Chương III: Thông tư 205/2010/TT-BTC Kiểm tra trị giá tính thuế
Số hiệu: | 205/2010/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 15/12/2010 | Ngày hiệu lực: | 29/01/2011 |
Ngày công báo: | 06/01/2011 | Số công báo: | Từ số 21 đến số 22 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1) Đối tượng kiểm tra: Hồ sơ hải quan hoặc hồ sơ hải quan điện tử, các tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu thuộc diện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.
2) Nguyên tắc kiểm tra: Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro về trị giá
Việc kiểm tra trị giá tính thuế hàng hoá xuất khẩu được thực hiện trên cơ sở kiểm tra các mặt hàng thuộc Danh mục quản lý rủi ro hàng hoá xuất khẩu về giá cấp Cục (sau đây gọi là Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục).
3) Thẩm quyền xây dựng, điều chỉnh, kiểm tra Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục:
3.1) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ tình hình quản lý hoạt động xuất khẩu từng thời kỳ và thực tế xuất khẩu hàng hoá để xây dựng, điều chỉnh Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục và mức giá kiểm tra làm căn cứ kiểm tra trị giá khai báo, đồng thời gửi báo cáo Tổng cục Hải quan.
3.2) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan kiểm tra, chỉ đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố sửa đổi, điều chỉnh Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục trong trường hợp Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục chưa phù hợp với thực tế.
4) Các tiêu chí xây dựng Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục: Hàng hoá đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
4.1) Mặt hàng tài nguyên, khoáng sản chưa qua chế biến có thuế suất thuế xuất khẩu, trừ mặt hàng dầu thô;
4.2) Mặt hàng có khả năng gian lận thương mại.
5) Nguồn thông tin xây dựng mức giá kiểm tra:
5.1) Giá FOB, giá DAF của hàng hoá xuất khẩu giống hệt, hàng hoá xuất khẩu tương tự;
5.2) Giá bán tại thị trường nội địa của hàng hoá xuất khẩu giống hệt, hàng hoá xuất khẩu tương tự sau khi trừ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và các chi phí hợp pháp phát sinh trước khi xuất khẩu hàng hoá tại cửa khẩu xuất.
5.3) Các thông tin khác do cơ quan hải quan thu thập được sau khi quy đổi về giá FOB, giá DAF.
1) Kiểm tra mức giá khai báo:
1.1) Đối với hàng hoá thuộc Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục:
1.1.1) Nội dung kiểm tra: So sánh mức giá khai báo với mức giá kiểm tra tại Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục.
1.1.2) Xử lý kết quả kiểm tra:
1.1.2.1) Trường hợp không có nghi vấn về mức giá khai báo thì chấp nhận mức giá khai báo của người khai hải quan.
1.1.2.2) Trường hợp có nghi vấn về mức giá khai báo thì tiếp tục thực hiện kiểm tra thủ tục, hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1.2) Đối với hàng hoá không thuộc Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục thì chấp nhận mức giá khai báo của người khai hải quan.
2) Kiểm tra thủ tục, hồ sơ:
2.1) Nội dung kiểm tra:
2.1.1) Kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hoá.
2.1.2) Kiểm tra sự phù hợp về nội dung giữa hợp đồng mua bán hàng hoá với các nội dung khai báo trên tờ khai hải quan hoặc tờ khai hải quan điện tử.
2.2) Xử lý kết quả kiểm tra:
2.2.1) Xác định trị giá tính thuế nếu hợp đồng mua bán hàng hoá không hợp pháp hoặc nội dung giữa hợp đồng mua bán hàng hoá và các nội dung khai báo trên tờ khai hải quan hoặc tờ khai hải quan điện tử có mâu thuẫn.
2.2.2) Chấp nhận mức giá khai báo của người khai hải quan, chuyển lực lượng Kiểm tra sau thông quan đối với trường hợp có nghi vấn hồ sơ không hợp pháp hoặc mức giá khai báo thấp hơn mức giá tại Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục.
2.2.3) Chấp nhận mức giá khai báo của người khai hải quan nếu kết quả kiểm tra không thuộc các trường hợp quy định tại điểm 2.2.1, điểm 2.2.2 khoản này.
3) Các trường hợp nghi vấn về mức giá khai báo: Hàng hoá xuất khẩu có mức giá khai báo thấp hơn mức giá quy định tại Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu; hoặc mức giá khai báo thấp hơn mức giá của hàng hoá xuất khẩu giống hệt, tương tự tại cơ sở dữ liệu giá của cơ quan hải quan.
1) Đối tượng kiểm tra: Hồ sơ hải quan hoặc hồ sơ hải quan điện tử, các tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa thuộc diện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.
2) Nguyên tắc kiểm tra: Áp dụng quản lý rủi ro về trị giá
Việc kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở kiểm tra các mặt hàng thuộc Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp Tổng cục (sau đây gọi tắt là Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục), Danh mục quản lý rủi ro hàng hoá nhập khẩu về giá cấp Cục (sau đây gọi tắt là Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục).
3) Thẩm quyền xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, loại bỏ Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục, Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục:
3.1) Thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
3.1.1) Xây dựng, điều chỉnh Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục và mức giá kiểm tra kèm theo trên cơ sở:
3.1.1.1) Tiêu chí xây dựng Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục hướng dẫn tại điểm 4.1 khoản 4 Điều này;
3.1.1.2) Khả năng quản lý, tình hình nhập khẩu hàng hoá từng thời kỳ trên phạm vi toàn quốc;
3.1.1.3) Báo cáo đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc xây dựng, điều chỉnh Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục.
3.1.2) Bổ sung vào Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục những mặt hàng nhập khẩu có từ 17 Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã đưa vào Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục;
3.1.3) Đưa ra khỏi Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục những mặt hàng không còn phù hợp với tiêu chí xây dựng Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục hướng dẫn tại điểm 4.1 khoản 4 Điều này;
3.1.4) Chỉ đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục trong trường hợp Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục chưa phù hợp với thực tế.
3.2) Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
3.2.1) Xây dựng, điều chỉnh Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục và mức giá kiểm tra kèm theo trên cơ sở:
3.2.1.1) Tiêu chí xây dựng Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục quy định tại điểm 4.2 khoản 4 Điều này;
3.2.1.2) Khả năng quản lý, tình hình nhập khẩu hàng hoá từng thời kỳ thuộc phạm vi quản lý, khả năng gian lận thương mại;
3.2.1.3) Chỉ đạo của Tổng cục Hải quan về việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục.
3.2.2) Bổ sung vào Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục những mặt hàng do Tổng cục Hải quan đưa ra khỏi Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục;
3.2.3) Đưa ra khỏi Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục những mặt hàng đã được Tổng cục Hải quan đưa vào Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc những mặt hàng không còn phù hợp với các tiêu chí theo quy định tại điểm 4.2 khoản 4 Điều này;
3.2.4) Định kỳ đề xuất, báo cáo Tổng cục Hải quan những mặt hàng cần bổ sung, điều chỉnh tại Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục và mức giá kèm theo trên cơ sở chủ động thu thập, tổng hợp, phân tích các thông tin dữ liệu giá.
4) Tiêu chí xây dựng Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu:
4.1) Tiêu chí xây dựng Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục: Hàng hoá nhập khẩu có trị giá lớn và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi cao.
4.2) Tiêu chí xây dựng Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục: Hàng hoá nhập khẩu ngoài Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
4.2.1) Có trị giá lớn và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi cao;
4.2.2) Có kim ngạch nhập khẩu lớn, nhập khẩu thường xuyên, có thuế nhập khẩu;
4.2.3) Có khả năng gian lận thương mại.
5) Nguồn thông tin xây dựng mức giá kiểm tra:
5.1) Nguồn thông tin về giá từ hồ sơ nhập khẩu do doanh nghiệp khai báo hoặc do cơ quan hải quan xác định;
5.2) Nguồn thông tin từ các thư chào hàng của nhà xuất khẩu;
5.3) Nguồn thông tin từ giá bán tại thị trường nội địa;
5.4) Nguồn thông tin từ các tổ chức Hiệp hội ngành hàng;
5.5) Nguồn thông tin từ Internet, tạp chí, sách báo;
5.6) Nguồn thông tin từ các cơ quan, tổ chức trong nước cung cấp như: Thông tin từ cơ quan thuế nội địa; thông tin từ Ngân hàng; thông tin từ cơ quan thẩm định giá;
5.7) Nguồn thông tin do các cơ quan, tổ chức quốc tế cung cấp như: Thông tin do tham tán thương mại cung cấp; thông tin do hải quan các nước cung cấp; thông tin do cơ quan thẩm định giá nước ngoài cung cấp;
5.8) Các nguồn thông tin khác do cơ quan hải quan thu thập được theo quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá.
1) Đối với thủ tục hải quan điện tử:
1.1) Hình thức, mức độ kiểm tra trị giá tính thuế:
1.1.1) Hình thức kiểm tra:
1.1.1.1) Kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá điện tử;
1.1.1.2) Kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy.
1.1.2) Mức độ kiểm tra:
1.1.2.1) Đối với hình thức kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá điện tử: Kiểm tra nội dung khai báo và mức giá khai báo;
1.1.2.2) Đối với hình thức kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy: Kiểm tra nội dung khai báo; tính chính xác của hồ sơ; tính hợp pháp của các chứng từ; tính tuân thủ nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá; mức giá khai báo.
1.2) Thẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra trị giá tính thuế: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử quyết định hình thức, mức độ kiểm tra trị giá tính thuế.
Việc quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử phải tuân thủ theo nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro về trị giá trên cơ sở Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục và Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục quy định tại Thông tư này hoặc trên cơ sở thông tin tại thời điểm quyết định, được thể hiện bằng:
1.2.1) Quyết định cập nhật Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục và Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để phân luồng hồ sơ hải quan; hoặc
1.2.2) Trực tiếp quyết định trên hệ thống khi có thông tin nghi vấn về trị giá tính thuế.
1.3) Kiểm tra trị giá:
1.3.1) Kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan điện tử và tờ khai trị giá điện tử:
1.3.1.1) Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra nội dung khai báo: Kiểm tra toàn bộ các tiêu chí ghi trên tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá điện tử do người nhập khẩu khai báo trong đó cần chú ý kiểm tra kỹ các tiêu chí sau:
a.1) Tên hàng phải đầy đủ, chi tiết ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá, phù hợp với các tiêu chí trên tờ khai trị giá. Cụ thể: Tên hàng khai báo là tên thương mại thông thường kèm theo các đặc trưng cơ bản về hàng hoá, như: Cấu tạo, vật liệu cấu thành, thành phần, hàm lượng, công suất, kích cỡ, kiểu dáng, công dụng, nhãn hiệu, xuất xứ,... đáp ứng được yêu cầu về phân loại và xác định các yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa.
Ví dụ: Mặt hàng xe máy, ô tô cần có các thông tin về nhãn hiệu xe, hãng sản xuất, nước sản xuất, kiểu dáng, dung tích xi lanh, model, ký mã hiệu khác,...
a.2) Đơn vị tính: Phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường (như m, kg,...), trường hợp không định lượng được rõ ràng (như thùng, hộp...) thì phải tiến hành quy đổi tương đương (như thùng có bao nhiêu hộp, mỗi hộp bao nhiêu kg, bao nhiêu gói, chiếc...).
a.3) Đối với các trường hợp tên hàng, đơn vị tính không được khai báo cụ thể, rõ ràng, không định lượng được theo quy định nêu trên, thì yêu cầu người khai hải quan khai làm rõ thêm thông tin về hàng hóa. Trường hợp người khai hải quan không khai thêm theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc khai thêm nhưng khai không đầy đủ thì xử lý theo quy định tại tiết a.1 điểm 1.3.2.2 khoản này.
b) Kiểm tra mức giá khai báo: Cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu mức giá khai báo với cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra trị giá.
Cơ sở dữ liệu giá dùng để kiểm tra trị giá khai báo là các dữ liệu giá được thu thập, cập nhật, sử dụng theo quy định tại Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá.
1.3.1.2) Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Chấp nhận mức giá khai báo của người khai hải quan nếu kết quả kiểm tra không thuộc các trường hợp nêu tại tiết b điểm này.
Trường hợp không có nghi vấn về mức giá nhưng có nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ theo quy định tại tiết a.4, a.5, a.6 điểm 1.3.2.2 khoản này nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận thì cơ quan hải quan vẫn chấp nhận mức giá khai báo, đồng thời chuyển các nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục hồ sơ sang lực lượng kiểm tra sau thông quan.
b) Chuyển luồng kiểm tra trị giá tính thuế sang mức kiểm tra trên cơ sở tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
b.1) Tên hàng, đơn vị tính khai báo không cụ thể, rõ ràng theo quy định nêu tại tiết a.1, a.2 điểm 1.3.1.1 khoản này;
b.2) Phát hiện các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ quy định tại tiết a.4, a.5, a.6 điểm 1.3.2.2 khoản này;
b.3) Có nghi vấn về mức giá.
1.3.2) Kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy:
1.3.2.1) Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra nội dung khai báo: Kiểm tra toàn bộ các tiêu chí ghi trên tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in do người nhập khẩu khai báo theo quy định tại tiết a điểm 1.3.1.1 khoản này.
b) Kiểm tra tính chính xác của hồ sơ (như các phép tính số học,...); sự trung thực, phù hợp về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan (như so sánh, đối chiếu giữa các điều khoản của hợp đồng,...); so sánh, đối chiếu các nội dung của hoá đơn thương mại với hợp đồng mua bán hàng hoá; so sánh, đối chiếu các nội dung khai báo trên tờ khai trị giá điện tử in với các chứng từ tương ứng có liên quan trong hồ sơ hải quan.
c) Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế.
d) Kiểm tra tính tuân thủ nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Thông tư này; các điều kiện áp dụng, trình tự các phương pháp được sử dụng để xác định trị giá khai báo.
Ví dụ: Người khai hải quan áp dụng không đúng trình tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Mục II Chương II Thông tư này
e) Kiểm tra mức giá khai báo: Thực hiện kiểm tra mức giá khai báo theo quy định tại tiết b điểm 1.3.1.1 khoản 1 Điều này.
1.3.2.2) Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Bác bỏ trị giá khai báo và xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Thông tư này đồng thời tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật, nếu sau khi kiểm tra cơ quan hải quan phát hiện có một trong những mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ; về nguyên tắc và trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế (sau đây gọi là mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ). Các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ bao gồm:
a.1) Người khai hải quan được yêu cầu khai làm rõ thêm thông tin về tên hàng, đơn vị tính nhưng người khai hải quan không khai hoặc khai không đầy đủ;
a.2) Có sự mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ tài liệu trong hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan và có cơ sở để xác định người khai hải quan kê khai không trung thực các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá;
Ví dụ: Có sự khác biệt về mô tả hàng hóa giữa hóa đơn thương mại và hợp đồng mua bán hàng hoá.
a.3) Hồ sơ hải quan và các chứng từ có liên quan không hợp pháp;
a.4) Không khai báo hoặc khai báo không đầy đủ, chính xác các yếu tố của giao dịch có ảnh hưởng đến trị giá (ví dụ: không khai báo các khoản điều chỉnh, mối quan hệ đặc biệt; không khai báo tiền bản quyền, phí giấy phép,...);
a.5) Áp dụng không đúng trình tự các phương pháp, nội dung các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Thông tư này;
a.6) Không thoả mãn một trong các điều kiện khi áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Thông tư này;
Ví dụ: Người khai hải quan không thoả mãn điều kiện về quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch; không thoả mãn điều kiện về thời gian khi lựa chọn hàng hoá giống hệt, tương tự đối với trường hợp áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự,...
b) Xử lý các trường hợp có nghi vấn:
b.1) Trường hợp không có nghi vấn về mức giá, nhưng có nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ thì cơ quan hải quan chấp nhận mức giá khai báo đồng thời chuyển các nghi vấn sang lực lượng kiểm tra sau thông quan.
b.2) Trường hợp có nghi vấn về mức giá trừ nghi vấn nêu tại tiết b.4.7 điểm này và có nghi vấn hoặc không có nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ thì xử lý như sau:
b.2.1) Đối với mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục, Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục: Cơ quan hải quan thông báo để người khai hải quan biết cơ sở, căn cứ nghi vấn mức giá khai báo, phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
b.2.1.1) Trường hợp người khai hải quan đồng ý với mức giá và phương pháp do cơ quan hải quan xác định tại mẫu số 1 thì cơ quan hải quan ra thông báo xác định trị giá theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này, thực hiện ấn định thuế theo giá đã xác định và ghi rõ trên tờ khai hải quan.
b.2.1.2) Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với mức giá và phương pháp do cơ quan hải quan xác định tại mẫu số 1 thì người khai hải quan được thực hiện quyền tham vấn theo quy định tại Điều 26 và phải thực hiện việc bảo đảm theo quy định tại Điều 25 Thông tư này, nếu người khai hải quan muốn thông quan hàng hoá đối với các trường hợp hàng hoá thuộc diện phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng.
Cơ quan hải quan thông báo cho người khai hải quan thực hiện việc bảo đảm theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Mức giá để xác định khoản bảo đảm là mức giá do cơ quan hải quan đã xác định theo mẫu số 1.
b.2.2) Đối với mặt hàng ngoài Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục, Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục thì chấp nhận mức giá khai báo đồng thời chuyển các nghi vấn sang lực lượng kiểm tra sau thông quan.
b.3) Trường hợp có nghi vấn về mức giá tại tiết b.4.7 và có nghi vấn hoặc không có nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ thì chấp nhận mức giá khai báo đồng thời chuyển các nghi vấn sang lực lượng kiểm tra sau thông quan.
b.4) Các trường hợp nghi vấn về mức giá: Mặt hàng nhập khẩu được coi là có nghi vấn về mức giá nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
b.4.1) Mặt hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn mức giá tính thuế thấp nhất của mặt hàng giống hệt, tương tự, do cơ quan hải quan xác định; hoặc thấp hơn mức giá khai báo thấp nhất của mặt hàng giống hệt, tương tự (không so sánh với những lô hàng đang trong diện nghi vấn), đã được cơ quan hải quan chấp nhận theo mức giá khai báo.
Mặt hàng giống hệt, tương tự dùng để so sánh là những mặt hàng được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang kiểm tra trị giá. Trường hợp không tìm được mặt hàng giống hệt, tương tự trong thời hạn nêu trên thì được mở rộng khoảng thời gian nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang kiểm tra trị giá.
b.4.2) Mặt hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn hoặc bằng mức giá khai báo của linh kiện đồng bộ mặt hàng cùng loại nhập khẩu; hoặc thấp hơn hoặc bằng mức giá khai báo của nguyên liệu chính cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu.
Khoảng thời gian lựa chọn dữ liệu thực hiện theo quy định tại tiết b.4.1 điểm này.
b.4.3) Mặt hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn mức giá kiểm tra của hàng hoá giống hệt, tương tự có trong Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục, Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục.
b.4.4) Mặt hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn mức giá do cơ quan hải quan thu thập từ các nguồn thông tin khác sau khi đã được quy đổi về cùng điều kiện với lô hàng đang kiểm tra trị giá.
b.4.5) Mặt hàng nhập khẩu có yếu tố giảm giá trong đó mức giá khai báo sau khi trừ đi khoản giảm giá thấp hơn mức giá của hàng hoá giống hệt, tương tự quy định tại cơ sở dữ liệu giá.
b.4.6) Trường hợp không tìm được hàng hoá giống hệt, hàng hoá tương tự theo quy định tại Thông tư này để so sánh, kiểm tra mức giá khai báo thì áp dụng linh hoạt, mở rộng hơn khái niệm hàng hoá giống hệt, tương tự, cụ thể:
b.4.6.1) Mặt hàng nhập khẩu có nhiều tính năng, công dụng đi kèm có thể so sánh với mặt hàng cùng loại có một tính năng cơ bản đã có trong cơ sở dữ liệu giá.
b.4.6.2) Mặt hàng nhập khẩu có phẩm cấp chất lượng cao hơn có thể so sánh với mặt hàng cùng loại có phẩm cấp chất lượng thấp hơn đã có trong cơ sở dữ liệu giá.
b.4.6.3) Mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ từ các nước, khối nước phát triển có thể so sánh với mặt hàng cùng loại từ các nước, khối nước chưa phát triển, đang phát triển có trong cơ sở dữ liệu giá (ví dụ: Hàng hoá nhập khẩu đang cần kiểm tra trị giá có xuất xứ từ Nhật Bản có thể so sánh với hàng cùng loại xuất xứ từ Hàn Quốc có trong cơ sở dữ liệu giá).
Khoảng thời gian lựa chọn dữ liệu thực hiện theo quy định tại tiết b.4.1 điểm này.
b.4.7) Hàng hoá nhập khẩu có mức giá khai báo cao hơn trên 15% so với mức giá tại cơ sở dữ liệu giá.
Khoảng thời gian lựa chọn dữ liệu thực hiện theo quy định tại tiết b.4.1 điểm này.
c) Chấp nhận mức giá khai báo đối với các trường hợp không thuộc tiết a, tiết b điểm này.
2) Đối với các trường hợp không thực hiện thủ tục hải quan điện tử:
2.1) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra nội dung khai báo, mức giá khai báo, tính chính xác của hồ sơ, tính hợp pháp của các chứng từ liên quan, tính tuân thủ nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá tính thuế được thực hiện theo quy định tại điểm 1.3.2.1 khoản 1 Điều này, nhưng thay thế tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in bằng tờ khai hải quan và tờ khai trị giá trong bộ hồ sơ hải quan theo quy định.
2.2) Xử lý kết quả kiểm tra: Thực hiện theo quy định tại điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều này.
1) Các trường hợp trì hoãn xác định trị giá tính thuế:
1.1) Người khai hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế: Áp dụng đối với trường hợp người khai hải quan chưa có đủ thông tin cần thiết để xác định trị giá tính thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
1.2) Cơ quan hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế: Áp dụng đối với các trường hợp phải thực hiện việc tham vấn theo quy định tại Điều 26 Thông tư này.
2) Thời gian trì hoãn: 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.
3) Thủ tục trì hoãn xác định trị giá tính thuế:
3.1) Trường hợp người khai hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế:
3.1.1) Đối với người khai hải quan:
3.1.1.1) Nộp văn bản đề nghị cơ quan hải quan cho trì hoãn xác định trị giá tính thuế với lý do chưa có đủ các thông tin cần thiết cho việc xác định trị giá tính thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai;
3.1.1.2) Trường hợp hàng hoá thuộc diện phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng thì thực hiện việc bảo đảm cho toàn bộ số thuế của lô hàng nhập khẩu do cơ quan hải quan xác định, nếu muốn được thông quan hàng hoá;
3.1.1.3) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, người khai hải quan phải khai báo các thông tin cần thiết để xác định trị giá tính thuế cho lô hàng nhập khẩu, tự tính lại số thuế phải nộp và thực hiện nộp đủ thuế theo đúng quy định.
3.1.2) Đối với cơ quan hải quan:
3.1.2.1) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ cơ sở dữ liệu giá và các nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Thông tư này để xác định trị giá tính thuế và tính mức bảo đảm phải nộp. Mức bảo đảm phải đủ để đảm bảo cho toàn bộ nghĩa vụ thuế phải nộp.
3.1.2.2) Thông báo mức bảo đảm cho người khai hải quan theo mẫu số 2.
3.1.2.3) Thông quan hàng hóa khi người khai hải quan thực hiện khoản bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.
3.1.2.4) Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan không thực hiện khai báo thông tin để xác định trị giá tính thuế, thì cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế theo mẫu số 4 Thông tư này, ấn định thuế và thông báo để người khai hải quan biết và thực hiện nộp đủ thuế theo quy định.
3.2) Trường hợp cơ quan hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế:
3.2.1. Đối với cơ quan hải quan:
3.2.1.1) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tính mức bảo đảm phải nộp đối với trường hợp hàng hoá thuộc diện phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng và thông báo cho người khai hải quan theo mẫu số 2. Mức giá để tính mức bảo đảm là mức giá đã thông báo tại mẫu số 1.
Trường hợp người khai hải quan đã nộp thuế theo khai báo thì mức bảo đảm bằng khoản chênh lệch giữa số thuế tính theo mức giá do cơ quan hải quan xác định và số thuế tính theo mức giá khai báo của người khai hải quan.
3.2.1.2) Thông quan hàng hoá khi người khai hải quan thực hiện bảo đảm cho toàn bộ số thuế phải nộp theo quy định tại Thông tư này.
3.2.1.3) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, cơ quan hải quan phải tổ chức tham vấn để làm rõ những nghi vấn về mức giá khai báo theo quy định về tham vấn tại Điều 26 Thông tư này.
3.2.2) Đối với người khai hải quan:
3.2.2.1) Thực hiện bảo đảm cho toàn bộ số thuế của lô hàng nhập khẩu theo mức bảo đảm do cơ quan hải quan xác định, nếu muốn được thông quan hàng hoá;
3.2.2.2) Thực hiện tham vấn theo quy định tại Điều 26 Thông tư này.
4) Các hình thức bảo đảm, thời gian bảo đảm:
4.1) Hình thức bảo lãnh: Nội dung, hình thức bảo lãnh thực hiện theo pháp luật về quản lý thuế quy định bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.
4.2) Hình thức đặt cọc:
4.2.1) Đối với người khai hải quan: Nộp tiền đặt cọc vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước; số tiền đặt cọc phải nộp theo mức bảo đảm tại thông báo của cơ quan hải quan theo mẫu số 2 Thông tư này.
4.2.2) Đối với cơ quan hải quan:
4.2.2.1) Hướng dẫn người khai hải quan nộp tiền đặt cọc vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước;
4.2.2.2) Trong thời gian tối đa là 05 ngày kể từ ngày ra Thông báo trị giá tính thuế, Chi cục hải quan thực hiện:
a) Làm thủ tục chuyển số tiền đặt cọc tương ứng với số thuế phải nộp (nếu có) từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan sang tài khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành;
b) Làm thủ tục hoàn trả lại tiền đặt cọc còn thừa cho người khai hải quan.
4.3) Thời gian bảo đảm: 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
1) Thẩm quyền tham vấn:
1.1) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện việc tham vấn và chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả công tác tham vấn tại đơn vị.
1.2) Căn cứ tình hình thực tế, khả năng quản lý, khoảng cách giữa Chi cục và Cục, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh thành phố có thể phân cấp cho Chi cục trưởng thực hiện việc tham vấn đối với các mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục nhưng không quá 10% số lượng các trường hợp hàng hoá thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục phải tham vấn.
1.3) Trường nhiều hàng hoá nhập khẩu thuộc cùng một tờ khai phải tham vấn bao gồm cả hàng hoá thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục và hàng hoá thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện tham vấn.
2) Hình thức tham vấn:
2.1) Tham vấn trực tiếp.
2.2) Tham vấn bằng thư điện tử: Hướng dẫn cụ thể khi có đủ điều kiện thực hiện.
3) Các trường hợp phải tham vấn:
3.1) Cơ quan hải quan có nghi vấn về mức giá đối với mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục, nhưng người khai hải quan không đồng ý với mức giá và phương pháp do cơ quan hải quan xác định theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
3.2) Cơ quan hải quan có căn cứ nghi vấn mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
3.3) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định tham vấn đối với các mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục có nghi vấn về mức giá, nhưng mức giá khai báo thấp hơn không quá 5% so với mức giá có trong cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra.
3.4) Đối với cùng một mặt hàng, do cùng một doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại cùng một đơn vị hải quan, theo cùng một hợp đồng hoặc nhiều hợp đồng khác nhau, thì chỉ tổ chức tham vấn cho lô hàng nhập khẩu lần đầu, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
3.4.1) Thông tin liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế mà cơ quan hải quan có được từ cơ sở dữ liệu giá và thông tin thu thập bằng các biện pháp nghiệp vụ khác, tính đến thời điểm kiểm tra, xác định trị giá tính thuế cho lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá, không thay đổi so với thông tin đã sử dụng để tổ chức tham vấn lô hàng nhập khẩu lần đầu.
3.4.2) Người khai hải quan chấp nhận sử dụng kết quả tham vấn lần đầu cho các lần nhập khẩu tiếp theo.
4) Tham vấn và xử lý kết quả tham vấn:
4.1) Chuẩn bị tham vấn:
4.1.1) Cơ quan hải quan:
4.1.1.1) Thông báo theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này cho người khai hải quan thời gian, địa điểm tiến hành tham vấn; hồ sơ, tài liệu có liên quan phục vụ tham vấn;
4.1.1.2) Chuẩn bị các nội dung tham vấn.
4.1.2) Người khai hải quan:
4.1.2.1) Cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ theo nội dung đã thông báo của cơ quan hải quan.
4.1.2.2) Cử đại diện có thẩm quyền quyết định các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế hoặc người được ủy quyền toàn bộ tham gia tham vấn.
4.1.2.3) Trả lời các câu hỏi trong quá trình tham vấn có liên quan đến giao dịch nhập khẩu theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
4.2) Nội dung tham vấn:
Căn cứ hồ sơ, tài liệu và các thông tin dữ liệu đã chuẩn bị trước, cơ quan hải quan yêu cầu doanh nghiệp trả lời các câu hỏi liên quan đến việc khai báo các yếu tố của giao dịch nhập khẩu; mức giá khai báo; phương pháp xác định trị giá tính thuế doanh nghiệp sử dụng.
Cơ quan hải quan lưu ý tập trung làm rõ các nghi vấn về hồ sơ, mức giá khai báo. Việc hỏi đáp trong quá trình tham vấn phải được ghi chép đầy đủ, trung thực tại biên bản tham vấn. Kết thúc biên bản tham vấn, căn cứ nội dung trả lời của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá, cơ quan hải quan nêu rõ “chấp nhận” hoặc “bác bỏ” mức giá khai báo, mức giá tính thuế dự kiến. Các bên tham gia tham vấn phải cùng ký vào biên bản tham vấn.
4.3) Thời gian tiến hành tham vấn và xác định trị giá tính thuế: tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.
4.4) Xử lý kết quả tham vấn:
4.4.1) Cơ quan hải quan bác bỏ mức giá khai báo và xác định trị giá tính thuế trong các trường hợp sau:
4.4.1.1) Trong quá trình tham vấn cơ quan hải quan phát hiện các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ theo quy định tại điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư này.
4.4.1.2) Người khai hải quan kê khai không trung thực các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:
a) Người khai hải quan không kê khai hoặc kê khai sai giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán; các yếu tố liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế (như các khoản điều chỉnh, mối quan hệ đặc biệt, điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá...).
b) Người xuất khẩu hoặc đại diện của người xuất khẩu có thông tin xác nhận mức giá khai báo không đúng với thực tế mua bán.
c) Thông tin cơ quan hải quan có được bằng các biện pháp nghiệp vụ khác khẳng định trị giá giao dịch không trung thực.
d) Thông tin mà người khai hải quan cung cấp sau khi đã kiểm tra là không chính xác, chứng từ tài liệu cung cấp là giả mạo hoặc chứng từ không hợp pháp.
4.4.1.3) Người khai hải quan không giải trình hoặc không giải trình được về tính trung thực chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:
a) Quá thời gian yêu cầu tham vấn mà người khai hải quan không tham gia tham vấn.
b) Quá thời hạn yêu cầu mà người khai hải quan không cung cấp được các thông tin, tài liệu, chứng từ theo nội dung thông báo của cơ quan hải quan.
c) Người khai hải quan không giải trình, không chứng minh được hoặc giải trình, chứng minh thiếu thuyết phục, không có căn cứ về các nghi vấn của cơ quan hải quan (như về tính hợp lý hồ sơ; mức giá khai báo hay mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch; nội dung trả lời của người khai hải quan mâu thuẫn với hồ sơ hải quan; hồ sơ, chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp khai báo hoặc xuất trình có mâu thuẫn; tính hợp lý của mức giá khai báo và giá của các mặt hàng giống hệt, tương tự có trên cơ sở dữ liệu giá;...).
4.4.1.4) Đối với các trường hợp bác bỏ trị giá khai báo, trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế và ra thông báo trị giá tính thuế theo mẫu số 4 Thông tư này.
4.4.2) Chấp nhận mức giá khai báo: Ngoài các trường hợp bác bỏ mức giá khai báo nêu tại điểm 4.4.1 khoản này, cơ quan hải quan chấp nhận mức giá khai báo và ra thông báo trị giá tính thuế theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
5) Toàn bộ các chứng từ, hồ sơ liên quan đến việc tham vấn phải lưu trữ cùng bộ hồ sơ hải quan.
6) Ngoài việc tham vấn, để đảm bảo tính trung thực, khách quan của quá trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế cơ quan hải quan có thể tiến hành lấy ý kiến tư vấn của các đơn vị, cơ quan liên quan.
7) Người khai hải quan có quyền khiếu nại kết quả xác định trị giá tính thuế của cơ quan hải quan sau khi tham vấn theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này.
1) Đối với lực lượng phúc tập tại Chi cục hải quan:
1.1) Đối tượng kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ hải quan, mức giá khai báo và các tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2) Nội dung kiểm tra:
1.2.1) Đối với hàng hoá xuất khẩu: Thực hiện kiểm tra theo các nội dung kiểm tra quy định tại Điều 22 Thông tư này.
1.2.2) Đối với hàng hoá nhập khẩu: Thực hiện theo các nội dung kiểm tra quy định tại Điều 24 Thông tư này.
1.3) Xử lý kết quả kiểm tra:
1.3.1) Nếu phát hiện các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ thì bác bỏ mức giá khai báo, xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Thông tư này;
1.3.2) Nếu phát hiện các nghi vấn về hồ sơ, chứng từ, mức giá khai báo nhưng chưa đủ căn cứ kết luận hành vi gian lận thì chuyển các nghi vấn sang lực lượng kiểm tra sau thông quan để tiếp tục xác minh, làm rõ theo quy định.
2) Đối với lực lượng kiểm tra sau thông quan:
2.1) Đối tượng kiểm tra: Các trường hợp có nghi vấn về hồ sơ, chứng từ hoặc mức giá khai báo do lực lượng phúc tập chuyển; do lực lượng kiểm tra tại khâu thông quan chuyển; do lực lượng kiểm tra sau thông quan phát hiện hoặc do đánh giá mức độ rủi ro theo mặt hàng, ngành hàng, theo doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thì tổ chức kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan hoặc trụ sở của doanh nghiệp.
2.2) Nội dung kiểm tra, trình tự kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra: Được thực hiện theo các quy định về kiểm tra sau thông quan và quy định về xác định trị giá tính thuế.
3) Đối với lực lượng điều tra chống buôn lậu:
Tổ chức kiểm tra, xác minh các vụ việc có dấu hiệu gian lận lớn về trị giá như: Làm giả hồ sơ, chứng từ; móc ngoặc để đồng loạt hạ thấp hoặc khai khống trị giá do lực lượng kiểm tra sau thông quan chuyển hoặc những vụ việc gian lận nổi cộm, có tính chất hệ thống, phạm vi rộng do lực lượng chống buôn lậu phát hiện.
4) Đối với các lô hàng đã được kiểm tra trị giá trong quá trình làm thủ tục hải quan bao gồm cả các trường hợp đã bác bỏ trị giá khai báo hoặc các trường hợp chấp nhận trị giá khai báo sau tham vấn nhưng lực lượng phúc tập, lực lượng kiểm tra sau thông quan, lực lượng điều tra chống buôn lậu phát hiện các sai phạm thì vẫn tiến hành xử lý hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật, thực hiện ấn định thuế và làm rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan, nếu có sai phạm thì xử lý kỷ luật theo quy định của ngành và của pháp luật.
1) Đối với lực lượng kiểm tra trị giá trong quá trình làm thủ tục hải quan:
1.1) Định kỳ tập hợp, rà soát các nghi vấn về mức giá, nghi vấn về thủ tục, hồ sơ; đánh giá, phân tích các dấu hiệu nghi vấn và chuyển cho lực lượng kiểm tra sau thông quan để kiểm tra theo quy định về kiểm tra sau thông quan.
1.2) Tiếp nhận kết quả kiểm tra, kiến nghị của các lực lượng kiểm tra sau khi hàng hoá đã thông quan để tổng hợp, phân tích, đánh giá nhằm đưa ra các giải pháp kiểm tra trị giá trong quá trình làm thủ tục hải quan để ngăn chặn kịp thời các gian lận trị giá, nâng cao hiệu quả công tác quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2) Đối với lực lượng kiểm tra sau khi hàng hoá đã thông quan:
2.1) Thông báo kết quả kiểm tra, xử lý về trị giá sau khi hàng hoá đã được thông quan cho lực lượng kiểm tra trị giá trong quá trình làm thủ tục hải quan trong vòng 05 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra;
2.2) Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiến nghị lực lượng kiểm tra trị giá trong quá trình làm thủ tục hải quan bổ sung các giải pháp kiểm tra trị giá nhằm ngăn chặn gian lận trị giá, đồng thời kiến nghị các nội dung sửa đổi cơ chế chính sách quản lý giá phù hợp với tình hình thực tế.
Chapter III
INSPECTION OF TAXABLE VALUE
ITEM I. INSPECTION OF TAXABLE VALUE OF EXPORTED GOODS DURING THE PROCESS OF CUSTOMS PROCEDURES
Article 21. Objects, principle of inspection and competence, criteria for making the List of risk management of exported goods on price of Department level and sources of information for making inspection price rates
1) Subjects of inspection: Customs dossiers or electronic customs dossiers, documents relating to the determination of the taxable value of exported goods subject to inspection of records or actual inspection of goods.
2) Principle of inspection: applying the principle of risk management on value
The inspection of the taxable value of exported goods is made on the basis of examining the items to be of the List of risk management of exported goods on prices of Department level (hereinafter referred to as the List of risk management of exported goods of Department level).
3) Competence to make, adjust, examine the List of risk management of exported goods of Department level:
3.1) Director of Customs Department of provinces and cities based on the situation of managing the export activities of each period and the actual export of goods to make, adjust the List of risk management of exported goods of Department level and examination price rates for use as a basis for examining the declared value, and send report to the General Department of Customs.
3.2) General Director of the General Department of Customs guides Customs Department of provinces and cities to amend, adjust the List of risk management of exported goods of Department level in cases the List of risk management of exported goods of Department level has not been yet appropriate to the reality.
4) The criteria for making the risk List of exported goods of Department level: Goods meet one of the following criteria:
4.1) Goods are natural resources, unprocessed minerals with tax rate of export duty, excluding crude oil;
4.2) Goods which are capable of commercial fraud.
5) Sources of information to make examination price rates:
5.1) FOB, DAF prices of identical exported goods, similar exported goods;
5.2) Sale price in the domestic market of identical exported goods, similar exported goods after subtracting value added tax, special consumption tax (if any) and lawful costs arising before exporting goods at exit border gate.
5.3) Other information collected by the customs agencies after converting into FOB, DAF prices.
Article 22. Inspection, handling results of examining taxable value
1) Inspecting the declared price rates:
1.1) For goods which are subject to the risk List of exported goods of Department level:
1.1.1) Contents of inspection: Compare the declared price rates with the inspection price rate at the risk List of exported goods of Department level.
1.1.2) Handling the inspection result:
1.1.2.1) If there is not doubful question on the declared price rates, the declared price rates of the customs declarants shall be accepted.
1.1.2.2) If there is any doubful question on the declared price rates, the inspection of procedures, records as provided in clause 2 of this Article shall be continued to implement.
1.2) For goods which are not subject to the risk List of exported goods of Department level, the declared price rates of the customs declarants shall be accepted.
2) Inspection of procedure, dossiers:
2.1) Contents of the inspection:
2.1.1) To inspect the legitimate of the goods sale and purchase contracts.
2.1.2) To inspect the suitability on contents between the goods purchase and sale contract with the declared contents in the declarations or the electronic declarations.
2.2) Handling the inspection result:
2.2.1) To determine the taxable value if the goods purchase and sale contract is not lawful or the contents the goods purchase and sale contract and the declared contents in the declarations or the electronic declarations are conflict.
2.2.2) To accept the declared price rates of the customs declarants, transfer to the post-clearance inspection force for the case having doubtful question on illegal documents or declared price rate lower than the price rate at the risk List of exported goods of Department level.
2.2.3) To accept the declared price rates of the customs declarants if the inspection result is not subject to the cases provided in point 2.2.1, point 2.2.2 of this clause.
3) The case of doubtful question on the declared price rates: Exported goods having declared price rates lower than the price rate at the risk List of exported goods; or the declared price rates are lower than the price rates of identical, similar exported goods at the price database of the customs agencies.
ITEM II. INSPECTION OF TAXABLE VALUE OF IMPORTED GOODS DURING THE PROCESS OF CUSTOMS PROCEDURES
Article 23. Objects, principle and competence, criteria for making the List of risk management of imported goods on price of General Department level, the List of risk management of imported goods on price of Department level and sources of information for making inspection price rates
1) Subjects of inspection: Customs dossiers or electronic customs dossiers, documents relating to the determination of the taxable value of goods subject to inspection of records or actual inspection of goods.
2) Principle of inspection: Applying risk management on value
The inspection of the taxable value of imported goods is made on the basis of examining the items to be of the List of risk management of imported goods on prices of General Department level (hereinafter referred to as the risk List of imported goods of General Department level), the List of risk management of imported goods on prices of Department level (hereinafter referred to as the risk List of imported goods of Department level).
3) Competence to make, adjust, supplement, reject the risk List of imported goods of General Department level, the risk List of imported goods of Department level:
3.1) Competences of General Director of General Department of Customs:
3.1.1) To make, adjust the risk List of imported goods of General Department level and inspection price rate attached on the basis of:
3.1.1.1) The criteria to make the risk List of imported goods of General Department level as guided in point 4.1 clause 4 of this Article;
3.1.1.2) Management capabilities, the import situation of goods at each period on the scope of nation;
3.1.1.3) The report, recommendations of the provincial, city Department of Customs on making, adjustment of the risk List of imported goods of General Department level.
3.1.2) To supplement to the risk List of imported goods of General Department level the imported goods which were put into the risk List of imported goods of Department level by from 17 provincial, city Departments of Customs or more;
3.1.3) To remove from the risk List of imported goods of General Department level the imported goods which are no longer suitable to the criteria to make the risk List of imported goods of General Department level as guided in point 4.1 clause 4 of this Article;
3.1.4) To guide the provincial, city Departments of Customs to modify, supplement, adjust the risk List of imported goods of Department level in case the risk List of imported goods of such level is not suitable to the reality.
3.2) Competences of Directors of Departments of Customs of provinces, cities:
3.2.1) To make, adjust the risk List of imported goods of Department level and inspection price rate attached on the basis of:
3.2.1.1) The criteria to make the risk List of imported goods of Department level as guided in point 4.2 clause 4 of this Article;
3.2.1.2) Management capabilities, the import situation of goods at each period under the management scope, capabilities of commercial fraud;
3.2.1.3) Guidance of General Departments of Customs on amending, supplementing, adjusting the risk List of imported goods of Department level.
3.2.2) To supplement to the risk List of imported goods of Department level the goods which were removed from the risk List of imported goods of General Department level by the General Department of Customs;
3.2.3) To remove from the risk List of imported goods of Department level the goods which were put into the risk List of imported goods of General Department level by the General Department of Customs or the goods which are no longer suitable to the criteria as provided in point 4.2 clause 4 of this Article;
3.2.4) Periodically propose, report to the General Department of Customs the items which should be added, adjusted in the risk List of imported goods of General Department level and the price rates attached to on the basis of the active collection, synthesis, analysis of price data information.
4) The criteria to make the risk List of imported goods:
4.1) The criteria to make the risk List of imported goods of General Department level: Imported goods with great value and high tax rate of preferential import duty.
4.2) The criteria to make the risk List of imported goods of Department level: Imported goods out of the risk List of imported goods of General Department level meet one of the following criteria:
4.2.1) Having great value and high tax rate of preferential import duty;
4.2.2) Having great import turn-over, regular import with import duty;
4.2.3) Capabilities of commercial fraud.
5) Information source to make inspection price rates:
5.1) Information sources on prices from import dossiers declared by enterprises or determined by the customs agencies;
5.2) Information sources from offering letter of exporters;
5.3) Information sources from selling price in domestic market;
5.4) Information sources from business lines Associations;
5.5) Information sources from Internet, magazines, books;
5.6) Information sources from agencies, domestic organizations offer such as: information from local tax agencies; information from banks; information from the price appraisal agencies;
5.7) Information sources from agencies, international organizations offer such as: Information supplied by commercial counsellor; information supplied by the customs agencies of the countries; information supplied by the foreign price appraisal agencies;
5.8) Other information sources collected by the customs agencies under the regulation of making, managing and using price database.
Article 24. Inspection and handling of taxable value inspection results
1) For electronic customs procedures:
1.1) Form, level of taxable value inspection:
1.1.1) Form of inspection:
1.1.1.1) To inspect the declared value on the basis of information in the electronic customs declaration, electronic value declaration;
1.1.1.2) To inspect the declared value on the basis of information in the printed electronic customs declarations, printed electronic value declaration and documents together with declarations under form of paper.
1.1.2) Level of inspection:
1.1.2.1) For the form of declared value inspection on the basis of information in E-customs declaration, E-value declaration: to inspect the declared contents and declared price rates;
1.1.2.2) For the form of declared value inspection on the basis of printed E-customs declaration, printed E-value declaration and documents attached to the declaration under form of paper: to inspect the declared contents; the accuracy of records; legality of the documents; compliance with the principles and methods of determining value; declared price rate.
1.2) Competent to decide the form, level to inspect taxable value: Heads of Branches of Customs where electronic customs procedures are implemented to decide the form, the inspection level of taxable value.
The decision of Heads of Branches of Customs where electronic customs procedures are implemented must comply upon the principles of applying value risk management on the basis of the risk List of imported goods of General Department level and the risk List of imported goods of Department level provided in this Circular on the basis of information at the time of decision, showed by:
1.2.1) To decide on updating of the risk List of imported goods of General Department level and the risk List of imported goods of Department level into E-customs data processing system for flow distribution of customs dossiers; or
1.2.2) Directly decide on system when having doubtful information on taxable value.
1.3) Value inspection:
1.3.1) To inspect the declared value on the basis of information in E-customs declarations and E-value declarations:
1.3.1.1) Contents of inspection:
a) To inspect declared contents: to inspect all of the criteria stated in the E-customs declarations, E-value declarations declared by the importers in which the following criteria should be paid attention carefully to inspect:
a.1) Name of goods must be recorded completely, details of semaphore, brands, origin comply with the criteria in the value declaration. Specifically: declared names of goods are the common trade names together with the basic characteristics of goods, such as: Structure, component materials, components, content, capacity, size, style, utility, brand, origin, ... meet the requirements for classification and determination of affected factors, relating to the determination of the taxable value of goods.
Example: Motorcycles, automobiles need to have information on their brands, manufacturers, countries of manufacture, design, cylinder, model, other semaphore,...
a.2) Unit: Must be clearly quantified upon units of measurement (such as meters, kilograms,...), in case of not clearly quantified (such as barrels, boxes ...) they must be made the conversion into similar units (such as the number of boxes in a barrel, the number of kilograms, packs, pieces in a box)...).
a.3) For the cases that goods’ names, units were not declared specifically, clearly and were not quantifiable as specified above, it’s necessary to request the customs declarants to clarify more information on the goods. Where the customs declarants do not declare more information as required by the customs agencies or declare additional information but incomplete, the provisions in section a, point 1.3.2.2 of this clause shall be applied for handling.
b) Inspection of the declared price rates: Customs agencies compare, cross-check the declared prices with the price database at the time of value inspection.
The price database used for inspection of declared value is the price data to be collected, updated, used according to provisions in the Regulation of making, managing, using the price database.
1.3.1.2) Handling of Inspection result:
a) To accept the declared price rates of the customs declarants if the inspection results are not subject to the cases mentioned in section b of this point.
Where there is no doubtful question on the price rates but doubtful on procedures and records as prescribed in section a.4, a.5, a.6 point 1.3.2.2 of this clause, however, there is not sufficient grounds to make a conclusion, the customs agencies still accept the declared price rates, at the same time, transfer the doubtful questions on customs procedures to the post-clearance inspection force.
b) To move the inspection of taxable value to the inspection level on the basis of the printed E-customs declarations, printed E-value declarations and documents attached to the declarations under form of paper, if belonging to one of the following cases:
b.1) Goods’ name, units are not declared specifically, clearly as provided in section a.1, a.2 point 1.3.1.1 of this clause;
b.2) To detect the conflicts on procedures, dossiers as provided in section a.4, a.5, a.6 point 1.3.2.2 of this clause;
b.3) Having doubtful question on price rates.
1.3.2) To inspect the declared value on the basis of the printed E-customs declarations, printed E-value declarations and documents attached to the declarations under form of paper:
1.3.2.1) Contents of inspection:
a) To inspect declared contents: to inspect all of the criteria stated in the printed E-customs declarations, printed E-value declarations declared by the importers as prescribed in section a point 1.3.1.1 of this clause.
b) To inspect the accuracy of the records (such as arithmetic,...); faithfulness, consistence on the contents among documents in the customs dossiers (such as comparison, cross-check between the Articles of contracts,...); to compare, cross-check the contents of commercial invoices with the goods purchase and sale contracts; to compare, cross-check the declared contents in the printed E-value declarations with the corresponding documents involved in customs dossiers.
c) To inspect the legality of the documents relating to the determination of taxable value.
d) To inspect the compliance of principles and methods of determining the taxable value as guided in this Circular, the conditions of application, order and the methods used to determine the declared value.
Example: The customs declarants apply incorrect procedures on the methods of determining taxable value as guided in Item II Chapter II of this Circular.
e) Inspection of declared price rates: To make the inspection of declared price rates as provided in section b point 1.3.1.1 clause 1 of this Article.
1.3.2.2) Handling of inspection results:
a) To reject the declared value and determine the taxable value as prescribed in this Circular and, depending on the nature and seriousness of the violations to handle according to law regulations, if after the inspection, the customs agencies detect one of the contradictions on procedures, records; on principles and order to apply the methods of determining the taxable value (hereinafter referred to as contradictions on procedures, records). The contradictions on procedures, records include:
a.1) Customs declarants are required to supply more information on goods’ names, units but the customs declarants do not declare or declare insufficiently;
a.2) Having the contradictions on contents between vouchers, documents in the customs dossiers submitted or presented to the customs agencies by the customs declarants and the bases to determine that the customs declarants declare untruthfully the contents relating to the value determination;
For example: there are differences on the description of goods between commercial invoice and the purchase and sale contracts.
a.3) Customs dossiers and the relevant documents are not lawful;
a.4) Failing to declare or declare incompletely and inaccurately the factors of transactions affecting value (eg failing to declare the adjustments, special relationships; royalties, license fees,...);
a.5) Applying incorrect order for the methods, contents of the methods of determining taxable value under the provisions of this Circular;
a.6) Failing to satisfy one of the conditions when applying the methods of determining taxable value as provided in this Circular;
Example: The customs declarants does not satisfy the conditions on the right to dispose or use of goods after the import when applying the method of transaction value; failing to satisfy the conditions on the time when selecting similar, identical goods for the case of applying the method of transaction value of identical imported goods, the method of transaction value of similar imported goods,...
b) Handling the cases of doubtful question:
b.1) Where there is no doubtful question on the price rates but doubtful on procedures and records, the customs agencies accept the declared price rates, at the same time, transfer the doubtful questions to the post-clearance inspection force.
b.2) Where there is doubtful question on the price rates except for the one reffered in section b.4.7 of this point and whether or not the doubtful question on procedures and records, it is handled as follows:
b.2.1) For goods which are subject to the risk List of imported goods of General Department level, the risk List of imported goods of Department level: the customs agencies notify to the customs declarants the bases, grounds of the doubtful question for the declared price rates, method, the price rates shall be defined by the customs agencies under the form No.1 issued together with this Circular.
b.2.1.1) Where customs declarants agree with the price rates and the method defined by the customs agencies under the form No.1, the customs agencies issue notification to determine the value under the form No.4 issued together with this Circular, to implement tax imposition at the price defined and state clearly in the customs declarations.
b.2.1.2) Where customs declarants disagree with the price rates and the method defined by the customs agencies under the form No.1, the customs declarants are allowed to implement the right of advisory according to the provisions in Article 25 of this Circular, if the customs declarants wish for clearance of goods for the cases goods which are subject to tax payment before being received.
Customs agencies notify to the customs declarants to implement the assurance under the form No.2 attached herewith. The price rate to determine the assurance is the price rate determined by the customs agencies under the form No.1.
b.2.2) For goods which are out of the risk List of imported goods of General Department level, the risk List of imported goods of Department level, the customs agencies accept the declared price rates, at the same time, transfer the doubtful questions to the post-clearance inspection force.
b.3) Where there is doubtful question on the price rates in section b.4.7 and whether or not the doubtful question on procedures and records, the customs agencies accept the declared price rates, at the same time, transfer the doubtful questions to the post-clearance inspection force.
b.4) The cases of doubtful question on the price rates: the imported goods are considered to be a doubt on price rates if belonging to one of the following cases:
b.4.1) The imported goods with the declared price rates lower than the lowest taxable price rates of similar, identical goods determined by the customs agencies; or lower than the lowest declared price rates of similar, identical goods (not compared with the goods lots being in the doubtful case), have been approved under the declared price by the customs agencies.
Identical, similar goods used to compare are those which are exported to Vietnam on the same day or within a period of 60 days before or after the date of export of the goods being inspected its value. In cases unable to find the identical, similar goods within the period mentioned above, a period of time shall be extended but not exceeding 90 days before or after the date of export of the goods being inspected its value.
b.4.2) The imported goods have the declared price rate lower than or equal to the declared price rate of the synchronous components of the imported same type of goods, or less than or equal to the declared price rate of key raw materials constituting an imported complete product.
The period to select data is implemented according to provisions in section b.4.1 of this point.
b.4.3) The imported goods with the declared price rate lower than the inspected price rate of the identical, similar goods having the risk List of imported goods of General Department level, the risk List of imported goods of Department level.
b.4.4) The imported goods with the declared price rate lower than the price rate collected by the customs agencies from other sources of information after being converted into the same condition with the goods lot being inspected its value.
b.4.5) Imported goods with the discount factors in which after subtracting the deducted amounts the declared price rate are less than the price rate of similar, identical goods as provided in the price database.
b.4.6) In case of unable to find the identical goods, similar goods in accordance with provisions in this Circular to compare and examine the declared price rates, the application of flexibility, expansion of the concept of identical goods, similar will be made, specifically:
b.4.6.1) Imported goods with many features and utilities associated with are comparable to the items of the same type with a basic features already put in the price database.
b.4.6.2) The imported goods with higher quality level are comparable to the items of the same type with lower quality level already put in the prices database.
b.4.6.3) The imported goods originating from developed countries, countries block are comparable to the items of the same type from the not-yet developed, developing countries, countries block already put in the prices database (eg imported Goods being needed to inspect value originating from Japan are comparable to goods of the same type originating from South Korea already put in the prices database).
The period of time to select data is implemented according to the provisions in section b.4.1 of this point.
b.4.7) Imported goods with declared pricer rate higher than 15% compared to the price rates in the price database.
The period of time to select data is implemented according to the provisions in section b.4.1 of this point.
c) To accept the declared price rates for the cases not belonging to section a, section b of this point.
2) For the case of failing to conduct E-customs procedures:
2.1) Contents of inspection: the inspection of the contents of the declaration, the declared price rates, the accuracy of records, the legality of the relevant documents, the compliance with principles and methods of determining the taxable value is implemented in accordance with provisions in point 1.3.2.1 clause 1 of this Article, but replacing the printed E-customs declaration, the printed E-value declaration by customs declaration, value declaration available in the customs dossiers according to regulations.
2.2) Handling of inspection results: to conduct as provided in point 1.3.2.2 clause 1 of this Article.
Article 25. Delay of determining taxable value
1) The cases of delay of determining taxable value:
1.1) Customs declarants delay the determination of taxable value: applying to the cases the customs declarants who have not got enough necessary information to determine taxable value at the time of registering customs declaration.
1.2) Customs agencies delay the determination of taxable value: applying to the cases required to conduct the consultantcy as prescribed in Article 26 of this Circular.
2) Time of delay: within 30 days since the date of registering customs declaration.
3) Procedures to delay the determination of taxable value:
3.1) For the cases that customs declarants delay the determination of taxable value:
3.1.1) For customs declarants:
3.1.1.1) Applying written request to the customs agencie for delaying the determination of taxable value with the reason that they have not got enough necessary information for determination of taxable value at the time of registering customs declaration;
3.1.1.2) Where goods which are subject to tax payment before being received, the assurance for entire taxation of imported goods lot determined by customs agencies shall be made, if customs declarants wish to be conducted customs clearance;
3.1.1.3) Within 30 days since the date of registering customs declaration, the customs declarants must declare the necessary information to determine the taxable value for the imported goods lot, self-re-calculate the payable tax and pay enough tax in accordance with regulations
3.1.2) For customs agencies:
3.1.2.1) The heads of Branches of Customs base on price database and the principles, methods of determining the taxable value provided in this Circular to determine the taxable value and calculate the must-be-paid assurance level. The assurance level must be sufficient to ensure for all must-be-paid tax obligations.
3.1.2.2) To notify the assurance level to the customs declarants under the form No. 2.
3.1.2.3) To clear goods when the customs declarants implement the assurance as prescribed in this Circular.
3.1.2.4) Over 30 days since the date of registering customs declaration but the customs declarants fail to declare information to determine the taxable value, the customs agencies determine taxable value according to the form No.4 of this Circular, assess tax and notify to the customs declarants for making full payment in accordance with regulations.
3.2) For the cases that customs agencies delay the determination of taxable value:
3.2.1. For customs agencies:
3.2.1.1) The heads of Branches of Customs calculate the must-be-paid assurance level for the cases goods are subject to tax payment before being received and notify to the customs declarants according to the form No.2. The price rate to calculate the assurance level is the one notified under the form No.1.
Where the customs declarants has paid taxation according to declaration, the assurance level shall equal to the difference between the tax amount calculated at price rate determined by the customs agency and the tax amount calculated at the price rate declared by the customs declarants.
3.2.1.2) To clear goods when the customs declarants implemented the ensurrrance for entire the must-be-paid tax amount as prescribed in this Circular.
3.2.1.3) Within 30 days since the date of registering customs declaration, the customs agencies must hold the consultations to clarify doubts on the declared price rates as prescribed on consultation in Article 26 of this Circular.
3.2.2) For customs declarants:
3.2.2.1) To implement the assurance to all taxations of the imported goods lot at the assurance level determined by the customs agencies if they wish for customs clearance;
3.2.2.2) To implement the consultations as prescribed in Article 26 of this Circular.
4) Forms of assurance, time for assurance:
4.1) Forms of assurance: Contents and forms of assurance performed under the law on tax administration that provides the guarantee for the amount of payable tax.
4.2) Form of deposit:
4.2.1) For customs declarants: to remit the deposit in the deposit account of the customs agencies at the State Treasury; the deposit which is payable at the assurance level in the notice of the customs agencies according to the form No.2 of this Circular.
4.2.2) For the customs agencies:
4.2.2.1) To guide the customs declarants to remit deposits into the deposit account of the customs agencies at the State Treasury;
4.2.2.2) During a maximum period of 05 days since the date of the notice of taxable value, the Branches of Customs must implement:
a) To make procedures for transfer of the deposit equivalent to the payable tax (if any) from the deposit account of the customs agencies to the collection account of the state budget under current regulations;
b) To make procedures for returning the overpaid deposit to the customs declarants.
4.3) Time for assurance: within 30 days since the date of registering customs declaration.
Article 26. Consultations
1) Competence of consultations:
1.1) Directors of Customs Department of provinces and cities hold to implement the consultation and take responsibility for the effectiveness of the consultation at the units.
1.2) Based on the actual situation, management capabilities, the distances between the Departments and Branches, the Directors of Customs Department of provinces and cities may decentralize to Heads of the Branches to carry out the consultation for the items to be of the risk List of imported goods of Department-level but not exceeding 10% of number of goods to be of the risk List of imported goods of Department-level that must consult.
1.3) In case many imported goods are declared in a declaration must be consulted including goods to be of the risk List of imported goods of General Department-level and the risk List of imported goods of Department-level, Directors of the Department of Customs of provinces, cities hold to implement the consultation.
2) Form of consultation:
2.1) Direct consultation.
2.2) Consultation by e-mail: to guide specifically when having enough conditions to implement.
3) The cases must be consulted:
3.1) Customs agencies have doubtful on the price rates for items to be of the risk List of imported goods of General Department-level or the items to be of the risk List of imported goods of Department-level, but the customs declarants disagree with the price rate and the method determined by the customs agencies under the form No.1 attached herewith;
3.2) The customs agencies have grounds for doubts on the special relationship affecting transaction value.
3.3) Directors of the Customs Departments of provinces and cities decide on the consultation for goods to be of the risk List of imported goods of General Department-level or the risk List of imported goods of Department-level with doubt on price rates, However the declared price rates are lower but not exceeding 5% compared with the price rates in the price database at the time of inspection.
3.4) For the same item, the import procedures made by the same enterprice at the same customs unit, under the same contract or the many different contracts, only to hold for the first imported goods lot, if it meets fully the following conditions:
3.4.1) Information relating to the inspection and determination of taxable value which the customs agencies obtained from the price databases and information collected by other professional measures, to the time of inspection, determination of taxable value for imported goods lot being determined value, unchanged compared to the information used to hold the consultation for the first imported goods lot.
3.4.2) The customs declarants accept to use the first consultation result for the following import times.
4) Consultation and handling of consultation result:
4.1) Consultation preparation:
4.1.1) Customs agencies:
4.1.1.1) To notify under the form No.3 issued together with this Circular to the customs declarants the time and location to execute the consultation; relative records and documents for the consultation;
4.1.1.2) Preparation of consultation contents.
4.1.2) Customs declarants:
4.1.2.1) To supply the information, documents, vouchers upon the contents notified from the customs agencies.
4.1.2.2) To assign the competent representatives to decide the contents relating to the determination of taxable value or persons who are authorized wholly for joining the consultation.
4.1.2.3) To answer the questions during the course of consultation relating to the import transaction at the request of the customs agencies.
4.2) Contents of consultation:
Pursuant to records, documents and information, data prepared in advance, the customs agencies require the enterprises to answer the questions relating to the declaration of the import transaction elements; declared price rates; method of determining the taxable value of use enterprises.
Customs agencies pay attention to focus on clarifying the doubtful questions on the records, the declared price rates. The inquiry in the consultation process must be recorded fully and truthfully in the consultation minutes. At the end of the consultation minutes, based on the contents of the enterprises’ reply, the information on price data, the customs agencies clearly state "accept " or "reject" the declared price rates, expected tax rates. The parties in the consultation must together sign in the minutes of consultation.
4.3) Time to consult and determine the taxable value: a maximum period of 30 days since the date of registering the declarations.
4.4) Handling of consultation result:
4.4.1) The Customs agencies reject the declared price rates and determination of taxable value in the following cases:
4.4.1.1) During the consultation process, the customs agencies detect contradictions on procedures and records as prescribed in point 1.3.2.2 clause 1 Article 24 of this Circular.
4.4.1.2) The customs declarants declare untruthfully the contents relating to the determination of taxable value:
a) The customs declarants fail to declare or declare wrongly the payable or paid actual value; the factors involved in determining the taxable value (as adjustment amounts, special relationship, the conditions to apply the methods of determining the value...)
b) The exporters or the exporters' representatives have the information to confirm the declared price rate incorrectly to the actual purchase and sale.
c) The information obtained from the customs agencies by the other professional measures to assert the untruthful transaction value.
d) Information provided by the customs declarants after being detected that it is inaccurate; fake documents; vouchers or illegal documents.
4.4.1.3) Customs declarants fail to explain or unable to explain on the truthfulness and accuracy of content relating to the determination of taxable value:
a) Over the time for consultation requirement but the customs declarants fail to joint in the consultation.
b) Over the time limit of requirement but the customs declarants fail to supply the information, documents, vouchers upon the notification’s contents of the customs agencies.
c) Customs declarants fail to explain, fail to prove the explanation, prove inconvincibly, unfounded for the doubful questions of the customs agencies (as on record rationality; declared price rates or special relationship that affects the transaction value, the contents of the reply of the customs declarants conflict with the customs dossiers, records, documents and materials declared or presented by enterprises having conflict; the reasonableness of the declared price rates and the price of similar, identical goods having in the price database...).
4.4.1.4) For the case the declared value is rejected, within a maximum 05 day period since the date of ending the consultation but not exceeding 30 days since the date of registering the customs declarations, the customs agencies determine the taxable value and issue notice of taxable value under the form No.4 attached herewith.
4.4.2) Acceptance of the declared price rates: Apart from the case the declared price rate is rejected as mentioned in point 4.4.1 of this clause, the customs agencies accept the declared price rate and and issue notice of taxable value under the form No.4 attached herewith.
5) Entire documents, records relating to the consultation must be stored with the customs dossier.
6) Apart from consultation, to ensure the truthfulness and objectivity of the inspection process, determination of the taxable value, the customs agencies may conduct to collect advisory opinion of the relative units and agencies.
7) Customs declarants are entitled to complain for the results of determining the taxable value of the customs agencies after consulting as guided in Article 29 of this Circular.
Section III. INSPECTION OF TAXABLE VALUE AFTER GOODS CLEARANCE
Article 27. Inspection of the taxable value after the goods have been cleared:
1) For re-inspection force at the Branches of customs:
1.1) Subject of inspection: Inspection of customs dossiers, the declared prices and other materials relevant to the determination of the taxable value of exports and imports.
1.2) Contents of inspection:
1.2.1) For exported goods: examining on the contents stipulated in Article 22 of this Circular.
1.2.2) For imported goods: examining on the contents stipulated in Article 24 of this Circular.
1.3) Handling of inspection results:
1.3.1) If any conflict of procedures or documents being detected, the declared price shall be rejected, the taxable value is determined under the provisions of this Circular;
1.3.2) If any suspicious records, documents or declared price rates is detected, but not sufficient grounds to conclude the fraud, the suspected case shall be transferred to the post-clearance inspection force for verifying and clarifying.
2) For the post-clearance inspection force:
2.1) Subjects of inspection: The cases of doubt about the records, documents or declared price transferred by reinspection force; transferred by customs clearance inspection force; transferred by post-clearance inspection force or by assessing risk level in goods, commodity, exporters, importers shall be post-clearance inspected at the customs agencies or at the warehouse of enterprise.
2.2) Content of inspection, inspection procedures, handling the inspection results: shall be complied with the regulations on customs clearance and inspection regulations for determining taxable value.
3) For the anti-smuggling investigation force:
Organizing the inspection and verification of cases with signs of major fraud in value as: Falsified records and documents; connived to lower or create false value transfered from post-clearance inspection force or the outstanding cases of fraud, be systematic, large scale detected by anti-smuggling force.
4) For the inspected goods lot in the process of customs procedures, including the cases being rejected the declared value or the cases being accepted the declared value but violations detected by reinspection force, post-clearance inspection force, anti-smuggling force, violations is still handled in accordance with law, make tax imposition and clarify responsibilities inspection in the process of customs procedures, violations are disciplined according to branch regulations and laws.
Article 28. The professional coordination relationship between value inspection force in the process of customs procedures and the post-clearance inspection force.
1). For the value inspection force in the process of customs procedures:
1.1) Periodically collecting, reviewing the suspected issues about the prices, the procedures; evaluating, analyzing the suspicious signs and transmit to post-clearance inspection force for inspection according to regulations.
1.2) Receiving the inspection results and recommendations of the inspection force after the goods have been cleared for synthesizing, analyzing, evaluating to identify solutions for value inspection in the process of customs procedures to prevent on time value fraud and improve the efficiency of the management of taxable value of goods export and import.
2) For inspection force after the goods have been cleared:
2.1) Reporting inspection results, handling the value after the goods have been cleared to the inspection force in the process of customs procedures within 05 days since the date of issued inspection results;
2.2) Based on actual inspection results, recommending the inspection solutions to the value inspection forces during customs procedures, to prevent value fraud, and proposing amendments of price control policies in line with the actual situation.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực