Chương 4 Thông tư 20/2021/TT-BYT: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 20/2021/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Trường Sơn |
Ngày ban hành: | 26/11/2021 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn phân định chất thải y tế nguy hại
Đây là nội dung tại Thông tư 20/2021/TT-BYT về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
Theo đó, chất thải y tế nguy hại gồm hai loại (chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm).
- Chất thải lây nhiễm, trong đó bao gồm:
+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn như kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ;
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn như bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chưa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh;
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao như mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên;
Các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B.
+ Chất thải giải phẫu như mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm.
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm như hóa chất thải bỏ có thành phần nguy hại, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất…
Thông tư 20/2021/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 10/01/2022 và thay thế Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trách nhiệm của Cục Quản lý môi trường y tế
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư này;
b) Ban hành các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế;
c) Đào tạo, tập huấn, phổ biến, truyền thông các quy định về quản lý chất thải y tế cho Sở Y tế, các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Trách nhiệm của Sở Y tế
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư này trên địa bàn quản lý;
b) Tổ chức tập huấn, phổ biến, truyền thông các quy định về quản lý chất thải y tế của Thông tư này cho các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý;
c) Chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc lập kế hoạch quản lý chất thải y tế;
d) Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất phân bổ kinh phí đầu tư, nâng cấp, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế đối với các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý;
đ) Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
3. Trách nhiệm của cơ sở y tế
a) Thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Phân công lãnh đạo cơ sở y tế phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế; bố trí cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải y tế; giao nhiệm vụ cho khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc khoa, phòng, bộ phận phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế; bố trí người của cơ sở y tế hoặc phối hợp với đơn vị bên ngoài để thực hiện việc vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ (đối với cơ sở y tế tự xử lý chất thải);
c) Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải y tế hoặc tích hợp trong kế hoạch hoạt động chung hằng năm của cơ sở y tế; bố trí kinh phí để thực hiện việc quản lý chất thải y tế;
d) Thực hiện việc xác định các loại chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế để áp dụng biện pháp quản lý phù hợp theo quy định của Thông tư này;
đ) Thực hiện yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường do chất thải theo quy định của pháp luật (trong đó bao gồm cả phương án xử lý trong trường hợp lượng chất thải y tế nguy hại gia tăng bất thường do dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng);
e) Tổ chức đào tạo, tập huấn, truyền thông, phổ biến cho viên chức người lao động và các đối tượng có liên quan các quy định về quản lý chất thải y tế;
g) Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
1. Hiệu lực thi hành
a) Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2022;
b) Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Tổ chức thực hiện
a) Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Chánh Văn phòng Bộ Y tế, Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này;
b) Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để xem xét, giải quyết./.
Article 15. Implementation responsibilities
1. Responsibilities of the Health Environment Management Agency
a) Direct, guide, and inspect the implementation of regulations of this Circular;
b) Promulgate technical guidelines for health-care waste management in the premises of a healthcare facility;
c) Provide training and propagate regulations on health-care waste management for the Department of Health and healthcare facilities under its management.
2. Responsibilities of the Department of Health
a) Direct, guide, and inspect the implementation of regulations of this Circular in the area under its management;
b) Provide training and propagate regulations on health-care waste management of this Circular for healthcare facilities under its management;
c) Direct healthcare facilities under its management to develop health-care waste management plan;
d) Cooperate with the Department of Finance in the allocation of budget to invest and upgrade the health-care waste treatment equipment, system, and works for healthcare facilities under its management;
dd) Report the result of health-care waste management in accordance with regulations prescribed in Article 13 of this Circular.
3. Responsibilities of healthcare facilities
a) Conduct health-care waste management in accordance with this Circular and other related legal documents;
b) Assign the head of the healthcare facility to undertake the health-care waste management; arrange health-care waste management officers; assign tasks to the Department of Infection Control or faculties, departments, divisions in charge of health-care waste management; arrange personnel or cooperate with external units in the operation of health-care waste treatment equipment, system, works according to requirements of the task (for healthcare facilities that treat waste themselves);
c) Develop health-care waste management plan separately or combine it with the annual operation plan of the healthcare facility; allocate budget to conduct health-care waste management;
d) Classify types of waste generated from activities of the healthcare facility to apply appropriate management methods in accordance with regulations of this Circular;
dd) Comply with demands of plans, methods, and equipment to prevent and respond to environmental incidents caused by the waste in accordance with the law (including treatment plans in case the hazardous health-care waste increases abnormally due to epidemic diseases or force majeure events);
e) Provide training and propagate regulations on health-care waste management for public employees, workers, and related entities;
g) Report the result of health-care waste management in accordance with regulations prescribed in Article 13 of this Circular.
1. Entry into force
a) This Circular comes into force as of January 10, 2022;
b) Joint Circular No. 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT dated December 31, 2015 of the Ministry of Health and the Ministry of Natural Resources and Environment regulated on health-care waste management expires when this Circular comes into force.
2. Implementation
a) The Director of the Health Environment Management Agency, Chief of the Ministry Office of the Ministry of Health, Chief Inspector of Ministry of the Ministry of Health, Directors of departments of the Ministry of Health, and other related agencies, organizations, individuals shall implement this Circular;
b) Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Health (Health Environment Management Agency) for consideration./.