Thông tư 31/2014//TT-NHNN sửa đổi 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn phòng chống rửa tiền
Số hiệu: | 31/2014/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Phước Thanh |
Ngày ban hành: | 11/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 26/12/2014 |
Ngày công báo: | 29/11/2014 | Số công báo: | Từ số 1013 đến số 1014 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/12/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chuyển tiền từ 500 triệu đồng phải báo cáo
Từ ngày 26/12/2014, khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử có mức giá trị sau đây thì tổ chức tài chính được phép thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, quốc tế phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền:
- Từ 500 triệu đồng trở lên (hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương) đối với giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước.
- Từ 1.000 đô la Mỹ trở lên (hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương) đối với giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế ra vào Việt Nam.
Đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử nêu sau không phải báo cáo, bao gồm:
- Giao dịch chuyển tiền bắt nguồn từ giao dịch sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ;
- Giao dịch chuyển tiền và thanh toán giữa các tổ chức tài chính mà người khởi tạo và người thụ hưởng đều là các tổ chức tài chính.
Nội dung trên được quy định tại Thông tư 31/2014/TT-NHNN.
Văn bản tiếng việt
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2014/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2014 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 35/2013/TT-NHNN NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2013 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền (sau đây gọi tắt là Thông tư 35/2013/TT-NHNN).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN như sau:
1. Khoản 2, 3, 4 Điều 3 được sửa đổi như sau:
“2. Thu thập bổ sung các thông tin sau:
a) Đối với khách hàng là cá nhân:
- Mức thu nhập trung bình hàng tháng trong vòng ít nhất 3 (ba) tháng gần nhất của khách hàng;
- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của cơ quan, tổ chức hoặc chủ cơ sở nơi làm việc hoặc có thu nhập chính.
b) Đối với khách hàng là tổ chức:
- Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo doanh thu chính;
- Tổng doanh thu trong 2 (hai) năm gần nhất;
- Danh sách (họ tên, địa chỉ thường trú) thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, thành viên Ban điều hành, Kế toán trưởng hoặc tương đương;
- Tên, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của công ty mẹ (nếu khách hàng là công ty con) hoặc danh sách tên, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện (nếu khách hàng là công ty mẹ).
3. Giám sát các giao dịch của khách hàng để đảm bảo giao dịch của khách hàng phù hợp với bản chất, mục đích thiết lập mối quan hệ và hoạt động của khách hàng; kịp thời phát hiện các giao dịch bất thường và xem xét báo cáo giao dịch đáng ngờ khi có đủ cơ sở hợp lý theo quy định của pháp luật.
4. Cập nhật thông tin định kỳ ít nhất 1 (một) năm một lần hoặc khi đối tượng báo cáo biết thông tin về khách hàng đã có sự thay đổi”.
2. Điều 4 được sửa đổi như sau:
“Điều 4. Danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị
1. Danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật phòng, chống rửa tiền được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp cho đối tượng báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử.
2. Đối tượng báo cáo phải đăng ký bằng văn bản với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (qua Cục Phòng, chống rửa tiền) thông tin về người tiếp nhận Danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, gồm: họ tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, chức vụ, địa chỉ nơi làm việc, số điện thoại và hòm thư điện tử.
3. Đối tượng báo cáo không được cung cấp Danh sách này cho bên thứ ba nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng”.
3. Khoản 1 Điều 7 được sửa đổi như sau:
“1. Trách nhiệm báo cáo:
a) Trừ những giao dịch chuyển tiền điện tử tại điểm b khoản này, tổ chức tài chính được phép thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, quốc tế phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền từng giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương và giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế ra vào Việt Nam có mức giá trị từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
b) Các giao dịch chuyển tiền điện tử không phải báo cáo bao gồm:
- Giao dịch chuyển tiền bắt nguồn từ giao dịch sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ;
- Giao dịch chuyển tiền và thanh toán giữa các tổ chức tài chính mà người khởi tạo và người thụ hưởng đều là các tổ chức tài chính.
c) Đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước thì tổ chức tài chính phát lệnh chuyển tiền phải báo cáo và có trách nhiệm thu thập đầy đủ thông tin về cá nhân, tổ chức phát lệnh chuyển tiền. Tổ chức tài chính phục vụ người thụ hưởng có trách nhiệm thu thập đầy đủ thông tin về cá nhân, tổ chức thụ hưởng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này và báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền khi được yêu cầu. Tổ chức tài chính có trách nhiệm báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này”,
“Điều 10a. Phân công, kiểm toán và đào tạo, bồi dưỡng về phòng, chống rửa tiền
1. Phân công cán bộ, bộ phận chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền
a) Tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải phân công một thành viên Ban lãnh đạo hoặc người được Ban lãnh đạo ủy quyền chịu trách nhiệm về tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại đơn vị (sau đây gọi là người phụ trách phòng, chống rửa tiền) và đăng ký với Cục Phòng, chống rửa tiền kèm các thông tin chi tiết như họ tên, địa chỉ nơi làm việc, số điện thoại, số fax, địa chỉ hòm thư điện tử (email) để liên lạc khi cần thiết. Khi thay đổi người phụ trách phòng, chống rửa tiền hoặc thông tin liên quan đến người này, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho Cục Phòng, chống rửa tiền;
b) Tùy theo quy mô, phạm vi và đặc thù hoạt động, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải thành lập bộ phận chuyên trách (tổ, phòng, ban) hoặc chỉ định một bộ phận tại trụ sở chính chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền; tại sở giao dịch, chi nhánh (nếu có) phải phân công một hoặc một số cán bộ hoặc bộ phận chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền.
2. Kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền
a) Hàng năm, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải tiến hành kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền. Việc kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền có thể được tiến hành độc lập hoặc kết hợp với các nội dung khác. Nội dung kiểm toán nội bộ bao gồm: kiểm tra rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan hệ thống kiểm soát nội bộ, việc tuân thủ quy chế nội bộ và kiến nghị, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác phòng, chống rửa tiền;
b) Mọi vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm toán nội bộ phải được báo cáo cho người phụ trách phòng, chống rửa tiền và người đứng đầu của đối tượng báo cáo để xử lý;
c) Chậm nhất sau 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải gửi báo cáo kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền cho Cục Phòng, chống rửa tiền.
3. Đào tạo, bồi dưỡng về phòng, chống rửa tiền
a) Hàng năm, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên chuyên trách hoặc bán chuyên trách phòng, chống rửa tiền và cán bộ, nhân viên được giao nhiệm vụ liên quan đến giao dịch tiền, tài sản với khách hàng về nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền;
b) Tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải đào tạo nhân viên mới tuyển dụng dự kiến đảm trách nhiệm vụ phòng chống rửa tiền và các nhiệm vụ khác liên quan đến giao dịch tiền, tài sản với khách hàng kiến thức, nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền trong vòng 6 (sáu) tháng kể từ ngày được tuyển dụng;
c) Nội dung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền tối thiểu phải bao gồm: quy định của pháp luật và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền- trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền; phương thức, thủ đoạn rửa tiền; rủi ro rửa tiền liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, nhiệm vụ mà cán bộ, nhân viên được giao thực hiện".
“Điều 10b. Phòng, chống tài trợ khủng bố
1. Đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp phòng, chống tài trợ khủng bố theo các quy định nêu tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 10, Điều 13, Điều 14 Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.
2. Khi có nghi ngờ tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tài trợ khủng bố, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Cục Phòng, chống rửa tiền bằng văn bản hoặc bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
3. Nội dung báo cáo được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 8 Thông tư này”.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2014.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền và đối tượng báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 35/2013/TT-NHNN chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đối tượng báo cáo phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Cục Phòng, chống rửa tiền) để được hướng dẫn kịp thời.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
Hanoi, November 11, 2014 |
CIRCULAR
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF CIRCULAR NO. 35/2013/TT-NHNN OF DECEMBER 31, 2013, GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF PROVISIONS ON ANTI-MONEY LAUNDERING
Pursuant to June 16, 2010 Law No. 46/2010/QH12 on the State Bank of Vietnam;
Pursuant to June 18, 2012 Anti-Money Laundering Law No. 07/2012/QH13;
Pursuant to June 12, 2013 Counter-Terrorism Law No. 28/2013/QH13;
Pursuant to the Government’s Decree No. 116/2013/ND-CP of October 4, 2013, detailing a number of articles of the Anti-Money Laundering Law;
Pursuant to the Government’s Decree No. 156/2013/ND-CP of November 11, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
At the proposal of the Chief Inspector of the Banking Supervisory Agency;
The State Bank Governor promulgates the Circular amending and supplementing a number of articles of Circular No. 35/2013/TT-NHNN of December 31, 2013, guiding the implementation of a number of provisions on anti-money laundering (below referred to as Circular No. 35/2013/TT-NHNN).
Article 1. To amend and supplement a number of articles of Circular No. 35/2013/TT-NHNN as follows:
1. To amend Clauses 2, 3 and 4, Article 3 as follows:
“2. Additionally collecting the following information:
a/ For an individual client:
- His/her monthly income in the last 3 (three) months;
- Name, address and telephone number of the agency, organization or owner of the establishment where he/she works or earns most of his/her income;
b/ For an institutional client:
- The production, business or service line that generates most of its turnover;
- The total turnover in the last 2 (two) years;
- The list (full names, permanent residence addresses) of members of the Board of Directors or Members’ Council, members of the Executive Board, the chief accountant or equivalent posts;
- Name, address and at-law or proxy representative of the parent company (if the client is a subsidiary company) or the list of names, addresses and at-law or proxy representatives of branches, subsidiary companies and representative offices (if the client is a parent company).
3. Supervising transactions of clients in order to ensure that clients’ transactions conform with the nature or purposes of establishing relations and operation of clients; promptly detecting abnormal transactions and examining reports on suspicious transactions when having adequate reasonable grounds prescribed by law.
4. Updating information at least once (1) a year or when knowing that client information has changed”.
2. To amend Article 4 as follows:
“Article 4. List of foreign individuals with political influence
1. The list of foreign individuals with political influence prescribed in Clause 1, Article 13 of the Anti-Money Laundering Law shall be provided in electronic data files by the State Bank of Vietnam to reporting subjects.
2. Reporting subjects shall register in writing with the Banking Supervisory Agency (through the Anti-Money Laundering Agency) information on persons receiving the list of foreign individuals with political influence, including their full names, numbers of identity cards or valid passports, positions, addresses of workplaces, telephone numbers and email addresses.
3. Reporting subjects may not provide this list to a third party without permission of the Banking Supervisory Agency”.
3. To amend Clause 1, Article 7 as follows:
“1. Reporting responsibility:
a/ Except electronic money transfer transactions prescribed at Point b of this Clause, financial institutions that are licensed to provide domestic and international payment services shall report to the Anti-Money Laundering Agency every domestic electronic money transfer transaction worth VND 500 million or more or an equivalent value in a foreign currency, or international electronic money transfer transaction worth USD 1,000 (one thousand) or more or an equivalent value in a foreign currency;
b/ Electronic money transfer transactions not required to be reported include:
- Money transfer transactions following transactions using debit cards, credit cards or prepaid cards for goods and service payment;
- Money transfer and payment transactions among financial institutions of which both creators and beneficiaries are financial institutions.
c/ For domestic electronic money transfer transactions, money transfer order-making financial institutions shall report and collect adequate information on money transfer order-making individuals or organizations. Beneficiary-serving financial institutions shall collect adequate information on beneficiary individuals and organizations under Point c, Clause 2 of this Article, and report such information to the Anti-Money Laundering Agency upon request. Financial institutions shall report to the Anti-Money Laundering Agency in electronic data files as prescribed in Article 10 of this Circular”.
4. To add Article 10a as follows:
“Article 10a. Anti-money laundering assignment, audit and training
1. Assignment of cadres and sections to take charge of anti-money laundering
a/ A financial institution or an institution engaged in a related non-financial business line shall assign one member of its leadership or a person authorized by its leadership to take charge of organizing, directing and examining the observance of the law on anti-money laundering at the unit (below referred to as person in charge of anti-money laundering) and register him/her with the Anti-Money Laundering Agency together with detailed information, including his/her full name, telephone number, fax number, and email address for contact when necessary. When changing the person in charge of anti-money laundering or information about him/her, the financial institution or institution engaged in a related non-financial business line shall promptly inform such in writing to the Anti-Money Laundering Agency;
b/ Depending on its size, operation scope and characteristics, the financial institution or institution engaged in a related non-financial business line shall set up a specialized section (team or division) or appoint a section at its head office to take charge of anti-money laundering, and assign one or more than one cadre or section to take charge of anti-money laundering at its transaction bureaus and branches (if any).
2. Internal audit for anti-money laundering activities
a/ Annually, financial institutions and institutions engaged in related non-financial business lines shall conduct internal audit for anti-money laundering activities independently or in combination with other contents. Contents of internal audit include examination, review and assessment of the internal control system in an independent and objective manner, observance of internal regulations, and recommendation of measures to improve the effectiveness and efficiency of anti-money laundering activities;
b/ Any violation detected in the course of internal audit shall be reported to persons in charge of anti-money laundering and leaders of reporting subjects for handling;
c/ At least 60 (sixty) days after the end of a fiscal year, financial institutions and institutions engaged in related non-financial business lines shall send reports of internal audit for anti-money laundering activities to the Anti-Money Laundering Agency.
3. Training in anti-money laundering
a/ Annually, financial institutions and institutions engaged in related non-financial business lines shall train their full-time or part-time cadres and employees in charge of anti-money laundering and those assigned tasks related to monetary and asset transactions with clients in anti-money laundering;
b/ Financial institutions and institutions engaged in related non-financial business lines shall train newly recruited employees who are expected to take charge of anti-money laundering and other tasks related to monetary and asset transactions with clients, providing them with anti-money laundering knowledge and skills within 6 (six) months after being recruited;
c/ Contents of professional training in anti-money laundering must cover at least regulations and internal regulations on anti-money laundering; legal responsibility for failure to observe regulations on anti-money laundering; methods and tricks employed by money launderers; money laundering risks related to products, services and tasks which cadres and employees are assigned to provide or perform”.
5. To add Article 10b as follows:
“Article 10b. Counter-terrorism financing
1. Reporting subjects shall apply counter-terrorism financing measures provided in Articles 3 thru 8 and Articles 10, 13 and 14 of the Government’s Decree No. 116/2013/ND-CP of October 4, 2013, detailing a number of articles of the Anti-Money Laundering Law.
2. When having any suspicion that organizations and individuals commit acts related to terrorism financing, reporting subjects shall report in writing or electronic data files or suspicious transactions to the Anti-Money Laundering Agency under Article 10 of this Circular.
3. Contents of report comply with Clauses 2 and 3, Article 8 of this Circular.”
Article 2. Implementation provisions
This Circular takes effect on December 26, 2014.
Article 3. Responsibility for implementation organization
1. Heads of competent state agencies defined in the Anti-Money Laundering Law and reporting subjects specified in Clause 1, Article 2 of Circular No. 35/2013/TT-NHNN shall implement this Circular.
2. Any problem arising in the course of implementation should be reported by reporting subjects to the State Bank of Vietnam (via the Anti-Money Laundering Agency) for prompt guidance.-
|
FOR THE STATE BANK GOVERNOR |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực