Chương I: Thông tư 205/2010/TT-BTC Những quy định chung
Số hiệu: | 205/2010/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 15/12/2010 | Ngày hiệu lực: | 29/01/2011 |
Ngày công báo: | 06/01/2011 | Số công báo: | Từ số 21 đến số 22 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1) Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế và thống kê đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2) Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, cơ quan hải quan, công chức hải quan và các tổ chức, cá nhân khác khi thực hiện các công việc có liên quan đến kiểm tra, xác định trị giá đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
1) Hợp đồng mua bán hàng hoá: Là thoả thuận mua bán hàng hoá được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu. Theo đó: Người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và nhận tiền; người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng; hàng hoá được chuyển từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa hoặc từ thị trường nội địa vào khu phi thuế quan.
Người bán bao gồm người bán hàng hoá, người cung cấp dịch vụ.
2) Hoa hồng mua hàng: Là khoản tiền mà người mua trả cho đại lý đại diện cho mình để mua hàng hoá nhập khẩu với mức giá hợp lý nhất.
3) Hoa hồng bán hàng: Là khoản tiền mà người bán trả cho đại lý đại diện cho mình để bán hàng hoá xuất khẩu cho người mua.
4) Phí môi giới: Là khoản tiền mà người mua hoặc người bán hoặc cả người mua và người bán phải trả cho người môi giới để đảm nhận vai trò trung gian trong giao dịch mua bán hàng hoá nhập khẩu.
5) Phí bản quyền: Là khoản tiền mà người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, để được chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ.
5.1) Quyền sở hữu trí tuệ: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
5.1.1) Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
5.1.2) Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
5.1.3) Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
5.1.4) Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Nội dung các quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
5.2) Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ: Là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.
6) Phí giấy phép: Là khoản tiền mà người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ để được thực hiện một số hoạt động nằm trong các quyền thuộc quyền sở hữu công nghiệp.
7) Hàng hóa có trị giá được coi là “xấp xỉ” với nhau: Nếu sự chênh lệch giữa chúng do các yếu tố khách quan sau đây tác động đến:
7.1) Bản chất của hàng hoá, tính chất của ngành sản xuất ra hàng hoá;
7.2) Tính thời vụ của hàng hoá;
7.3) Sự khác biệt không đáng kể về mặt thương mại.
Trong khi xem xét tính xấp xỉ của hai trị giá phải đưa chúng về cùng điều kiện mua bán.
8) Hàng hoá nhập khẩu giống hệt: Là những hàng hoá nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện, bao gồm:
8.1) Đặc điểm vật chất như bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hoá…;
8.2) Chất lượng sản phẩm;
8.3) Danh tiếng của nhãn hiệu sản phẩm;
8.4) Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được uỷ quyền.
Những hàng hoá nhập khẩu về cơ bản đáp ứng các điều kiện là hàng hoá nhập khẩu giống hệt nhưng có những khác biệt không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của hàng hoá thì vẫn được coi là hàng hoá nhập khẩu giống hệt.
Những hàng hoá nhập khẩu không được coi là giống hệt nếu như trong quá trình sản xuất ra một trong những hàng hoá đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí cho người bán.
9) Hàng hoá nhập khẩu tương tự: Là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm:
9.1) Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo;
9.2) Có cùng chức năng, mục đích sử dụng;
9.3) Chất lượng sản phẩm tương đương nhau;
9.4) Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận thay thế hàng hoá này cho hàng hoá kia;
9.5) Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được uỷ quyền, được nhập khẩu vào Việt Nam.
Những hàng hoá nhập khẩu không được coi là tương tự nếu như trong quá trình sản xuất ra một trong những hàng hoá đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, thiết kế mỹ thuật, kế hoạch triển khai, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho người bán.
10) Hàng hoá xuất khẩu giống hệt: Là những hàng hoá xuất khẩu giống nhau về mọi phương diện, bao gồm:
10.1) Đặc điểm vật chất như bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hoá…;
10.2) Chất lượng sản phẩm;
10.3) Danh tiếng của nhãn hiệu sản phẩm;
10.4) Được sản xuất tại Việt Nam, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được uỷ quyền.
11) Hàng hoá xuất khẩu tương tự: Là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm:
11.1) Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo;
11.2) Có cùng chức năng, mục đích sử dụng;
11.3) Chất lượng sản phẩm tương đương nhau;
11.4) Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận thay thế hàng hoá này cho hàng hoá kia;
11.5) Được sản xuất tại Việt Nam, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được uỷ quyền.
12) Hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại: Là những hàng hoá nằm trong cùng một nhóm hoặc một tập hợp nhóm hàng hoá do cùng một ngành hay một lĩnh vực cụ thể sản xuất ra, bao gồm hàng hoá nhập khẩu giống hệt và hàng hoá nhập khẩu tương tự.
Ví dụ: Chủng loại thép xây dựng như thép trơn tròn, thép xoắn, thép hình (chữ U, I, V…) do ngành sản xuất thép sản xuất ra, là những hàng hoá cùng chủng loại.
12.1) Trong phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ “hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” là hàng hoá nhập khẩu từ tất cả các nước vào Việt Nam, không phân biệt xuất xứ.
12.2) Trong phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán “hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” phải là những hàng hoá nhập khẩu có cùng xuất xứ với hàng hoá đang xác định trị giá tính thuế.
13) Cửa khẩu nhập đầu tiên: Là cảng đích ghi trên vận đơn. Đối với loại hình vận tải bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường sông thì cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng đích ghi trên hợp đồng.
14) Phần mềm: Là các dữ liệu, chương trình hoặc hướng dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác mà khi chuyển tải vào một thiết bị xử lý dữ liệu thì có khả năng làm thiết bị đó thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Các sản phẩm âm thanh, phim hoặc hình ảnh không được coi là phần mềm theo quy định này.
15) Phương tiện trung gian: Được hiểu là đĩa mềm, đĩa CD, băng từ, thẻ từ hoặc bất kỳ vật thể nào lưu giữ được thông tin, được sử dụng như một phương tiện lưu giữ tạm thời hoặc để chuyển tải phần mềm. Để sử dụng, phần mềm sẽ phải được chuyển, cài đặt hoặc tích hợp vào thiết bị xử lý dữ liệu. Phương tiện trung gian ở đây không bao gồm các mạch tích hợp, vi mạch, bán dẫn và các thiết bị tương tự hoặc các bộ phận gắn vào các bảng mạch hoặc thiết bị đó.
16) Giá giả định: Là mức giá xác định khi chưa có hoạt động mua bán hàng hoá để nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam.
17) Giá áp đặt: Là mức giá xác định không tuân theo nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Thông tư này.
1) Trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế (sau đây gọi là trị giá tính thuế) được xác định theo các nguyên tắc hướng dẫn tại Chương II Thông tư này.
2) Trị giá hải quan phục vụ mục đích thống kê (sau đây gọi là trị giá thống kê) được xác định theo nguyên tắc sau:
2.1) Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế, trị giá thống kê là trị giá tính thuế.
2.2) Đối với hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng hoá được miễn thuế, xét miễn thuế thì trị giá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo theo nguyên tắc sau:
2.2.1) Đối với hàng hoá nhập khẩu, là giá bán tại cửa khẩu nhập đầu tiên (giá CIF, giá DAF);
2.2.2) Đối với hàng hoá xuất khẩu, là giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF).
1) Thời điểm xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối với trường hợp phải trì hoãn việc xác định trị giá tính thuế, thì thời điểm xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là ngày cơ quan hải quan hoặc người khai hải quan xác định được trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này.
2) Thời hạn nộp thuế:
2.1) Đối với khoản chênh lệch giữa số tiền thuế do cơ quan hải quan ấn định với số tiền thuế do người nộp thuế tự khai, tự tính trong trường hợp hàng hoá đã được thông quan là 10 (mười) ngày, kể từ ngày cơ quan hải quan ký quyết định ấn định thuế;
2.2) Đối với trường hợp khác, thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 42 của Luật Quản lý thuế.
1) Được yêu cầu cơ quan hải quan:
1.1) Giữ bí mật các thông tin thương mại đã cung cấp cho cơ quan hải quan, bao gồm các loại thông tin về người mua, người bán, người uỷ thác, người mua hàng trong nước, giá xuất khẩu, giá nhập khẩu, giá bán lại hàng hoá trong nước, giá thành sản xuất hàng hoá nhập khẩu;
1.2) Hướng dẫn xác định, khai báo trị giá tính thuế theo trình tự, nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá;
1.3) Thông báo bằng văn bản về trị giá tính thuế, cơ sở, phương pháp được sử dụng để xác định trị giá tính thuế trong trường hợp trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định;
1.4) Tham vấn để giải trình, làm rõ những nghi vấn của cơ quan hải quan về trị giá khai báo;
1.5) Thông quan hàng hoá trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai; hoặc hàng hoá nhập khẩu phải trì hoãn việc xác định trị giá tính thuế, trên cơ sở đã thực hiện việc bảo đảm cho số thuế phải nộp.
2) Đề nghị bằng văn bản về việc thay đổi trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán.
3) Khiếu nại hoặc khởi kiện việc xác định trị giá tính thuế của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
4) Quyền khác theo quy định của Luật Quản lý thuế.
1) Kê khai đầy đủ, chính xác các chi phí liên quan đến việc mua bán hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và tự xác định trị giá tính thuế của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.
2) Nộp tờ khai trị giá tính thuế, các tài liệu, chứng từ hợp pháp, đã sử dụng để xác định trị giá tính thuế cùng với tờ khai hải quan. Nộp, xuất trình các tài liệu làm căn cứ kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
3) Tham gia giải trình và chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan về trị giá khai báo. Có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan trong việc làm rõ những nghi vấn của cơ quan hải quan về các nội dung khai báo liên quan đến trị giá tính thuế.
4) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai báo và kết quả tự xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế và thống kê hải quan.
5) Chịu trách nhiệm về việc giấy mời tham vấn (theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này) do cơ quan hải quan gửi đến theo đúng địa chỉ đã khai báo trên tờ khai hải quan hoặc địa chỉ đã đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không có người nhận.
6) Thực hiện việc bảo đảm theo yêu cầu của cơ quan hải quan quy định tại Điều 25 Thông tư này nếu muốn thông quan hàng hóa.
7) Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Quản lý thuế.
1) Giữ bí mật các thông tin thương mại do người khai hải quan cung cấp có liên quan đến trị giá khai báo, bao gồm các loại thông tin về người mua, người bán, người uỷ thác, người mua hàng trong nước, giá xuất khẩu, giá nhập khẩu, giá bán lại hàng hoá trong nước, giá thành sản xuất hàng hoá nhập khẩu, trừ các trường hợp phải cung cấp cho các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật.
2) Giải thích, hướng dẫn cho người khai hải quan tuân thủ các quy định của Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này.
3) Thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết:
3.1) Cơ sở, căn cứ nghi vấn trong trường hợp có nghi vấn mức giá khai báo đối với các mặt hàng thuộc Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp Tổng cục hoặc Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp Cục (theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này);
3.2) Mức bảo đảm trong trường hợp trì hoãn xác định trị giá tính thuế (theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này);
3.3) Trị giá tính thuế, cơ sở, phương pháp được sử dụng để xác định trị giá tính thuế trong trường hợp trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định (theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này);
4) Tổ chức thực hiện tham vấn theo đúng trình tự, thủ tục hướng dẫn tại Điều 26 Thông tư này.
5) Công khai mẫu tờ khai trị giá tính thuế trên Trang thông tin điện tử của Hải quan Việt Nam và hướng dẫn người khai hải quan khai báo phù hợp với từng phương pháp xác định trị giá tính thuế.
6) Giải quyết khiếu nại của người khai hải quan về việc xác định trị giá tính thuế theo đúng quy định của pháp luật.
7) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật Quản lý thuế.
1) Kiểm tra nội dung khai báo, xác định trị giá tính thuế của người khai hải quan theo hướng dẫn tại Chương III Thông tư này.
2) Yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các tài liệu, chứng từ liên quan đến việc mua bán, thanh toán tiền hàng, chứng từ vận tải, bảo hiểm (nếu có) và hạch toán bán hàng sau nhập khẩu để giải trình, làm rõ những nghi vấn của cơ quan hải quan về trị giá khai báo.
3) Xác định trị giá tính thuế:
3.1) Đối với hàng hoá xuất khẩu: Cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế trong các trường hợp sau đây:
3.1.1) Người khai hải quan không xác định được trị giá hoặc xác định trị giá không đúng nguyên tắc, phương pháp quy định tại Mục I Chương II Thông tư này; không khai báo hoặc khai báo không đúng giá chính thức;
3.1.2) Hợp đồng mua bán hàng hoá không hợp pháp;
3.1.3) Nội dung giữa hợp đồng mua bán hàng hoá và các nội dung khai báo trên tờ khai hải quan có mâu thuẫn;
3.2) Đối với hàng hoá nhập khẩu: Cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế trong các trường hợp sau đây:
3.2.1) Người khai hải quan không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp xác định trị giá;
3.2.2) Không khai báo hoặc khai báo không đúng các khoản phải cộng quy định tại Thông tư này.
3.2.3) Các trường hợp cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo quy định tại điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 và điểm 4.4.1 khoản 4 Điều 26 Thông tư này.
3.2.4) Các trường hợp hàng hoá thuộc Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp Tổng cục hoặc Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp Cục, có nghi vấn về mức giá, đồng thời người khai hải quan đồng ý nộp thuế theo mức giá do cơ quan hải quan xác định theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3.2.5) Người khai hải quan không tuân thủ các quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ và hướng dẫn tại ban hành kèm theo Thông tư này.
4) Quyền khác theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Ngoài hồ sơ hải quan theo quy định, các loại chứng từ, tài liệu mà người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan theo quy định tại Thông tư này là bản sao có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp (trừ trường hợp có yêu cầu cụ thể là bản chính), mỗi loại chứng từ, tài liệu 01 bản. Trường hợp nghi vấn về các tài liệu, chứng từ liên quan, cơ quan hải quan phải đối chiếu với bản chính để đảm bảo tính chính xác.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of governing and subjects of application
1) Scope of governing: This Circular guides the inspection, determination of customs value aiming to calculate tax and collect statistic for imported, exported goods.
2) Subjects of application: Organizations and individuals who export and import goods, customs agencies, customs officers and other organizations and individuals who perform tasks related to inspection and valuation of exported and imported goods.
Article 2. Interpretation of Term
The terms used in this Circular are construed as follows:
1) Goods purchase and sell contracts: mean the agreements to purchase and sell goods which are established in writing or other forms with validity equivalent to the written documents including telegraph, telex, fax and data messages. Accordingly: the seller is obliged to deliver goods, transfer ownership of goods to the buyer and receive payments; the buyer is obliged to pay for the seller and receives goods; goods are transferred from the seller to the buyer, through border gate, Vietnam border or from the duty-free zones into the domestic market or from domestic market to the duty-free zones.
Sellers include goods sellers, service providers.
2) Commission of purchase: means an amount that the buyers make payment to their representative agents to buy imported goods at most reasonable prices.
3) Commission of sale: means an amount that sellers make payment to their representative agents to sell exported goods for buyers.
4) Brokerage fees: means an amount that the buyers or sellers or both buyers and sellers must pay to the brokers to assume the role of intermediaries in the transaction of purchasing, selling imported goods.
5) Copyright fees: means an amount that the buyers must pay directly or indirectly to the subject of intellectual property rights, to be transferred ownership or right to use the intellectual property rights.
5.1) Intellectual property rights: mean the rights of organizations and individuals for intellectual property, including copyrights and rights related to copyright and industrial property rights and rights for plant varieties.
5.1.1) Copyrights are the rights of organizations and individuals for the work they created or owned.
5.1.2) Rights related to copyright are the rights of organizations and individuals for their performances, recordings, video recordings, broadcast programs, satellite signals carrying encrypted programs.
5.1.3) Industrial property rights are the rights of organizations and individuals for the inventions, industrial designs, layout designs of semiconductor integrated circuits, trademarks, trade names, geographical indications, trade secrets created by their own or ownership and the rights against unfair competition.
5.1.4) Rights for plant varieties mean the rights of organizations and individuals for the new plant varieties created or discovered and developed by their own, or are enjoyed the ownership.
Contents of the rights as provided in the Law on Intellectual Property.
5.2) Subjects of intellectual property: mean the owners of intellectual property rights or organizations, individuals that are transferred intellectual property rights by its owner.
6) License fees: mean an amount that the buyers must pay directly or indirectly to the subjects of intellectual property rights to perform some activities within the rights of industrial property rights.
7) Goods with value which are considered "approximate" with each other: If the difference between them affected by the following objective factors:
7.1) The nature of the goods, the nature of the goods producing sector;
7.2) The seasonal nature of goods;
7.3) The insignificant difference on commerce.
While considering the approximation of the two values, it must be put on the same purchasing and selling conditions.
8) Identical imported goods: mean imported goods which are identical in all respects, including:
8.1) Physical characteristics such as product surface, component materials, manufacturing methods, function, purpose to use and mechanical, physical, chemical nature...;
8.2) Products quality;
8.3) Reputation of brands;
8.4) Being produced in the same country, by the same producer or authorized producer.
The imported goods which basically satisfy the conditions being identical imported goods, but having insignificant differences in appearance such as color, size, style without affecting value of goods shall still be considered as identical imported goods.
The imported goods are not considered identical goods if in the process of producing such goods, producers used the technical design, construction design, planning of implementation, art design, the design drawings, diagrams, scheme of similar products and services which are made in Vietnam provided free to the sellers by buyers.
9) Similar imported goods: means the goods, though not identical in all aspects, but they have the same basic characteristics, including:
9.1) Being made from the similar raw material, material with the same manufacturing methods;
9.2) With the same function, purpose of use;
9.3) With similar product quality;
9.4) May be interchangeable in commercial transactions, i.e. the buyer accepts the replacement of this goods for others;
9.5) Being produced in the same country, by the same manufacturer or other manufacturers that are authorized, imported into Vietnam.
The imported goods shall not be considered as similar if in the process of producing one of such goods, producers used technical design, construction design, art design, implementation plan, the design drawings, diagrams, scheme or similar products and services which are made in Vietnam provided free to the sellers by buyers or buyers reduce price to the seller.
10) Identical exported goods: mean exported goods which are identical in all respects, including:
10.1) Physical characteristics such as product surface, component materials, manufacturing methods, function, purpose to use and mechanical, physical, chemical nature...;
10.2) Products quality;
10.3) Reputation of brands;
10.4) Being made in Vietnam, by the same producer or authorized producer.
11) Similar exported goods: means the goods, though not identical in all aspects, but they have the same basic characteristics, including:
11.1) Being made from the similar raw material, material with the same manufacturing methods;
11.2) With the same function, purpose of use;
11.3) With similar product quality;
11.4) May be interchangeable in commercial transactions, i.e. the buyer accepts the replacement of this goods for others;
11.5) Being made in Vietnam, by the same manufacturer or other authorized manufacturers.
12) Imported goods with the same class or category: mean the goods which are in the same group or a set of groups of goods produced by the same industry or the specific field, including identical imported goods and similar imported goods.
For example, category of construction steel such as rolled smooth steel, twisted steel, form steel (U, I, V ...) produced by the steel production industry, is goods with the same category.
12.1) In the method of determining the taxable value under the deductible value "imported goods with the same class or category" are the goods imported from all countries into Vietnam, regardless of origin.
12.2) In the method of determining the taxable value under the calculated value "imported goods with the same class or category" must be the imported goods having the same origin with the goods which are being determined taxable value.
13) First entry gate: means the destination port indicated in Bill of Lading. For transport by road traffic, railway or river, the first entry gate is the port of destination stated in the contract.
14) Software: means data, program or instruction which is expressed under the form of commands, codes, schemes or any other form which, when transmitted into a data processing device enabling such device to perform a task or achieve a specific outcome. Products of audio, video or images are not considered as software according to provisions.
15) Intermediaries: are understood as the floppy disk, CD, tape, mag-card or any object which may store information, are used as a means of temporary storage or to transfer software. Enabling the software to be used, it must be delivered, installed or integrated into data processing devices. Intermediaries herein do not include integrated circuits, IC, semiconductors and similar devices or components mounted on circuit boards or such devices.
16) Assumed price: means the price rate determined when not yet had the goods sale and purchase activities to import goods into Vietnam.
17) Imposed price: means the price rate determined not in compliance with the principles and methods of determining the taxable value guided in this Circular.
Article 3. Principles for determining customs value
1) Customs value for purposes of calculating tax (hereinafter referred to as taxable value) is determined according to the principles guided in Chapter II this Circular.
2) Customs value for statistical purposes (hereinafter referred to as the statistical value) is determined according to the following principles:
2.1) For goods which are subject to tax, the statistical value is the taxable value.
2.2) For goods which are not subject to tax, goods exempted from tax, reviewed for tax exemption, the statistical value is the value declared by the customs declarants upon the following principles:
2.2.1) For imported goods, being the selling price at the first entry gate (CIF, DAF price);
2.2.2) For exported goods, being the actual selling price at the exit gate (FOB, DAF price).
Article 4. Time of determining customs value and time of paying tax
1) Time of determining the customs value for exported or imported goods is the date of registration of customs declarations of exported or imported goods.
For the case of delaying the determination of taxable value, time of determining the taxable value for exported or imported goods is the date that customs agencies or customs declarants determining taxable value according to guidance in this Circular
2) Time of paying tax:
2.1) For the difference between the amount of tax imposed by the customs agencies and the amount of tax declared, calculated by taxpayers in case the customs clearance of goods has been made is 10 (ten) days from the date the Customs agency issues the decision to impose tax;
2.2) For other cases, time of paying tax is implemented according to provisions in clause 3, 4 and 5 Article 42 of the Law on Tax Management.
Article 5. Rights of customs declarants
1) Being entitled to request the customs agencies:
1.1) To keep confidential commercial information provided to customs agencies, including the kinds of information of the buyers, sellers and consignees, the domestic purchaser, export prices, import prices, prices for reselling domestic goods, the production cost of imported goods;
1.2) To instruct the determination, declare the taxable value according to the order, principles and methods of determining value;
1.3) To notify in writing on the taxable value, the basis and methods used to determine the taxable value in the case of taxable value determined by the customs agencies;
1.4) To consult for explanation and clarify the doubtful question of the customs agencies on the declared value;
1.5) To conduct customs clearance in case of exported goods without official price at the time of registering declaration; or imported goods that must delay the determination of taxable value, on the basis of the assurance of payable tax has been made.
2) To request in writing for the change of order to apply the deductible value method and the calculated value method.
3) To complaint or proceed against the determination of the taxable value of the customs agencies in accordance with the law regulations on complaints and denunciations and the law on procedures for settlement of administrative cases.
4) Other rights according to regulations of the Law on Tax Management.
Article 6. Obligations of customs declarants
1) To declare fully and accurately the costs related to goods purchase and sale for export, import and self-determine the taxable value of exported and imported goods under the provisions.
2) To submit taxable value declaration, documents, legal vouchers used to determine the taxable value with the customs declaration. To submit, present the documents for use as a basis for inspection and determination of the taxable value as the request of the customs authorities.
3) To join the explanation and submit to the inspection of customs agencies on the declared value. To bear responsibility for coordination with customs agencies in clarifying the doubtful question of customs agencies for the declared contents related to the taxable value.
4) To take responsibility before the law for the declared contents and results of self-determination of customs value aiming to calculate tax and customs Statistics.
5) To take responsibility for consultations invitation (Upon Form No.3 issued together with this Circular) sent by the customs agency according to the correct address declared in the customs declaration or the address registered with the customs agency but having no recipient.
6) To implement the assurance at the request of the customs agency stipulated in Article 25 of this Circular if wishing goods to be conducted customs clearance.
7) Other obligations according to regulations of the Law on Tax Management.
Article 7. Responsibilities of customs agencies
1) To keep confidential commercial information provided by the customs declarants related to declared value, including the kinds of information of the buyers, sellers and consignees, the domestic purchaser, export prices, import prices, prices for reselling domestic goods, the production cost of imported goods, except for the cases of being forced to supply to the relative agencies in accordance with law regulations.
2) To explain, guide the customs declarants to comply with the provisions of the Decree No.40/2007/ND-CP dated 16/3/2007 of the Government and guidance in this Circular.
3) To notify in writing to the customs declarants on:
3.1) Basis, doubtful grounds in case of having doubt on the declared price rate for the items to be of the risk management List of imported goods on prices of General Department level or the risk management List of imported goods on prices of Department level (upon Form No.1 attached herewith);
3.2) Assurance rate in case of delaying or determining taxable value (upon Form No.2 attached herewith);
3.3) Taxable value, the basis and methods used to determine the taxable value in case of taxable value determined by the customs agencies (upon Form No.4 attached herewith);
4) To organize the implementation of consultation in accordance with correct order, procedures as guided in Article 26 of this Circular.
5) To publish the form of taxable value declaration on page of electronic information of Vietnam Customs and guide the customs declarants to declare suitably for each method of determining the taxable value.
6) To resolve complaints from the customs declarants on the determination of taxable value as prescribed by law.
7) Other responsibilities according to regulations of the Law on Tax Management.
Article 8. Powers of customs agencies
1) To check the contents of the declaration, determination of the taxable value of the customs declarants as guided in Chapter III of this Circular.
2) To require the customs declarants to submit and present documents and vouchers relating to the purchase, sale, payment for goods, documents of transport, insurance (if any) and sales cost-accounting after import to explain, clarify the doubtful question of the customs agencies for the declared value.
3) Determination of taxable value:
3.1) For exported goods: the customs agencies determine taxable value in the following cases:
3.1.1) Customs declarants may not determine the value or determine value not in compliance with principles and methods prescribed in Item I Chapter II of this Circular; do not declare or improperly declare the official price;
3.1.2) Illegal goods sale and purchase contract;
3.1.3) Contents between goods purchase and sale contract and the contents declared on the customs declaration are conflicted;
3.2) For imported goods: the customs agencies determine taxable value in the following cases:
3.2.1) Customs declarants may not determine the taxable value according to methods to determine value;
3.2.2) Failing to declare or declare improperly the must-to-plus amounts provided in this Circular.
3.2.3) The cases that the customs agencies reject the declared value specified in point 1.3.2.2 clause 1 Article 24 and point 4.4.1 clause 4 Article 26 of this Circular.
3.2.4) The cases that goods to be of the risk management list of imported goods on prices of the General Department level or the risk management List of imported goods on prices of the Department level with doubtful question on price rates, and customs declarants agree to pay tax at the price rates determined by the customs agencies under the form No.1 issued attached herewith.
3.2.5) The customs declarants do not comply with provisions in the Decree No.40/2007/ND-CP dated 16/3/2007 of the Government and guidance in the issuance attached herewith.
4) Other powers according to regulations of the Law on Tax Management.
Article 9. Documents, vouchers
Apart from customs vouchers as prescribed, the vouchers, documents which the customs declarants must hand in to the customs agencies as prescribed in this Circular are certified true copies of enterprises (except for the cases with specific requirement being the original), each type of voucher, document 01 copy. If there are doubtful questions on relevant documents, vouchers, the customs agencies must cross-check with the original to ensure the accuracy.