Chương II: Thông tư 205/2010/TT-BTC Xác định trị giá đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Số hiệu: | 205/2010/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 15/12/2010 | Ngày hiệu lực: | 29/01/2011 |
Ngày công báo: | 06/01/2011 | Số công báo: | Từ số 21 đến số 22 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1) Nguyên tắc: Trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF) không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F) phù hợp với các chứng từ có liên quan.
2) Phương pháp xác định:
2.1) Giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng, hoá đơn thương mại và các chứng từ có liên quan của lô hàng phù hợp với hàng hoá thực xuất khẩu.
2.2) Trường hợp hồ sơ không hợp pháp hoặc nội dung giữa các chứng từ có mâu thuẫn thì cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế căn cứ vào trình tự các nguồn thông tin quy định tại khoản 5 Điều 21 Thông tư này và các chứng từ, tài liệu kèm theo, bao gồm:
2.2.1) Tờ khai hải quan của hàng hoá xuất khẩu giống hệt, hàng hoá xuất khẩu tương tự làm cơ sở xác định trị giá tính thuế; hoặc/và
2.2.2) Hoá đơn bán hàng của hàng hoá xuất khẩu giống hệt, hàng hoá xuất khẩu tương tự do Bộ Tài chính phát hành hoặc cho phép sử dụng; hoặc/và
2.2.3) Các chứng từ dùng để quy đổi về giá FOB, giá DAF sử dụng để xác định trị giá tính thuế.
1) Đối với hàng hoá xuất khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai do hợp đồng mua bán hàng hoá thoả thuận thời điểm chốt giá sau khi hàng hoá đã xuất khẩu, thì người khai hải quan khai báo giá tạm tính tại thời điểm đăng ký tờ khai; khai báo giá chính thức theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp thuế chênh lệch (nếu có) trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm chốt giá. Cơ quan hải quan kiểm tra khai báo của người khai hải quan, thời điểm chốt giá, điều kiện chấp nhận thời điểm chốt giá và thực hiện:
1.1) Xử lý tiền thuế chênh lệch theo quy định về xử lý tiền thuế nộp thừa tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn đối với trường hợp số thuế tính theo giá chính thức thấp hơn số thuế đã nộp theo giá tạm tính;
1.2) Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người khai hải quan khai báo giá chính thức không đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này;
1.3) Xác định trị giá tính thuế, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp (nếu có), ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người khai hải quan không khai báo hoặc khai báo không đúng giá chính thức.
2) Thời điểm chốt giá tối đa là 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu. Trường hợp thời điểm chốt giá vượt quá 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, giao Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ hồ sơ, chứng từ, thực tế lô hàng xuất khẩu để kiểm tra, xem xét, quyết định việc chấp nhận thời điểm chốt giá ghi trên hợp đồng
3) Thời điểm chốt giá được chấp nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
3.1) Hợp đồng mua bán hàng hoá có thoả thuận về thời điểm chốt giá phù hợp với ngành hàng xuất khẩu;
3.2) Thời điểm chốt giá thực tế phù hợp với thời điểm chốt giá theo thoả thuận ghi trên hợp đồng;
3.3) Giá chính thức phù hợp với giá thực tế thanh toán của hàng hoá xuất khẩu theo chứng từ thanh toán.
Trường hợp không đủ điều kiện để được chấp nhận thời điểm chốt giá, đồng thời số thuế tính theo giá chính thức cao hơn số thuế đã nộp theo giá tạm tính thì người khai hải quan phải nộp phạt chậm nộp đối với số thuế chênh lệch.
1) Nguyên tắc: Trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
2) Phương pháp xác định: Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại các Điều 13, 15, 16, 17, 18, 19 Thông tư này và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế (trừ các trường hợp xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 20 Thông tư này). Các phương pháp xác định trị giá tính thuế bao gồm:
2.1) Phương pháp trị giá giao dịch;
2.2) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt;
2.3) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự;
2.4) Phương pháp trị giá khấu trừ;
2.5) Phương pháp trị giá tính toán;
2.6) Phương pháp suy luận.
Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể thay đổi cho nhau.
Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu trước hết phải được xác định theo trị giá giao dịch.
Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu.
1) Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:
1.1) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chế dưới đây:
1.1.1) Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định, như: Các quy định về việc hàng hoá nhập khẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hoá nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng hoá nhập khẩu phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được thông quan;
1.1.2) Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hoá;
1.1.3) Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá.
Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hoá nhập khẩu, nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hàng hoá đó.
Ví dụ: Người bán ô tô yêu cầu người mua ô tô không được bán hoặc trưng bày ô tô nhập khẩu trước thời điểm giới thiệu mẫu ô tô này ra thị trường.
1.2) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế.
Ví dụ:
- Người bán định giá bán hàng hoá nhập khẩu với điều kiện là người mua cũng sẽ mua một số lượng nhất định các hàng hoá khác nữa.
- Giá cả của hàng hoá nhập khẩu phụ thuộc vào giá của hàng hoá khác mà người nhập khẩu sẽ bán lại cho người xuất khẩu.
Trường hợp việc mua bán hàng hoá hay giá cả của hàng hoá phụ thuộc vào một hay một số điều kiện, nhưng người mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định trị giá tính thuế phải cộng khoản tiền được giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.
1.3) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hoá nhập khẩu, trừ khoản phải cộng quy định tại điểm 1.2.6 khoản 1 Điều 14 Thông tư này, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hoá nhập khẩu mang lại.
1.4) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
1.4.1) Trong trường hợp người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt nhưng không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì người khai hải quan phải khai báo về việc này.
1.4.2) Trên cơ sở những thông tin có sẵn, trường hợp cơ quan hải quan có nghi vấn cho rằng mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì phải thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này cho người khai hải quan biết căn cứ nghi vấn ngay trong ngày đăng ký tờ khai hoặc ngày làm việc liền kề.
1.4.3) Cơ quan hải quan phải tạo điều kiện để người khai hải quan thực hiện quyền tham vấn, giải trình và cung cấp thêm thông tin có liên quan nhằm làm rõ mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu nêu tại điểm 1.4.4 khoản này.
1.4.4) Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch nếu thoả mãn một trong hai điều kiện sau:
1.4.4.1) Mặc dù có mối quan hệ đặc biệt nhưng giao dịch mua bán đó được tiến hành như giao dịch mua bán với những người mua không có quan hệ đặc biệt:
- Ví dụ:
+ Giá mua bán hàng hoá nhập khẩu được đàm phán và thống nhất trong hợp đồng thương mại theo cách thức phù hợp với thông lệ đàm phán, thoả thuận giá cả thông thường của ngành hàng đó hoặc theo cách mà người bán đưa ra giá mua bán hàng hoá cho những người mua không có quan hệ đặc biệt khác.
+ Giá mua bán hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả chi phí và lợi nhuận chung, tương ứng với chi phí và lợi nhuận chung của việc bán hàng hoá cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại.
Cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra cách thức mà người mua và người bán thiết lập mối quan hệ mua bán và cách thức đàm phán để đạt được mức giá khai báo, từ đó đưa ra kết luận là trị giá khai báo có bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ đặc biệt hay không.
1.4.4.2) Hoặc trị giá giao dịch đó xấp xỉ với một trong những trị giá dưới đây của lô hàng được xuất khẩu đến Việt Nam trong cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu lô hàng đang chứng minh:
- Trị giá tính thuế được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được bán cho người nhập khẩu khác không có mối quan hệ đặc biệt với người xuất khẩu (người bán);
- Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ quy định tại Điều 17 Thông tư này;
- Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo phương pháp trị giá tính toán quy định tại Điều 18 Thông tư này.
1.4.4.3) Những trị giá tính thuế quy định tại điểm 1.4.4.2 khoản này chỉ nhằm mục đích so sánh và phải điều chỉnh trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự về cùng điều kiện mua bán với hàng hoá nhập khẩu đang chứng minh:
a) Điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán: Việc điều chỉnh trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, tương tự về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang chứng minh được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2.2 khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
b) Điều chỉnh các khoản phải cộng, phải trừ theo hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư này.
2) Trị giá giao dịch bao gồm các khoản sau đây:
2.1) Giá mua ghi trên hoá đơn thương mại;
2.2) Các khoản điều chỉnh theo hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư này;
2.3) Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại, bao gồm:
2.3.1) Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hoá.
2.3.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như khoản tiền mà người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách cấn trừ nợ.
3) Xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá có chứa phần mềm nhập khẩu:
3.1) Trị giá tính thuế là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu là phương tiện trung gian, không bao gồm trị giá của phần mềm dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu mà nó chứa đựng, với điều kiện trên hoá đơn thương mại trị giá của phần mềm được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian;
3.2) Trị giá tính thuế là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả trị giá phần mềm và chi phí để ghi hoặc cài đặt phần mềm vào hàng hoá nhập khẩu, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
3.2.1) Trên hoá đơn thương mại, trị giá của phần mềm không được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian;
3.2.2) Trị giá thực thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho phần mềm có liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng theo quy định tại Điều 14 Thông tư này;
3.2.3) Phần mềm được ghi, cài đặt hoặc tích hợp trong các hàng hoá nhập khẩu không phải là phương tiện trung gian.
4) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá theo phương pháp này bao gồm:
4.1) Chứng từ, tài liệu chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch (nếu có);
4.2) Chứng từ, tài liệu có liên quan đến các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại (nếu có);
4.3) Chứng từ, tài liệu có liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng (nếu có khoản điều chỉnh cộng);
4.4) Chứng từ, tài liệu có liên quan đến các khoản điều chỉnh trừ (nếu có khoản điều chỉnh trừ);
4.5) Chứng từ, tài liệu khác có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch do người khai hải quan khai báo.
1) Khoản điều chỉnh cộng:
1.1) Điều kiện để điều chỉnh cộng: Chỉ điều chỉnh cộng khi có đầy đủ các điều kiện sau:
1.1.1) Do người mua thanh toán và chưa được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;
1.1.2) Phải liên quan đến hàng hoá nhập khẩu;
1.1.3) Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp có liên quan.
Trường hợp lô hàng nhập khẩu có các khoản điều chỉnh cộng nhưng không có các số liệu khách quan, định lượng được để xác định trị giá tính thuế thì không xác định theo trị giá giao dịch và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.
1.2) Các khoản điều chỉnh cộng:
1.2.1) Chí phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới. Trường hợp các chi phí này bao gồm các khoản thuế phải nộp ở Việt Nam thì không phải cộng các khoản thuế đó vào trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu.
1.2.2) Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá nhập khẩu, bao gồm: Giá mua bao bì, các chi phí khác liên quan đến việc mua bán và vận chuyển bao bì đến nơi đóng gói, bảo quản hàng hoá.
Các loại container, thùng chứa, giá đỡ được sử dụng như một phương tiện để đóng gói phục vụ chuyên chở hàng hoá và sử dụng nhiều lần thì không được coi là bao bì gắn liền với hàng hoá nên không phải là khoản phải cộng về chi phí bao bì gắn liền với hàng hoá.
1.2.3) Chi phí đóng gói hàng hoá, bao gồm các khoản sau đây:
1.2.3.1) Chi phí về vật liệu đóng gói bao gồm giá mua vật liệu đóng gói và các chi phí khác liên quan đến việc mua bán và vận chuyển vật liệu đóng gói đến địa điểm thực hiện việc đóng gói.
1.2.3.2) Chi phí về nhân công đóng gói, bao gồm tiền thuê nhân công và các chi phí liên quan đến việc thuê nhân công đóng gói hàng hoá đang được xác định trị giá tính thuế.
Trường hợp người mua phải chịu các chi phí về ăn ở, đi lại cho công nhân trong thời gian thực hiện việc đóng gói thì các chi phí này cũng thuộc về chi phí nhân công đóng gói.
1.2.4) Khoản trợ giúp: Trị giá của hàng hoá, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá, được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp cho người sản xuất hoặc người bán hàng, để sản xuất và bán hàng hoá xuất khẩu đến Việt Nam.
1.2.4.1) Các khoản trợ giúp bao gồm:
a) Nguyên liệu, bộ phận cấu thành, phụ tùng và các sản phẩm tương tự hợp thành, được đưa vào hàng hoá nhập khẩu.
b) Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu.
c) Công cụ, dụng cụ, khuôn rập, khuôn đúc, khuôn mẫu và các sản phẩm tương tự được sử dụng để sản xuất hàng hoá nhập khẩu.
d) Bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật, thiết kế mỹ thuật, kế hoạch triển khai, thiết kế thi công, thiết kế mẫu, sơ đồ, phác thảo và các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở nước ngoài và cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu.
1.2.4.2) Xác định trị giá của khoản trợ giúp:
a) Nếu hàng hoá, dịch vụ trợ giúp được mua của một người không có quan hệ đặc biệt để cung cấp cho người bán thì trị giá của khoản trợ giúp là giá mua hàng hoá, dịch vụ trợ giúp đó.
b) Nếu hàng hoá, dịch vụ trợ giúp do người nhập khẩu hoặc người có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu sản xuất ra để cung cấp cho người bán thì trị giá của khoản trợ giúp là giá thành sản xuất hàng hoá, dịch vụ trợ giúp đó.
c) Nếu hàng hoá, dịch vụ trợ giúp được làm ra bởi cơ sở sản xuất của người mua đặt ở nước ngoài nhưng không có tài liệu, chứng từ để hạch toán riêng cho hàng hoá, dịch vụ trợ giúp đó thì trị giá của khoản trợ giúp được xác định bằng cách phân bổ tổng chi phí sản xuất trong cùng kỳ của cơ sở đó cho lượng hàng hoá, dịch vụ trợ giúp được sản xuất ra.
d) Khoản trợ giúp do người mua thuê hoặc mượn thì trị giá của khoản trợ giúp là chi phí thuê, mượn.
e) Khoản trợ giúp là hàng hoá đã qua sử dụng thì trị giá của khoản trợ giúp là trị giá còn lại của hàng hoá đó.
g) Hàng hoá trợ giúp được người mua gia công, chế biến trước khi chuyển cho người bán để sử dụng vào sản xuất hàng hoá nhập khẩu thì phải cộng thêm phần giá trị tăng thêm do gia công, chế biến vào trị giá của khoản trợ giúp.
h) Khoản trợ giúp được người mua, bán giảm giá cho người xuất khẩu thì phải cộng thêm phần trị giá được giảm vào trị giá tính thuế.
i) Trường hợp sau khi sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu còn thu được nguyên, vật liệu thừa, phế liệu từ các hàng hoá trợ giúp thì phần trị giá thu hồi được từ nguyên vật liệu thừa và phế liệu này được trừ ra khỏi trị giá của khoản trợ giúp, nếu có số liệu thể hiện trị giá của phế liệu hoặc nguyên, vật liệu thừa.
Trị giá các khoản trợ giúp được xác định bao gồm cả các chi phí liên quan đến việc mua bán, vận chuyển, bảo hiểm đến nơi sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu.
1.2.4.3) Phân bổ trị giá khoản trợ giúp cho hàng hoá nhập khẩu.
a) Nguyên tắc phân bổ trị giá khoản trợ giúp.
a.1) Trị giá các khoản trợ giúp phải được phân bổ hết cho hàng hoá nhập khẩu;
a.2) Việc phân bổ phải lập thành các chứng từ hợp pháp;
a.3) Việc phân bổ phải tuân thủ các quy định, chuẩn mực kế toán của Việt Nam.
b) Phương pháp phân bổ trị giá khoản trợ giúp:
Người khai hải quan tự phân bổ các khoản trợ giúp cho hàng hoá nhập khẩu theo một trong các phương pháp sau:
b.1) Phân bổ cho số hàng hoá nhập khẩu trong chuyến hàng nhập khẩu đầu tiên;
b.2) Phân bổ theo số lượng đơn vị hàng hóa đã được sản xuất tính đến thời điểm nhập khẩu chuyến hàng đầu tiên;
b.3) Phân bổ cho toàn bộ sản phẩm dự kiến được sản xuất ra theo thoả thuận mua bán giữa người mua và người bán (hoặc người sản xuất);
b.4) Phân bổ theo nguyên tắc giảm dần hay tăng dần;
b.5) Ngoài các phương pháp trên, người mua có thể sử dụng các phương pháp phân bổ khác, với điều kiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chế độ kế toán và phải được lập thành chứng từ.
1.2.5) Phí bản quyền, phí giấy phép:
1.2.5.1) Điều kiện để điều chỉnh cộng: Chỉ điều chỉnh cộng khi có đầy đủ các điều kiện sau:
a) Phải được trả cho việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế.
Ví dụ: Một người nhập khẩu băng Betacam có chứa nội dung phim, theo thoả thuận giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu thì người nhập khẩu trả tiền bản quyền để được phát sóng bộ phim đó theo thời gian và số lần nhất định. Trường hợp này, hàng hoá nhập khẩu là băng Betacam, tiền bản quyền lại trả để sử dụng nội dung phim chứa đựng trong băng, không trả tiền bản quyền cho băng nhập khẩu, do vậy không phải cộng khoản phí bản quyền này vào trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu là băng Betacam.
b) Do người mua phải trả trực tiếp hay gián tiếp, như một điều kiện cho giao dịch bán hàng hoá đang được xác định trị giá tính thuế, có nghĩa là người mua hàng trả phí bản quyền, phí giấy phép như một phần trong hoạt động mua bán hàng hoá nhập khẩu.
c) Chưa được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế.
1.2.5.2) Không phải cộng vào trị giá tính thuế trong các trường hợp sau:
a) Các khoản tiền người mua phải trả cho quyền tái sản xuất hàng hoá nhập khẩu hoặc sao chép các tác phẩm nghệ thuật tại Việt Nam.
b) Các khoản tiền người mua phải trả cho quyền phân phối hoặc bán lại hàng hoá nhập khẩu, nếu việc thanh toán này không phải là một điều kiện quy định tại tiết b điểm 1.2.5.1 khoản này của việc bán hàng hoá nhập khẩu.
Trường hợp các khoản tiền trả cho quyền tái sản xuất, quyền phân phối hoặc bán lại hàng hoá nhập khẩu đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán thì không được trừ ra khỏi trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu.
1.2.5.3) Căn cứ xác định: Chứng từ thanh toán phí bản quyền, phí giấy phép hoặc các chứng từ hợp pháp khác, thể hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản này.
1.2.5.4) Thời điểm xác định:
a) Trường hợp phí bản quyền, phí giấy phép xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai thì người khai hải quan tự khai báo khoản phí bản quyền, phí giấy phép tại tiêu thức tương ứng trên tờ khai trị giá, tự xác định trị giá, tính và nộp thuế theo quy định;
b) Trường hợp phí bản quyền, phí giấy phép không xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai do phụ thuộc vào doanh thu bán hàng sau nhập khẩu hay lý do khác được quy định cụ thể tại hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc văn bản thỏa thuận riêng về việc trả phí bản quyền, phí giấy phép thì thủ tục khai báo, kiểm tra thực hiện như sau:
b.1) Đối với người khai hải quan:
b.1.1) Tại thời điểm đăng ký tờ khai, khai báo rõ lý do chưa khai báo được khoản phí bản quyền, phí giấy phép tại tiêu thức tương ứng trên tờ khai trị giá;
b.1.2) Thực hiện khai báo, tính số thuế phải nộp đối với khoản phí bản quyền, phí giấy phép thực tế đã trả theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời nộp đủ tiền thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thực trả phí bản quyền, phí giấy phép phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc văn bản thoả thuận riêng. Thời điểm tính thuế là ngày người khai hải quan đăng ký tờ khai hải quan.
b.2) Đối với cơ quan hải quan:
b.2.1) Kiểm tra các chứng từ có liên quan và nội dung khai báo của người khai hải quan được quy định nêu tại tiết b.1 điểm 1.2.5.4 khoản này.
b.2.2) Thực hiện xác định trị giá tính thuế, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp (nếu có), ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người khai hải quan không khai báo hoặc khai báo không đúng khoản phí bản quyền, phí giấy phép thực tế phải trả.
b.2.3) Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người khai hải quan khai báo không đúng thời hạn quy định tại tiết b.1 điểm 1.2.5.4 khoản này đối với khoản phí bản quyền, phí giấy phép thực tế phải trả .
c) Trường hợp phí bản quyền, phí giấy phép được tính một phần vào hàng hoá nhập khẩu, một phần căn cứ vào các yếu tố không liên quan đến hàng hoá nhập khẩu, thì:
c.1) Cộng vào trị giá giao dịch nếu có số liệu khách quan, định lượng được để phân định, tách biệt được phần phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng hóa nhập khẩu.
c.2) Không xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo, nếu không phân định, tách biệt được phần phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng hóa nhập khẩu.
1.2.6) Các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu được chuyển trực tiếp hay gián tiếp cho người bán dưới mọi hình thức. Thủ tục khai báo, kiểm tra được thực hiện như sau:
1.2.6.1) Trường hợp khoản tiền này xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai thì người khai hải quan tự khai báo khoản tiền này tại tiêu thức tương ứng trên tờ khai trị giá, tự xác định trị giá, tính và nộp thuế theo quy định;
1.2.6.2) Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai chưa xác định được khoản phải cộng này, do phụ thuộc vào doanh thu bán hàng sau nhập khẩu hay lý do khác được quy định cụ thể tại hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc văn bản thỏa thuận riêng thì:
a) Đối với người khai hải quan:
a.1) Tại thời điểm đăng ký tờ khai, khai báo rõ lý do chưa khai báo được khoản tiền do người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu tại tiêu thức tương ứng trên tờ khai trị giá;
a.2) Thực hiện khai báo, tính số thuế phải nộp đối với khoản phí thực tế đã trả theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời nộp đủ tiền thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thực trả tiền phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc văn bản thoả thuận riêng. Thời điểm tính thuế là ngày người khai hải quan đăng ký tờ khai hải quan.
b) Đối với cơ quan hải quan:
b.1) Kiểm tra các chứng từ có liên quan và khai báo của người khai hải quan theo quy định nêu tại điểm a khoản này;
b.2) Thực hiện xác định trị giá tính thuế, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp (nếu có), ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người khai hải quan không khai báo hoặc khai báo không đúng khoản phí thực tế phải trả;
b.3) Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người khai hải quan khai báo không đúng thời hạn quy định tại điểm a khoản này đối với khoản tiền thực tế phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu.
1.2.7) Chi phí vận tải và mọi chi phí khác có liên quan trực tiếp đến vận tải hàng hoá nhập khẩu cho đến khi hàng hóa đã được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên:
1.2.7.1) Các chi phí nêu tại điểm này bao gồm: Chi phí bốc, dỡ, xếp và vận chuyển hàng hoá, phụ phí tàu già, chi phí thuê các loại container, thùng chứa, giá đỡ được sử dụng như một phương tiện để đóng gói phục vụ chuyên chở hàng hoá và sử dụng nhiều lần.
1.2.7.2) Các chi phí nêu tại điểm này không bao gồm:
a) Chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên nếu khoản chi phí này được tách riêng khỏi chi phí vận tải quốc tế (F). Trường hợp khoản chi phí này đã bao gồm trong chi phí vận tải quốc tế hoặc đã bao gồm trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán thì không được tách (trừ) ra khỏi trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu.
b) Các chi phí khác phát sinh sau khi hàng hoá nhập khẩu được bốc, dỡ, xếp xuống cửa khẩu nhập đầu tiên.
1.2.7.3) Trị giá của khoản điều chỉnh này được xác định trên cơ sở hợp đồng vận tải, các chứng từ, tài liệu liên quan đến vận tải hàng hoá.
1.2.7.4) Trường hợp lô hàng có nhiều loại hàng hoá khác nhau nhưng hợp đồng vận tải hoặc các chứng từ, tài liệu liên quan đến vận tải hàng hoá không ghi chi tiết cho từng loại hàng hoá thì người khai hải quan tự phân bổ các chi phí này cho từng loại hàng hoá bằng cách sử dụng các phương pháp phân chia theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Phân bổ trên cơ sở biểu giá vận tải của người vận tải hàng hoá;
b) Phân bổ theo trọng lượng hoặc thể tích của hàng hoá;
c) Phân bổ theo tỷ lệ trị giá mua của từng loại hàng hoá trên tổng trị giá lô hàng.
1.2.7.5) Trường hợp giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải nhưng người mua không có hợp đồng vận tải, các chứng từ tài liệu liên quan đến vận tải hàng hoá, hoặc có nhưng không hợp pháp, thì không được áp dụng phương pháp trị giá giao dịch.
1.2.8) Chi phí bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
1.2.8.1) Trường hợp người nhập khẩu không mua bảo hiểm cho hàng hoá thì không phải cộng thêm chi phí này vào trị giá tính thuế.
1.2.8.2) Phí bảo hiểm mua cho cả lô hàng gồm nhiều loại hàng hoá khác nhau, nhưng chưa được ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa, thì phân bổ theo trị giá của từng loại hàng hoá.
1.2.9) Các chi phí nêu tại điểm 1.2.7 và 1.2.8 khoản này nếu đã bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp ở Việt Nam thì không phải cộng khoản thuế này vào trị giá tính thuế.
2) Khoản điều chỉnh trừ:
2.1) Điều kiện để điều chỉnh trừ: Chỉ được điều chỉnh trừ khi có đầy đủ các điều kiện sau:
2.1.1) Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp có liên quan và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá;
2.1.2) Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;
2.1.3) Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam.
2.2) Các khoản điều chỉnh trừ:
2.2.1) Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự.
2.2.2) Chi phí vận tải, bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa đã được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Trường hợp các chi phí này liên quan đến nhiều loại hàng hoá khác nhau nhưng chưa được ghi chi tiết cho từng loại hàng hoá thì phải phân bổ các chi phí theo nguyên tắc nêu tại điểm 1.2.7 và 1.2.8 khoản 1 Điều này.
2.2.3) Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu. Trường hợp các khoản phí, lệ phí liên quan đến nhiều loại hàng hoá khác nhau mà không xác định trực tiếp được cho từng loại hàng hoá thì phân bổ theo tỷ lệ trị giá mua của từng loại hàng hoá trên tổng trị giá lô hàng.
2.2.4) Khoản giảm giá:
2.2.4.1) Điều kiện để trừ khoản giảm giá: Chỉ được điều chỉnh trừ khi có đầy đủ các điều kiện sau:
a) Khoản giảm giá thuộc một trong các loại giảm giá sau đây:
a.1) Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hoá;
a.2) Giảm giá theo số lượng hàng hoá mua bán;
a.3) Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán.
b) Khoản giảm được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải ở nước xuất khẩu hàng hoá;
c) Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp để tách khoản giảm giá này ra khỏi trị giá giao dịch. Các chứng từ này được nộp cùng với tờ khai hải quan;
d) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C hoặc TTR cho toàn bộ hàng hoá nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán.
e) Trị giá khai báo và thực tế về số lượng hàng hoá nhập khẩu; cấp độ thương mại; hình thức và thời gian thanh toán phải phù hợp với Bảng công bố giảm giá của người bán.
2.2.4.2) Thủ tục khai báo, kiểm tra khoản giảm giá:
a) Đối với người khai hải quan:
a.1) Khai báo khoản giảm giá tại tiêu thức tương ứng trên tờ khai trị giá, nhưng chưa thực hiện điều chỉnh trừ khoản giảm giá trên tờ khai trị giá;
a.2) Tính, nộp thuế theo giá chưa được trừ khoản giảm giá;
a.3) Nộp hồ sơ đề nghị xem xét được trừ khoản giảm giá khi hoàn thành việc nhập khẩu và thanh toán cho toàn bộ hàng hoá thuộc hợp đồng: bao gồm các chứng từ sau:
a.3.1) Văn bản đề nghị được trừ khoản giảm giá sau khi hoàn thành việc nhập khẩu và thanh toán cho toàn bộ hàng hoá thuộc hợp đồng (bản chính);
a.3.2) Bảng kê theo dõi thực tế việc nhập khẩu hàng hoá thuộc hợp đồng theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính) đối với trường hợp hàng hoá trong cùng một hợp đồng được nhập khẩu theo nhiều chuyến (nhiều tờ khai) khác nhau;
a.3.3) Bảng công bố giảm giá của người bán theo số lượng hàng hoá mua bán; hoặc cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hoá; hoặc hình thức và thời gian thanh toán;
a.3.4) Tất cả các tờ khai hải quan của hàng hoá nhập khẩu thuộc hợp đồng và bộ hồ sơ hải quan kèm theo;
a.3.5) Chứng từ thanh toán của toàn bộ hàng hoá thuộc hợp đồng.
b) Đối với cơ quan hải quan:
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi người khai hải quan nộp hồ sơ đề nghị xem xét khấu trừ khoản giảm giá có trách nhiệm:
b.1) Kiểm tra hồ sơ, chứng từ và các tài liệu có liên quan kèm theo văn bản đề nghị của người khai hải quan;
b.2) Kiểm tra, đối chiếu trị giá khai báo và thực tế về số lượng; cấp độ thương mại; hình thức và thời gian thanh toán với Bảng công bố giảm giá của người bán;
b.3) Xem xét, quyết định điều chỉnh trừ khoản giảm giá nếu có đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm 2.2.4.1 khoản này với trị giá của khoản giảm giá không vượt quá 5% tổng trị giá lô hàng. Trường hợp khoản giảm giá trên 5% tổng trị giá lô hàng thì đề xuất, báo cáo và gửi toàn bộ hồ sơ về Tổng cục Hải quan xin ý kiến chỉ đạo trước khi quyết định điều chỉnh hoặc không điều chỉnh trừ khoản giảm giá;
b.4) Xử lý tiền thuế chênh lệch do khoản giảm giá được trừ thực hiện theo quy định về xử lý tiền thuế nộp thừa tại Luật Quản lý thuế.
2.2.5) Các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hàng hoá nhập khẩu, bao gồm:
2.2.5.1) Chi phí nghiên cứu, điều tra thị trường về sản phẩm sắp nhập khẩu;
2.2.5.2) Chi phí quảng cáo nhãn hiệu, thương hiệu hàng nhập khẩu;
2.2.5.3) Chi phí liên quan đến việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới nhập khẩu;
2.2.5.4) Chi phí tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về sản phẩm mới;
2.2.5.5) Chi phí kiểm tra số lượng, chất lượng hàng trước khi nhập khẩu. Trường hợp các chi phí này là thoả thuận giữa người mua, người bán và là một phần trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán do người mua trả cho người bán thì sẽ không được trừ ra khỏi trị giá giao dịch;
2.2.5.6) Chi phí mở L/C để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu, nếu chi phí này do người mua trả cho ngân hàng đại diện cho người mua thực hiện việc thanh toán tiền hàng.
2.2.6) Khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo thỏa thuận tài chính của người mua và có liên quan đến việc mua hàng hóa nhập khẩu: Chỉ được điều chỉnh trừ khoản tiền lãi ra khỏi trị giá giao dịch khi có đầy đủ các điều kiện sau:
2.2.6.1) Thỏa thuận tài chính được lập thành văn bản;
2.2.6.2) Người khai hải quan chứng minh được rằng tại thời điểm thỏa thuận tài chính được thực hiện, mức lãi suất khai báo không lớn hơn mức lãi suất tín dụng thông thường tại nước xuất khẩu, nhưng không vượt quá mức lãi suất trần do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố;
2.2.6.3) Có số liệu khách quan, định lượng được để khấu trừ khoản tiền lãi ra khỏi trị giá giao dịch.
Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt.
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt được thực hiện như hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư này, trong đó cụm từ “hàng hoá nhập khẩu tương tự” được thay thế bằng cụm từ “hàng hoá nhập khẩu giống hệt”.
1) Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, với điều kiện hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.
2. Điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự:
Lô hàng nhập khẩu tương tự được lựa chọn nếu đảm bảo các điều kiện sau:
2.1) Điều kiện về thời gian xuất khẩu:
Lô hàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế.
2.2) Điều kiện mua bán:
2.2.1) Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng:
2.2.1.1) Lô hàng nhập khẩu tương tự phải có cùng điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế;
2.2.1.2) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại điểm 2.2.1.1 thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự về cùng số lượng với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế;
2.2.1.3) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại điểm 2.2.1.1 và 2.2.1.2 thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau về cấp độ thương mại nhưng cùng số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế;
2.2.1.4) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại điểm 2.2.1.1, 2.2.1.2, 2.2.1.3 thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau cả về cấp độ thương mại và số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.
2.2.2) Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:
Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng quãng đường và phương thức vận tải, hoặc đã được điều chỉnh về cùng quãng đường và phương thức vận tải với lô hàng đang xác định trị giá.
Nếu có sự chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì điều chỉnh về cùng điều kiện bảo hiểm với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.
2.3) Khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, nếu không tìm được hàng hoá nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng một người sản xuất hoặc người sản xuất khác được uỷ quyền thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi người sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ.
2.4) Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên thì sau khi đã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế, trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất.
Nếu trong thời gian làm thủ tục hải quan mà không đủ thông tin lựa chọn hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế thì không xác định trị giá tính thuế cho hàng hoá nhập khẩu theo hướng dẫn tại Điều 15 hoặc Điều 16 Thông tư này mà phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.
3) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này bao gồm:
3.1) Tờ khai hải quan và tờ khai trị giá của hàng hoá nhập khẩu tương tự;
3.2) Hợp đồng vận tải của hàng hoá nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
3.3) Hợp đồng bảo hiểm của hàng hoá nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
3.4) Bảng giá bán hàng xuất khẩu của nhà sản xuất hoặc người bán hàng ở nước ngoài (nếu có sự điều chỉnh về số lượng, cấp độ thương mại);
3.5) Các hồ sơ, chứng từ hợp pháp khác cần thiết và liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế.
1) Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn tại Điều 13, Điều 15, Điều 16 Thông tư này thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ, căn cứ vào đơn giá bán hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự trên thị trường nội địa Việt Nam và trừ (-) các chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng nhập khẩu.
Không áp dụng phương pháp này nếu hàng hóa được lựa chọn để xác định đơn giá bán thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chưa được bán trên thị trường nội địa Việt Nam hoặc việc bán hàng chưa được hạch toán trên chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam;
- Có liên quan đến khoản trợ giúp do bất kỳ người nào cung cấp, nêu tại điểm 1.2.4.1 khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
2) Điều kiện lựa chọn đơn giá bán trên thị trường Việt Nam:
2.1) Đơn giá bán trên thị trường Việt Nam phải là đơn giá bán của hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế, hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự, được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu.
2.2) Đơn giá bán được lựa chọn là đơn giá tương ứng với lượng hàng hoá được bán ra với số lượng luỹ kế lớn nhất ở mức đủ để hình thành đơn giá; hàng hoá được bán ra ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không quá 90 ngày sau ngày nhập khẩu của hàng hoá đang được xác định trị giá tính thuế; người mua hàng trong nước và người bán không có mối quan hệ đặc biệt.
Ví dụ: Lô hàng A gồm nhiều mặt hàng trong đó mặt hàng B phải xác định trị giá tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Lô hàng A được nhập khẩu vào ngày 1/1/2005. Một lô hàng trong đó có mặt hàng giống hệt với mặt hàng B nhập khẩu trước đó và được bán cho nhiều người mua trong nước theo các mức giá và thời điểm khác nhau như sau:
Đơn giá |
Số lượng/lần bán |
Thời gian bán |
Số luỹ kế |
900 đồng/chiếc |
50 chiếc |
28/3/2005 |
100 chiếc |
30 chiếc |
15/1/2005 |
||
20 chiếc |
3/3/2005 |
||
800 đồng/chiếc |
200 chiếc |
20/1/2005 |
450 chiếc |
250 chiếc |
12/2/2005 |
||
Tổng cộng: |
|
550 chiếc |
Trong ví dụ trên, đơn giá bán được lựa chọn để khấu trừ là 800 đồng/chiếc, tương ứng với số lượng bán ra lớn nhất (450 chiếc), ở mức đủ để hình thành đơn giá. Đơn giá này thỏa mãn các điều kiện về lựa chọn đơn giá bán, đó là:
- Có số lượng lũy kế lớn nhất (450 chiếc).
- Thời gian bán là trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu.
3) Nguyên tắc khấu trừ:
Việc xác định các khoản khấu trừ phải dựa trên cơ sở các số liệu kế toán, chứng từ hợp pháp, có sẵn và được ghi chép, phản ánh theo các quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam.
Các khoản được khấu trừ phải là những khoản được phép hạch toán vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp theo pháp luật về kế toán Việt Nam.
4) Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng:
Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng là những chi phí hợp lý và lợi nhuận thu được sau khi bán hàng trên thị trường Việt Nam, gồm các khoản sau:
4.1) Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và chi phí cho các hoạt động khác liên quan đến việc vận tải hàng hoá sau khi nhập khẩu, cụ thể:
4.1.1) Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận tải hàng hoá phát sinh từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến kho hàng của người nhập khẩu hoặc địa điểm giao hàng trong nội địa Việt Nam;
4.1.2) Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận tải từ kho hàng của người nhập khẩu trong nội địa Việt Nam đến địa điểm bán hàng, nếu người nhập khẩu phải chịu các khoản này.
4.2) Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp tại Việt Nam khi nhập khẩu và bán hàng hoá nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam.
4.3) Hoa hồng hoặc chi phí chung và lợi nhuận liên quan đến các hoạt động bán hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam.
4.3.1) Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì khấu trừ khoản hoa hồng. Nếu trong khoản hoa hồng đã bao gồm các chi phí nêu tại điểm 4.1 và 4.2 khoản này thì không được khấu trừ thêm các khoản này.
4.3.2) Trường hợp nhập khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn thì khấu trừ các khoản chi phí chung và lợi nhuận: Chi phí chung và lợi nhuận phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá khấu trừ. Việc xác định và phân bổ chi phí chung và lợi nhuận cho lô hàng nhập khẩu phải được thực hiện theo các quy định và chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Chi phí chung bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng hoá trên thị trường nội địa, như: Chi phí về tiếp thị hàng hoá, chi phí về lưu giữ và bảo quản hàng hoá trước khi bán hàng, chi phí về các hoạt động quản lý phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng,...
Căn cứ để xác định các khoản khấu trừ là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người nhập khẩu, phù hợp với quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động mua bán hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại tại Việt Nam.
5) Đối với hàng hoá được bán không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu:
5.1) Trường hợp không tìm được đơn giá bán của hàng hoá được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu thì lấy đơn giá bán hàng hoá nhập khẩu đã qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước và trừ đi các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm giá trị của hàng hoá, với điều kiện có thể định lượng được các chi phí gia tăng do quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước và các chi phí đã nêu tại khoản 4 Điều này. Trường hợp không tách được các chi phí gia tăng này khỏi giá bán, thì không được áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.
5.2) Trường hợp sau khi gia công, chế biến mà hàng hoá nhập khẩu vẫn giữ nguyên được đặc điểm, tính chất, công dụng như khi nhập khẩu, nhưng chỉ còn là một bộ phận của hàng hoá được bán ra trên thị trường trong nước thì không được áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.
5.3) Nếu sau khi gia công, chế biến mà hàng hoá nhập khẩu bị thay đổi đặc điểm, tính chất, công dụng và không còn nhận biết được hàng hoá nhập khẩu ban đầu thì không được áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.
6) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này bao gồm:
6.1) Hoá đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát hành hoặc cho phép sử dụng;
6.2) Hợp đồng đại lý bán hàng nếu người nhập khẩu là đại lý bán hàng của người xuất khẩu. Hợp đồng này phải quy định cụ thể khoản phí hoa hồng mà người đại lý được hưởng, các loại chi phí mà người đại lý phải trả;
6.3) Bản giải trình về doanh thu bán hàng và các chứng từ, sổ sách kế toán phản ánh các khoản chi phí nêu tại khoản 4 Điều này;
6.4) Tờ khai hải quan và tờ khai trị giá của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ;
6.5) Các tài liệu cần thiết khác để kiểm tra, xác định trị giá tính thuế.
1) Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn tại Điều 13, 15, 16, 17 Thông tư này thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá tính toán. Trị giá tính toán của hàng hoá nhập khẩu bao gồm các khoản sau:
1.1) Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu: Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu. Chi phí này bao hàm cả các khoản chi phí sau:
1.1.1) Chi phí quy định tại điểm 1.2.1, 1.2.2, 1.2.3 khoản 1 Điều 14 Thông tư này;
1.1.2) Trị giá của các khoản trợ giúp theo hướng dẫn tại điểm 1.2.4.1 khoản 1 Điều 14 Thông tư này;
1.1.3) Chỉ tính vào trị giá tính thuế trị giá của các sản phẩm trợ giúp quy định tại tiết d điểm 1.2.4.1 khoản 1 Điều 14 được thực hiện ở Việt Nam nếu người sản xuất chịu chi phí cho các sản phẩm trợ giúp đó.
1.2) Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hoá cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam. Khoản lợi nhuận và chi phí chung phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán.
Chi phí chung bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất và bán để xuất khẩu hàng hoá, nhưng chưa được tính toán theo hướng dẫn nêu tại điểm 1.1 khoản này.
1.3) Các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hoá nhập khẩu theo hướng dẫn tại điểm 1.2.7 và 1.2.8 khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
2) Căn cứ để xác định trị giá tính toán:
Là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất trừ khi các số liệu này không phù hợp các số liệu thu thập được tại Việt Nam. Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại do người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam.
3) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này bao gồm:
3.1) Bản giải trình của người sản xuất về các chi phí nêu tại điểm 1.1 và 1.2 khoản 1 Điều này, kèm theo bản sao có xác nhận của người sản xuất về các chứng từ, số liệu kế toán phù hợp với bản giải trình này;
3.2) Hoá đơn bán hàng của người sản xuất;
3.3) Chứng từ về các chi phí nêu tại điểm 1.3 khoản 1 Điều này.
1) Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn tại Điều 13, 15, 16, 17, 18 Thông tư này thì trị giá tính thuế được xác định theo phương pháp suy luận, căn cứ vào các tài liệu, số liệu khách quan, có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế.
Trị giá tính thuế theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách áp dụng tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Điều 13, 15, 16, 17, 18 Thông tư này và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế, với điều kiện việc áp dụng như vậy phù hợp với các quy định tại khoản 2 Điều này.
2) Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này, người khai hải quan và cơ quan hải quan không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá tính thuế:
2.1) Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được sản xuất tại Việt Nam.
2.2) Giá bán hàng hoá ở thị trường nội địa nước xuất khẩu.
2.3) Giá bán hàng hoá để xuất khẩu đến nước khác.
2.4) Chi phí sản xuất hàng hoá, trừ các chi phí sản xuất hàng hoá được sử dụng trong phương pháp tính toán.
2.5) Trị giá tính thuế tối thiểu.
2.6) Các loại giá áp đặt hoặc giả định.
2.7) Sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá tính thuế.
3) Một số ví dụ vận dụng linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế:
3.1) Vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự.
Nếu không có hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế thì lựa chọn những hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự được xuất khẩu trong khoảng thời gian dài hơn, nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.
3.2) Vận dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá khấu trừ bằng một trong các cách sau đây:
3.2.1) Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu mà không xác định được đơn giá dùng để khấu trừ thì lựa chọn đơn giá được bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ.
3.2.2) Nếu không có đơn giá bán lại của chính hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay hàng hoá nhập khẩu tương tự cho người không có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu thì lựa chọn đơn giá bán lại hàng hoá cho người mua có quan hệ đặc biệt, với điều kiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá cả trong giao dịch mua bán.
3.3) Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán.
3.4) Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán.
4) Ngoài các ví dụ nêu tại khoản 3 Điều này, việc vận dụng linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế được thực hiện dựa vào cơ sở dữ liệu giá, các tài liệu khách quan hợp pháp, nhưng không được vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
5) Chứng từ, tài liệu: Bao gồm đầy đủ các chứng từ, tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này.
1) Đối với hàng hoá có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế thì trị giá tính thuế được xác định như sau:
1.1) Hàng hoá đã sử dụng tại Việt Nam: Trị giá tính thuế nhập khẩu được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hoá, tính theo thời gian sử dụng tại Việt Nam (tính từ thời điểm nhập khẩu theo tờ khai hải quan đến thời điểm tính thuế) và được xác định cụ thể như sau:
Thời gian sử dụng tại Việt Nam |
Trị giá tính thuế nhập khẩu = (%) trị giá khai báo tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan |
Từ 6 tháng trở xuống (được tính tròn là 183 ngày) |
90% |
Từ trên 6 tháng đến 1 năm (được tính tròn là 365 ngày) |
80% |
Từ trên 1 năm đến 2 năm |
70% |
Từ trên 2 năm đến 3 năm |
60% |
Từ trên 3 năm đến 5 năm |
50% |
Từ trên 5 năm đến 7 năm |
40% |
Từ trên 7 năm đến 9 năm |
30% |
Từ trên 9 năm đến 10 năm |
15% |
Trên 10 năm |
0% |
Nếu mức giá khai báo tại thời điểm nhập khẩu của hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế, hoặc được miễn thuế, xét miễn thuế thấp hơn mức giá trong cơ sở dữ liệu giá cùng thời điểm, thì lấy mức giá trong cơ sở dữ liệu giá và tỷ lệ quy định trên đây để xác định trị giá tính thuế.
1.2) Hàng hóa chưa sử dụng tại Việt Nam: Trị giá tính thuế được xác định theo nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Thông tư này.
2) Đối với phế liệu thu được trong quá trình sản xuất hàng gia công cho phía nước ngoài mà bên thuê gia công bán lại cho phía Việt Nam, thì trị giá tính thuế được xác định như sau:
2.1) Trường hợp có hợp đồng mua bán hàng hóa thì trị giá tính thuế được xác định theo nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Thông tư này.
2.2) Trường hợp không có hợp đồng mua bán thì trị giá tính thuế được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều này.
3) Trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sau khi thuê phía nước ngoài gia công là tiền thuê gia công và trị giá của nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình gia công do phía nước ngoài cung cấp thể hiện trên hợp đồng gia công và các khoản điều chỉnh quy định tại Điều 14 Thông tư này. Không tính vào trị giá tính thuế sản phẩm sau gia công trị giá của vật tư, nguyên liệu đã xuất khẩu từ Việt Nam đưa đi gia công theo hợp đồng gia công đã ký.
4) Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng đem ra nước ngoài sửa chữa, khi nhập khẩu về Việt nam thuộc đối tượng chịu thuế, thì trị giá tính thuế là chi phí sửa chữa thực trả theo hợp đồng ký kết với phía nước ngoài, phù hợp với các chứng từ hợp pháp, liên quan đến việc sửa chữa hàng hoá.
5) Hàng hoá nhập khẩu không có hợp đồng mua bán:
5.1) Hàng hoá nhập khẩu theo khai báo từ 5 triệu đồng trở xuống, thì trị giá tính thuế là trị giá khai báo. Trường hợp có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp, thì trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định theo nguyên tắc và một trong các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Thông tư này;
5.2) Hàng hoá nhập khẩu theo khai báo trên 5 triệu đồng:
5.2.1) Hàng hoá nhập khẩu của hành khách nhập cảnh; hàng hoá nhập khẩu với mục đích làm giải thưởng trong các cuộc thi thể thao, văn hoá nghệ thuật; hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ phát chuyển nhanh:
a) Đối với hàng hoá nhập khẩu là máy móc, thiết bị, hàng hoá khác có trị giá từ 50 triệu đồng trở lên; hàng hoá nhập khẩu là ô tô, xe máy: Trị giá tính thuế được xác định theo nguyên tắc và một trong các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Thông tư này.
b) Đối với hàng hoá khác ngoài quy định tại điểm a khoản này, trị giá tính thuế là trị giá khai báo. Trường hợp có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp, thì trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định theo nguyên tắc và một trong các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Thông tư này.
5.2.2) Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng bảo hành; hàng khuyến mại, hàng hoá mua bán trao đổi của cư dân biên giới; các loại hình khác không có hợp đồng mua bán, thì trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định theo nguyên tắc và một trong các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Thông tư này.
6) Hàng hoá nhập khẩu thừa so với hợp đồng mua bán hàng hoá đã ký với phía nước ngoài:
6.1) Hàng hoá nhập khẩu thừa là hàng hoá giống hệt hoặc tương tự với hàng hoá nhập khẩu ghi trên hợp đồng: Trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu thừa được xác định theo phương pháp xác định trị giá tính thuế của số hàng hoá nhập khẩu ghi trên hợp đồng.
6.2) Hàng hoá nhập khẩu thừa là hàng hoá khác với hàng hoá nhập khẩu ghi trên hợp đồng, nếu được phép nhập khẩu thì trị giá tính thuế được xác định trên nguyên tắc áp dụng tuần tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn từ Điều 15 đến Điều 19 Thông tư này, không xác định theo phương pháp trị giá giao dịch.
7) Hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hoá đã ký với phía nước ngoài:
7.1) Hàng hoá nhập khẩu không phù hợp về qui cách, nếu được phép nhập khẩu, thì trị giá tính thuế là trị giá thực thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu. Hàng hoá không phù hợp về quy cách được hiểu là hàng thực nhập có những khác biệt về mầu sắc, kích cỡ, kiểu dáng so với mô tả trong hợp đồng mua bán và những khác biệt đó không làm ảnh hưởng đến giá thực tế phải trả.
7.2) Hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa ngoài trường hợp quy định tại điểm 7.1 khoản này, nếu được phép nhập khẩu, thì trị giá tính thuế được xác định trên nguyên tắc áp dụng tuần tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn từ Điều 15 đến Điều 19 Thông tư này, không xác định theo phương pháp trị giá giao dịch.
8) Hàng hoá nhập khẩu thực tế có sự chênh lệch về số lượng so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán thì khi xác định trị giá tính thuế phải căn cứ vào hoá đơn thương mại và hợp đồng mua bán (điều kiện giao hàng, tỷ lệ dung sai, đặc tính tự nhiên của hàng hoá và điều kiện thanh toán). Trị giá tính thuế không được thấp hơn trị giá thực thanh toán ghi trên hoá đơn thương mại và các chứng từ có liên quan.
9) Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam từ kho ngoại quan:
9.1) Trị giá tính thuế được xác định theo nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Thông tư này.
9.2) Ngày xuất khẩu được xác định là:
9.2.1) Ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải ghi trên vận đơn đối với trường hợp người đưa hàng vào kho ngoại quan trực tiếp nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam.
9.2.2) Ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hoá từ kho ngoại quan vào Việt Nam đối với các trường hợp khác.
10) Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng đi thuê mượn thì trị giá tính thuế là giá thực trả theo hợp đồng đã ký với nước ngoài, phù hợp với các chứng từ hợp pháp có liên quan đến việc đi thuê mượn hàng hoá.
Chapter II
VALUE DETERMINATION FOR IMPORTED, EXPORTED GOODS
ITEM I. TAXABLE VALUE DETERMINATION FOR IMPORTED, EXPORTED GOODS
Article 10. Principle, method of determination
1) Principle: Taxable value for exported goods is the actual selling price at the exit gate (FOB, DAF prices) not including International insurance costs (I) and international transport costs (F) in accordance with the relevant documents.
2) Method of determination:
2.1) Actual selling price at the exit gate is the selling price stated in the purchase and sale contracts or the forms with legal validity equivalent to contracts, commercial invoices and relevant documents of the consignment in accordance with exported goods in reality.
2.2) Where dossiers are not lawful or contents of the documents are contradictory, the customs agencies determine the taxable value based on the order of sources of information prescribed in clause 5 Article 21 of this Circular and attached documents, papers, including:
2.2.1) Declarations of identical exported goods, similar exported goods to be the basis for determining taxable value, or/and
2.2.2) Invoices of identical exported goods, similar exported goods issued or allowed to use by the Ministry of Finance; or/and
2.2.3) Vouchers used for conversion into FOB price, DAF used to determine taxable value.
Article 11. Taxable value for exported goods which have not yet had official price at the time of registering declarations
1) For exported goods which have not yet had official price at the time of registering declarations due to the agreement in the goods purchase and sale contract that the time to close price is the time after goods were exported, customs declarants declare temporarily calculated price at the time of registering declarations; declare official price upon form No.5 issued together with this Circular and pay the tax difference (if any) within 10 days since the date of closing price. The customs agencies examine the declaration of the customs declarants, time to close price, conditions to accept the time to close price and implementation:
1.1) Handling the different taxation under the provisions on the handling of overpaid taxation of the Tax Administration Law and the guidance documents for the cases tax amount which is calculated by official price lower than the paid tax at the temporarily calculated price;
1.2) Issuing the decision to sanction administrative violations for the case customs declarants declare the official price not in compliance with the time limit specified in clause 1 of this Article;
1.3) Determining taxable value, defining tax, collecting fully taxation, fines for late payment (if any), issuing the decision to sanction administrative violations for the case customs declarants fail to declare or declare not in compliance with official prices.
2) Time to close price for a maximum period is 90 days since the date of registration of declarations for exported goods. Where the time to close price exceeds 90 days since the date of registration of declarations, Directors of the Customs Department of provinces and cities shall be assigned to inspect, review, decide the acceptance of the time to close price stated in the contract based on records and documents, actuality of exported consignment.
3) The time to close price is accepted if it meets fully the following conditions:
3.1) The goods sale and purchase contracts have agreement for the time to close price in compliance with export field;
3.2) The time to close price in reality is in compliance with the time to close price upon the agreement stated in the contract;
3.3) The official price is in compliance with actual price to make payment of exported goods in accordance with payment vouchers.
Where there are insufficient conditions to be accepted the time to close price, and the taxation is calculated according to the official price higher than the paid taxation under the temporarily calculated price, the customs declarants must pay fines for late payment of tax difference.
ITEM II. DETERMINATION OF TAXABLE VALUE FOR IMPORTED GOODS
Article 12. Principle and method of determination of taxable value
1) Principle: Taxable value for imported goods is the calculable actual price to the first entry gate.
2) Methods of determination: the calculable actual price to the first entry gate is determined by serial application of six methods to determine taxable value as guided in Article 13, 15, 16, 17, 18, 19 of this Circular and stopping right in the method of determining the taxable value (except for the cases of determining taxable value as prescribed in Article 20 of this Circular). The methods of determining the taxable value includes:
2.1) Method of transaction value;
2.2) Method of transaction value of identical imported goods;
2.3) Method of transaction value of similar imported goods;
2.4) Method of deducted value;
2.5) Method of calculated value;
2.6) The deductive method.
Where the customs declarants request in writing, the order to apply the method of deducted value and method of calculated value is changeable to each other.
Article 13. Method of transaction value
Taxable value of imported goods firstly must be determined by transaction value.
The transaction value is the price that the actual buyers paid or shall pay to the sellers to purchase imported goods, after having been adjusted in accordance with provision in Article 14 of this Circular.
The paid actual price or payable price is determined by the total amount that buyers has paid or will pay directly or indirectly to sellers to purchase imported goods
1) The transaction value is applied if it satisfies fully the following conditions:
1.1) Buyers are not restricted the right to determine or use goods after being imported, unless the following restrictions:
1.1.1) Restrictions stipulated by the laws of Vietnam, such as regulations on imported goods being forced to label in Vietnamese, conditioned imported goods or imported goods which are subject to an inspection form before being conducted customs clearance;
1.1.2) Restrictions on location to sell goods;
1.1.3) Other restrictions not affecting value of goods.
These restrictions are one or more factors relating directly or indirectly to imported goods, but not making increase or decrease of real paid prices for such goods.
Example: The automobile sellers require buyers not to sell or display imported automobiles prior to the time to introduce this model of automobiles to market.
1.2) The price or sale does not depend on the conditions or payments, but because it is not determined the value of the goods need to determine taxable value.
Example:
- Sellers determine the selling price of imported goods with condition that buyers also will purchase a certain quantity of other goods.
- Prices of imported goods depend on prices of other goods that the importer will re-sell to exporters.
Where the sale and purchase of goods or prices of goods depending on one or a number of conditions, but the buyers have the objective documents to determine the impact level in money of such dependence is still considered as it has met these conditions; when determining the taxable value, it must be added the amount to be reduced due to the impact of that dependence on the transaction value.
1.3) After reselling, transferring or using imported goods, other than the must be added amount stipulated in point 1.2.6 clause 1 Article 14 of this Circular, buyers are not required to make additional payment from collected amount due to determination of imported goods.
1.4) Buyers and sellers have no special relationship or if any, such special relationship does not affect the transaction value.
1.4.1) In cases buyers and sellers have a special relationship but not affecting the transaction value, the customs declararants must declare for this.
1.4.2) On the basis of available information, where the customs agency suspects that the special relationship affects the transaction value, the customs agency must notify promptly in writing upon the form No.1 issued attached herewith to customs declarants on the doubtful grounds right the date of registration of declarations or the next working day.
1.4.3) Customs agencies must create conditions for customs declarants to exercise the right of consultation, explanation and provide additionally relevant information to clarify the special relationship between the buyers and the sellers not affecting the transaction value of imported goods mentioned in point 1.4.4 of this clause.
1.4.4) The special relationship between the buyers and the sellers does not affect the transaction value if satisfying one of two conditions as follows:
1.4.4.1) Although there is the special relationship, but the sale and purchase transaction conducted as transaction between buyers and sellers having no special relationship:
- For example:
+ Sale and purchase prices of the imported goods are negotiated and agreed in commercial contracts in a manner consistent with practices of negotiation, of normal price agreement of such goods line or in a way that seller offers a purchase price of goods to buyers without special relationship.
+ + Sale and purchase price of imported goods includes general expenses and profits, which correspond to the general costs and profits of the sale of goods at the same class or category.
Customs agencies must examine the method that buyers and sellers establish the sale and purchase relationships and the method of negotiation to achieve the declared price, so that they can make a conclusion that the declared value has been affected by the special relationship or not.
1.4.4.2) Or the transaction value approximates to one of the herein values of lot of consignment to be exported to Vietnam in the same day or within a period of 60 days before or after the date of exporting lot of consignment being proven:
- Taxable value is determined by the method of the transaction value of identical or similar imported goods to be sold to other importers without special relationship with the exporters (sellers);
- Taxable value of identical or similar imported goods is determined by the method of the deducted value provided in Article 17 of this Circular;
- Taxable value of identical or similar imported goods is determined by the method of the calculated value provided in Article 18 of this Circular.
1.4.4.3) Taxable values provided in point 1.4.4.2 of this clause aim to compare to and it must adjust the taxable value of identical imported goods, similar imported goods to the same condition of purchasing, selling with imported goods being proven:
a) Adjusting to the same conditions of purchase and sale: The adjustment of the taxable value of identical or similar imported goods to the same condition of purchasing, selling with goods lot being proven is made under the guidance in point 2.2 clause 2 Article 16 of this Circular.
b) The adjustment of the must be added, deducted amounts under the guidance in Article 14 of this Circular.
2) Transaction value includes the following items:
2.1) Purchasing price stated in the commercial invoice;
2.2) The adjustments are under the guidance in Article 14 of this Circular;
2.3) The amounts that purchasers must pay but not included in the purchasing price stated in the commercial invoice, including:
2.3.1) Advance primitives, advance payments, deposits for the production, purchase and sale, transportation, goods insurance.
2.3.2) Indirect payments to the sellers such as the amounts that the buyers must pay to third persons at the request of the sellers, the amounts which are paid by offsetting debts.
3) Determination of taxable value for goods with imported software:
3.1) Taxable value is the actual value which is paid or payable for the imported goods being intermediaries, not including the value of the software used for data processing device that it contains with the condition that value of the software is separated from the value of intermediaries in the commercial invoice;
3.2) Taxable value is the actual value which is paid or payable for the imported goods including value of the software and cost for recording or installing software into the imported goods, if it is of one of the following cases:
3.2.1) Value of the software is not separated from the value of intermediaries in the commercial invoice;
3.2.2) The actual value to pay or payable for software relating to the added adjustments in accordance with provisions in Article 14 of this Circular;
3.2.3) Software to be recorded, installed or integrated in the imported goods not being intermediaries.
4) Vouchers, documents to determine value according to this method include:
4.1) Vouchers, documents proving special relationship not affecting the transaction value (if any);
4.2) Vouchers, documents relating to the amounts that purchasers must pay but not calculated yet in the purchasing price stated in the commercial invoices (if any);
4.3) Vouchers, documents relating to the added adjustments (if there are the added adjustments);
4.4) Vouchers, documents relating to the deducted adjustments (if there are the deducted adjustments);
4.5) Other vouchers, documents relating to the determination of taxable value upon transaction value declared by customs declarants.
Article 14. The adjustments
1) Added adjustments:
1.1) Condition for added adjustments: Only adjusting adding when there are fully the following conditions:
1.1.1) Being paid by purchasers and not yet calculated in the actual price which is paid or payable;
1.1.2) it must be related to imported goods;
1.1.3) There are objective data, quantity in accordance with relative legal documents.
Where the imported consignment having added adjustments but there are no objective data, quantity to determine taxable value shall not determine by the transaction value and must move to the next method.
1.2) The added adjustments:
1.2.1) Sales commission costs, brokerage fees. Where these costs include the payable taxes in Vietnam is not required to add the taxes to taxable value of imported goods.
1.2.2) Packaging costs are considered consistent with imported goods, including price to purchase packaging and other costs related to the purchase, sale and transport of packaging to the place of packaging, preservation of goods.
Containers, barrels, racks used as a means to package for transporting cargos and used many times is not considered as packaging associated with goods so that they are not the must be added costs for packaging associated with goods.
1.2.3) Costs for packaging goods include the following costs:
1.2.3.1) Costs for packaging materials including packaging materials purchasing prices and other costs related to the purchase, sale and transportation of packaging materials to the place to make the package.
1.2.3.2) Costs for labor on packaging, include staffs rent and costs related to hiring labor to package goods being determined taxable value.
Where the buyers have to bear the expenses on accommodation and transportation for workers during the implementation of the packaging, the costs are also belong to the labor cost for packaging.
1.2.4) Assistances: The value of goods and services provided free of charge or reduced cost by buyers are transferred directly or indirectly to the producers or sellers to produce and sell exported goods to Vietnam.
1.2.4.1) The assistances include:
a) Raw materials, component parts, accessories and composed similar products are included in imported goods.
b) Raw materials, materials, consumed fuel in the process of producing imported goods.
c) Instruments, tools, dies, molds, models and similar products used to produce imported goods.
d) Design drawings, technical drawings, art design, plan of implementation, design of construction, model design, diagrams, schemes and similar products and services made in foreign countries and need for the process of producing imported goods.
1.2.4.2) Value determination of the assistances:
a) If assistant goods and services are purchased of a person without special relationship to supply to seller, the value of the assistances is the purchasing price of such assistant goods and services.
b) If assistant goods and services produced by the importers or persons having special relationship with the importers to supply to the sellers, the value of the assistances is the costs of producing such assistant goods and services.
c) If assistant goods and services are made by the oversea-based production establishment of buyer but having no documents and vouchers to account separately for such assistant goods and services, the value of the assistances are determined by allocating the total cost of production in the same period of such establishment for the amount of assistant goods and services produced.
d) The assistances rent or borrowed by buyers, the value of the assistances are costs of renting or borrowing.
e) The assistances are goods which were used, the value of the assistances are the remaining value of such goods.
g) Assistant goods processed by buyers before handing over to the sellers for use in producing the imported goods must include the added value due to process into the value of the assistances.
h) The assistances which are reduced price to exporter by buyers, it must be added the reduced value into taxable value.
i) If, after the production of imported goods are completed but producers still obtain surplus raw materials, material and waste materials from assistant goods, the value of recovery from such surplus raw materials, materials and waste materials are subtracted from the value of assistances, if there is data showing the value of waste materials or surplus raw materials, materials.
Value of the assistances is determined, including expenses related to the purchase and sale, transportation and insurance to the place of producing imported goods.
1.2.4.3) Allocating value of the assistance amounts for imported goods.
a) Principles of allocating value of assistances.
a.1) Value of the assistances must be allocated all for imported goods;
a.2) The allocation must be formulated lawful documents;
a.3) The allocation must comply with the regulations, accounting standards of Vietnam.
b) Method of allocating value of the assistances:
The customs declarants self-allocate the assistances for imported goods in accordance with one of the following methods:
b.1) Allocating for imported goods in the first imported consignment;
b.2) Allocating according to number of goods units which were produced to the time of importing for the first consignment;
b.3) Allocating for all products expected to be produced in accordance with agreement of purchase and sale between buyer and seller (or producers);
b.4) Allocating according to the principle of descending or ascending;
b.5) Apart from the above methods, buyers may use other methods of allocation with the conditions that it must comply with provisions of law on regime of accounting and must be made into vouchers.
1.2.5) Fee of copyright, licenses:
1.2.5.1) Condition for adjusting adding: Only adjusting adding when there are fully the following conditions:
a) It must be paid for the use of intellectual property rights relating to imported goods being determined taxable value.
Example: A person who imports Betacam tape containing video content, as agreed between the importer and the exporter, importer shall pay royalties to be broadcasted such movie from time to time and certain number of times of broadcasting. In this case, the imported goods being Betacam tape, so the royalties are paid for using video content contained in the tape, not paying for the royalties for imported tape, so it shall not plus the copyright fees to the transaction value of imported goods being Betacam tape.
b) Due to the purchaser must pay directly or indirectly, as a condition for the goods sale transaction being determined taxable value, means buyers must pay copyright fees, license fees as part of activities of purchase, sale of imported goods.
c) Not yet calculated in the actual price paid or payable of imported goods being determined taxable value.
1.2.5.2) Not required to add to taxable value in the following cases:
a) The amounts that buyers must pay for the right to re-produce imported goods or copy the art works in Vietnam.
b) The amounts that buyers must pay for the right of distribution or reselling imported goods if this payment is not a condition stipulated in section b point 1.2.5.1 of this clause of the sale of imported goods.
Where the payments for the right to reproduce, distribute or resell import goods which have been included in the actual price paid or payable shall not be deducted from the taxable value of goods Import.
1.2.5.3) Bases to determine: payments documents of royalty, license fees or other lawful documents representing the payment obligations for these items.
1.2.5.4) Time to determine:
a) Where royalty, license fee determined at the time of registering declarations, the declarants self-declare royalty and license fee at the corresponding criterion in the value declaration, self-determine value, calculate and pay tax in accordance with provisions;
b) Where royalty, license fee can not be determined at the time of registering declarations due to depend on sale revenue after the import or other reasons specified in the purchase and sale contracts or separate written agreement on the payment of royalties, license fees, the procedures for declaration and inspection are carried out as follows:
b.1) For the customs declarants:
b.1.1) At the time of registering declarations, declare clearly the reason not yet declared royalties, license fees at the corresponding criterion in the value declaration;
b.1.2) Implementing the declaration, calculating payable tax for royalty, the license fee actually paid under the form No.5 issued attached herewith, and fully pay the taxation within 10 days since the date of actually paying licensing fees, license fees in accordance with the goods purchase and sale contracts or separate written agreement. Time to calculate tax is the date that the customs declarant registers the customs declarations.
b.2) For the customs agencies:
b.2.1) Checking relative documents and declared contents of the customs declarants provided in section b.1 point 1.2.5.4 of this clause.
b.2.2) Implementing the determination of taxable value, tax definition, the full collection of taxation, fines for late payment (if any), issuing the decision to sanction administrative violations for the case the customs declarants fail to declare or declare incorrect royalties, actual payable license fees.
b.2.3) Issuing the decision to sanction administrative violations for the case the customs declarants declare not in compliance with time limit provided in section provided in section b.1 point 1.2.5.4 of this clause for the royalties, actual payable license fees.
c) Where royalty or license fee is calculated partly into imported goods, partly based on factors not related to imported goods, then:
c.1) Adding to transaction value, if the quantified, objective data to define, separate from royalty, the license fees related to imported goods.
c.2) Not to determine taxable value according to the method of transaction value and must move to the next method, if it may not define, separate from royalty, the license fees related to imported goods.
1.2.6) The amounts that the importers must pay from the collected amount after re-selling, disposing or using imported goods are transferred directly or indirectly to the sellers in any form. Procedures of declaration, tests are carried out as follows:
1.2.6.1) Where this amount may be determined at the time of registering the declarations, the customs declarants self-declare at the corresponding criterion in the value declarations, self-determine value, calculate and pay tax in accordance with provisions;
1.2.6.2) Where at the time of registering the declarations it can not be determined the must be added amounts due to depend on sale revenue after the import or other reasons specified in the purchase and sale contracts or separate written agreements, then:
a) For the customs declarants:
a.1) At the time of registering the declarations, declare clearly the reason that has not declared yet due to importers must pay from the amount collected after reselling, defining, using imported goods at the corresponding criterion in the value declarations;
a.2) Implementing the declaration, calculating payable tax for the paid actual fees under the form No.5 issued attached herewith, and fully pay the taxation within 10 days since the date of actually paying in accordance with the goods purchase and sale contracts or separate written agreements. Time to calculate tax is the date that the customs declarant registers the customs declarations.
b) For customs agencies:
b.1) Checking relative documents and declaration of the customs declarants provided in point a of this clause;
b.2) Implementing the determination of taxable value, tax definition, the full collection of taxation, fines for late payment (if any), issuing the decision to sanction administrative violations for the case the customs declarants fail to declare or declare incorrectly the must-pay actual fees;
b.3) Issuing the decision to sanction administrative violations for the case the customs declarants declare not in compliance with time limit provided in point a of this clause for the must-pay actual amount from the amount collected after reselling, defining, using imported goods.
1.2.7) Transportation costs and every other costs directly related to transportation of imported goods until the goods have been delivered to the first entry gate:
1.2.7.1) The expenses mentioned in this point include: The cost of loading, unloading and transportation of goods, surcharges for old ship, the cost of hiring types of containers, barrels, racks used as a means to package for transporting cargos and used many times.
1.2.7.2) The expenses mentioned in this point not including:
a) Costs of loading, unloading goods from vehicles to the first entry gate if these costs are separated from international transport costs (F). Where these cost included in the international transport costs or included in the price actually paid or payable are not allowed to separate (deduct) from the taxable value of imported goods.
b) Other expenses arise after the imported goods are loaded, unloaded at the first entry gate.
1.2.7.3) Value of this adjustment is determined on the basis of transportation contracts, vouchers, documents related to cargos transportation.
1.2.7.4) In case the shipments with a variety of different goods but transportation contracts or vouchers, documents related to cargos transportation not specified in detail for each type of goods, the customs declarants self-allocate these costs for each type of goods by using the methods of division according to the following order of priority:
a) To allocate on the basis of freight schedule of transporters;
b) To allocate by weight or volume of goods;
c) To allocate by proportion to the purchasing value of each type of goods on the total value of shipments.
1.2.7.5) Where the purchasing price not excluded transportation costs but the buyer does not have transportation contracts, vouchers, documents related to cargos transportation, or has but not legitimate, are not applied the method of transaction value.
1.2.8) Cost for insurance of imported goods to the first entry gate.
1.2.8.1) Where the importers do not purchase insurance for goods, they shall not be required to add this cost into taxable value.
1.2.8.2) Premium paid for the whole shipment including many different kinds of goods but not been yet specified in detail for each type of goods, shall distribute according to the value of each type of goods.
1.2.9) The costs mentioned in point 1.2.7 and 1.2.8 of this clause in case of the must be paid value added tax in Vietnam was included, it shall not be required to add this tax into taxable value.
2) The deducted adjustments:
2.1) Conditions for deducted adjustment: Only adjusting deduction when there are fully the following conditions:
2.1.1) There are quantified, objective data in accordance with the relative legal documents and available at the time of determining value;
2.1.2) Being Calculated in the actual price paid or payable;
2.1.3) Complying with Vietnam law regulations on accounting.
2.2) The deducted adjustments:
2.2.1) Costs for activities arising after importing goods, include costs of construction, architecture, installation, maintenance or technical assistance, technical advice, supervision costs and similar costs.
2.2.2) Transportation and insurance costs arising after the goods have been transported to the first entry gate. Where these costs are related to many different kinds of goods but not been stated in detail for each type of goods, they must be allocated according to the principles referred to in point 1.2.7 and 1.2.8 clause 1 of this Article.
2.2.3) The taxes, fees and charges payable in Vietnam were included in the purchasing price of imported goods. Where the fees, charges related to many different kinds of goods not directly be determined for each type of goods, then they shall be distributed by proportion of the purchasing value of each type of goods on the total value of shipments.
2.2.4) Discounts:
2.2.4.1) Conditions for deducting the discounts: Only adjusting deduction when there are fully the following conditions:
a) Discounts to be of one of types of discounts as follows:
a.1) Discounts upon the commercial level of transactions of goods sale and purchase;
a.2) Discounts upon quantity of goods sale and purchase;
a.3) Discounts upon form and time to make payment.
b) Discounts were made in writing before loading goods to the vehicles in the goods exporting countries;
c) Having quantified, objective data in accordance with the lawful documents to remove this discount out of the transaction value. These documents are filed with the customs declarations;
d) Making payments through banks by modes of L/C or TTR for all imported goods under the sale and purchase contract.
e) Declared value and the actuality on quantity of imported goods; commercial level, form and time to make payment must conform to the list of publishing prices discount of sellers.
2.2.4.2) Procedures to declare and inspect the discounts:
a) For customs declarants:
a.1) To declare the discount amounts in the corresponding criterion in the value declaration, but not yet implemented the deducted adjustment for the discount amounts in the value declaration;
a.2) To calculate, pay tax at the price not yet deducted the discount amounts;
a.3) Filing dossiers requesting for consideration to be deducted the discount amounts when the import were completed and entire goods to be of the contract were made payment, including the following documents:
a.3.1) A Written request for being deducted the discount amounts after the import was completed and entire goods to be of the contract were made payment (the original);
a.3.2) A list of monitoring the actuality of goods import to be of the contract under the form No.6 issued attached herewith (the original) for the case goods in the same contract are imported for many different trips (many declarations);
a.3.3) A list of publishing the discount of sellers according to quantity of purchased and sold goods; or the commercial level of goods purchase and sale transaction; or form and time to make payment;
a.3.4) All customs declarations of imported goods to be of the contract and the enclosed customs dossiers;
a.3.5) Payment vouchers of all goods to be of the contract.
b) For customs agencies:
Directors of Departments of Customs of provinces, cities where the customs declarants apply dossiers requesting for consideration to be deducted the discount amount are responsible for:
b.1) Inspecting records, documents and the relevant documents together with the written request of the customs declarants;
b.2) Inspecting and comparing the declared value and the actuality on quantity; commercial level, form and time to make payment with the List of publishing the discount of sellers;
b.3) Considering or deciding on deducted adjustment for the discount amount if it satisfies fully all conditions stipulated in point 2.2.4.1 of this clause with a value of discount amount not exceed 5% of the total value of shipments. Where the discount amount at more than 5% of the total value of shipments, the customs agencies propose, report and send the entire records to the General Department of Customs for opinions before deciding to adjust or not;
b.4) Handling the tax difference due to the discount amount to be deducted is implemented according to the regulations on handling overpaid taxation in the Tax Administration Law.
2.2.5) The costs borne by the Buyers relating to the marketing of imported goods, including:
2.2.5.1) Costs for research, market survey on the products about to be imported;
2.2.5.2) Costs for advertisement of brands, trade marks of imported goods;
2.2.5.3) Costs related to the exhibition, introduction of newly imported products;
2.2.5.4) Costs for participation in fairs and trade exhibitions on new products;
2.2.5.5) Costs for inspection of the quantity, quality of goods before they are imported. Where these costs are agreed between buyers, sellers and are part of the actual price paid or payable which are paid by the buyers to the sellers shall not be deducted from the transaction value;
2.2.5.6) Cost for opening L/C to pay for the imported consignment, if these costs are paid by buyers to the bank that represented them to make payment for goods.
2.2.6) The corresponding interest to interest rates according to the financial agreement of the buyers and relating to the purchase of imported goods: only being adjusted to deduct the interest from the transaction value when satisfying all the conditions as follows:
2.2.6.1) Financial agreement is made in writing;
2.2.6.2) Customs declarants may prove that at the time of making the financial agreement, the declared interest rate is not greater than normal credit interest rate in the exporting country, but not exceeding the ceiling interest rate announced by the Bank State of Vietnam;
2.2.6.3) Having quantified, objective data to be deducted the interest from the transaction value.
Article 15. Method of transaction value of identical imported goods
In case of unable to determine taxable value under the method of transaction value as guided in Article 13 of this Circular, taxable value of imported goods is determined by the method of the transaction value of identical imported goods.
The method of the transaction value of identical imported goods is implemented as guided in Article 16 of this Circular, in which the group of words “similar imported goods” is replaced by the group of words “identical imported goods”.
Article 16. The method of the transaction value of similar imported goods
1) In case of unable to determine taxable value under the method as guided in Article 13 and Article 15 of this Circular, then taxable value of imported goods is determined by the method of the transaction value of similar imported goods, with condition that similar imported goods have been accepted by customs agencies to determine taxable value by the method of transaction value and with the same conditions of sale and purchase, conditions on export time with the imported goods being determined taxable value under the guidance in clause 2 of this Article.
Where unable to find similar imported goods lot with the same conditions of purchase and sale with the lot of imported goods being determined taxable value, then select a similar imported goods lot which is different from conditions of purchase and sale, but it must be adjusted to have the same conditions of sale and purchase.
2. Conditions to select similar imported goods lot:
The similar imported goods lot is selected if it satisfies the following conditions:
2.1) Condition on export time:
The similar imported goods lot must be exported to Vietnam on the same day or with a period of 60 days before or after the date of export with imported goods being determined taxable value.
2.2) Conditions of purchase and sale:
2.2.1) Conditions on commercial level and quantity:
2.2.1.1) Similar imported goods lot must have the same conditions on commercial level and quantity with imported goods lot being determined taxable value;
2.2.1.2) If unable to find a lot of imported goods referred to in point 2.2.1.1, select a imported goods lot which has the same commercial level but different from quantity, then adjust the transaction value of similar imported goods to become the same quantity with shipments being determined taxable value;
2.2.1.3) If unable to find a lot of imported goods referred to in point 2.2.1.1 and 2.2.1.2, select a imported goods lot which is different from commercial level but has the same quantity, then adjust transaction value of similar imported goods lot to become the same commercial level with shipments being determined taxable value;
2.2.1.4) If unable to find a lot of imported goods referred to in point 2.2.1.1, 2.2.1.2, 2.2.1.3, select a imported goods lot which is different from both commercial level and quantity, then adjust transaction value of similar imported goods lot to become the same commercial level and quantity with shipments being determined taxable value.
2.2.2) condition on distances and modes of transport, insurance:
The similar imported goods lot has the same distances and modes of transport, or has been adjusted to have the same distances and modes of transport with shipments being determined value.
If there is a significant difference on the premium, then adjust to have the same conditions with shipments being determined taxable value.
2.3) When applying the method of the transaction value of similar imported goods, if unable to find similar imported goods produced by the same producers or other producers who are authorized, then may be allowed to consider goods produced by other producers and must have the same origin.
2.4) When determining the taxable value by this method that may determine from two transaction value of similar imported goods or more, after they have been adjusted to have the same conditions of purchase and sale with shipments being determined taxable value, taxable value is the lowest transaction value.
If during the time of conducting customs procedures without sufficient information to select the identical or similar imported goods with shipments being determined taxable value, not to determine the taxable value for imported goods under the guidance in Article 15 or Article 16 of this Circular, but must move to the next method.
3) Vouchers and documents to determine the taxable value by this method include:
3.1) Customs declarations and value declarations of similar imported goods;
3.2) Transportation contract of similar imported goods (if there is an adjustment for this cost);
3.3) Insurance contract of similar imported goods (if there is an adjustment for this cost);
3.4) List of export sale price of the foreign manufacturer or seller (if there is an adjustment on the quantity and commercial level);
3.5) Other records, legal documents which are necessary and related to the determination of taxable value.
Article 17. Method of deducted value
1) In case of unable to determine taxable value under the method as guided in Article 13, Article 15, Article 16 of this Circular, the taxable value of imported goods is determined by the method of the deducted value, based on the unit price of imported goods, identical imported goods or similar imported goods in the domestic market of Vietnam and minus (-) the reasonable expenses, profits earned from the sale of imported goods.
Not to apply this method if goods are selected to determine selling unit price to be of one of the following cases:
- Have not been sold in domestic market of Vietnam or the sale has not been settled on vouchers, books keeping as prescribed by law on Vietnam accounting;
- Related to the assistances due to any person to supply, referred to in point 1.2.4.1 clause 1 Article 14 of this Circular.
2) Conditions to select the selling unit price in Vietnam market:
2.1) The selling unit price in Vietnam market must be the selling unit price of imported goods being determined taxable value, identical imported goods or similar imported goods which are sold in original status as when being imported.
2.2) Selected selling unit price is the selling unit price corresponding to the volume of goods sold with the largest cumulative number at level sufficient to form the unit prices; goods were sold right after being imported, but not exceeding 90 days after the date of import of the goods being determined taxable; domestic buyers and sellers have not got any special relationship.
For example: The goods lot A includes many items in which item B is required to determine taxable value under the deducted method. The goods lot A is imported on 01/01/2005. A goods lot in which has an item identical to item B previously imported and sold for many domestic buyers at the different price rates and different time as follows:
Unit price |
Quantity/one time |
Sale time |
Accumulation |
900 dong/piece |
50 pieces |
28/3/2005 |
100 pieces |
30 pieces |
15/1/2005 |
||
20 pieces |
3/3/2005 |
||
800 dong/piece |
200 pieces |
20/1/2005 |
450 pieces |
250 pieces |
12/2/2005 |
||
Total: |
|
550 pieces |
In the above example, the unit price selected for deduction is 800 dong/piece corresponding to the largest number of sale (450 pieces), at level sufficient to form unit price. This unit price satisfies the conditions on selection of selling unit price, that is:
- Having the largest number of accomulation (450 pieces).
- Sale time is within 90 days since the date of import.
3) Principle of deduction:
The determination of the deductible amounts must be based on accounting data, lawful documents available and recorded, reflected in accordance with the regulations, standards of Vietnam accounting.
The deductible amounts must be the amounts which are allowed to settle into reasonable expenses of the enterprises in accordance with law on Vietnam accounting.
4) The deductible amounts from selling unit price:
The deductible amounts from the selling unit price is the reasonable costs and profits earned after selling goods in the Vietnam market, including the following amounts:
4.1) Transportation costs, premiums and costs for other activities related to the transport of goods after being imported, specifically:
4.1.1) Transportation costs, premiums and other costs related to the transport of goods arising from the first entry gate to the warehouse of the importer or location of goods delivery in the interior of Vietnam;
4.1.2) Transportation costs, premiums and other costs related to transport from the warehouse of the importer in the intetrior of Vietnam to the location of sale, if the importer must bear these costs.
4.2) The taxes, fees and charges payable in Vietnam when importing and selling imported goods in the Vietnam domestic market.
4.3) Commission or overhead expenses and profit related to the sale activities of imported goods in Vietnam.
4.3.1) Where the importer is the sale agent for foreign traders, the commissions shall be deducted. If the commission included expenses mentioned in point 4.1 and 4.2 of this clause, these expenses shall not be deducted more.
4.3.2) In case the import by the mode of definitive purchase and sale, overhead expenses and profit shall be deducted: overhead expenses and profit must be considered generally when determining the deductible value. The determination and allocation of overhead expenses and profit for the imported goods lot must be implemented according to the regulations and accounting standards of Vietnam.
Overhead expenses include direct costs, indirect costs for the import and sale of goods in the domestic market, such as goods marketing costs, the cost of storage and preservation of goods before the sales, cost of management activities for the import and sales, ...
Bases to determine the deductions is the data recorded and reflected in the vouchers, books keeping of the importers in accordance with regulations, accounting standards of Vietnam. This data must correspond to the data obtained from the sale and purchase activities of imported goods with the same class or category in Vietnam.
5) For goods sold not in the original status as imported:
5.1) If unable to find a selling unit price of goods sold in the original status as imported, then the selling unit price of imported goods which was spent the course of outsourcing, domestic further processing shall be applied and the costs of outsourcing, processing to enhance the value of goods shall be subtracted with the condition that it can be quantified the cost of outsourcing, dommestic further processing and the costs mentioned in clause 4 of this Article. Where unable to separate these enhanxe costs from the sale price, the method of deducted value shall not be applied and it must move to the next method.
5.2) If, after being processed, imported goods remain its special characteristic, nature and function as they are imported, but they are only as part of the goods sold in the domestic market, the method of deducted value shall not be applied and it must move to the next method.
5.3) If after being processed, imported goods do not remain its special characteristic, nature and function as they are imported and no longer be recognized the initial imported goods, the method of deducted value shall not be applied and it must move to the next method.
6) Vouchers and documents to determine the taxable value upon this method include:
6.1) A sale invoice issued or allowed to use by the Ministry of Finance;
6.2) A sale agent contracts if the importer is a sale agent of the exporter. This contract must be stated specifically the commission that the agent is enjoyed, the types of expenses that the agent must pay;
6.3) A written explanation on sales revenue and vouchers, books keeping reflecting the expenses mentioned in clause 4 of this Article;
6.4) Declarations and value declaration of the goods lot selected for deduction;
6.5) Other necessary document for inspection, determination of taxable value.
Article 18. Method of calculated value
1) If unable to define taxable value upon the method guided in Article 13, 15, 16, 17 of this Circular, taxable value of imported goods is determined upon the method of calculated value. The calculated value of imported goods includes the following costs:
1.1) Direct costs to produce the imported goods: The cost price or value of materials, the cost of the production process or other processing used in producing the imported goods. These expenses include the following costs:
1.1.1) The costs provided in point 1.2.1, 1.2.2, 1.2.3 clause 1 Article 14 of this Circular;
1.1.2) Value of the assistances following the guidance in point 1.2.4.1 clause 1 Article 14 of this Circular
1.1.3) Only be included in the taxable value the value of the support products specified in section d point 1.2.4.1 clause1 Article 14 is done in Vietnam if the producer bears costs for such support products.
1.2) Overhead expenses and profit arising from the sale activities of goods having the same class or category with imported goods being determined its value, are produced in the exporting countries to sell goods to Vietnam. The profit and overhead expenses should be considered generally when determining the calculated value.
Overhead costs include all direct or indirect costs of the process of production and sale for export of goods, but not been calculated under the guidance referred to in point 1.1 of this clause.
1.3) The transportation cost, insurance and other costs related to the transport of imported goods under the guidance in point 1.2.7 and 1.2.8 clause 1 Article 14 of this Circular.
2) Bases to determined the calculated value:
To be data recorded and reflected in the vouchers, books keeping of the producers unless the data is not consistent with the data collected in Vietnam. This data must correspond to the data obtained from the activities of production, sale and purchase of imported goods with the same class or category produced by the producers in the exporting countries for export to Vietnam.
3) Vouchers and documents to determine the taxable value upon this method include:
3.1) A written explanation of the producers on the expenses mentioned in point 1.1 and 1.2 clause 1 of this Article, together with certified true copies of the producer for the documents, accounting data consistent with this explanation;
3.2) A sale invoice of producer;
3.3) Documents on the expenses referred to in point 1.3 clause 1 of this Article.
Article 19. The deductive method
1) If unable to define the taxable value upon the methods as guided in Article 13, 15, 16, 17, 18 of this Circular, the taxable value is determined upon the deductive method based on the available, objective materials, data at the time of determining the taxable value.
Taxable value upon the deductive method is determined by the way of sequential and flexible application of methods of determining the taxable value as guided in Article 13, 15, 16, 17 and 18 of this Circular and stop at the method of determining the taxable value, with the condition that the application of so shall be in accordance with the provisions in clause 2 of this Article.
2) When determining the taxable value under this method, the customs declarants and customs agencies are not entitled to use the following values to determine the taxable value:
2.1) Selling prices in the domestic market of goods of the same class produced in Vietnam.
2.2) Goods selling price in the domestic market of the exporting countries.
2.3) Goods selling price for export to other countries.
2.4) Production costs of goods, excluding the costs of producing goods used in the calculated method.
2.5) Minimum taxable value.
2.6) The types of imposed or assumed prices.
2.7) Using the higher values in both replacement values to be taxable value.
3) Some flexible applications of the methods of determining taxable value:
3.1) Applying the method of the transaction value of identical imported goods or similar imported goods.
If there is not identical imported goods or similar imported goods exported to Vietnam on the same day or within a period of 60 days before or after the date of export of the imported goods lot being determined taxable value, then it shall be selected the identical imported goods or similar imported goods exported in the longer period, but not exceeding 90 days before or after the date of export of the imported goods lot being determined taxable value.
3.2) Applying the method of determining taxable value upon the method of deducted value by one of the following ways:
3.2.1) Within 90 days since the date of of import but unable to determine the unit price used for deduction, it is selected the unit price sold with the largest number of accumulation within 120 days since the date of import of the goods lot selected to deduct.
3.2.2) If there is the reselling unit price of the imported goods or identical imported goods or similar imported goods to the person who has no special relationship with the importer, it shall be selected the reselling unit price of goods to purchaser who has special relationship with the condition that such special relationship does not affect the prices in the sale and purchase transaction.
3.3) Taxable value of imported goods is determined by the taxable value of the identical imported goods already determined upon the method of the deducted value or the method of calculated value.
3.4) Taxable value of imported goods is determined by the taxable value of similar imported goods already determined upon the method of the deducted value or the method of calculated value.
4) Apart from the examples mentioned in clause 3 of this Article, the flexible application of the method of determining taxable value is based on price database, the lawful objective documents, but not violating the provisions in clause 2 of this Article.
5) Documents and materials: include all documents and materials relating to the determination of taxable value upon this method.
Article 20. Taxable value for imported goods in some special cases
1) For goods have changed use purpose compared with the purpose has been determined which are not subject to the tax payment, subject to tax exemption, tax exemption consideration, the taxable value is determined as follows:
1.1) Goods already used in Vietnam: The imported taxable value is determined on the basis of the remaining use value of goods, calculated by duration of use in Vietnam (calculated from the time of import upon the declarations to the time of calculating tax) and is defined specifically as follows:
The use duration in Vietnam |
The imported taxable value = (%) declared value at the time of registering the declarations |
From 6 months or less (rounded up to 183 days) |
90% |
From 6 months to 1 year (rounded up to 365 days) |
80% |
From more than 1 year to 2 years |
70% |
From more than 2 years to 3 years |
60% |
From more than 3 years to 5 years |
50% |
From more than 5 years to 7 years |
40% |
From more than 7 years to 9 years |
30% |
From more than 9 years to 10 years |
15% |
More than 10 years |
0% |
If the declared price rates at the time of import of goods which are not subject to the tax payment or subject to tax exemption, tax exemption consideration is lower the price rates in the price database and the proportion specified above to determine the taxable value.
1.2) Goods not yet used in Vietnam: The taxable value is determined according to the principles and methods of determining the taxable value as guided in this Circular.
2) For waste materials obtained during the process of processing, outsourcing for foreign countries that the outsourcing hirer resells to the Vietnam side, the taxable value is determined as follows:
2.1) If having goods sale and purchase contracts, the taxable value is determined according to the principles and methods of determining the taxable value as guided in this Circular.
2.2) If having no goods sale and purchase contracts, the taxable value is determined in accordance with the provisions in clause 5 of this Article.
3) Taxable value of goods imported into Vietnam after hiring the foreign side for outsourcing is the amount of hiring outsourcing and value of materials used during the process of outsourcing supplied by the foreign side showed in the outsourcing contracts and the adjustment amount prescribed in Article 14 of this Circular. Not to be included in the taxable value of the after-processed products the value of materials and raw materials exported from Vietnam being sent for outsourcing under the outsourcing contracts signed.
4) For imported goods which are goods brought for repair in the foreign countries, when they are imported back to Vietnam, they are subject to tax payment, the taxable value is the cost of repairs actually paid under the contract signed with foreign side, in accordance with lawful documents relating to the repair of goods.
5) Imported goods without sale and purchase contracts:
5.1) Imported goods as declared from 5 million dong or less, the taxable value is the declared value. Where there are grounds to determine the declared value not consistent, then the taxable value shall be defined by the customs agencies upon the principles and one of the methods of determining the taxable value as guided in this Circular;
5.2) Imported goods as declared at value of more than 5 million:
5.2.1) Goods imported by passengers on entry, goods imported for the purpose as awards in sports, cultural and artistic competitions; goods as gifts, samples, imported goods of providers of postal services, courier services:
a) For imported goods as machinery, equipment and other goods at value of from 50 million dong or more; imported goods as automobiles, motorcycles: The taxable value is determined according to principles and one of the methods of determining the taxable value defined in this Circular.
b) For other goods other than those specified in point a of this clause, the taxable value is the declared value. Where there are grounds to determine the declared value not consistent, then the taxable value shall be defined by the customs agencies upon the principles and one of the methods of determining the taxable value as guided in this Circular.
5.2.2) For imported goods which are goods of warranty; promotion, buying and selling, exchanging by border residents; other types without sale and purchase contract, then the taxable value shall be defined by the customs agencies upon the principles and one of the methods of determining the taxable value as guided in this Circular.
6) Goods imported surplus compared to the sale and purchase contracts signed with the foreign side:
6.1) Surplus imported goods are identical or similar goods compared to imported goods stated in the contract: The taxable value of surplus imported goods is determined by the method of determining the taxable value of the number of imported goods stated in the contract.
6.2) Surplus imported goods are goods different from imported goods stated in the contract, if it is allowed to import, the taxable value is determined on the principle of sequential application of the methods of determining taxable value as guided from Article 15 to Article 19 of this Circular, not to determine by the method of transaction value.
7) Imported goods not in compliance with the sale and purchase contracts signed with foreign side:
7.1) Imported goods not in compliance with the specification, if it is allowed to import, the taxable value is the value actually paid for imported goods. Goods not in compliance with specification mean actual imported goods with differences from color, size, style compared with description stated in the purchase and sale contract and these differences do not affect the must-be-paid actual price.
7.2) Imported goods not in compliance with the purchase and sale contract other than the case stipulated in point 7.1 of this clause, if it is allowed to import, the taxable value is determined on the principle of sequential application of the methods of determining taxable value as guided from Article 15 to Article 19 of this Circular, not to determine by the method of transaction value.
8) Actual imported goods with the difference on the quantity compared with the commercial invoice due to the nature of the goods, in accordance with the condition of delivery and payment in the purchase and sale contract, when determining the taxable value, the commercial invoices and the purchase and sale contract must be based on (condition of delivery, the rate of tolerance, natural characteristics of the goods and conditions of payment). Taxable value is not lower than the value actually paid recorded in the commercial invoices and relevant documents.
9) Goods imported into Vietnam from bonded warehouse:
9.1) The taxable value is determined on the principle and the methods of determining taxable value as guided in this Circular.
9.2) Date of import is determined as:
9.2.1) Date of loading goods up to vehicles indicated in the bill of lading for the case person who brings goods into the bonded warehouse directly importing goods into Vietnam.
9.2.2) Date of registering declarations of importing goods from bonded warehouses into Vietnam, for other cases.
10) For imported goods which are goods to be rent, the taxable value is the price actually paid under the contracts signed with foreign countries, in accordance with lawful documents related to the renting of goods.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực