under their management undergone metrological inspections according to Clause 3 Article 13 of the Government's Decree No. 86/2012/NĐ-CP dated October 19, 2012 on guidelines for the Law on Measurement.
2. Request Inspectors of Services of Science and Technology to inspect adherence to regulations of law on metrology locally; settle complaints, denunciations, and take actions against violations against regulations on metrology.
Article 29. Responsibilities of Provincial Departments for Standards, Metrology and Quality
1. Provide information for and instruct relevant entities to implement this Circular.
2. Inspect measuring instruments under their management according to Clause 3 Article 13 of the Government's Decree No. 86/2012/NĐ-CP dated October 19, 2012 on guidelines for the Law on Measurement.
3. Make a report on comparative inspections, number of measuring instruments that need to undergo comparative inspections, and local organization appointed to carry out comparative inspections every year by May 30 or on request, and then send it to DSMQ and the Service of Science and Technology of the same province.
1. This Circular takes effect on November 15, 2013.
2. The following documents are annulled:
a) Decision No. 1073/QĐ-BKHCNMT dated May 17, 2002 issued by the Minister of Science, Technology, and environment (now the Ministry of Science and Technology) on Measuring instrument inspection procedures;
b) Decision No. 65/2002/QĐ-BKHCNMT dated August 19, 2002 issued by the Minister of Science, Technology, and environment (now the Ministry of Science and Technology) on promulgation of “List of measuring instruments that need inspecting and registration for inspection”;
c) Decision No. 22/2006/QĐ-BKHCN dated November 10, 2006 issued by the Minister of Science and Technology on measuring instrument type approval;
d) Decision No. 13/2007/QĐ-BKHCN dated July 06, 2007 issued by the Minister of Science and Technology on promulgation of “List of measuring instruments that need inspecting”;
dd) Decision No. 25/2007/QĐ-BKHCN dated October 05, 2007 issued by the Minister of Science and Technology on application of inspection procedures and inspection intervals to measuring instruments on the List of measuring instruments that need inspecting;
e) Decision No. 11/2008/QĐ-BKHCN dated August 29, 2008 issued by the Minister of Science and Technology on amendments to “List of measuring instruments that need inspecting” promulgated together with Decision No. 13/2007/QĐ-BKHCN dated July 06, 2007;
g) Circular No. 14/2011/TT-BKHCN dated June 30, 2011 issued by the Minister of Science and Technology on amendments to Decision No. 22/2006/QĐ-BKHCN dated November 10, 2006.
Article 31. Transition clauses
1. With regard to measuring instruments put into operation before the effective date of this Circular and have not granted type approval, their users shall submit applications for type approval as prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 Article 7 of this Circular to DSMQ.
DSMQ shall decide to whether examine the documents or carry out site inspections at the users’ premises depending on the number and types of measuring instruments that need approving. Users shall incur the inspection costs.
2. Manufacturers and imports of measuring instruments of which the type approvals are still unexpired according to Decision No. 22/2006/QĐ-BKHCN dated November 10, 2006 are permitted to keep manufacturing/importing measuring instruments conformable with type approvals and this Circular until such type approvals expire.
1. DSMQ shall provide guidance and organize the implementation of this Circular.
2. Regulatory bodies and relevant entities are responsible for implementation of this Circular.
3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Science and Technology for consideration./.
|
PP MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực