Thông tư 20/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư phòng chống rửa tiền
Số hiệu: | 20/2019/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Kim Anh |
Ngày ban hành: | 14/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 14/11/2019 |
Ngày công báo: | 26/11/2019 | Số công báo: | Từ số 911 đến số 912 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/12/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giấy tờ phải xuất trình khi mang theo đá quý xuất, nhập cảnh
Vừa qua, NHNN đã ban hành Thông tư 20/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.
Theo đó, khi cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, kim loại quý, đá quý có giá trị đến mức phải khai báo hải quan thì cần xuất trình giấy tờ sau:
- Trường hợp xuất cảnh, nhập cảnh mang theo kim loại quý, đá quý (trừ vàng) phải xuất trình:
+ Hóa đơn của doanh nghiệp, tổ chức được phép kinh doanh, mua bán kim loại quý, đá quý hoặc các giấy tờ khác chứng minh nguồn gốc hợp pháp của kim loại quý, đá quý trong trường hợp không có hóa đơn.
+ Các giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực theo quy định.
- Trường hợp cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng sẽ thực hiện theo quy định của NHNN.
- Nếu hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc bằng tiếng nước ngoài:
+ Đối với cá nhân xuất cảnh: bản dịch tiếng Việt có chứng thực theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp cá nhân nhập cảnh trước đó đã xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực;
+ Đối với cá nhân nhập cảnh: bản chính hoặc bản sao có chứng thực.
Thông tư 20/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 14/11/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2019/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2019 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 35/2013/TT-NHNN NGÀY 31/12/2013 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật phòng, chống rửa tiền ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật phòng, chống khủng bố ngày 12 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền; Căn cứ Nghị định số 87/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền;
Căn cứ Nghị định số 122/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền
1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về biện pháp đánh giá tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao; cập nhật thông tin khách hàng; thông báo danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị; phòng, chống tài trợ khủng bố; nội dung, hình thức các báo cáo: giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố; mức giá trị của ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, kim loại quý, đá quý, công cụ chuyển nhượng phải khai báo hải quan và giấy tờ phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, kim loại quý, đá quý.”
“Điều 3a. Đánh giá rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố
Đối tượng báo cáo có trách nhiệm:
1. Căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố của quốc gia, ngành và lĩnh vực của mình, đối tượng báo cáo phải thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố để hiểu rõ các rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố (đối với khách hàng, quốc gia hoặc khu vực địa lý, các sản phẩm, dịch vụ, giao dịch hoặc kênh phân phối) của mình; kết quả đánh giá phải được Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc phê duyệt, ký ban hành.
2. Căn cứ kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố của mình, đối tượng báo cáo phải xây dựng chính sách, quy trình quản lý rủi ro được phát hiện từ báo cáo đánh giá rủi ro và phải được Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc phê duyệt, ký ban hành.
3. Hàng năm đối tượng báo cáo phải cập nhật, sửa đổi, bổ sung kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố và chính sách, quy trình quản lý rủi ro đã ban hành.
4. Kết quả đánh giá hoặc cập nhật rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố và chính sách, quy trình quản lý rủi ro phải được gửi về Ngân hàng Nhà nước (Cục Phòng, chống rửa tiền) và gửi cho cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp đối tượng báo cáo trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được ký, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung; đồng thời phải được phổ biến, công khai trong toàn hệ thống của đối tượng báo cáo.
5. Chính sách và quy trình quản lý rủi ro phải bao gồm các biện pháp kiểm soát tăng cường đối với rủi ro cao về rửa tiền, tài trợ khủng bố và các biện pháp kiểm soát đơn giản đối với rủi ro thấp về rửa tiền, tài trợ khủng bố.
6. Đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế, căn cứ kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố, đối tượng báo cáo phục vụ người thụ hưởng và tổ chức trung gian phải có các chính sách và thủ tục trên cơ sở rủi ro để xác định:
a) Các giao dịch đủ điều kiện thực hiện;
b) Các biện pháp xử lý phù hợp gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc các biện pháp giám sát sau giao dịch khi giao dịch thiếu các thông tin về người chuyển tiền, người thụ hưởng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư này.”
“Điều 3b. Trách nhiệm cập nhật thông tin khách hàng
Trên cơ sở các biện pháp nhận biết khách hàng, đối tượng báo cáo phải thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu, rủi ro và mối quan hệ kinh doanh đã thu thập được của khách hàng vào hệ thống cơ sở dữ liệu.”
4. Sửa đổi tên và điểm c khoản 2 Điều 7 như sau:
“Điều 7. Giao dịch chuyển tiền điện tử”
“c) Cá nhân, tổ chức là người chuyển tiền, người thụ hưởng:
(i) Cá nhân: Họ tên; số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu còn hiệu lực; số tài khoản (nếu có); mã số giao dịch; số tiền, loại tiền giao dịch; địa chỉ liên hệ; địa chỉ thường trú; địa chỉ tạm trú; quốc gia;
(ii) Tổ chức: Tên; mã số thuế; số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số tài khoản; mã số giao dịch; số tiền, loại tiền giao dịch; địa chỉ liên hệ; địa chỉ đặt trụ sở; quốc gia;
(iii) Đối với chuyển tiền điện tử trong nước: Nếu người chuyển tiền, người thụ hưởng là người nước ngoài, ngoài các thông tin quy định tại điểm c(i) và c(ii) Khoản này phải có thông tin về số thị thực nhập cảnh (nếu có), địa chỉ nơi cư trú ở nước ngoài và địa chỉ tại Việt Nam;
(iv) Đối với giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài: Thông tin đối với cá nhân (số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu còn hiệu lực) và tổ chức (mã số thuế, số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của người thụ hưởng là không bắt buộc;
(v) Đối với giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam: Thông tin đối với cá nhân (số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu còn hiệu lực); đối với tổ chức (mã số thuế, số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của người chuyển tiền là không bắt buộc.”
5. Bổ sung khoản 5, khoản 6, khoản 7 vào Điều 7 như sau:
“5. Đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế có giá trị tương đương từ một nghìn đô la Mỹ trở lên, đối tượng báo cáo phục vụ người thụ hưởng phải xác thực, nhận dạng người thụ hưởng theo quy định tại Điều 11 Luật phòng, chống rửa tiền và phải lưu giữ các thông tin này theo quy định.
6. Trong quá trình giao dịch và sau giao dịch, đối tượng báo cáo phục vụ người thụ hưởng phải thực hiện các biện pháp giám sát để phát hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế thiếu các thông tin về người khởi tạo lệnh chuyển tiền hoặc người thụ hưởng quy định tại điểm c khoản 2 Điều này và áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3a.
7. Đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp tạm ngừng lưu thông, phong tỏa tài khoản, niêm phong, tạm giữ tiền, tài sản và tuân thủ các quy định cấm thực hiện giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong danh sách chỉ định của các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố và danh sách đen do Bộ Công an chủ trì lập theo quy định của pháp luật.”
6. Khoản 1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Khi phát hiện hoặc có căn cứ cho rằng tổ chức, cá nhân trong danh sách chỉ định của các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hoặc trong danh sách đen do Bộ Công an chủ trì lập theo quy định của pháp luật hoặc cá nhân, tổ chức khác có hành vi liên quan đến tài trợ khủng bố, rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an, đồng thời báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.”
7. Điểm c khoản 2 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tài trợ khủng bố, rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố: Tên; quốc tịch; các thông tin khác như số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu còn hiệu lực, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản, mã số giao dịch;”
8. Sửa đổi tên Điều 9 và bổ sung khoản 4 vào Điều 9 như sau:
“Điều 9. Mức giá trị của ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, kim loại quý, đá quý, công cụ chuyển nhượng phải khai báo hải quan và giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, kim loại quý, đá quý phải khai báo hải quan”
“4. Giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân bao gồm người cư trú, người không cư trú xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, kim loại quý, đá quý phải khai báo hải quan:
a) Đối với việc xuất cảnh, nhập cảnh mang theo kim loại quý, đá quý (trừ vàng):
(i) Hóa đơn của doanh nghiệp, tổ chức được phép kinh doanh, mua bán kim loại quý, đá quý; các giấy tờ khác chứng minh nguồn gốc hợp pháp của kim loại quý, đá quý trong trường họp không có hóa đơn của doanh nghiệp, tổ chức được phép kinh doanh mua bán kim loại quý, đá quý;
(ii) Các giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng thì giấy tờ liên quan xuất trình cho Hải quan được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh;
c) Nếu hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc bằng tiếng nước ngoài:
(i) Đối với cá nhân xuất cảnh: bản dịch tiếng Việt có chứng thực theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp cá nhân nhập cảnh trước đó đã xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực;
(ii) Đối với cá nhân nhập cảnh: bản chính hoặc bản sao có chứng thực.”
9. Điều 10b được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10b. Phòng, chống tài trợ khủng bố
1. Đối tượng báo cáo phải thường xuyên cập nhật kịp thời danh sách chỉ định của các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và danh sách đen do Bộ Công an chủ trì lập theo quy định của pháp luật được đăng tải trên Công thông tin điện tử của Bộ Công an và thực hiện rà soát khách hàng, các bên liên quan và giao dịch theo các danh sách này.
2. Đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp quy định tại Điều 3 đến Điều 14 và Điều 16 đến Điều 18 Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền (đã được sửa đổi, bổ sung) để nhận biết khách hàng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa liên quan đến tài trợ khủng bố, rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố.
3. Khi nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố, rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố, đối tượng báo cáo phải thực hiện trì hoãn giao dịch theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền hoặc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa tài khoản, niêm phong, tạm giữ tiên, tài sản theo quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố; báo cáo giao dịch đáng ngờ về tài trợ khủng bố, rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố cho Cục Phòng, chống rửa tiền; báo cáo việc trì hoãn giao dịch hoặc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa tài khoản, niêm phong, tạm giữ tiền, tài sản cho Bộ Công an, Cục Phòng, chống rửa tiền theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
4. Nội dung, thời hạn gửi báo cáo được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Thông tư này.”
“Điều 10c. Cập nhật thông tin khách hàng có tham gia thỏa thuận pháp lý
1. Thỏa thuận pháp lý bao gồm các thỏa thuận được thiết lập bằng văn bản giữa tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước về ủy thác, ủy quyền đối với việc quản lý và sử dụng tiền, tài sản.
2. Ngoài các thông tin khách hàng cần phải thu thập, cập nhật theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật phòng, chống rửa tiền, đối tượng báo cáo có trách nhiệm yêu cầu khách hàng khi mở tài khoản hoặc thiết lập mối quan hệ kinh doanh hoặc thực hiện giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo cung cấp các thông tin để xác định việc tham gia thỏa thuận pháp lý, gồm:
a) Tên của tổ chức, cá nhân ủy thác, ủy quyền (nếu có);
b) Ngày, tháng, năm của văn bản ủy thác, ủy quyền;
c) Nội dung ủy thác, ủy quyền bao gồm giá trị tiền, tài sản được ủy thác, ủy quyền thực hiện giao dịch;
d) Quốc gia của tổ chức, cá nhân ủy thác, ủy quyền được thiết lập và chịu sự điều chỉnh của pháp luật;
đ) Số định danh của ủy thác, ủy quyền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (nếu có);
e) Thông tin định danh người hưởng lợi và thông tin của cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có).
3. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm nhận dạng, xác minh và lưu giữ hồ sơ liên quan đến ủy thác, ủy quyền gồm các thông tin tối thiểu được đề cập tại khoản 2 Điều này.”
11. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12. Trách nhiệm thi hành
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Cục Phòng, chống rửa tiền) có trách nhiệm:
1. Trình Thống đốc về việc phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia và kế hoạch hành động giải quyết rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố của quốc gia cho các Bộ: Công an, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Ngoại giao, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; đăng tải kết quả đánh giá rủi ro quốc gia và kế hoạch hành động giải quyết rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố của quốc gia trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
2. Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Thống đốc ban hành hướng dẫn tiêu chí đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố để đối tượng báo cáo thực hiện.
3. Trình Thống đốc quy định việc áp dụng các biện pháp đánh giá tăng cường phù hợp với mức độ rủi ro rửa tiền đối với các mối quan hệ kinh doanh và giao dịch với khách hàng là tổ chức, cá nhân đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền, tài trợ khủng bố do Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) xác lập và công bố để đối tượng báo cáo thực hiện.
4. Trình Thống đốc có văn bản gửi các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này và đối tượng báo cáo về danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền, tài trợ khủng bố sau 07 (bảy) ngày kể từ ngày FATF xác lập và công bố để áp dụng các biện pháp đánh giá tăng cường phù hợp.
5. Căn cứ mức độ rủi ro quốc gia, lĩnh vực và đối tượng báo cáo về rửa tiền và tài trợ khủng bố, tham mưu trình Thống đốc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với các đối tượng báo cáo theo thẩm quyền.”
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đối tượng báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 35/2013/TT-NHNN chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 3. Điều khoản hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2019.
2. Bãi bỏ khoản 5 Điều 1 Thông tư số 31/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền./.
|
KT. THỐNG ĐỐC |
THE STATE BANK OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 20/2019/TT-NHNN |
Hanoi, November 14, 2019 |
AMENDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE CIRCULAR NO. 35/2013/TT-NHNN DATED DECEMBER 31, 2013 GUIDING IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF REGULATIONS ON ANTI-MONEY LAUNDERING
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;
Pursuant to the Anti-Money Laundering Law dated June 18, 2012;
Pursuant to the Anti-Terrorism Law dated June 12, 2013;
Pursuant to the Law on Customs dated June 23, 2014;
Pursuant to the Government’s Decree No. 116/2013/ND-CP dated October 04, 2013 detailing the implementation of a number of Articles of the Anti-Money Laundering Law; Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2019/ND-CP dated November 14, 2019 amending a number of Articles of the Decree No. 116/2013/ND-CP dated October 04, 2013 detailing the implementation of a number of Articles of the Anti-Money Laundering Law;
Pursuant to the Government’s Decree No. 122/2013/ND-CP dated October 11, 2013 on suspension of circulation, freeze, sealing, impoundment and disposal of colors and patterns involved in terrorism and terrorism financing; and compilation of the list of organizations and individuals involved in terrorism and terrorism financing;
Pursuant to the Government’s Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 on functions, tasks, authority and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
At the request of the Chief Banking Inspector,
The Governor of the State Bank of Vietnam promulgates a Circular amending a number of Articles of the Circular No. 35/2013/TT-NHNN dated December 31, 2013 guiding implementation of a number of regulations on anti-money laundering.
Article 1. Amendments to a number of Articles of the Circular No. 35/2013/TT-NHNN dated December 31, 2013 guiding implementation of a number of regulations on anti-money laundering
1. Article 1 is amended as follows:
“Article 1. Scope
This Circular provides for enhanced assessment of high risk clients; update of client’s information; announcement of list of foreign individuals of political influence; anti-terrorism financing; content and forms of reports, including reports on high value transactions, suspicious transactions, electronic money transfers, and money laundering (“ML”) for the purpose of terrorism financing (“TF”); values of foreign currencies in cash, Vietnamese dong in cash, precious metals and precious stones, and negotiable instruments requiring custom declaration and documents to be presented to customs authorities at border checkpoints when individuals entering or exiting Vietnam carry foreign currencies in cash, Vietnamese dong in cash, precious metals and/or precious stones.”
2. Article 3a is added after Article 3 as follows:
“Article 3a. Assessment of money laundering and terrorism financing risks
The reporting entity holds the following responsibilities:
1. Based on results of ML/TF risk assessments of its country, sector and area, the reporting entity must conduct an ML/TF risk assessment to grasp its ML/TF risks (to its clients, country or region, products, services, transactions or distribution channels); the assessment result must be approved, signed and promulgated by its Board of Directors or General Director.
2. Based on the result of its ML/TF risk assessment, the reporting entity must formulate policies and procedures for management of the detected risks. Such policies and procedures must be approved, signed and promulgated by its Board of Directors or General Director.
3. Annually, the reporting entity must update and revise the result of its ML/TF risk assessment and promulgated risk management policies and procedures.
4. The reporting entity must send the result of its assessment or update of ML/TF risks and risk management policies and procedures to the State Bank (Anti-Money Laundering Department (“AML Department”)) and to its supervisory authority within 30 days starting from the date of promulgation, update or revision; and, concurrently, announce such result, policies and procedures in the whole system of the reporting entity.
5. The risk management policies and procedures must include enhanced control measures for high ML/TF risks and simple control measures for low ML/TF risks.
6. For international electronic money transactions, based on the result of the ML/TF risk assessment, the reporting entity serving beneficiaries and intermediary organizations must formulate risk-based policies and procedures to identify:
a) Transactions that have met the requirements for conduction;
b) Suitable handling measures, including transaction refusal or transaction suspension, or post-transaction monitoring measures for the transactions lacking information on the remitter and/or beneficiary as prescribed in Point c Clause 2 Article 7 of this Circular.”
3. Article 3b is added after Article 3a as follows:
“Article 3b. Responsibilities for update of client’s information
Based on client identification measures, the reporting entities must regularly update client’s information, data, risks and business relations collected to their databases.”
4. Point c Clause 2 Article 7 and title thereof are amended as follows:
“Article 7. Electronic money transfers”
“c) The individual or organization being the remitter and individual or organization being the beneficiary:
(i) For individuals: Full name; number of unexpired identity card or passport; account number (if any); transaction code; amount of money and type of currency of the transaction; current address; permanent address; temporary address; country;
(ii) For organizations: Name; tax identification number; number of enterprise registration certificate; account number; transaction code; amount of money and type of currency of the transaction; current address; premises address; country;
(iii) For domestic electronic money transfers: If the remitter or beneficiary is a foreigner, number of visa (if any), overseas address and Vietnamese address are required in addition to the information specified in Point c(i) and c(ii) herein;
(iv) For electronic money transfers from Vietnam to another country: Number of unexpired identity card or passport of the beneficiary being an individual, and tax identification number and number of enterprise registration certificate of the beneficiary being an organization are not required;
(v) For electronic money transfers from another country to Vietnam: Number of unexpired identity card or passport of the remitter being an individual, and tax identification number and number of enterprise registration certificate of the remitter being an organization are not required.”
5. Clause 5, Clause 6 and Clause 7 are added to Article 7 as follows:
“5. For international electronic money transfers of USD one thousand or more, the reporting entity serving the beneficiary must verify and identify the beneficiary according to regulations of Article 11 of the Anti-Money Laundering Law (“AML Law”) and retain such identification information as prescribed by law.
6. During and after the transfers, the reporting subject serving the beneficiary must implement monitoring measures to detect international electronic money transfers that lack information on the persons issuing the transfer orders or beneficiaries according to regulations of Point c Clause 2 herein and the handling measures defined in Point b Clause 6 Article 3a.
7. The reporting entity must implement measures for account suspension and freeze, and sealing and impoundment of cash and property and comply with regulations that prohibit transactions with organizations and individuals involved in terrorism and TF that are included in designation lists in Resolutions of the United Nations Security Council (“designation list”) and black lists compiled by the Ministry of Public Security according to regulations of laws (“black list”).”
6. Clause 1 Article 8 is amended as follows:
“1. When detecting or there are grounds for presuming that an organization or individual included in a designation list or black list or another organization or individual has committed an act related to TF or ML for the purpose of TF, the reporting entity shall report to the anti-terrorism force of the Ministry of Public Security and the AML Department as regulated by Article 10 of this Circular.”
7. Point c Clause 2 Article 8 is amended as follows:
“c) An organization or individual committing an act related to TF or ML for the purpose of TF: Name; nationality; other information such as number of unexpired identity card or passport, number of business registration certificate or enterprise registration certificate, tax identification number, address, account number and transaction code;”
8. Title of Article 9 is amended and Clause 4 is added to Article 9 as follows:
“Article 9. Values of foreign currencies in cash, Vietnamese dong in cash, precious metals, precious stones and negotiable instruments requiring customs declaration and documents to be presented to customs authorities at border collies when individuals entering or exiting Vietnam carry foreign currencies in cash, Vietnamese dong in cash, precious metals and/or precious stones requiring customs declaration”
“4. When individuals, including residents and non-residents, enter or exit Vietnam and carry foreign currencies in cash, Vietnamese dong in cash, precious metals and/or precious stones requiring customs declaration, they shall present the following documents to customs authorities at border checkpoints:
a) For precious metals and precious stones (excluding gold):
(i) Invoices of enterprises or organizations permitted to trade precious metals and/or precious stones; or other documents proving the legal origin of the precious metals and precious stones if such invoices are not available;
(ii) The documents presented to customs authorities at border checkpoints must be the authentic copies or certified true copies according to regulations of laws;
b) For foreign currencies in cash, Vietnamese dong in cash and gold, the documents presented to customs authorities at border checkpoints are stipulated by the State Bank;
c) If an invoice or a document proving the origin is in a foreign language:
(i) For individuals exiting Vietnam: a certified Vietnamese translation as prescribed by law, unless the individual has presented the authentic copy or certified true copy earlier;
(ii) For individual entering Vietnam: the authentic copy or certified true copy.”
9. Article 10b is amended as follows:
“Article 10b. Anti-terrorism financing
1. The reporting entities must promptly check for updates on the designation lists and black lists posted on the web portal of the Ministry of Public Security, and review their clients, relevant parties and transactions according to these lists.
2. The reporting entities must implement the measures provided for from Article 3 to Article 14 and from Article 16 to Article 18 of the (amended) Government's Decree No. 116/2013/ND-CP dated October 04, 2013 detailing the implementation of a number of Articles of the AML Law to identify clients and apply measures for prevention of TF and ML for the purpose of TF.
3. If suspecting a client or a client’s transaction to be involved in TF or ML for the purpose of TF, the reporting entity must delay the transaction according to regulations of AML laws or suspend or freeze the account, or seal or impound cash and/or property according to regulations of anti-terrorism laws; report the transaction suspected of TF or ML for the purpose of TF to the AML Department; report the transaction delay, account suspension or freeze, cash and/or property sealing or impoundment to the Ministry of Public Security and AML Department as prescribed in Article 10 of this Circular.
4. Contents and deadlines of the reports are specified in Clause 2 and Clause 3 Article 8 of this Circular."
10. Article 10c is added after Article 10b as follows:
“Article 10c. Update of information of clients involved in legal arrangements
1. Legal arrangements are trust agreements made in writing between domestic and foreign organizations and individuals.
2. Besides the required client's information defined in regulations of Articles 9 and 10 of the AML Law, the reporting entity shall request its client to provide information to determine such client’s involvement in legal arrangements upon account opening, business relation establishment or conducting high value transactions. Such information includes:
a) Name of the trustor (if any);
b) Date of the trust agreement;
c) Contents of the trust agreement, including value of the money and assets placed in the trust;
d) Home country of the trustor;
dd) The trust’s identification number assigned by competent authorities (if any);
e) Information on identity of the beneficiary and information on relevant organizations and individuals (if any).
3. The reporting entity shall verify and retain trust-related documents containing the required information specified in Clause 2 of this Article.”
11. Article 12 is amended as follows:
“Article 12. Responsibilities
The Banking Supervision Agency (AML Department) shall:
1. Propose to the Governor announcement of the national risk assessment result and national action plan for resolution of ML and TF risks to the Ministry of Public Security, Ministry of Finance, Ministry of Construction, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Justice, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Inflammation and Comprehension, Ministry of Home Affairs, Ministry of Foreign Affairs, Ministry of National Defense, Ministry of Transport, Ministry of Science and Technology; Government Inspectorate; Committee for Foreign Non-Governmental Organization Affairs and the reporting entities under state management of the State Bank; and post such result and plan on the web portal of the State Bank.
2. Take charge and cooperate with relevant units in developing and proposing guidelines on criteria used in ML/TF risk assessment for the reporting entities to the Governor.
3. Propose regulations on implementation of enhanced assessment measures suitable to levels of ML risks in business relations and transactions with clients being organizations and individuals from countries and territories with high ML/TF risks specified by the Financial Action Task Force (FATF) to the Governor and inform such regulations to the reporting entities for their compliance.
4. Submit list of countries and territories with high ML/TF risks to the Governor 07 (seven) days after the date on which such list was announced by the FATF for the Governor to request the bodies specified in Clause 1 of this Article and the reporting entities to implement suitable enhanced assessment measures in writing.
5. Advise the Governor on formulation of inspecting and monitoring plans, and inspect, monitor and handle violations of the reporting entities within its competence according to the levels of ML/TF risks of the country and each area and reporting entity.”
Head of Office of the State Bank, Chief Banking Inspector, heads of relevant affiliates of the State Bank, Directors of State Bank branches of provinces and central-affiliated cities and the reporting entities specified in Clause 1 Article 2 of the Circular No. 35/2013/TT-NHNN shall implement this Circular.
1. This Circular takes effect from November 14, 2019.
2. Clause 5 Article 1 of the Circular No. 31/2014/TT-NHNN dated November 11, 2014 by the Governor of the State Bank of Vietnam amending a number of Articles of the Circular No. 35/2013/TT-NHNN dated December 31, 2013 guiding implementation of a number of regulations on anti-money laundering is annulled./.
|
PP. THE GOVERNOR |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực