Chương II Thông tư 21/2023/TT-BTTTT: Quy định kỹ thuật đối với hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh
Số hiệu: | 21/2023/TT-BTTTT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 31/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 05/04/2024 |
Ngày công báo: | 29/03/2024 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Yêu cầu chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh từ 05/4/2024
Ngày 31/12/2023, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 21/2023/TT-BTTTT quy định về chức năng, tính năng kỹ thuật của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
Yêu cầu chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh từ 05/4/2024
Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh bao gồm nhiều phân hệ có chức năng đáp ứng các mục tiêu sử dụng khác nhau, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với nhau, tạo thành một hệ thống tập trung và thống nhất; bảo đảm tối thiểu hai phân hệ chính là Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và Phân hệ giải quyết thủ tục hành chính đáp ứng các yêu cầu chức năng sau:
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh gồm các chức năng cơ bản, tối thiểu như sau:
+ Xác thực người dùng;
+ Cung cấp thông tin về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, bao gồm: Mức độ cung cấp dịch vụ; Danh mục thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến;
+ Sử dụng dịch vụ công trực tuyến, bao gồm: Tạo lập hồ sơ điện tử; Trao đổi thông tin với người dùng trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến; Cung cấp biểu mẫu điện tử tương tác; Tải ảnh, hồ sơ, tài liệu; Tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính/bưu chính công ích; Thanh toán trực tuyến; Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
+ Ký số và tích hợp với Cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký số (sau đây gọi là Cổng eSign);
+ Tra cứu, bao gồm: Tra cứu dịch vụ công theo các tiêu chí; Tra cứu hồ sơ;
+ Phản ánh kiến nghị;
+ Đánh giá sự hài lòng của người dùng;
+ Thống kê tình trạng giải quyết hồ sơ;
+ Hỗ trợ người dùng, bao gồm: Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến; Hỏi - đáp, khảo sát ý kiến người dùng; Trợ lý ảo;
+ Các chức năng khác, bao gồm: Quản lý thông tin người dùng; Khai thác Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân; Ghi lưu nhật ký, thống kê, báo cáo truy cập.
- Phân hệ giải quyết thủ tục hành chính gồm các chức năng cơ bản như sau:
+ Quản lý danh mục thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu;
+ Quản lý danh mục trạng thái xử lý thủ tục hành chính;
+ Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính;
+ Báo cáo thống kê;
+ Quản lý hồ sơ, tài liệu;
+ Quản lý danh mục điện tử dùng chung;
+ Quản trị hệ thống;
+ Quản trị và sử dụng Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức và cá nhân;
+ Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ thủ tục hành chính;
+ Điều hành, tác nghiệp;
+ Các tiện ích;
+ Liên thông, tích hợp và chia sẻ thông tin, dữ liệu.
- Các chức năng của phân hệ giải quyết thủ tục hành chính có thể không có trong Phân hệ giải quyết thủ tục hành chính nhưng bắt buộc phải có trong phân hệ khác của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
- Các yêu cầu cụ thể về chức năng của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BTTTT .
- Các yêu cầu cụ thể về chức năng của Phân hệ giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BTTTT .
Thông tư 21/2023/TT-BTTTT có hiệu lực kể từ ngày 05/4/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc xây dựng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Thiết kế trực quan để bảo đảm trải nghiệm tốt và khả năng tương tác của người dùng;
b) Bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện, an toàn, bảo mật cho người dùng.
2. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số Việt Nam và Kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số cấp bộ hiện hành đối với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ; Kiến trúc Chính quyền điện tử, Chính quyền số cấp tỉnh hiện hành đối với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh;
b) Kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước (gồm Cổng Dịch vụ công quốc gia; các hệ thống thông tin nội bộ của bộ, tỉnh; các cơ sở dữ liệu quốc gia; hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ trung ương đến địa phương) để sử dụng lại thông tin, dữ liệu đã có, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng;
c) Bảo đảm khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu khác theo quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh bao gồm nhiều phân hệ có chức năng đáp ứng các mục tiêu sử dụng khác nhau, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với nhau, tạo thành một hệ thống tập trung và thống nhất; bảo đảm tối thiểu hai phân hệ chính là Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và Phân hệ giải quyết thủ tục hành chính đáp ứng các yêu cầu chức năng sau:
1. Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh gồm các chức năng cơ bản, tối thiểu như sau:
a) Xác thực người dùng;
b) Cung cấp thông tin về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, bao gồm: Mức độ cung cấp dịch vụ; Danh mục thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến;
c) Sử dụng dịch vụ công trực tuyến, bao gồm: Tạo lập hồ sơ điện tử; Trao đổi thông tin với người dùng trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến; Cung cấp biểu mẫu điện tử tương tác; Tải ảnh, hồ sơ, tài liệu; Tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính/bưu chính công ích; Thanh toán trực tuyến; Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
d) Ký số và tích hợp với Cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký số (sau đây gọi là Cổng eSign);
đ) Tra cứu, bao gồm: Tra cứu dịch vụ công theo các tiêu chí; Tra cứu hồ sơ;
e) Phản ánh kiến nghị;
g) Đánh giá sự hài lòng của người dùng;
h) Thống kê tình trạng giải quyết hồ sơ;
i) Hỗ trợ người dùng, bao gồm: Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến; Hỏi - đáp, khảo sát ý kiến người dùng; Trợ lý ảo;
k) Các chức năng khác, bao gồm: Quản lý thông tin người dùng; Khai thác Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân; Ghi lưu nhật ký, thống kê, báo cáo truy cập.
2. Phân hệ giải quyết thủ tục hành chính gồm các chức năng cơ bản như sau:
a) Quản lý danh mục thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu;
b) Quản lý danh mục trạng thái xử lý thủ tục hành chính;
c) Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính;
d) Báo cáo thống kê;
đ) Quản lý hồ sơ, tài liệu;
e) Quản lý danh mục điện tử dùng chung;
g) Quản trị hệ thống;
h) Quản trị và sử dụng Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức và cá nhân;
i) Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ thủ tục hành chính;
k) Điều hành, tác nghiệp;
l) Các tiện ích;
m) Liên thông, tích hợp và chia sẻ thông tin, dữ liệu.
3. Các chức năng tại khoản 2 Điều này có thể không có trong Phân hệ giải quyết thủ tục hành chính nhưng bắt buộc phải có trong phân hệ khác của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
4. Các yêu cầu cụ thể về chức năng của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Các yêu cầu cụ thể về chức năng của Phân hệ giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Cấu trúc, bố cục của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh bao gồm 03 phần: Phần đầu trang, phần thông tin chính và phần chân trang.
a) Phần đầu trang: Là phần nằm ở phía trên cùng của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và hiển thị thống nhất thông tin trên tất cả các trang của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;
b) Phần thông tin chính: Là phần nằm ở giữa phần đầu trang và phần chân trang thể hiện các hạng mục thông tin của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;
c) Phần chân trang: Là phần hiển thị thông tin cuối cùng của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và hiển thị thống nhất thông tin trên tất cả các trang của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
2. Các yêu cầu cụ thể về cấu trúc, bố cục của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cấu trúc, bố cục của các phân hệ thuộc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh bảo đảm các yêu cầu:
a) Cách sắp xếp, trình bày phải khoa học và hợp lý, bảo đảm thuận tiện cho người dùng và cán bộ xử lý hồ sơ thủ tục hành chính;
b) Sử dụng bộ nhận diện theo các hướng dẫn, quy định hiện hành.
1. Bảo đảm hiệu năng tải trang dành cho trải nghiệm người dùng: Là khoảng thời gian đáp ứng khi người dùng truy cập vào Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh bao gồm thời gian hiển thị nội dung đầu tiên, thời gian hiển thị nội dung lâu nhất, tốc độ tải nội dung, thời gian đáp ứng. Yêu cầu hiệu năng cụ thể quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bảo đảm hiệu năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh bao gồm: Thời gian phản hồi trung bình, thời gian phản hồi chậm nhất, truy cập đồng thời, số người dùng hoạt động đồng thời. Yêu cầu hiệu năng cụ thể quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin, ban hành quy chế bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin được phê duyệt theo hồ sơ đề xuất cấp độ trước khi được đưa vào vận hành khai thác.
2. Phương án bảo đảm an toàn thông tin của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật.
3. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phải được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng định kỳ, đột xuất theo quy định và trước khi được đưa vào vận hành, khai thác theo quy định tại Điều 11, 12 Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
4. Bảo đảm tuân thủ các quy định về an toàn thông tin mạng, bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân trong hoạt động thiết kế, xây dựng, vận hành, kết nối; quản lý tài khoản và xác thực.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực