Chương VIII Nghị định 145/2020/NĐ-CP: Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Số hiệu: | 21/2023/TT-BTTTT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 31/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 05/04/2024 |
Ngày công báo: | 29/03/2024 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Yêu cầu chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh từ 05/4/2024
Ngày 31/12/2023, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 21/2023/TT-BTTTT quy định về chức năng, tính năng kỹ thuật của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
Yêu cầu chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh từ 05/4/2024
Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh bao gồm nhiều phân hệ có chức năng đáp ứng các mục tiêu sử dụng khác nhau, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với nhau, tạo thành một hệ thống tập trung và thống nhất; bảo đảm tối thiểu hai phân hệ chính là Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và Phân hệ giải quyết thủ tục hành chính đáp ứng các yêu cầu chức năng sau:
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh gồm các chức năng cơ bản, tối thiểu như sau:
+ Xác thực người dùng;
+ Cung cấp thông tin về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, bao gồm: Mức độ cung cấp dịch vụ; Danh mục thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến;
+ Sử dụng dịch vụ công trực tuyến, bao gồm: Tạo lập hồ sơ điện tử; Trao đổi thông tin với người dùng trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến; Cung cấp biểu mẫu điện tử tương tác; Tải ảnh, hồ sơ, tài liệu; Tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính/bưu chính công ích; Thanh toán trực tuyến; Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
+ Ký số và tích hợp với Cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký số (sau đây gọi là Cổng eSign);
+ Tra cứu, bao gồm: Tra cứu dịch vụ công theo các tiêu chí; Tra cứu hồ sơ;
+ Phản ánh kiến nghị;
+ Đánh giá sự hài lòng của người dùng;
+ Thống kê tình trạng giải quyết hồ sơ;
+ Hỗ trợ người dùng, bao gồm: Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến; Hỏi - đáp, khảo sát ý kiến người dùng; Trợ lý ảo;
+ Các chức năng khác, bao gồm: Quản lý thông tin người dùng; Khai thác Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân; Ghi lưu nhật ký, thống kê, báo cáo truy cập.
- Phân hệ giải quyết thủ tục hành chính gồm các chức năng cơ bản như sau:
+ Quản lý danh mục thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu;
+ Quản lý danh mục trạng thái xử lý thủ tục hành chính;
+ Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính;
+ Báo cáo thống kê;
+ Quản lý hồ sơ, tài liệu;
+ Quản lý danh mục điện tử dùng chung;
+ Quản trị hệ thống;
+ Quản trị và sử dụng Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức và cá nhân;
+ Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ thủ tục hành chính;
+ Điều hành, tác nghiệp;
+ Các tiện ích;
+ Liên thông, tích hợp và chia sẻ thông tin, dữ liệu.
- Các chức năng của phân hệ giải quyết thủ tục hành chính có thể không có trong Phân hệ giải quyết thủ tục hành chính nhưng bắt buộc phải có trong phân hệ khác của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
- Các yêu cầu cụ thể về chức năng của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BTTTT .
- Các yêu cầu cụ thể về chức năng của Phân hệ giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BTTTT .
Thông tư 21/2023/TT-BTTTT có hiệu lực kể từ ngày 05/4/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nội quy lao động tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;
b) Trật tự tại nơi làm việc: quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động;
c) An toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: trách nhiệm chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc;
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc: người sử dụng lao động quy định về phòng, chống quấy rối tình dục theo quy định tại Điều 85 Nghị định này;
đ) Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động: quy định danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ; trách nhiệm, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản, bí mật; hành vi xâm phạm tài sản và bí mật;
e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động: quy định cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật Lao động;
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động: quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm;
h) Trách nhiệm vật chất: quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản; do làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức; mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại; người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại;
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
3. Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định này.
4. Nội quy lao động sau khi ban hành phải được gửi đến từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và thông báo đến toàn bộ người lao động, đồng thời niêm yết nội dung chính ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
2. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;
b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;
c) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
3. Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
4. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động.
Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Khi phát hiện người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì người sử dụng lao động yêu cầu người lao động tường trình bằng văn bản về vụ việc.
2. Trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 72 Nghị định này, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại như sau:
a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại, người sử dụng lao động thông báo đến các thành phần phải tham dự họp bao gồm: các thành phần quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, thẩm định viên về giá (nếu có); bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp. Nội dung thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại; họ tên người bị xử lý bồi thường thiệt hại và hành vi vi phạm;
b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản này phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;
c) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản này không xác nhận tham dự hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
4. Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải được ban hành trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại. Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải nêu rõ mức thiệt hại; nguyên nhân thiệt hại; mức bồi thường thiệt hại; thời hạn, hình thức bồi thường thiệt hại và được gửi đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
5. Các trường hợp bồi thường thiệt hại khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 06 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.
2. Không xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động đang trong thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật Lao động.
3. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật Lao động, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải trái quy định của pháp luật thì ngoài nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 41 của Bộ luật Lao động.
Chapter VIII
LABOR DISCIPLINE, MATERIAL RESPONSIBILITY
Article 69. Internal labor regulations
Internal labor regulations prescribed in Article 118 of the Labor Code are elaborated as follows:
1. Every employer shall issue their own internal labor regulations. An employer that has at least 10 employees shall have written internal labor regulations. Written regulations are not required if the employer has fewer than 10 employees but labor discipline and material responsibility must be included in the contents of the employment contracts.
2. The labor regulations must not contradict labor laws and relevant laws. Primary contents of labor regulations include:
a) Specific working hours, rest periods in 01 day, 01 week; work shifts; beginning and ending time of shifts; overtime work (if any); special cases of overtime work; extra rest breaks; breaks between shifts; weekly days off; annual leave, personal leave, unpaid leave;
b) Workplace order; work area, movement during working hours; code of conduct; dress code; compliance to job assignment by the employer;
c) Occupational hygiene and safety in the workplace: responsibility to comply with rules and regulations, procedures and measures for assurance of occupational hygiene, occupational safety and fire safety; use and preservation of personal safety equipment and other equipment serving assurance of occupational hygiene and safety at the work place; cleaning, decontamination and disinfection at the workplace;
d) The employer’s regulations on preventing and combating sexual harassment in the workplace; procedures for taking actions against sexual harassment in the workplace as prescribed in Article 85 of this Decree;
d) Protection of the employer’s assets, business secrets, technological secrets and intellectual property: A list of assets, documents, technological secrets, business secrets, intellectual property; responsibility, measures for protection thereof; definition of infringements upon these assets and secrets;
e) Specific cases in which employees may be temporarily reassigned against their employment contracts according to Clause 1 Article 29 of the Labor Code;
g) Specific employees’ violations and corresponding disciplinary actions;
h) Material responsibility: Cases in which the employee has to pay compensation for causing damage to or losing tools, instruments or assets; exceeding material consumption limits; compensation levels in proportion to the damage caused; persons having the power to claim compensation;
i) Persons having the power to take disciplinary actions: persons having the power to conclude employment contracts on behalf of the employer as prescribed in Clause 3 Article 18 of the Labor Code or specific persons specified in the internal labor regulations.
3. Before issuing or revising the internal labor regulations, the employer shall consult with the internal employee representative organization (if any) in accordance with Clause 1 Article 41 of this Decree.
4. The issued labor regulations shall be sent to every internal employee representative organization (if any) and all employees. Primary contents of internal labor regulations shall be publicly posted where necessary at the workplace.
Article 70. Disciplinary procedures
Disciplinary procedures prescribed in Clause 6 Article 122 of the Labor Code are specified below:
1. In case an employee’s violation is discovered when it is committed, the employer shall prepare a violation record and inform the internal employee representative organization of which the employee is a member, the employee’s legal representative if the employee is under 15. In case an employee’s violation is discovered after it is committed, evidence of such violation must be gathered.
2. Within the time limit for disciplinary procedures specified in Clause 1 and Clause 2 Article 123 of the Labor Code, the employer shall hold a disciplinary hearing as follows:
a) At least 05 working days before the disciplinary hearing is held, the employer shall notify the mandatory participants prescribed in Point b and Point c Clause 1 Article 122 of the contents, time and location of the hearing, full name of the employee facing disciplinary procedure and his/her violations. Make sure the participants receive the notification before the hearing takes place;
b) Upon receipt of the employer’s notification, the mandatory participants prescribed in Point b and Point c Clause 1 Article 122 of the Labor Code shall send the employer confirmation of their participation. In case any of the mandatory participants cannot participate in the hearing, the employee and the employer shall reach an agreement on change of time and/or location of the hearing. In case such n agreement cannot be reached, the employer shall make the final decision;
c) The employer shall conduct the disciplinary hearing at the time and location mentioned in Point a and Point b of this Clause. In case any of the mandatory participants mentioned in Point b and Point c Clause 1 Article 122 does not confirm his/her participation or is not present, the employer shall still conduct the hearing.
3. Minutes of the disciplinary hearing shall be taken and ratified before the end of the hearing. The minutes shall bear the signatures of the participants as prescribed in Point b and Point c Clause 1 Article 122 of the Labor Code. In case a person refuses to sign the minutes, the minutes taker shall specify his/her full name and reasons for refusal in the minutes.
4. Within the time limit for disciplinary procedures specified in Clause 1 and Clause 2 Article 123 of the Labor Code, the person having the power to initiate disciplinary procedure shall issue a disciplinary decision and send it to the mandatory participants specified in Point b and Point c Clause 1 Article 122 of the Labor Code.
Article 71. Compensation procedures
Compensation procedures prescribed in Clause 2 Article 130 of the Labor Code are specified below:
1. In cases where an employee causes damages or loses an asset assigned by the employer or otherwise causes damage to the employer’s assets or exceeds the consumption limit, the employer will request the employee to prepare a written report on the incident.
2. Within the time limit for claiming compensation specified in Article 72 of this Decree, the employer shall conduct a compensation hearing as follows:
a) At least 05 working days before the compensation hearing is held, the employer shall notify the participants, including: the persons specified in Point b and Point c Clause 1 Article 122 of the Labor Code and the valuer (if any). Make sure these participants receive the notification before the hearing takes place. The notification shall specify the hearing time and location, full name of the employee that causes the damage and the damage caused by him/her;
b) Upon receipt of the employer’s notification, the mandatory participants mentioned in Point a of this Clause shall send the employer confirmation of their participation. In case any of the mandatory participants cannot participate in the hearing, the employee and the employer shall reach an agreement on change of time and/or location of the hearing. In case such n agreement cannot be reached, the employer shall make the final decision;
c) The employer shall conduct the compensation hearing at the time and location mentioned in Point a and Point b of this Clause. In case any of the mandatory participants mentioned in Point a of this Clause does not confirm his/her participation or is not present, the employer shall still conduct the hearing.
3. Minutes of the compensation hearing shall be taken and ratified before the end of the hearing. The minutes shall bear the signatures of the participants as prescribed in Point a Clause 2 of this Article. In case a person refuses to sign the minutes, the minutes taker shall specify his/her full name and reasons for refusal in the minutes.
4. The compensation decision shall be issued within the time limit for claiming compensation; specify the damage caused and the causes of damage; the compensation level; deadline and method of compensation payment. The decision shall be sent to the participants mentioned in Point a Clause 2 of this Article.
5. Other cases of compensation for damage shall comply with regulations of the Civil Code.
Article 72. Time limits for claiming compensation
The time limits for claiming compensation prescribed in Clause 2 Article 130 of the Labor Code are specified below:
1. The time limit for claiming compensation is 06 months from the day on which the employee causes damages or loses an asset of the employer or otherwise causes damage to the employer’s assets or exceeds the consumption limit.
2. Compensation shall not be claimed against employees during the periods in the cases specified in Clause 4 Article 122 of the Labor Code.
3. At the end of the period specified in Clause 4 Article 122 of the Labor Code, if the time limit for claiming compensation has not expired or the remaining time is shorter than 60 days, the time limit may be extended for up to 60 more days from the end of the period specified in Clause 4 Article 122 of the Labor Code.
Article 73. Labor discipline and material responsibility-related complaints
A person who is disciplined, suspended from work or has to pay compensation is entitled to file a complaint to the employer or a competent authority in accordance with regulations of the Government on settlement of labor complaints individual labor disputes following the procedures in Section 2 Chapter XIV of the Labor Code.
In case the employer decides to dismiss an employee against the law, in addition to the obligations and responsibilities prescribed by regulations of the Government on settlement of labor complaints individual labor disputes following the procedures in Section 2 Chapter XIV of the Labor Code, the employer also has the responsibilities specified in Article 41 of the Labor Code.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Báo cáo sử dụng lao động
Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
Điều 9. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại
Điều 37. Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
Điều 38. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
Điều 39. Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Điều 41. Tổ chức đối thoại khi có vụ việc
Điều 47. Hội nghị người lao động
Điều 49. Chức năng của Hội đồng tiền lương quốc gia
Điều 50. Nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia
Điều 55. Tiền lương làm thêm giờ
Điều 56. Tiền lương làm việc vào ban đêm
Điều 57. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
Điều 60. Giới hạn số giờ làm thêm
Điều 61. Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
Điều 63. Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
Điều 64. Nghỉ trong giờ làm việc
Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
Điều 68. Một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Điều 70. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Điều 71. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
Điều 72. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
Điều 73. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 82. Giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động về chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động
Điều 84. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Điều 88. Lao động là người giúp việc gia đình
Điều 89. Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
Điều 90. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động
Điều 98. Tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động
Điều 99. Bổ nhiệm trọng tài viên lao động
Điều 101. Thành lập Hội đồng trọng tài lao động
Điều 102. Thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động
Noi dung cap nhat ...