Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025
Số hiệu: | 17/2022/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Lê Văn Thanh |
Ngày ban hành: | 06/09/2022 | Ngày hiệu lực: | 06/09/2022 |
Ngày công báo: | 01/10/2022 | Số công báo: | Từ số 737 đến số 738 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đi xuất khẩu lao động
Ngày 06/9/2022, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho NLĐ tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, hướng dấn hỗ trợ NLĐ thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
- Hỗ trợ NLĐ là người dân tộc thiểu số, NLĐ là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Cách thức thực hiện hỗ trợ:
+ Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp khi tuyển chọn lao động phối hợp với cơ quan LĐTB&XH tại địa phương thực hiện hỗ trợ NLĐ thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng với các cơ sở dạy nghề, ngoại ngữ, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Trường hợp NLĐ đăng ký đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ đã đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, cơ quan LĐTB&XH thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho người lao động.
+ Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có trách nhiệm hỗ trợ NLĐ cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ để nhận hỗ trợ.
- Hỗ trợ giới thiệu, tư vấn về đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho NLĐ và thân nhân.
Cách thức thực hiện: LĐTB&XH thực hiện theo quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BTC .
- Hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở ở các cấp (tỉnh, huyện, xã, thôn, bản).
Cách thức thực hiện: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BTC .
Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 06/9/2022.
Văn bản tiếng việt
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2022/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2022 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC TIỂU DỰ ÁN VÀ NỘI DUNG THÀNH PHẦN THUỘC 03 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm:
1. Tiểu dự án 1 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn” trong Dự án 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tiểu dự án 3 “Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi” trong Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Nội dung số 09 “Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của thị trường” trong Nội dung thành phần số 03 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Người học; cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở giới thiệu việc làm; tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân tư vấn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức, cá nhân có liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung, hoạt động của tiểu dự án, nội dung thành phần quy định tại Điều 1 của Thông tư này.
1. Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đào tạo theo tính chất nguồn vốn, nguyên tắc, tiêu chí phân bổ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn các tỉnh có huyện nghèo. Trong đó ưu tiên các trường có ngành, nghề trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương.
2. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, kinh phí được giao thực hiện theo quy định về pháp luật Đầu tư công, Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 46/2022/TT-BTC) và các quy định của pháp luật có liên quan.
Xây dựng và cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thực hiện theo quy định tại Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung; thẩm định, ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp theo từng ngành, nghề và từng trình độ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học (sau đây gọi tắt là Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH) và khoản 8, khoản 10 Điều 23 Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 15/2022/TT-BTC).
1. Xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho từng ngành, nghề theo trình độ, cấp độ đào tạo.
2. Nội dung xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo thực hiện theo Thông tư số 07/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
1. Xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho từng ngành, nghề theo trình độ, cấp độ đào tạo.
2. Nội dung xây dựng, thẩm định và ban hành danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho từng ngành, nghề theo trình độ, cấp độ đào tạo thực hiện tại mục I, II Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
1. Xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề.
2. Nội dung xây dựng, thẩm định và ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề thực hiện tại mục I, III Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Thực hiện theo quy định của pháp luật về giá, Nghị định số 60/2021/NĐ- CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phương pháp định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền định giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định khác có liên quan.
1. Nội dung hỗ trợ
a) Biên soạn, chỉnh sửa, bổ sung và thẩm định ngân hàng câu hỏi kiểm tra kiến thức, ngân hàng bài kiểm tra thực hành đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
b) Xây dựng, ban hành, cập nhật các chương trình, tài liệu đào tạo và tổ chức đào tạo nghiệp vụ đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; in và cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia cho cán bộ quản lý hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
2. Cách thức thực hiện
a) Đối với biên soạn, chỉnh sửa, bổ sung và thẩm định ngân hàng câu hỏi kiểm tra kiến thức, ngân hàng bài kiểm tra thực hành đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
Biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho Tổ biên soạn ngân hàng câu hỏi kiểm tra kiến thức, ngân hàng bài kiểm tra thực hành theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định hiện hành (sau đây gọi tắt là Thông tư số 36/2018/TT-BTC), Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo thường xuyên (sau đây gọi tắt là Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH) và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH.
Thực hiện biên soạn, thẩm định, phê duyệt ngân hàng câu hỏi kiểm tra kiến thức, ngân hàng bài kiểm tra thực hành theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 20 Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây gọi tắt là Nghị định số 31/2015/NĐ-CP) và khoản 8 Điều 3 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 140/2018/NĐ-CP). Quy trình chi tiết việc biên soạn, thẩm định ngân hàng câu hỏi kiểm tra kiến thức, ngân hàng bài kiểm tra thực hành tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
Tư vấn, hướng dẫn, giám sát thực hiện biên soạn ngân hàng câu hỏi kiểm tra kiến thức, ngân hàng bài kiểm tra thực hành thực hiện theo khoản 3 Điều 16 Thông tư số 46/2022/TT-BTC.
Biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho Hội đồng thẩm định ngân hàng câu hỏi kiểm tra kiến thức, ngân hàng bài kiểm tra thực hành theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC, Thông tư số 43/2015/TT- BLĐTBXH và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH.
Biên tập tổng thể, mã hóa và nhập dữ liệu về câu hỏi kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành vào hệ thống phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, lưu trữ, trộn, thiết lập các bài kiểm tra đánh giá theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định số 31/2015/NĐ-CP và khoản 8 Điều 3 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP để chuẩn bị, biên soạn và cung cấp các tài liệu hướng dẫn sử dụng trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, bài kiểm tra đánh giá kỹ năng nghề theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH), điểm a khoản 5 Điều 12 Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH ngày 19/10/2015 quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và Thông tư số 19/2016/TT- BLĐTBXH ngày 28/6/2016 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây gọi tắt là Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH) và hướng dẫn liên quan khác để các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề thực hiện công tác chuẩn bị, tổ chức đánh giá và thông báo cho người tham dự chuẩn bị cho kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia. Việc trộn, thiết lập các bài kiểm tra đánh giá kỹ năng nghề được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11/8/2021 hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông.
Biên tập, ban hành tài liệu về cẩm nang hướng dẫn xây dựng, biên soạn ngân hàng câu hỏi kiểm tra kiến thức, ngân hàng bài kiểm tra thực hành đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và hoạt động đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 46/2022/TT-BTC.
b) Đối với xây dựng, ban hành, cập nhật các chương trình, tài liệu đào tạo và tổ chức đào tạo nghiệp vụ đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; in và cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia cho cán bộ quản lý hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Việc xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số 43/2015/TT- BLĐTBXH và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH.
Đơn vị được giao tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, đối tượng, thời gian, địa điểm và tổ chức đào tạo bồi dưỡng, in và cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia phù hợp với các hoạt động về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC.
1. Nội dung hỗ trợ
a) Xây dựng và áp dụng mô hình bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Khảo sát, đánh giá, báo cáo thực trạng bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; nghiên cứu, xây dựng, áp dụng thử nghiệm các mô hình; xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhà giáo về áp dụng thử nghiệm mô hình; kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng và áp dụng thử nghiệm mô hình; tổ chức hội thảo, hội nghị đánh giá, tổng kết và hoàn thiện các mô hình bảo đảm chất lượng.
b) Tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Xây dựng, ban hành, chỉnh sửa các chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Xây dựng, ban hành, chỉnh sửa các chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
2. Cách thức thực hiện
a) Đối với xây dựng và áp dụng mô hình bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Xây dựng mô hình bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Khảo sát, đánh giá, báo cáo tổng hợp và các chuyên đề thực trạng bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc các tỉnh có huyện nghèo; nghiên cứu, xây dựng các nội dung và hoạt động bảo đảm chất lượng cho các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với điều kiện của địa bàn tỉnh có huyện nghèo. Xây dựng các mô hình bao gồm các quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng đầu vào, quá trình và đầu ra.
Áp dụng thử nghiệm các mô hình bảo đảm chất lượng: Lựa chọn một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp để áp dụng thử nghiệm; xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn để áp dụng thử nghiệm; tổ chức thử nghiệm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn.
Kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng và áp dụng thử nghiệm các mô hình bảo đảm chất lượng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức hội thảo, hội nghị trong quá trình xây dựng và áp dụng thử nghiệm. Đánh giá, tổng kết và hoàn thiện các mô hình bảo đảm chất lượng.
Đơn vị được giao tổ chức xây dựng và áp dụng mô hình bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN).
b) Đối với tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Đơn vị được giao tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, đối tượng, thời gian, địa điểm và tổ chức phù hợp theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC.
1. Nội dung hỗ trợ
a) Xây dựng, ban hành, chỉnh sửa và cập nhật các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để chuẩn hóa, nâng cao năng lực cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; người dạy nghề về năng lực sư phạm, kỹ năng dạy học; năng lực phát triển chương trình đào tạo, phát triển học liệu đào tạo; kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp; trình độ kỹ năng nghề, ngân hàng đề kiểm tra, đánh giá kỹ năng nghề để dạy thực hành cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu khoa học cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong giáo dục nghề nghiệp, chuyển đổi số, công nghệ mới; kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho người nghèo, đối tượng yếu thế; kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.
b) Xây dựng, ban hành và cập nhật các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp: Nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chuyển đổi số, kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết.
c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp: Chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, kỹ năng quản lý nhà nước, quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp; nâng cao năng lực về kỹ năng số, kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết; bồi dưỡng tại các nước có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển về học tập mô hình tổ chức bộ máy, năng lực quản trị, các kỹ năng tương lai, chuyển giao công nghệ.
d) Xây dựng, ban hành, cập nhật các chương trình và tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu, tài nguyên đào tạo cho nhà giáo, cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
đ) Xây dựng, ban hành và cập nhật các chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác pháp chế, thanh tra.
e) Xây dựng, ban hành và cập nhật các chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, người dạy nghề tại doanh nghiệp, hợp tác xã về phát triển chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng dạy học, kỹ năng quản lý, kỹ năng nghề.
2. Cách thức thực hiện
Cơ quan, đơn vị được giao tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, đối tượng, thời gian, địa điểm và tổ chức đào tạo bồi dưỡng bảo đảm phù hợp với các hoạt động về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC và các quy định hiện hành.
1. Nội dung hỗ trợ
a) Phát triển chương trình và học liệu đào tạo cho một số ngành, nghề trọng điểm hoặc ngành, nghề có nhu cầu lao động cao ở địa phương. Tổ chức rà soát, lựa chọn cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở các khu vực khó khăn để hỗ trợ xây dựng chương trình, học liệu đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra đã ban hành cho một số ngành, nghề trọng điểm phù hợp chuyển đổi cơ cấu ngành, nghề tại địa phương.
b) Nghiên cứu, xây dựng chương trình, học liệu ứng dụng công nghệ 4.0 trong nhóm nghề nông nghiệp và du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho người lao động sinh sống trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.
c) Nghiên cứu quy trình, chỉnh lý và số hóa tài liệu tiếp cận thực hiện chuyển đổi số và triển khai thí điểm tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.
2. Cách thức thực hiện
a) Đối với xây dựng chương trình, học liệu đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, tổ chức, biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và điểm a khoản 7 Điều 23 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
b) Đối với xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng
Nội dung, cấu trúc chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp; quy trình xây dựng, biên soạn, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ sơ cấp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH) và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH.
Nội dung, cấu trúc chương trình, giáo trình đào tạo dưới 03 tháng; quy trình xây dựng, biên soạn, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo thường xuyên thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH.
c) Nghiên cứu, xây dựng chương trình, học liệu ứng dụng công nghệ 4.0 trong nhóm nghề nông nghiệp và du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho người lao động sinh sống trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN. Nghiên cứu quy trình chỉnh lý số hóa tài liệu tiếp cận thực hiện chuyển đổi số và triển khai thí điểm tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC- BKHCN và khoản 9 Điều 23 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
1. Nội dung hỗ trợ
a) Biên soạn, xây dựng và phát hành các ấn phẩm, tờ rơi; các sản phẩm số, học liệu số và các sản phẩm như sổ tay, sách, các thiết bị đồ dùng văn phòng, vật phẩm mang tính chất lưu niệm có gắn với truyền thông để tăng cường nội dung thông tin, tuyên truyền.
b) Xây dựng, tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về giáo dục nghề nghiệp thông qua các biển pa-nô, màn hình, đề-can, huy hiệu, biểu tượng tại các khu công cộng, nơi đông người qua lại, các ngã tư giao thông, đường quốc lộ, phương tiện giao thông; vật mang tin, các gian hàng, cửa hàng, cửa hiệu các phòng trưng bày.
c) Truyền thông thông qua các cơ quan thông tấn báo chí, đơn vị truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, như báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử, tạp chí, mạng xã hội; thông qua các tác phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các video clip, sản phẩm truyền thông.
d) Tổ chức các chương trình, sự kiện, diễn đàn, hội nghị, hội thảo, các cuộc thi, vận động tìm hiểu, sáng tác, viết tin, bài ảnh, phóng sự, phim về giáo dục nghề nghiệp mang tính chất truyền thông, có thông điệp cụ thể.
đ) Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, tuyên truyền viên.
e) Xây dựng, biên soạn, cập nhật, chỉnh sửa bổ sung các bộ chương trình, tài liệu để tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, lao động, đào tạo nghề, cho các nhóm đối tượng học sinh, sinh viên; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở và đội ngũ người làm công tác tư vấn học nghề.
2. Cách thức thực hiện
a) Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ truyền thông về giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, nội dung truyền thông phù hợp để triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
b) Về hình thức xuất bản phẩm (điện tử và in) theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT).
1. Nội dung hỗ trợ
a) Điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu đào tạo, ngành nghề đào tạo; đánh giá xác định kỹ năng thiếu hụt của người học; tư vấn hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp.
b) Điều tra lần vết đối với người học sau đào tạo và khảo sát tình hình việc làm của người học sau khi tốt nghiệp.
2. Cách thức thực hiện: Cơ quan, đơn vị được giao thực hiện xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát và triển khai thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia.
1. Nội dung hỗ trợ
a) Xây dựng, ban hành, cập nhật các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp.
b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo làm công tác tư vấn hướng nghiệp; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo về đào tạo kỹ năng mềm.
c) Tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn, tọa đàm về hướng nghiệp; tổ chức chương trình, hành trình tư vấn hướng nghiệp, cuộc thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp; ngày hội tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp; các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho người học sau khi tốt nghiệp; phối hợp với tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai các hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho đoàn viên, thanh niên, học sinh.
d) Nghiên cứu, khảo sát, xây dựng mô hình đào tạo, tổ chức thí điểm và nhân rộng các mô hình đào tạo kỹ năng mềm; xây dựng, cập nhật, ban hành chương trình đào tạo kỹ năng mềm; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên.
đ) Tư vấn việc làm cho học sinh, sinh viên; tổ chức chương trình, ngày hội tư vấn việc làm, tuyển dụng, kết nối người học với các đơn vị sử dụng lao động.
2. Cách thức thực hiện
a) Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14/2022/TT-BLĐTBXH).
b) Cơ quan, đơn vị được giao thực hiện xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
1. Nội dung hỗ trợ
a) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng khởi nghiệp nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp cho cán bộ làm công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
b) Tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
c) Tổ chức hội thảo, diễn đàn thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, kết nối nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp; cuộc thi, hội thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp và hỗ trợ các ý tưởng, dự án khởi nghiệp; ngày hội khởi nghiệp giáo dục nghề nghiệp cấp trường, cấp tỉnh, cấp khu vực, cấp quốc gia.
d) Tạo môi trường, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp và tạo việc làm; hình thành các câu lạc bộ khởi nghiệp; không gian hỗ trợ khởi nghiệp; chương trình phát triển sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp; chương trình ươm tạo doanh nghiệp, kết nối các nhà đầu tư.
đ) Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.
2. Cách thức thực hiện: Theo quy định tại Thông tư số 14/2022/TT-BLĐTBXH.
1. Nội dung hỗ trợ
a) Nghiên cứu, phát triển thiết bị đào tạo tự làm phục vụ đào tạo.
b) Tổ chức tham quan, hướng nghiệp gắn kết học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Cách thức thực hiện
a) Đối với nghiên cứu, phát triển thiết bị đào tạo tự làm phục vụ đào tạo
Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghiên cứu, phát triển thiết bị đào tạo tự làm phục vụ đào tạo rà soát, lựa chọn các thiết bị đạt giải tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc để hỗ trợ nghiên cứu, phát triển áp dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thành lập Ban chủ nhiệm, Hội đồng thẩm định. Ban chủ nhiệm, Hội đồng thẩm định có từ 07 hoặc 09 thành viên, tiêu chuẩn, nhiệm vụ quyền hạn của thành viên Ban chủ nhiệm, thành viên Hội đồng thẩm định do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghiên cứu, phát triển thiết bị đào tạo tự làm phục vụ đào tạo quy định.
Nội dung triển khai thực hiện nghiên cứu, phát triển thiết bị đào tạo tự làm phục vụ đào tạo gồm: Nghiên cứu tổng quan; đánh giá thực trạng; điều tra khảo sát thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu; xử lý số liệu, phân tích thông tin, tài liệu, dữ liệu; nội dung nghiên cứu chuyên môn; tổ chức hội thảo khoa học, xin ý kiến chuyên gia; tiến hành thí nghiệm, thử nghiệm, thực nghiệm, khảo nghiệm, chế tạo, sản xuất; nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ; đề xuất giải pháp, kiến nghị, sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm, chế phẩm, mô hình, ấn phẩm khoa học và đề xuất khác; tổng kết, đánh giá và nghiệm thu ban hành.
Tổ chức việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện việc nghiên cứu, phát triển thiết bị đào tạo tự làm phục vụ đào tạo.
b) Đối với gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã
Tổ chức cho cán bộ, giáo viên phụ trách công tác hợp tác doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cán bộ quản lý đào tạo của các doanh nghiệp, hợp tác xã khảo sát, nghiên cứu các mô hình hợp tác, phát triển đào tạo gắn kết với sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đưa học sinh, sinh viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia các hoạt động tham quan, thực tập, định hướng khởi nghiệp tại các doanh nghiệp, hợp tác xã.
1. Thực hiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng cho người học nghề, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp.
2. Cách thức thực hiện
a) Căn cứ nhu cầu đào tạo của người học, thị trường lao động và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương để xác định ngành, nghề, trình độ và quy mô đào tạo phù hợp.
b) Tổ chức thực hiện theo Thông tư số 04/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ và Thông tư số 31/2017/TT- BLĐTBXH ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học (sau đây gọi tắt là Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH) và Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH.
1. Đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho người học nghề, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp.
2. Cách thức thực hiện
a) Căn cứ nhu cầu đào tạo của người học, thị trường lao động và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương để xác định ngành, nghề, trình độ và quy mô đào tạo phù hợp.
b) Đối với chương trình đào tạo trình độ sơ cấp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH.
c) Đối với chương trình đào tạo thường xuyên (dưới 03 tháng) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH.
d) Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp theo hình thức vừa làm vừa học thực hiện theo quy định tại Thông tư số 31/2017/TT- BLĐTBXH và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH.
1. Nội dung hỗ trợ
a) Triển khai mô hình đào tạo nghề, tổ chức các lớp đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo dưới 03 tháng cho người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
b) Đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp ở các ngành, nghề phù hợp nhu cầu lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Cách thức thực hiện: Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này và Điều 24 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
1. Nội dung hỗ trợ
a) Hỗ trợ người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
b) Hỗ trợ giới thiệu, tư vấn về đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động và thân nhân.
c) Hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở ở các cấp (tỉnh, huyện, xã, thôn, bản).
2. Cách thức thực hiện
a) Hỗ trợ người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo cư trú trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp khi tuyển chọn lao động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương thực hiện hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng với các cơ sở dạy nghề, ngoại ngữ, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trường hợp người lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ đã đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho người lao động. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có trách nhiệm hỗ trợ người lao động cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ để nhận hỗ trợ.
b) Giới thiệu, tư vấn về đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động và thân nhân người lao động: cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
c) Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
1. Biên soạn ngân hàng câu hỏi kiểm tra kiến thức, ngân hàng bài kiểm tra thực hành đánh giá kỹ năng nghề quốc gia làm công cụ tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
2. Hoạt động đánh giá, công nhận, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức in và quản lý phôi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và chuyển phát thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động là dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phục vụ nhu cầu việc làm, tìm việc làm. Trong đó, ưu tiên đối với các nghề yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được quy định tại Nghị định số 31/2015/NĐ-CP và cho các nghề thuộc lĩnh vực kinh tế ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao, thích ứng với cuộc cách mạng lần thứ tư; các nghề phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các nghề phổ biến, sử dụng nhiều lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp hoặc làm nông nghiệp công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi làm cơ sở phát triển chương trình đào tạo, hình thức đào tạo.
Việc tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH ngày 19/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 41/2019/TT-BLĐTBXH.
3. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
4. Xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động dựa vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đáp ứng nhu cầu của người học, của doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ số, phát triển kỹ năng xanh theo các hình thức, phương thức khác nhau được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đối với các đối tượng theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề được quy định tại Điều 16 Nghị định số 31/2015/NĐ-CP. Quy trình, cách thức được thực hiện như chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học hiện hành được quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nghị định số 24/2022/NĐ-CP ngày 06/4/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (cho đối tượng bậc 1, 2 và 3 quy định tại Điều 16 Nghị định số 31/2015/NĐ-CP), Luật Giáo dục đại học và văn bản hướng dẫn liên quan đối với chương trình giáo dục đại học (cho đối tượng bậc 4 và 5 quy định tại Điều 16 Nghị định số 31/2015/NĐ-CP).
1. Nội dung hỗ trợ
a) Hỗ trợ các Trung tâm dịch vụ việc làm trong việc tư vấn, giới thiệu, tìm kiếm, kết nối việc làm cho người lao động, gồm: Tổ chức các giao dịch việc làm (sàn/phiên giao dịch, hội chợ/ngày hội việc làm); thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, người sử dụng lao động tham gia các hoạt động giao dịch việc làm; xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ về việc làm, thị trường lao động.
b) Hỗ trợ giới thiệu việc làm thành công (có giao kết hợp đồng lao động) cho người lao động là người dân tộc thiểu số.
2. Cách thức thực hiện
a) Hỗ trợ Trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu, tìm kiếm, kết nối việc làm cho người lao động là người dân tộc thiểu số: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
b) Hỗ trợ giới thiệu việc làm thành công: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và các quy định hiện hành.
1. Nội dung hỗ trợ
a) Xây dựng, chỉnh sửa, cập nhật các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để chuẩn hóa, nâng cao năng lực cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, người dạy nghề về: Năng lực sư phạm, kỹ năng dạy học; năng lực phát triển chương trình đào tạo, phát triển học liệu đào tạo; phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả của người học theo chuẩn đầu ra; trình độ kỹ năng nghề, ngân hàng đề kiểm tra, đánh giá kỹ năng nghề để dạy thực hành cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; năng lực ngoại ngữ; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong giáo dục nghề nghiệp, chuyển đổi số, công nghệ mới; kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp; kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.
b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, nâng cao năng lực về kỹ năng số, kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.
c) Xây dựng các bộ tài liệu hướng dẫn về bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho cán bộ, nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cán bộ quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp các cấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bảo đảm chất lượng cho các cán bộ, nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cán bộ quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp các cấp.
d) Xây dựng, ban hành và cập nhật các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đào tạo tại doanh nghiệp, hợp tác xã; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đào tạo tại doanh nghiệp, hợp tác xã.
đ) Xây dựng, ban hành và cập nhật các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho người dạy nghề và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho người dạy nghề.
2. Cách thức thực hiện: Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
1. Xây dựng, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Xây dựng quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp (chuẩn đầu ra) thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
4. Xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
5. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
1. Nội dung hỗ trợ
a) Lựa chọn nội dung, xác định mục tiêu, thông số kỹ thuật để số hóa, mô phỏng bài giảng.
b) Xây dựng đề cương, nội dung, kịch bản bài giảng điện tử phù hợp với số hóa, mô phỏng và thực hiện bài giảng.
c) Thẩm định, nghiệm thu bài giảng số hóa, mô phỏng và sản phẩm hoàn thiện.
d) Xây dựng video bài giảng mẫu.
đ) Xây dựng thí nghiệm ảo hoặc mô phỏng bài giảng.
2. Cách thức thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
1. Nội dung hỗ trợ
a) Phát triển chương trình, nội dung đào tạo, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp.
b) Phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số.
c) Số hóa hoạt động của nhà trường, trong đó chú trọng đến quản lý tuyển sinh, đào tạo, đảm bảo chất lượng, phát triển chương trình, quản lý nhà giáo, quản lý học sinh, sinh viên, kết nối doanh nghiệp.
2. Cách thức thực hiện
a) Đối với phát triển chương trình, nội dung đào tạo, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp: Thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
b) Đối với phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị, học liệu số; số hóa hoạt động của nhà trường
Trường hợp xây dựng dự án: Việc lập Dự án ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin; định mức, đơn giá chuyên ngành do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan ban hành.
Trường hợp không phải lập dự án: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
c) Việc cải tạo, sửa chữa hạ tầng, mua sắm tài sản, trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin; thuê dịch vụ công nghệ thông tin: thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn Luật, Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
d) Việc thuê bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ trang thiết bị thuộc cơ sở hạ tầng thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
1. Hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và các công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho học sinh, sinh viên; mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
2. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, kinh phí được giao thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BTC và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Nội dung hỗ trợ
a) Xây dựng, phát hành và tổ chức tuyên truyền thông tin liên quan đến chính sách pháp luật, lao động, đào tạo nghề, việc làm trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm:
Biên soạn, xây dựng và phát hành các ấn phẩm, tờ rơi; các sản phẩm số, học liệu số và các sản phẩm như sổ tay, sách, các thiết bị đồ dùng văn phòng, vật phẩm mang tính chất lưu niệm có gắn với truyền thông để tăng cường nội dung thông tin, tuyên truyền cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Xây dựng, tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về giáo dục nghề nghiệp thông qua các biển pa-nô, màn hình, đề-can, huy hiệu, biểu tượng tại các khu công cộng, nơi đông người qua lại, các ngã tư giao thông, đường quốc lộ, phương tiện giao thông; vật mang tin, các gian hàng, cửa hàng, cửa hiệu các phòng trưng bày.
Truyền thông thông qua các cơ quan thông tấn báo chí, đơn vị truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, như báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử, tạp chí, mạng xã hội; thông qua các tác phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các video clip, sản phẩm truyền thông.
b) Tổ chức các chương trình, sự kiện, diễn đàn, hội nghị, hội thảo, các cuộc thi, vận động tìm hiểu, sáng tác, viết tin, bài ảnh, phóng sự, phim về giáo dục nghề nghiệp mang tính chất truyền thông, có thông điệp cụ thể ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
c) Hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, tuyên truyền viên ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
d) Xây dựng, biên soạn, cập nhật, chỉnh sửa bổ sung các bộ chương trình, tài liệu để tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, lao động, đào tạo nghề, việc làm cho các nhóm đối tượng: Học sinh, sinh viên; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở và đội ngũ người làm công tác tư vấn học nghề, việc làm cho người lao động ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Cách thức thực hiện
1. Nội dung
a) Xây dựng Bộ chỉ số theo dõi thực hiện.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá Tiểu dự án.
2. Cách thức thực hiện
a) Xây dựng Bộ chỉ số theo dõi thực hiện, khung kết quả của Tiểu dự án, gồm: hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện tiểu dự án; xây dựng chi tiết hệ thống giám sát và đánh giá, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát, đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy định hiện hành.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá Tiểu dự án thực hiện theo Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
1. Đối tượng
Người dân, cộng đồng dân cư, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn của cả nước.
2. Nội dung
a) Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, việc làm.
b) Xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng.
c) Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
d) Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy nghề.
đ) Hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
e) Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 03 tháng.
1. Nội dung hỗ trợ
a) Thông tin, tuyên truyền về đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm:
Biên soạn, xây dựng và phát hành, in ấn các tài liệu, các ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền; các sản phẩm số, học liệu số và các sản phẩm như sổ tay, sách, các thiết bị đồ dùng văn phòng, vật phẩm mang tính chất lưu niệm có gắn với truyền thông; xuất bản sách chọn nghề, cẩm nang việc làm cho lao động nông thôn và các hoạt động khác có liên quan.
Xây dựng, tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về giáo dục nghề nghiệp thông qua các biển pa-nô, màn hình, đề-can, huy hiệu, biểu tượng tại các khu công cộng, nơi đông người qua lại, các ngã tư giao thông, đường quốc lộ, phương tiện giao thông; vật mang tin, các gian hàng, cửa hàng, cửa hiệu các phòng trưng bày.
Truyền thông thông qua các cơ quan thông tấn báo chí, đơn vị truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, như báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử, tạp chí, mạng xã hội; thông qua các tác phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các video clip, sản phẩm truyền thông, bản tin, tập san, chuyên san, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề…
b) Tổ chức các chương trình, sự kiện, diễn đàn, hội nghị, hội thảo, các cuộc thi, vận động tìm hiểu, sáng tác, viết tin, bài ảnh, phóng sự, phim về giáo dục nghề nghiệp mang tính chất truyền thông, có thông điệp cụ thể.
c) Hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, tuyên truyền viên.
d) Xây dựng, biên soạn, cập nhật, chỉnh sửa bổ sung các bộ chương trình, tài liệu để tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, lao động, đào tạo nghề cho các nhóm đối tượng: Học sinh, sinh viên; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở và đội ngũ người làm công tác tư vấn học nghề cho lao động nông thôn.
đ) Tổ chức tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn.
e) Tổ chức xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn; sổ tay nghiệp vụ và các loại sổ, sách khác phục vụ hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
g) Tổ chức điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, việc làm.
2. Cách thức thực hiện
1. Nội dung hỗ trợ: Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người dạy nghề về năng lực sư phạm, kỹ năng dạy học; năng lực phát triển chương trình, tài liệu đào tạo; phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả của người học theo chuẩn đầu ra; trình độ kỹ năng nghề, ngân hàng đề kiểm tra, đánh giá kỹ năng nghề để dạy thực hành cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; năng lực ngoại ngữ; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, chuyển đổi số, công nghệ mới; nghiệp vụ quản lý và tư vấn đào tạo nghề; kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp; kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Cách thức thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
1. Hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
2. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, kinh phí được giao thực hiện theo quy định tại Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và các quy định của pháp luật có liên quan.
Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định quy chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây gọi tắt là Nghị định số 27/2022/NĐ- CP); lồng ghép nguồn vốn để thực hiện các nội dung, hoạt động có cùng mục tiêu giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác trên cùng một địa bàn nhằm tránh đầu tư dàn trải, lãng phí.
1. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện: Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện; sơ kết, tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo quy định.
2. Bộ, ngành có liên quan
Căn cứ nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định 27/2022/NĐ-CP và các nhiệm vụ được phân công tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
4. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo quy định.
5. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, tổ chức có liên quan
a) Căn cứ vào tình hình thực tế xây dựng, đề xuất kế hoạch 5 năm và hằng năm thực hiện các Tiểu dự án, Nội dung thành phần quy định tại Điều 1 của Thông tư này với cơ quan chủ quản theo quy định.
b) Tổ chức, triển khai các nội dung, hoạt động theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo đúng mục tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia và chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả tổ chức thực hiện.
c) Báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện về cơ quan chủ quản theo quy định.
6. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức liên quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá, xây dựng báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) theo quy định.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 9 năm 2022.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH DANH MỤC THIẾT BỊ ĐÀO TẠO TỐI THIỂU CHO TỪNG NGÀNH, NGHỀ THEO TRÌNH ĐỘ, CẤP ĐỘ ĐÀO TẠO VÀ TIÊU CHUẨN CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG THỰC HÀNH, THỰC NGHIỆM, THÍ NGHIỆM
(Kèm theo Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1. Mục tiêu ban hành danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho từng ngành, nghề theo trình độ, cấp độ đào tạo và tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề
a) Cơ sở đào tạo có căn cứ để lập kế hoạch đầu tư, mua sắm thiết bị đào tạo và xây dựng phòng thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm đảm bảo đồng bộ.
b) Cơ quan quyết định đầu tư có căn cứ để phê duyệt dự án xây dựng phòng thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và đầu tư mua sắm thiết bị đào tạo.
c) Cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ để đánh giá năng lực và xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho cơ sở đào tạo.
2. Nguyên tắc xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho từng ngành, nghề theo trình độ, cấp độ đào tạo và tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề
a) Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính linh hoạt.
b) Đảm bảo tính liên thông giữa các trình độ đào tạo, cấp độ đào tạo và các ngành, nghề khác nhau.
c) Đảm bảo đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động.
d) Phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn của từng trình độ đào tạo, cấp độ đào tạo theo ngành, nghề.
đ) Phù hợp khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp, chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo.
3. Căn cứ xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho từng ngành, nghề theo trình độ, cấp độ đào tạo và tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề
a) Yêu cầu thực tế sản xuất, thực tiễn đào tạo và điều kiện đặc thù của vùng, miền.
b) Khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp, chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo.
c) Căn cứ các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được ban hành.
d) Tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài để xác định các tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề và danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho từng ngành, nghề có tính khoa học, hiệu quả và thực tiễn.
4. Phương pháp xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho từng ngành, nghề theo trình độ, cấp độ đào tạo và tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề
a) Phương pháp tiêu chuẩn: Căn cứ các tiêu chuẩn, quy định đã ban hành để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề và danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho từng ngành, nghề theo trình độ, cấp độ đào tạo.
b) Phương pháp thống kê tổng hợp: Dựa vào số liệu thống kê trong quá trình khảo sát tại các cơ sở đào tạo, sản xuất kinh doanh, nghiên cứu; dựa vào kinh nghiệm hoặc các thông số so sánh, ước lượng để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề và danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho từng ngành, nghề theo trình độ, cấp độ đào tạo.
c) Phương pháp phân tích thực nghiệm: Dựa trên cơ sở triển khai nghiên cứu, tính toán từng loại thiết bị, tiêu chuẩn theo quy trình nghiên cứu khoa học, có thực nghiệm để đưa ra kết quả đánh giá đối với từng loại thiết bị, tiêu chuẩn cần quy định.
II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH DANH MỤC THIẾT BỊ ĐÀO TẠO TỐI THIỂU CHO TỪNG NGÀNH, NGHỀ THEO TRÌNH ĐỘ, CẤP ĐỘ ĐÀO TẠO
1. Thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu (Ban chủ nhiệm)
a) Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu quyết định thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho từng ngành, nghề đào tạo.
b) Thành phần của Ban chủ nhiệm xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu
Ban chủ nhiệm xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng có 07 hoặc 09 thành viên, trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng có 03 hoặc 05 thành viên. Tùy thuộc khối lượng công việc, điều kiện cụ thể của từng ngành, nghề cần xây dựng, cơ quan tổ chức xây dựng quyết định số lượng thành viên Ban chủ nhiệm.
Ban chủ nhiệm gồm: Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và các ủy viên, trong đó 01 (một) ủy viên kiêm Thư ký ban.
Thành viên Ban chủ nhiệm là các nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn về ngành, nghề xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu.
c) Tiêu chuẩn đối với thành viên Ban chủ nhiệm: Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên đối với thành viên Ban chủ nhiệm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên đối với thành viên Ban chủ nhiệm trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng; có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong ngành, nghề cần xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và hiện đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc ngành, nghề đó.
2. Hội đồng thẩm định danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu (Hội đồng thẩm định)
a) Cơ quan ban hành danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định.
b) Thành phần của Hội đồng thẩm định: Hội đồng thẩm định trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng có 07 hoặc 09 thành viên, trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng có 03 hoặc 05 thành viên. Căn cứ vào khối lượng công việc của từng ngành, nghề cơ quan ban hành danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu quyết định số lượng thành viên Hội đồng thẩm định cho phù hợp.
c) Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên, trong đó 01 (một) ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.
d) Thành viên của Hội đồng thẩm định là các nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn về ngành, nghề đang được xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu.
đ) Tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng thẩm định: Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên đối với thành viên Hội đồng thẩm định trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên đối với thành viên Hội đồng thẩm định trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng; Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong ngành, nghề cần xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và hiện đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc ngành, nghề đó và không là thành viên Ban chủ nhiệm của ngành, nghề cần thẩm định.
3. Quy trình tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu
a) Chuẩn bị
Cơ quan được giao tổ chức xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu tập huấn về phương pháp, quy trình xây dựng cho Ban chủ nhiệm và tập huấn phương pháp, quy trình thẩm định cho Hội đồng thẩm định.
Ban chủ nhiệm xây dựng đề cương tổng hợp và đề cương chi tiết; tổ chức các cuộc họp, thảo luận xây dựng đề cương, xây dựng kế hoạch thực hiện.
b) Xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu
Nội dung xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu bao gồm:
Xác định số lượng phòng chức năng (thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm).
Xác định các yêu cầu cơ bản của từng thiết bị trong từng phòng chức năng (chủng loại; số lượng tối thiểu; yêu cầu sư phạm; yêu cầu kỹ thuật cơ bản).
c) Tổ chức hội thảo; lấy ý kiến chuyên gia và khảo sát để đánh giá thực tiễn
Tổ chức hội thảo (tối thiểu 20 người).
Lấy ý kiến chuyên gia độc lập (tối thiểu 15 chuyên gia).
Tổ chức khảo sát tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (ít nhất 15 cơ sở) đối với các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; ít nhất 5 cơ sở đối với các ngành, nghề đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.
Trên cơ sở ý kiến chuyên gia và kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn, Ban chủ nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện và biên tập tổng thể danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu.
d) Thẩm định định danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu
Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu lập kế hoạch thẩm định và gửi tài liệu đến các thành viên.
Các thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu dự thảo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và các tài liệu liên quan để chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) đối với dự thảo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
đ) Nội dung cuộc họp thẩm định
Ban chủ nhiệm báo cáo dự thảo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu.
Ban chủ nhiệm giải đáp các câu hỏi của Hội đồng thẩm định.
Các thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá công khai về dự thảo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu.
Các thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá chất lượng của dự thảo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu bằng phương pháp bỏ phiếu kín theo các mức sau:
Mức 1: Đạt yêu cầu đề nghị ban hành.
Mức 2: Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa trước khi đề nghị ban hành.
Mức 3: Không đạt yêu cầu phải xây dựng lại.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp các ý kiến đánh giá của các thành viên Hội đồng thẩm định và kết luận về chất lượng của danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu trên cơ sở đồng thuận của tất cả các thành viên Hội đồng thẩm định tham gia cuộc họp (theo một trong ba mức quy định trên). Nếu dự thảo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu phải chỉnh sửa thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định sẽ yêu cầu chi tiết việc chỉnh sửa. Trường hợp dự thảo không đạt yêu cầu phải xây dựng lại thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định sẽ quyết định phương án tổ chức thẩm định lại để Ban chủ nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp, báo cáo cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu về kết quả thẩm định.
e) Ban hành danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu
Căn cứ biên bản thẩm định, kết luận thẩm định và báo cáo chỉnh sửa (nếu có), cơ quan có thẩm quyền ký ban hành danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu theo quy định.
Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng, thẩm định danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu.
4. Chỉnh sửa, bổ sung danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu
Việc chỉnh sửa, bổ sung danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu được thực hiện trong trường hợp danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu đã ban hành không còn phù hợp với điều kiện mới về tổ chức thực hiện và tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Khi có nhu cầu chỉnh sửa, bổ sung định danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu, thì cơ quan có thẩm quyền xây dựng kế hoạch và triển khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định của Thông tư này.
III. QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH TIÊU CHUẨN CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG THỰC HÀNH, THỰC NGHIỆM, THÍ NGHIỆM THEO NGÀNH, NGHỀ
1. Thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề (Ban chủ nhiệm)
a) Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề.
b) Thành phần Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm
Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm có 07 hoặc 09 thành viên. Tùy thuộc khối lượng công việc, điều kiện cụ thể của từng ngành, nghề cần xây dựng, cơ quan tổ chức xây dựng quyết định số lượng thành viên Ban chủ nhiệm.
Ban chủ nhiệm gồm: Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và các ủy viên, trong đó 01 (một) ủy viên kiêm Thư ký ban.
Thành viên Ban chủ nhiệm là các nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn về ngành, nghề xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm.
c) Tiêu chuẩn đối với thành viên Ban chủ nhiệm: Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong ngành, nghề cần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và hiện đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc ngành, nghề đó.
2. Hội đồng thẩm định định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề (Hội đồng thẩm định)
a) Cơ quan ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm quyết định thành lập Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định.
b) Thành phần của Hội đồng thẩm định: Hội đồng thẩm định có 07 hoặc 09 thành viên. Căn cứ vào khối lượng công việc của từng ngành, nghề cơ quan ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm quyết định số lượng thành viên Hội đồng thẩm định cho phù hợp.
c) Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên, trong đó 01 (một) ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.
d) Thành viên của Hội đồng thẩm định là các nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn về ngành, nghề đang được xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm.
đ) Tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng thẩm định: Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong ngành, nghề cần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và hiện đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc ngành, nghề đó và không là thành viên Ban chủ nhiệm của ngành, nghề cần thẩm định.
3. Quy trình tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm
a) Chuẩn bị
Cơ quan được giao tổ chức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm tập huấn về phương pháp, quy trình xây dựng cho Ban chủ nhiệm và tập huấn phương pháp, quy trình thẩm định cho Hội đồng thẩm định.
Ban chủ nhiệm xây dựng đề cương tổng hợp và đề cương chi tiết; tổ chức các cuộc họp, thảo luận xây dựng đề cương, xây dựng kế hoạch thực hiện.
b) Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm
Nội dung xây dựng bao gồm:
Xác định số lượng các phòng chức năng; xác định cơ cấu chung các phòng chức năng (chỗ làm việc của phụ trách phòng/xưởng/trại; chỗ để dụng cụ, đồ nghề, vật liệu (kho); chỗ thay quần áo, tắm rửa, vệ sinh; chỗ đặt máy móc, thiết bị và thực hành; chỗ sửa chữa máy móc và hoàn chỉnh sản phẩm...).
Xác định diện tích tối thiểu cho từng phòng chức năng.
Đề xuất các sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị cho từng phòng chức năng.
Xây dựng các tiêu chuẩn theo từng phòng chức năng: Tùy thuộc vào ngành, nghề cụ thể để xác định một trong các tiêu chuẩn sau: tiêu chuẩn chiếu sáng; tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy; tiêu chuẩn về điện từ trường; tiêu chuẩn về an toàn điện động lực; tiêu chuẩn về bức xạ, phóng xạ; tiêu chuẩn cấp, thoát nước; tiêu chuẩn chống sét; tiêu chuẩn độ ồn; tiêu chuẩn về độ rung; tiêu chuẩn độ sạch; tiêu chuẩn độ bụi; tiêu chuẩn độ ẩm; tiêu chuẩn nhiệt độ; tiêu chuẩn về khoảng cách an toàn; tiêu chuẩn về không gian làm việc; tiêu chuẩn độ thoáng (thông gió); tiêu chuẩn về độ dốc...
c) Tổ chức hội thảo; lấy ý kiến chuyên gia và khảo sát để đánh giá thực tiễn
Tổ chức hội thảo (tối thiểu 20 người).
Lấy ý kiến chuyên gia độc lập (tối thiểu 15 chuyên gia).
Tổ chức khảo sát tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (ít nhất 15 cơ sở).
Trên cơ sở ý kiến chuyên gia và kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn, Ban chủ nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện và biên tập tổng thể tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm.
d) Thẩm định định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm
Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm lập kế hoạch thẩm định và gửi tài liệu đến các thành viên;
Các thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu dự thảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và các tài liệu liên quan để chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) đối với dự thảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
đ) Nội dung cuộc họp thẩm định
Ban chủ nhiệm báo cáo dự thảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm.
Ban chủ nhiệm giải đáp các câu hỏi của Hội đồng thẩm định.
Các thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá công khai về dự thảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm.
Các thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá chất lượng của dự thảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm bằng phương pháp bỏ phiếu kín theo các mức sau:
Mức 1: Đạt yêu cầu đề nghị ban hành.
Mức 2: Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa trước khi đề nghị ban hành.
Mức 3: Không đạt yêu cầu phải xây dựng lại.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp các ý kiến đánh giá của các thành viên Hội đồng thẩm định và kết luận về chất lượng của tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm trên cơ sở đồng thuận của tất cả các thành viên Hội đồng thẩm định tham gia cuộc họp (theo một trong ba mức quy định trên). Nếu dự thảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm phải chỉnh sửa thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định sẽ yêu cầu chi tiết việc chỉnh sửa. Trường hợp dự thảo không đạt yêu cầu phải xây dựng lại thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định sẽ quyết định phương án tổ chức thẩm định lại để Ban chủ nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp, báo cáo cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm về kết quả thẩm định.
e) Ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm
Căn cứ biên bản thẩm định, kết luận thẩm định và báo cáo chỉnh sửa (nếu có), cơ quan có thẩm quyền ký ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo quy định.
Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng, thẩm định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm.
4. Chỉnh sửa, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm
Việc chỉnh, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm được thực hiện trong trường hợp tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm đã ban hành không còn phù hợp với điều kiện mới về tổ chức thực hiện và tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Khi có nhu cầu chỉnh sửa, bổ sung định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm, thì cơ quan có thẩm quyền xây dựng kế hoạch và triển khai chỉnh sửa, bổ sung theo quy định của Thông tư này./.
QUY TRÌNH BIÊN SOẠN, THẨM ĐỊNH NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC, NGÂN HÀNG BÀI KIỂM TRA THỰC HÀNH
(Kèm theo Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC, NGÂN HÀNG BÀI KIỂM TRA THỰC HÀNH
1. Nguyên tắc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm
a) Mỗi câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn chỉ kiểm tra một nội dung kiến thức thiết yếu theo thành phần và tiêu chí thực hiện của một đơn vị năng lực để đánh giá năng lực đó ở một bậc trình độ kỹ năng nghề.
b) Câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn phải bảo đảm được tính phân biệt với các câu hỏi trắc nghiệm khác và phù hợp với bậc trình độ kỹ năng nghề. Trong ngân hàng câu hỏi ở 1 bậc trình độ kỹ năng, nội dung các câu hỏi không được trùng nhau.
c) Câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm đúng (sai) và câu hỏi trắc nghiệm có nhiều sự lựa chọn.
d) Câu hỏi trắc nghiệm đúng (sai) có 2 phương án lựa chọn được quy định trước nội dung trả lời đúng (sai) là A và B, được biên soạn để đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật của người lao động theo thành phần và tiêu chí thực hiện của các năng lực thuộc nhóm năng lực cơ bản, năng lực chung ở tất cả các bậc trình độ kỹ năng nghề và thuộc nhóm năng lực chuyên môn ở bậc trình độ kỹ năng nghề bậc 1.
đ) Câu hỏi trắc nghiệm có nhiều sự lựa chọn có 4 phương án lựa chọn được quy định trước nội dung trả lời câu hỏi là A, B, C và D, được biên soạn để đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật của người lao động theo thành phần và tiêu chí thực hiện của các năng lực thuộc nhóm năng lực chuyên môn ở bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 2 đến bậc 5.
2. Nguyên tắc biên soạn câu hỏi tự luận
a) Mỗi câu hỏi tự luận được biên soạn phải tổng hợp kiểm tra đầy đủ nội dung kiến thức thiết yếu theo thành phần và tiêu chí thực hiện của các đơn vị năng lực trong một bậc trình độ kỹ năng nghề.
b) Câu hỏi tự luận chỉ được biên soạn (nếu cần thiết) để đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật của người lao động ở bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 4 đến bậc 5
c) Câu hỏi tự luận được đánh giá theo thang điểm 100, mỗi câu hỏi là 100 điểm.
3. Nguyên tắc biên soạn bài kiểm tra thực hành
a) Bài kiểm tra thực hành được biên soạn phải đảm bảo đánh giá được các kỹ năng quan trọng theo thành phần và tiêu chí thực hiện của các năng lực ở một bậc trình độ kỹ năng nghề.
b) Bài kiểm tra thực hành được biên soạn phải phù hợp với khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia
c) Bài kiểm tra thực hành được biên soạn phải phù hợp với kỹ thuật, công nghệ đang được sử dụng phổ biến tại thời điểm biên soạn.
d) Bài kiểm tra thực hành được biên soạn phải thuận lợi cho việc tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia tại các Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề.
4. Yêu cầu đối với câu hỏi
a) Đối với câu hỏi trắc nghiệm
Mỗi câu hỏi trắc nghiệm chỉ có duy nhất (01) phương án lựa chọn là đúng. Phương án lựa chọn đúng được ký hiệu là phương án A.
Đối với câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn dưới dạng câu hỏi có nhiều sự lựa chọn, phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Các phương án lựa chọn trong câu hỏi được biên soạn không được phủ định nhau hoặc gợi ý để có thể biết được phương án lựa chọn đúng với câu hỏi đặt ra;
Không biên soạn các phương án lựa chọn sai rõ rệt hoặc vô nghĩa, không liên quan đến câu hỏi có thể dẫn đến dự đoán được đáp án đúng; Tránh sử dụng các từ có tính tuyệt đối như “tất cả, luôn luôn, nhất định, ...” trong các phương án lựa chọn;
Không sử dụng câu phủ định trong phương án lựa chọn khi câu hỏi ở dạng phủ định;
Độ dài của các phương án lựa chọn phải tương đương nhau.
b) Đối với câu hỏi tự luận: mỗi câu hỏi tự luận được biên soạn phải có yêu cầu, nhiệm vụ người tham dự phải thực hiện; tài liệu, dụng cụ được phép sử dụng khi thực hiện bài kiểm tra; hướng dẫn chấm điểm cụ thể, chi tiết để đảm bảo khách quan trong công tác chấm điểm và các chú ý khác (nếu có).
c) Thời gian cần thiết để trả lời mỗi câu hỏi
Với câu hỏi trắc nghiệm đúng (sai), thời gian để trả lời mỗi câu hỏi là 1 phút;
Với câu hỏi trắc nghiệm có nhiều sự lựa chọn, thời gian để trả lời mỗi câu hỏi là 1,5 phút.
Với câu hỏi tự luận, thời gian trả lời mỗi câu hỏi không quá 120 phút.
d) Số lượng câu hỏi cần biên soạn.
Số lượng câu hỏi cần biên soạn phải đủ để đánh giá được các kiến thức thiết yếu, nhưng tối thiểu không ít hơn 250 câu hỏi trắc nghiệm hoặc 4 câu hỏi tự luận cho mỗi bậc trình độ kỹ năng nghề. Trong đó, tỷ lệ số lượng câu hỏi trắc nghiệm hoặc tỷ lệ nội dung kiến thức thiết yếu thuộc nhóm năng lực cơ bản chiếm từ 5 - 20%; thuộc nhóm năng lực chung chiếm từ 20 - 25 % và thuộc nhóm năng lực chuyên môn chiếm từ 55 - 75%
đ) Yêu cầu đối với bài kiểm tra kiến thức:
Mỗi bài kiểm tra kiến thức có 60 - 90 câu hỏi trắc nghiệm theo tỷ lệ quy định tại khoản 5 Điều này hoặc 1 câu hỏi tự luận.
Bài kiểm tra kiến thức phải đủ độ bao phủ để kiểm tra được các kiến thức thiết yếu theo thành phần và tiêu chí thực hiện của các đơn vị các năng lực của một bậc trình độ kỹ năng nghề.
Người tham dự kiểm tra được công nhận là đạt phần kiểm tra kiến thức khi trả lời đúng từ 60% số câu hỏi trắc nghiệm hoặc đạt 60 điểm trở lên với câu hỏi tự luận có thang điểm 100.
5. Yêu cầu đối với bài kiểm tra thực hành
a) Mỗi bài kiểm tra thực hành phải đầy đủ các nội dung: thời gian thực hiện; yêu cầu bài kiểm tra; vật liệu, danh mục thiết bị, dụng cụ; những điểm cần lưu ý; tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, hướng dẫn chấm điểm, phương pháp chấm điểm và hướng dẫn tổ chức kiểm tra;
b) Tùy theo đặc tính của từng nghề, bài kiểm tra thực hành được biên soạn dưới dạng bài kiểm tra thực hiện công việc thông qua việc thao tác trên phương tiện, thiết bị, công cụ hoặc bài kiểm tra thực hiện công việc thông qua việc tác nghiệp trên giấy hoặc bài kiểm tra thực hiện công việc thông qua việc thao tác trên phương tiện, thiết bị, công cụ kết hợp với tác nghiệp trên giấy.
c) Mỗi bài kiểm tra thực hành được biên soạn phải đánh giá được các kỹ năng thực hành công việc và tuân thủ an toàn lao động, vệ sinh lao động theo các tiêu chí thực hiện từng năng lực ở cả 3 nhóm năng lực của từng bậc kỹ năng nghề của nghề biên soạn, trong đó phải đảm bảo độ phủ các kỹ năng thực hiện theo tỷ lệ là 20 - 25 % thuộc nhóm năng lực cơ bản; 20 - 25% thuộc nhóm năng lực chung và 50 - 60% thuộc nhóm năng lực chuyên môn.
d) Thời gian chuẩn thực hiện bài kiểm tra thực hành tối đa là 8 giờ. Trường hợp thời gian chuẩn thực hiện bài kiểm tra thực hành dài hơn 4 giờ cần có quy định về thời gian nghỉ giải lao phù hợp.
đ) Số lượng bài kiểm tra thực hành cần biên soạn mới cho một bậc trình độ kỹ năng nghề ít nhất là 03 bài kiểm tra.
e) Điểm của bài kiểm tra thực hành
Điểm tối đa của một bài kiểm tra thực hành là 100 điểm. Người tham dự kiểm tra được công nhận là đạt phần kiểm tra thực hành khi có kết quả điểm kiểm tra thực hành từ sáu mươi (60) điểm trở lên.
Trong trường hợp Bài kiểm tra có từ 2 nhiệm vụ trở lên và có quy định điểm tối thiểu của từng nhiệm vụ phải đạt được (căn cứ theo mức độ cần thiết, quan trọng của từng nhiệm vụ mà Tổ biên soạn đưa ra quyết định có hoặc không có tính điểm tối thiểu cho từng nhiệm vụ). Người tham dự kiểm tra được công nhận là đạt khi có điểm cuối cùng từ sáu mươi (60) điểm trở lên và phải đạt được điểm tối thiểu của từng nhiệm vụ trở lên.
II. THÀNH LẬP TỔ BIÊN SOẠN NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC, NGÂN HÀNG BÀI KIỂM TRA THỰC HÀNH
1. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, Hội nghề nghiệp và các tổ chức khác được cơ quan có thẩm quyền (là Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chỉ định lựa chọn giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức biên soạn ngân hàng câu hỏi kiểm tra kiến thức, ngân hàng bài kiểm tra thực hành (sau đây viết tắt là ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành) đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
2. Đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức biên soạn được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lựa chọn theo các tiêu chí và thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tiêu chí lựa chọn
Ưu tiên đơn vị có đội ngũ chuyên gia là những người đã tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia hoặc người đã được cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng quốc gia đối với nghề được giao biên soạn;
Có có kinh nghiệm trong đào tạo hoặc trong sản xuất, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ liên quan đến nghề được giao biên soạn.
b) Nhiệm vụ: Ra quyết định thành lập Tổ biên soạn ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề (sau đây gọi là Tổ biên soạn) và cung cấp các điều kiện cần thiết để Tổ biên soạn thực hiện việc biên soạn.
3. Thành phần của Tổ biên soạn bao gồm người đã được cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề được giao biên soạn hoặc người đã tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia hoặc là người có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trực tiếp làm việc, nghiên cứu, giảng dạy ở ngành/nghề tương ứng với nghề được giao biên soạn.
4. Số lượng thành viên của Tổ biên soạn tùy thuộc theo từng nghề nhưng tối thiểu phải có từ bảy (07) thành viên trở lên. Trong đó ít nhất có 1/3 số thành viên không thuộc đơn vị được lựa chọn tổ chức biên soạn.
5. Tổ biên soạn có trách nhiệm:
a) Tiến hành các hoạt động biên soạn ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành; chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành được giao biên soạn;
b) Lập hồ sơ đề nghị thẩm định ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành. Hồ sơ đề nghị thẩm định bao gồm các tài liệu sau đây: một (01) báo cáo quá trình biên soạn ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành; một (01) dự thảo ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành; các sản phẩm trung gian được sử dụng trong quá trình biên soạn ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành.
c) Tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành theo ý kiến kết luận của Hội đồng Thẩm định.
d) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về việc biên soạn ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành theo yêu cầu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và báo cáo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về các hạn chế, tồn tại và đề xuất để chỉnh sửa, cập nhật tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề được giao biên soạn.
đ) Tiêu hủy ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành sau khi thẩm định và bàn giao cho Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, không sao, chụp, lưu giữ, sử dụng, chia sẻ, trao đổi, cung cấp, hoặc chuyển giao dưới bất kỳ hình thức nào.
III. BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC (SAU ĐÂY GỌI LÀ CÂU HỎI)
1. Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề cần biên soạn, lập bảng danh mục các kiến thức thiết yếu của nghề.
2. Căn cứ bảng danh mục các kiến thức thiết yếu được lập xác định các kiến thức lặp lại, sắp xếp các kiến thức thiết yếu theo mức độ quan trọng và tần suất lặp lại đồng thời tiến hành phân bổ số lượng các câu hỏi trắc nghiệm cần biên soạn theo nhóm các năng lực cơ bản, năng lực chung và năng lực chuyên môn hoặc xác định các nội dung cần đưa vào câu hỏi tự luận cho từng bậc trình độ kỹ năng nghề nhất định.
3. Căn cứ bảng danh mục được lập, tiến hành biên soạn câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi tự luận cho từng bậc trình độ kỹ năng nghề. Các câu hỏi trắc nghiệm phải đầy đủ nội dung; hình vẽ (nếu có); các phương án trả lời; phương án trả lời đúng. Các câu hỏi tự luận phải có yêu cầu, nhiệm vụ người tham dự phải thực hiện; tài liệu, dụng cụ được phép sử dụng khi thực hiện bài kiểm tra; hướng dẫn chấm điểm cụ thể, chi tiết để đảm bảo khách quan trong công tác chấm điểm và các chú ý khác (nếu có).
4. Kiểm tra, hiệu đính lại các câu hỏi đã biên soạn.
5. Gửi lấy ý kiến góp ý của ít nhất 20 chuyên gia có kinh nghiệm trong nghề biên soạn và tiến hành hội thảo với các chuyên gia được gửi lấy ý kiến để chỉnh sửa, hoàn thiện các câu hỏi đã biên soạn.
IV. BIÊN SOẠN BÀI KIỂM TRA THỰC HÀNH
1. Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề cần biên soạn, lập bảng các kỹ năng quan trọng của nghề.
2. Căn cứ bảng danh mục các kỹ năng quan trọng, xác định các kỹ năng lặp lại, sắp xếp các kỹ năng quan trọng theo mức độ quan trọng và tần suất lặp lại đồng thời xác định các kỹ năng để thiết kế bài kiểm tra thực hành theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề.
3. Căn cứ bảng danh mục các kỹ năng quan trọng được sắp xếp theo mức độ quan trọng và tần suất lặp lại, tiến hành biên soạn bài kiểm tra thực hành cho từng bậc trình độ. Bài kiểm tra thực hành phải bao gồm đầy đủ các nội dung: Tên bài kiểm tra; bậc trình độ; thời gian thực hiện; yêu cầu của bài kiểm tra; vật liệu, dụng cụ, thiết bị; yêu cầu mặt bằng; những nội dung cần lưu ý; bảng hướng dẫn chấm điểm; tiêu chuẩn chấm điểm và các nội dung hướng dẫn tổ chức kiểm tra.
4. Căn cứ các bài kiểm tra thực hành được biên soạn, tổng hợp danh mục trang thiết bị, máy móc, dụng cụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho từng bậc trình độ kỹ năng nghề.
5. Gửi lấy ý kiến góp ý của ít nhất 20 chuyên gia đối và tiến hành hội thảo với các chuyên gia được gửi lấy ý kiến để chỉnh sửa, hoàn thiện các bài kiểm tra thực hành đã biên soạn.
V. TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ THỬ NGHIỆM NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC, NGÂN HÀNG BÀI KIỂM TRA THỰC HÀNH
Đối với mỗi bậc trình độ kỹ năng nghề phải tổ chức ít nhất một (01) đợt đánh giá thử nghiệm ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành đã biên soạn. Việc tổ chức đánh giá thử nghiệm bao gồm các bước sau:
1. Thành lập các ban tổ chức đánh giá thử nghiệm; tiến hành các công việc chuẩn bị và tổ chức đánh giá thử nghiệm.
2. Lựa chọn đối tượng đánh giá thử nghiệm. Đối tượng tham gia đánh giá thử nghiệm ở mỗi một bậc trình độ kỹ năng nghề nhất định của nghề phải là những người đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định số 31/2015/NĐ- CP. Số lượng người tham gia không ít hơn mười lăm (15) người trong một (01) đợt đánh giá thử nghiệm câu hỏi và không ít hơn năm (05) người trong một (01) đợt đánh giá thử nghiệm bài kiểm tra thực hành.
3. Thực hiện đánh giá thử nghiệm.
4. Tiến hành chấm điểm; tổng hợp kết quả đánh giá thử nghiệm và lập báo cáo phân tích kết quả đánh giá thử nghiệm.
5. Căn cứ vào báo cáo phân tích kết quả đánh giá thử nghiệm, tiến hành điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hoặc loại bỏ các câu hỏi, bài kiểm tra thực hành không phù hợp.
VI. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC, NGÂN HÀNG BÀI KIỂM TRA THỰC HÀNH
1. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thành lập Hội đồng thẩm định ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) để thẩm định hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được.
2. Số lượng thành viên, cơ cấu và thành phần của Hội đồng thẩm định
Số lượng thành viên Hội đồng thẩm định là số lẻ và có ít nhất bảy (07) thành viên, bao gồm: Chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác. Thành phần tham gia Hội đồng thẩm định là đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; cán bộ nghiên cứu, giảng dạy hoặc quản lý về giáo dục nghề nghiệp, người có kinh nghiệm trong thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; chuyên gia về an toàn lao động, kỹ thuật công nghệ của các doanh nghiệp, đơn vị có hoạt động chuyên môn liên quan và không tham gia vào quá trình biên soạn ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành của nghề tham gia thẩm định; ưu tiên những người đã được cấp thẻ đánh giá viên hoặc đã tham gia xây dựng hoặc thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề cần thẩm định.
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định
a) Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng thẩm định; các phiên họp của Hội đồng thẩm định phải có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng và thông báo để Tổ biên soạn tham dự.
b) Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, từng thành viên Hội đồng thẩm định phải chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản về nội dung của các tài liệu có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được và phát biểu tại phiên họp của Hội đồng thẩm định để các thành viên Hội đồng thẩm định tham dự phiên họp thảo luận, phân tích, đánh giá công khai; Tổ biên soạn được mời tham dự phiên họp có trách nhiệm giải trình ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định nếu được yêu cầu.
c) Hội đồng thẩm định thực hiện đánh giá chất lượng bản dự thảo ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được thông qua hình thức bỏ phiếu kín của các thành viên Hội đồng thẩm định theo ba (03) mức độ: đạt yêu cầu; phải chỉnh sửa theo yêu cầu và báo cáo Hội đồng Thẩm định; chưa đạt yêu cầu phải biên soạn lại.
d) Kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định theo đa số phiếu đánh giá của các thành viên và là ý kiến chính thức của Hội đồng thẩm định. Các ý kiến khác với kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định được bảo lưu và gửi kèm cùng với báo cáo gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
đ) Các thành viên Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm tiêu hủy dự thảo ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành sau khi thẩm định, không sao, chụp, lưu giữ, sử dụng, chia sẻ, trao đổi, cung cấp, hoặc chuyển giao dưới bất kỳ hình thức nào.
4. Nội dung thẩm định
Việc thẩm định tập trung vào một số nội dung sau đây: Thẩm định sự tuân thủ về nguyên tắc, yêu cầu biên soạn câu hỏi kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành; Thẩm định sự tuân thủ về quy trình biên soạn; Thẩm định sự phù hợp về thời gian, nội dung, đáp án, của các câu hỏi trắc nghiệm và nội dung, hướng dẫn chấm điểm của câu hỏi tự luận; sự phù hợp về cấu trúc bài kiểm tra kiến thức; sự phù hợp về nội dung, thang điểm, cách thức đánh giá, tính khả thi và thời gian thực hiện các bài kiểm tra thực hành.
VII. TRÌNH PHÊ DUYỆT NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC, NGÂN HÀNG BÀI KIỂM TRA THỰC HÀNH SAU KHI THẨM ĐỊNH ĐẠT YÊU CẦU
1. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phê duyệt ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành sau khi thẩm định đạt yêu cầu được sử dụng để thiết lập các bài kiểm tra cho các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo quy định.
2. Ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành sau khi được phê duyệt sẽ được biên tập tổng thể, mã hóa, đưa dữ liệu vào phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, lưu trữ, trộn và thiết lập các bài kiểm tra phục vụ hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
VIII. CHỈNH SỬA, BỔ SUNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC, NGÂN HÀNG BÀI KIỂM TRA THỰC HÀNH
Việc chỉnh sửa, bổ sung ngân hàng câu hỏi, ngân hàng bài thực hành của một nghề được thực hiện trong trường hợp tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề đó được cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi nhằm phù hợp với thay đổi của hoạt động sản xuất, kinh doanh và yêu cầu hội nhập khu vực, thế giới./.
MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 17/2022/TT-BLDTBXH |
Hanoi, September 6, 2022 |
GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF SEVERAL CONTENTS OF VOCATIONAL EDUCATION AND EMPLOYMENT FOR EMPLOYEES WORKING AT SUBPROJECTS AND COMPONENTS OF 03 NATIONAL TARGET PROGRAMS DURING 2021 - 2025 PERIOD
Pursuant to the Government's Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the Functions, Tasks, Powers and Organizational Structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Pursuant to the Government's Decree No. 27/2022/ND-CP dated April 19, 2022 on the Mechanism for Management and Implementation of National Target Programs;
With the aim of implementing the Prime Minister’s Decision No. 1719/QD-TTg dated October 14, 2021 on Approval for the National Target Program for Socio-economic Development of Ethnic Minority Areas and Mountainous Regions during the 2021 – 2030 Period, Stage 1: from 2021 to 2025;
In furtherance of the Prime Minister’s Decision No. 90/QD-TTg dated January 18, 2022 on Approval for the National Target Program for Sustainable Poverty Alleviation during the 2021-2025 Period;
In furtherance of the Prime Minister’s Decision No. 263/QD-TTg dated February 22, 2022 on Approval for the National Target Program for Construction of New Rural Areas during the 2021-2025 Period;
At the request of the General Director of the Directorate of Vocational Education and Training;
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby promulgates the Circular providing Guidelines for implementation of several contents of vocational education and employment for employees working at subprojects and components of 03 national target programs during 2021 - 2025 period.
Article 1. Scope of application
This Circular provide Guidelines for implementation of several contents of vocational education and employment for employees working at subprojects and components of 03 national target programs during 2021 - 2025 period, including:
1. Subproject No. 1 - “Development of Vocational Education for Areas in Poverty or Hardship" as part of the Project No.4 under the National Target Program for Sustainable Poverty Alleviation for the 2021-2025 period, which was approved under the Prime Minister's Decision No. 90/QD-TTg dated January 8, 2022.
2. Subproject No. 3 “Development of Vocational Education and Employment for Working Age Population at Ethnic Minority and Mountainous Regions" as part of the Project No. 5 under the National Target Program for Socio-economic Development of Ethnic Minority and Mountainous Regions during the 2021 – 2030 Period, Stage I: from 2021 to 2025, which was approved under the Prime Minister’s Decision No. 1719/QD-TTg dated October 14, 2021.
3. Item No. 09 – “Ongoing Improvement of Quality of Vocational Education of Rural Workers, Taking into Consideration Market Demands” as part of the Component No. 03 under the National Target Program for Construction of New Rural Areas during the 2021-2025 Period, which was approved under the Prime Minister’s Decision No. 263/QD-TTg.
Article 2. Subjects of application
Learners; vocational education institutions; employment service centers, job placement agencies; overseas employment or recruitment agencies; counseling entities and persons for overseas jobs; relevant Ministries, central authorities, local authorities, enterprises, cooperatives and other entities or persons that are assigned to perform items or activities included in subprojects, and components referred to in Article 1 of this Circular.
GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF THE SUBPROJECT NO. 1 - “DEVELOPMENT OF VOCATIONAL EDUCATION FOR AREAS IN POVERTY OR HARDSHIP" AS PART OF THE PROJECT NO.4 UNDER THE NATIONAL TARGET PROGRAM FOR SUSTAINABLE POVERTY ALLEVIATION FOR THE 2021-2025 PERIOD, WHICH WAS APPROVED UNDER THE PRIME MINISTER'S DECISION NO. 90/QD-TTG DATED JANUARY 8, 2022
Article 3. Beneficiaries or Recipients of Financial and/or Other Support
These beneficiaries shall be as specified in III (paragraph a, clause 4) in the Prime Minister’s Decision No. 90/QD-TTg dated January 18, 2022 on approval of the National Target Program for Sustainable Poverty Alleviation for the 2021-2025 Period.
Article 4. Financial and/or other Support aimed at Investing in Facilities, Physical Infrastructure, Equipment or Means necessary for Training Activities of Vocational Education Institutions
1. Financial and/or other Support given in the form of funding for construction, repair or maintenance of property or facilities; purchase of equipment or means intended for training activities shall vary according to the nature of funding sources, principles and criteria under which funds are appropriated to vocational education institutions located in provinces comprising poor district(s). Those offering vocational education in key industries or occupations vital to the local or regional socio-economic development shall be preferred.
2. Based on set goals, objectives and assigned funds, financial or other Support shall be granted in accordance with regulatory provisions of the law on public investment; the Circular No. 46/2022/TT-BTC dated July 28, 2022 of the Minister of Finance, prescribing management, use and final accounting of central budget expenditures intended for implementation of the National Target Program for Sustainable Poverty Alleviation during the 2021 – 2025 Period (hereinafter referred to as Circular No. 46/2022/TT-BTC) and other relevant regulatory provisions.
Article 5. Setting National Vocational Qualification and Competency Standards
Setting, updating, revising and modifying National Vocational Qualification and Competency Standards in accordance with the Circular No. 56/2015/TT-BLDTBXH dated December 24, 2015 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, regarding guidance on setting, review and publication of National Vocational Qualification and Competency Standards.
Article 6. Imposing the Minimum Limits on Volume of Learning or Knowledge required, and Post-graduation Capacity of Learners
Imposing, modifying; reviewing and introducing the minimum limits (norms) on the volume of learning or knowledge required and post-graduation capacity of learners according to corresponding industries or occupations and at qualification levels as specified in the Circular No. 12/2017/TT-BLDTBXH dated April 20, 2017 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, providing for the minimum requirement for the volume of knowledge and capacity of learners attained after graduation from (post)secondary (also junior college) programs; the Circular No. 34/2018/TT-BLDTBXH dated December 26, 2018 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, prescribing amendments and modifications to several Articles of the Circular No. 42/2015/TT-BLDTBXH dated October 20, 2015, prescribing elementary-level training, the Circular No. 43/2015/TT-BLDTBXH dated October 20, 2015 on continuing training; the Circular No. 07/2017/TT-BLDTBXH dated March 10, 2017, introducing the work regime for vocational educators; the Circular No. 08/2017/TT-BLDTBXH dated March 10, 2017, prescribing academic and professional qualification standards of vocational educators; the Circular No. 10/2017/TT-BLDTBXH dated March 13, 2017, prescribing samples or templates of (post)secondary (or associate) diplomas and degrees; printing, management, conferral, withdrawal or revocation of (post)secondary (or associate) diplomas and degrees; the Circular No. 31/2017/TT-BLDTBXH dated December 28, 2017, prescribing collegiate, intermediate and elementary-level on-the-job training (hereinafter referred to as Circular No. 34/2018/TT-BLDTBXH; and clause 8 and 10 of Article 23 in the Circular No. 15/2022/TT-BTC dated March 4, 2022 of the Ministry of Finance on management and use of state budget expenditures on implementation of the National Target Program for Socio-economic Development of Ethnic Minority and Mountainous Areas in the 2021 – 2030 period, Stage I: from 2021 to 2025 (hereinafter referred to as Circular No. 15/2022/TT-BTC).
Article 7. Setting Economic and Technical Benchmarks
1. Setting, altering and modifying economic and technical benchmarks in training specific to industries or occupations that correspond to vocational education qualifications and levels.
2. Content of economic and technical benchmarks in training shall be defined, reviewed and put to use in accordance with the Circular No. 07/2020/TT-BLDTBXH dated October 12, 2020 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, providing for setting, reviewing and introduce economic and technical benchmarks in training to be applied in the vocational education field.
Article 8. Making the Required Equipment List
1. Compiling, revising and modifying the List of required equipment items specific to industries or occupations that correspond to vocational education qualifications and levels.
2. Content of the aforesaid List shall be defined, evaluated, reviewed and published in accordance with Section I and II of Appendix I hereto.
Article 9. Setting Standards of Facilities Used in Practice, Experimentation or Testing
1. Setting, revising or modifying Standards of Facilities Used in Practice, Experimentation or Testing specific to industries or occupations.
2. Content of Standards of Facilities Used in Practice, Experimentation or Testing specific to industries or occupations shall be defined, revised or modified under Section I or III of Appendix I hereto.
Article 10. Setting Minimum Prices of Vocational Education Services Funded by State Budget (hereinafter referred to as State-funded Services)
These Minimum Prices shall be set in accordance with law on prices; the Government’s Decree No. 60/2021/ND-CP dated June 21, 2021, prescribing the practice of financial autonomy of state-owned public service providers; instructions of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on the method for pricing of state-owned public service providers funded by the state budget (state-funded public service providers) in the vocational education field under the pricing authority of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affair; and other relevant regulatory provisions.
Article 11. Developing the System for National Assessment and Certification of Vocational Qualification
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) creating, altering, modifying and reviewing the Bank of Theory and Practice Exam Questions for the National Assessment for Certification of Vocational Qualifications (hereinafter referred to as Question Bank).
b) designing, introducing, put to use and updating training programs, curricula and syllabi, and providing training courses in the National Assessment for Certification of Vocational Qualifications; printing and providing officers in charge of the national assessment and certification of vocational qualifications with assessor or examiner credential/identification cards.
2. Financial and/or other Support shall be given in the following manners:
a) For the former series of activities stated above:
Designing and compiling relevant materials; providing training or retraining courses for the Panel for Design and Compilation of Question Bank in accordance with the Circular No. 36/2018/TT-BTC dated March 30, 2018 of the Minister of Finance, providing guidance on estimation, management, use and final accounting of state budget appropriations or expenditures intended for training and retraining of state regulators and public employees, and implementation of regulations in force (hereinafter referred to as Circular No. 36/2018/TT-BTC); Circular No. 43/2015/TT-BLDTBXH dated October 20, 2015 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, prescribing continuing training and education (hereinafter referred to as Circular No. 43/2015/TT-BLDTBXH), which is and amended and supplemented in the Circular No. 34/2018/TT-BLDTBXH.
Designing, compiling, reviewing and approving the Question Bank in accordance with clause 2, 3 and 4 of Article 20 in the Government's Decree No. 31/2015/ND-CP dated March 24, 2015, specifying several Articles of the Law on Employment regarding national vocational qualification assessment and certification (hereinafter referred to as Decree No. 31/2015/ND-CP) and clause 8 of Article 3 in the Government’s Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018, amending and supplementing Decrees relating to investment and business conditions, and administrative formalities under the authority of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (hereinafter referred to as Decree No. 140/2018/ND-CP). Detailed procedures for creating, designing, compiling and reviewing the Question Bank specified in Appendix II hereto.
Providing counsels or instructions on and supervising the process for compilation of the Question Bank as specified in clause 3 of Article 16 in the Circular No. 46/2022/TT-BTC.
Designing and compiling relevant materials; providing training or retraining courses for the Panel for Design and Compilation of Question Bank in accordance with the regulations laid down the Circular No. 36/2018/TT-BTC, the Circular No. 43/2015/TT-BLDTBXH and amended and supplemented in the Circular No. 34/2018/TT-BLDTBXH.
Radically editing, encrypting data on exam questions and inputting them into the IT system for management, retention, shuffling exam questions and creating or forming exams in accordance with clause 4 of Article 20 in the Decree No. 31/2015/ND-CP and clause 8 of Article 3 in the Decree No. 140/2018/ND-CP to prepare, design, compile and provide manuals for use thereof in the National Assessment of Vocational Qualifications or vocational qualification exams specific to levels indicated in the national vocational qualification and competency assessment framework in accordance with paragraph a of clause 3 of Article 11 in the Circular No. 19/2016/TT-BLDTBXH dated June 28, 2016 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, providing guidance on implementation of several Articles of the Decree No. 31/2015/ND-CP (hereinafter referred to as Circular No. 19/2016/TT-BLDTBXH); point a of clause 5 of Article 12 in the Circular No. 41/2019/TT-BLDTBXH dated December 30, 2019 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, amending and supplementing several Articles of the Circular No. 38/2015/TT-BLDTBXH dated October 19, 2015, imposing regulations on national vocational qualification certificates, conferment and management of conferment of national vocational qualification certificates; and the Circular No. 19/2016/TT- BLDTBXH dated June 28, 2016 on instructions for implementation of several Articles of the Government’s Decree No. 31/2015/ND-CP dated March 24, 2015, imposing detailed regulations on implementation of several Articles of the Law on Employment regarding assessment and conferment of national vocational qualification certificates (hereinafter referred to as Circular No. 41/2019/TT-BLDTBXH); and other relevant directives to in order for vocational qualification assessment bodies to make preparation for and conduct the vocational qualification assessment, as well as notify participants and examinees so that they can get ready for such exam-based assessment. Shuffling questions to create vocational qualification exams shall be as provided in the Circular No. 69/2021/TT-BTC dated August 11, 2021, providing guidance on management of funds for preparation, organization of and participation in exams in the general education system.
Editing and publishing literature relating to the guidebook to creating, designing and compiling the Question Bank and the national vocational qualification certification assessment shall be subject to clause 3 of Article 4 in the Circular No. 46/2022/TT-BTC.
b) For the latter series of activities stated above:
Designing or selecting and approving curricula, syllabi and other teaching or learning resources shall be subject to regulations laid down in Article 4 and Article 5 of the Circular No. 43/2015/TT-BLDTBXH and amended or modified under the Circular No. 34/2018/TT-BLDTBXH.
Entities designated to provide training or retraining courses shall design the training program or plan courses included in the training program; define the scope, content, participants, time, location of each course; print and issue ID/credential cards of vocational qualification assessors or examiners as appropriate for training or retraining of public officials or employees under the Circular No. 36/2018/TT-BTC.
Article 12. Developing the Vocational Education Quality Assurance System
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) Developing and applying quality assurance models at vocational education institutions
Conduct surveys, assessments and make reports on the current state of quality assurance at vocational education institutions; research, develop and experiment on models; design training programs and materials for application of these models, and provide school administrators and teachers with training courses in pilot use of the models; inspect and supervise the development of and experimentation with the models; host conferences and seminars on assessment, review and finalization of quality assurance models.
b) Conducting training and retraining sessions in the setting up and development of quality assurance systems available for use at vocational education institutions; providing training and retraining sessions for education quality accreditors
Design, publish and revise curricula and syllabi; hold training and retraining sessions in setting up and developing quality assurance systems available for use at vocational education institutions.
Design, publish and revise curricula and syllabi; provide training and retraining sessions for vocational education accreditors.
2. Financial and/or other Support shall be given in the following manners:
a) For the former task
Building quality assurance models to be applied to vocational education institutions: Survey, evaluate, make general and thematic reports on the current state of quality assurance of vocational education institutions in provinces with poor districts; research and develop quality assurance content and activities varying depending on types of vocational education institutions provided that they are suitable to the conditions of these provinces with poor districts. Building quality assurance models consisting of procedures and tools for quality assurance during the enrolment, training and graduation process.
Experiment on quality assurance models: Allow several vocational education institutions to experiment on models; design curricula and syllabi and provide training sessions for school administrators and teachers designated to participate in the experimentation process; carry out the experimentation process at designated vocational education institutions.
Examine and supervise the design, development and pilot application of quality assurance models by vocational education institutions. Hold conferences, seminars or workshops during the period of design, development and pilot application of models. Assess, review and finalize quality assurance models.
Entities designated to be in charge of designing, developing and applying quality assurance models at vocational education institutions shall act in accordance with the Joint Circular No. 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN dated April 22, 2015 of the Minister of Finance and the Minister of Science and Technology, providing guidance on setting quotas for estimation, allocation and final accounting of budget expenditures on science and technology assignments funded by the State Budget (hereinafter referred to as Joint Circular No. 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN).
b) For the latter task
Entities designated to provide training and retraining courses shall design the training program or plan courses included in the training program; define the scope, content, participants, time, location of each course; and conduct these training courses under the provisions of the Circular No. 36/2018/TT-BTC.
Article 13. Providing Professional Development Courses for Teachers and Administrators
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) Designing, compiling, publishing, revising and updating curricula, syllabi and training resources available for use in training and retraining courses, and provide these courses designed to standardize and improve the capacity and repertoire of vocational teachers and administrators; on the pedagogical capacity and teaching qualifications of vocational trainers; on the capacity to develop training programs, curricula, syllabi and training resources; on the professional qualifications and expertise in managing vocational training activities taking place in the workplace or corporate context; on the levels of vocational qualification and question banks intended to test and assess vocational qualifications for use in practice classes taught by vocational educators; on the scientific research capacity for teachers and school administrators; on the capacity to apply information technology to teaching and instruction activities in the vocational education, digital transformation and new technology sectors; on business and entrepreneurship or business startup knowledge for the poor and disadvantaged people; on other professional knowledge and skills as required by the employment position.
b) Designing, publishing and updating curricula and syllabi needed for training and retraining courses provided for vocational education administrators, including: training and retraining courses on the state management, management of vocational education institutions, digital transformation, soft skills, foreign language proficiency levels and other necessary skills.
c) Conducting and providing training and retraining courses intended to ensure vocational education administrators meet required standards, including: training and retraining courses on professional management knowledge and skills, state management qualifications, administration of vocational education institutions; improvement of the competency in digital skills, soft skills, foreign language proficiency levels and other necessary skills; overseas courses on organizational models, governance ability, future skills and/or technology transfer taking place in countries with developed vocational education systems.
d) Designing, offering, updating and conducting training and retraining courses on improvement of the capacity for development of courses, curricula, syllabi, textbooks, materials and other resources needed for training and retraining courses provided for vocational education administrators, teachers and administrators in charge of managing school facilities and equipment.
dd) Designing, developing, offering and updating training and retraining courses, and providing these training and retraining courses for school staff members engaged in legal and inspection work.
e) Designing, developing, offering and updating professional knowledge and skill training and retraining courses on development of training programs, improvement of teaching, managerial and vocational skills, and provide these courses for managers and vocational trainers at enterprises and cooperatives.
2. Financial and/or other Support shall be given in the following manners:
Entities designated to conduct and provide training or retraining courses shall design and plan courses; define the scope, content, trainees or participants, time, location of each course; and conduct these courses in order to comply with regulations on training and professional development courses for public officials and employees laid down in the Circular No. 36/2018/TT-BTC and other regulations currently in force.
Article 14. Development of programs, courses, curricula, syllabi or other learning resources
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) Developing training programs, curricula, syllabi and other learning resources for use in a number of key industries or occupations; industries or occupations needing a lot of local personnel. Take charge of carrying out the examination and selection process to decide which vocational education institutions located in disadvantaged areas are entitled to financial or other support for design and development of courses, curricula, syllabi or training materials in conformance to course completion requirements already imposed on several key industries or occupations provided that they are tailor-made for any shift in industries or occupations in the local industrial structure.
b) Researching, designing and developing courses and teaching and learning materials on application of Fourth Revolution technologies in agricultural and tourism occupations to satisfy the socio-economic development needs of workers living in the provinces with poor districts.
c) Researching digital transformation procedures, revising and digitalizing documents on approach to digital transformation, and experimenting with such procedures at a number of vocational education institutions in the provinces with poor districts.
2. Financial and/or other Support shall be given in the following manners:
a) For designing and developing courses, curricula, syllabi, learning or teaching materials for secondary (intermediate), postsecondary (junior college)-level programs: Complying with the regulations laid down in the Circular No. 03/2017/TT-BLDTBXH dated March 1, 2017 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, prescribing procedures for designing, developing, reviewing or assessing and introducing courses and curricula; leading and carrying out the process of writing, compilation and selection of syllabi and teaching materials for secondary (intermediate), postsecondary (junior college)-level programs; and point a of clause 7 of Article 23 in the Circular No. 15/2022/TT-BTC.
b) For designing and developing elementary-level and under-03-month intensive training programs:
Content, scope and mapping of courses, curricula or syllabi designed for the elementary-level training programs; the process of design, writing, compilation, review and introduction of the elementary-level course shall be as prescribed in the Circular No. 42/2015/TT-BLDTBXH dated October 20, 2015 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, prescribing the elementary-level training (hereinafter referred to as Circular No. 42/2015/TT-BLDTBXH), and as amended and supplemented under the Circular No. 34/2018/TT-BLDTBXH.
Content, scope and mapping of courses and curricula or syllabi designed for the under-3-month intensive training programs; the process of design, writing, compilation, review and introduction of continuing education programs shall be as provided in the Circular No. 43/2015/TT-BLDTBXH, and as amended and supplemented under the Circular No. 34/2018/TT-BLDTBXH.
b) Researching, designing and developing courses and teaching and learning materials on application of Fourth Revolution technologies in agricultural and tourism occupations to satisfy the socio-economic development needs of workers living in the provinces with poor districts shall be as instructed under the Joint Circular No. 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN. Researching the procedures for revising and digitalizing documents on approach to digital transformation, and experimenting with such procedures at a number of vocational education institutions in the provinces with poor districts shall be as prescribed in the Joint Circular No. 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN and clause 9 of Article 23 in the Circular No. 15/2022/TT-BTC.
Article 15. Communication about vocational education
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) Creating, designing and issuing publications and leaflets; digital products, digital learning or teaching materials and other products, such as notebooks, books, office equipment, souvenirs, which serve communication purposes.
b) Creating, promoting and advertising vocational education by using billboards, screens, decals, badges, symbols placed in public areas, high traffic areas, road intersections, national highways, means of transport; information-bearing objects, items, booths, shops, stores and galleries.
c) Communicating through press or news agencies, media agencies, mass media, such as audio-visual news resources, print newspapers, electronic newspapers, websites, magazines, social networks; through works of journalism, informative products of journalistic nature, video clips, footage, communication products.
d) Hosting or organizing programs, events, forums, conferences, seminars, contests, movements or campaigns in which participants are encouraged to learn, compose, write or make news, photographic articles, reportages or films about vocational education for communication and message delivery purposes.
dd) Enhancing the capacity of personnel in charge of communication about regulatory policies, laws, and promoters.
e) Designing, creating, updating and revising or modifying curricula, syllabi and materials used in courses in professional knowledge and skills of communication about laws, employment, and vocational training policies to be provided for students; teachers, administrators and other staff members working for vocational education institutions, intramural promoters or communicators and consultants of vocational education courses.
2. Financial and/or other Support shall be given in the following manners:
a) Heads or Directors of entities assigned to be in charge of communication about vocational education shall have the duty to choose the proper form and scope of communication to ensure all communication activities must be carried out in an effective and law-abiding manner.
b) Communication carried out by using both electronic and printed (or physical) publications shall be as provided in point b of clause 2 of Article 11 in the Circular No. 06/2022/TT-BTTTT dated June 30, 2022 of the Minister of Information and Communications, providing guidance on the implementation of the Project on Communication and Information Poverty Alleviation under the National Target Program for Sustainable Poverty Reduction in the 2021 - 2025 period (hereinafter referred to as Circular No. 06/2022/TT-BTTTT).
Article 16. Surveys, Statistics and Forecast of Demands for Vocational Education
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) Investigating, surveying, statistically estimating and forecasting demands specific to majors; conducting assessments to point out skills that learners or students are short of; providing career counseling and job orientation.
b) Keeping track of trainees completing vocational education courses and conducting surveys on the employment/unemployment status of trainees completing vocational training courses.
2. Financial and/or other Support shall be given in the following manners: Designated entities shall formulate the investigation or survey plan and implement this plan in accordance with the Circular No. 109/2016/TT-BTC dated June 20, 2016 of the Ministry of Finance, providing for estimation, management, utilization and preparation of final accounts of expenditures on conducting statistical surveys and national censuses.
Article 17. Career Counseling or Orientation
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) Designing, offering and updating training or retraining courses designed for career counseling and orientation purposes.
b) Providing training courses or instructional sessions aimed at improving the capacity of school staff and teachers in charge of career counseling and guidance activities; enhancing the soft skill training capacity of school staff and teachers.
c) Hosting seminars, conferences, forums or workshops on career counseling and orientation; career guidance programs, trips and contests in which candidates answer questions about the world of occupations; career counseling days; career orientation and guidance activities for learners after graduation; cooperating with unions and associations in providing union members, the youth and students with access to career counsels.
d) Researching, surveying and creating training models, piloting and widely applying soft skills training models; designing, updating and introducing soft skills training programs; providing soft skills training courses for the youth, learners and students.
dd) Providing students with access to job counsels; organizing job counseling and recruitment programs and days helping connection between learners and employers.
2. Financial and/or other Support shall be given in the following manners:
a) Comply with the provisions of the Circular No. 14/2022/TT-BLDTBXH dated August 30, 2022 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, providing for career or job counseling and start-up support given to students of vocational education institutions (hereinafter referred to as Circular No. 14/2022/TT-BLDTBXH).
b) Designated entities shall put forward and carry out plans in an effective and law-abiding manner.
Article 18. Start-up and job creation support
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) Providing staff members in charge of start-up support at vocational education institutions with training courses in start-up skills aimed at improving their start-up support capacity.
b) Providing students of vocational education institutions with training courses in knowledge about start-up skills.
c) Organizing seminars and forums to promote entrepreneurial spirit, get connected to various start-up support resources; contests and competitions to search for startup ideas and give support to startup ideas and projects; vocational education start-up days at schools, in provinces, regions and the entire nation.
d) Providing favorable condition and support for students to participate in start-up and job creation activities; creating startup clubs; start-up assistance space; developing programs for development of idea exchanges and start-up projects; business incubator and investor connect programs.
dd) Studying several start-up assistance models and recommending them to students.
2. Financial and/or other Support shall be given in accordance with the Circular No. 14/2022/TT-BLDTBXH.
Article 19. Developing models for linkage between vocational education and enterprises or cooperatives
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) Researching and developing do-it-yourself (DIY) training equipment.
b) Organizing field trips and career orientations aimed at connecting students of vocational education institutions and enterprises or cooperatives.
2. Financial and/or other Support shall be given in the following manners:
a) For the former task
Entities assigned to conduct the research and development of DIY equipment needed for training activities shall make assessment and choose equipment winning prizes at the National DIY Training Equipment Contest which will be funded to be further researched and widely used at vocational education institutions.
Establishing the Management Committee or the Appraisal Panel. Each Management Committee or Inspection Panel must have 07 or 09 members whose qualification requirements, assigned duties and powers of members of the Management Committees or members of the Appraisal Panel are decided by entities assigned to conduct the research and development of DIY equipment needed for training activities.
Activities involved in the task of researching and developing DIY training equipment consist of the following: Holistic researches; current state assessments; survey questionnaires used for acquiring information, documents and data; data processing, information, document and data analyses; content of professional researches; hosting scientific seminars, consultations with experts; conducting experiments, tests, manufacture and production process; research and complete development of technology processes; proposed solutions, recommendations, inventions, useful solutions, products, preparations, models, scientific publications and other proposals; review, evaluation and acceptance testing prior to publishing.
Manage the inspection, supervision and provision of guidance on implementation of the task of researching and developing DIY training equipment.
b) For the latter task
Enable school personnel or administrator and teachers in charge of business cooperation at vocational education institutions, and training managers of enterprises and cooperatives, to conduct surveys and researches into training cooperation and development models aimed at connecting training activities and production or business activities of enterprises.
Offer students access to visits, field trips, internship or apprenticeship and start-up orientations organized at enterprises and cooperatives.
Article 20. Secondary (intermediate) or postsecondary (junior college)-level training
1. Offering secondary (intermediate) or postsecondary (junior college)-level training programs to trainees or workers in families living under or near the poverty line, just escaping from poverty, and low income earners.
2. Financial and/or other Support shall be given in the following manners:
a) Depending on the training needs of students, labor markets and socio-economic development orientations of specific regions and localities, defining the appropriate professions, occupations, qualifications and training scale.
b) This task shall be performed in accordance with the Circular No. 04/2022/TT-BLDTBXH dated March 30, 2022 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on organization of intermediate-level and college-level training by academic year or according to the method of accumulating modules or credits, and the Circular No. 31/2017/TT-BLDTBXH dated December 28, 2017 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, prescribing college, intermediate and elementary-level training in on-the-job training form (hereinafter referred to as Circular No. 31/2017/TT-BLDTBXH) and the Circular No. 34/2018/TT-BLDTBXH.
Article 21. Elementary-level and under-3-month vocational training
1. Offering elementary-level and under-3-month intensive vocational training programs to trainees or workers in families living under or near the poverty line, just escaping from poverty, and low income earners.
2. Financial and/or other Support shall be given in the following manners:
a) Depending on the training needs of students, labor markets and socio-economic development orientations of specific regions and localities, defining the appropriate professions, occupations, qualifications and training scale.
b) As for elementary-level vocational training programs, complying with the regulations laid down in the Circular No. 42/2015/TT-BLDTBXH and amended or supplemented under the Circular No. 34/2018/TT-BLDTBXH.
c) As for continuing training programs (under 3 months), complying with the regulations laid down in the Circular No. 42/2015/TT-BLDTBXH and amended or supplemented under the Circular No. 34/2018/TT-BLDTBXH.
d) If workers participate in elementary-level on-the-job training courses, financial or other Support for this task shall be given in accordance with the regulations laid down in the Circular No. 31/2017/TT-BLDTBXH and amended or supplemented under the Circular No. 34/2018/TT-BLDTBXH.
GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF SUBPROJECT NO. 3 “DEVELOPMENT OF VOCATIONAL EDUCATION AND EMPLOYMENT FOR WORKING AGE POPULATION AT ETHNIC MINORITY AND MOUNTAINOUS REGIONS" AS PART OF THE PROJECT NO. 5 UNDER THE NATIONAL TARGET PROGRAM FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF ETHNIC MINORITY AND MOUNTAINOUS REGIONS DURING THE 2021 – 2030 PERIOD, STAGE I: FROM 2021 TO 2025, WHICH WAS APPROVED UNDER THE PRIME MINISTER’S DECISION NO. 1719/QD-TTG DATED OCTOBER 14, 2021
Article 22. Beneficiaries or Recipients of Financial and/or Other Support
They shall be as indicated in point c of section 5 of Part III in the Prime Minister’s Decision No. 1719/QD-TTg dated October 14, 2021 on approval of the National Target Program for socio-economic development of ethnic minority areas and mountainous regions during the 2021 – 2030 period, stage 1: from 2021 to 2025.
Article 23. Support for Developing Vocational Training Models; Supporting Elementary-level and Under-3-Month Intensive Training
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) Implementing vocational training models; providing elementary-level training classes and under-3-month intensive courses for ethnic minority workers and Kinh workers from poor households, near-poor households living in ethnic minority and mountainous areas.
b) Providing postsecondary (junior college)-level or secondary (intermediate)-level courses meeting labor needs in ethnic minority and mountainous areas.
2. Financial and/or other Support shall be given in the following manners: Such Support shall be given in accordance with clause 2 of Article 21 herein and Article 24 in the Circular No. 15/2022/TT-BTC.
Article 24. Granting Workers living in Ethnic Minority and Mountainous Areas Support for Definite-Term Overseas Jobs under Contracts
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) Providing ethnic minority workers and Kinh workers from poor households, near-poor households living in ethnic minority and mountainous areas with access to vocational skills and foreign language training courses, and support for conformance to documentation requirements and application procedures for overseas work under contracts.
b) Offering counsels and recommendations on overseas jobs under contracts to workers and their relatives.
c) Improving the capacity of personnel in charge of sending workers to work abroad for a definite time and local promoters in provinces, districts, communes, hamlets or villages.
2. Financial and/or other Support shall be given in the following manners:
a) Financial or other Support shall be granted to ethnic minority workers and Kinh workers from poor households, near-poor households living in ethnic minority and mountainous areas as follows: When recruiting workers from ethnic minority and mountainous areas, enterprises or public service providers shall cooperate with local authorities in charge of Labor, War Invalids and Social Affairs (in offering those recommended for overseas jobs under contracts financial or other Support through the bidding and order placing procedures under which vocational education institutions, foreign language schools, businesses and public service providers can bid or offer to send workers to work abroad under contracts.
When establishing that workers applying for overseas jobs to businesses or public service providers that have completed courses in occupational and foreign language skills have fully satisfied exit requirements, local authorities in charge of Labor, War Invalids and Social Affairs shall offer direct support to them. Enterprises or public service providers sending workers to work abroad under contracts shall assist them in completing all forms and other documentary evidence requirements to receive support.
b) Financial or other Support for the task of offering counsels and recommendations on overseas jobs under contracts to workers and their relatives shall be granted as follows: Local authorities in charge of Labor, War Invalids and Social Affairs shall give support in accordance with point d and dd of clause 2 of Article 4 in the Circular No. 15/2022/TT-BTC.
c) Financial or other Support for the task of improving the capacity of personnel in charge of sending workers to work abroad for a definite time and local promoters shall be granted as follows: Such support shall be given in accordance with clause 1 of Article 4 in the Circular No. 15/2022/TT-BTC.
Article 25. Support for Standardizing Working Skills and Effectively Connecting Training and Employment
1. Creating, designing and compiling the Question Bank used as a tool for national vocational qualification assessment and certification in accordance with point a of clause 2 of Article 11 herein.
2. Conducting the assessment, recognition and certification of national vocational qualifications; printing and managing blank certificates of national vocational qualifications; implementing the information, reporting, statistics regime and sending ID/Credential Cards of assessors of national vocational qualifications, Certificates of national vocational qualifications to ethnic minority workers and Kinh workers from poor or near-poor households living in ethnic minority and mountainous areas in order to meet their job-seeking demands and find jobs. In reference to support for the above-stated task, jobs requiring certificates of national vocational qualifications as prescribed in the Decree No. 31/2015/ND-CP; jobs in the preferential economic sectors, leading industries; jobs needing application of new or high technologies, and adapting to the Fourth Revolution; jobs serving socio-economic recovery and development purposes; jobs that are common or need a lot of workers in ethnic minority and mountainous areas according to the recruitment needs of enterprises; or farming jobs applying advanced technologies, adaptable to natural conditions and practices of locals in ethnic minority and mountainous areas shall be preferred to form the basis for development of vocational training programs and forms.
National vocational qualification assessment and certification shall be subject to the Circular No. 38/2015/TT-BLDTBXH dated October 19, 2015 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, prescribing national vocational qualification certificates, conferment and management of national vocational qualification certification; the Circular No. 19/2016/TT-BLDTBXH; and the Circular No. 41/2019/TT-BLDTBXH.
3. Training in assessment of vocational qualifications in accordance with point b of clause 2 of Article 11 in this Circular.
4. Designing courses, curricula and syllabi aimed at training workers in vocational skills, most updated vocational skills and improving their level of vocational qualification under the National Vocational Qualification and Competency Standards provided they meet the needs of learners, trainees and enterprises; aimed at training workers in applying digital technology and improving their green skills in different forms and according to different methods in accordance with relevant law in force, and be tailored to specific levels of vocational qualification of workers as prescribed in Article 16 in the Decree No. 31/2015/ND-CP. Procedures and approaches for designing courses, curricula and syllabi shall be the same as those for designing courses, curricula and syllabi of vocational and higher education currently in use under the Law on Vocational Education, the Government’s Decree No. 24/2022/ND-CP dated April 6, 2022 on amendments and supplements to Decrees stipulating conditions for investing and engaging in vocational education activities (if the aforesaid workers have completed level-1, level-2 and level-3 vocational qualifications specified in Article 16 in the Decree No. 31/2015/ND-CP); under the Law on Higher Education and other relevant instructional documents as applied to higher education programs (if the aforesaid workers have completed level-4 and level-5 vocational qualifications specified in Article 16 in the Decree No. 31/2015/ND-CP).
Article 26. Support for Providing Labor Market Information, Job Seeking and Employment Connection Services for Ethnic Minority Workers
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) Employment Service Centers for their job counseling, job placement, job seeking, or connection between workers and job vacancies, specifically including: Implementing employment transactions (on employment exchanges/transaction sessions, fairs/days); carrying out communication activities in order to disseminate information about labor markets and encourage employees and employers to participate in job transaction activities; creating handbooks, guidebooks and manuals on employment and labor market.
b) successfully finding jobs (with employment contracts that have been concluded) for ethnic minority workers.
2. Financial and other Support shall be given in the following manners:
a) For the former task: Financial and/or other Support shall be given in accordance with the Circular No. 15/2022/TT-BTC.
b) For the latter task: Financial and/or other Support shall be given in accordance with the Government’s Decree No. 32/2019/ND-CP dated April 10, 2019 on commissioning, ordering and seeking tenders for public-sector goods and services funded by the state budget's recurrent expenditures, and other regulations in force.
Article 27. Developing and Training Teachers, Administrators and Vocational Trainers
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) Designing, revising and updating courses, curricula and syllabi, and conducting training courses to serve the purpose of standardizing and improving the capacity of vocational educators or trainers, including: their pedagogical capacity, teaching skills; their capacity to develop training programs, courses and teaching or learning materials; standardizing and improving student test and assessment methods to ensure they are in line with the graduation standards; standardizing levels of vocational qualifications and question banks for tests and assessments of vocational qualifications that can help in practice subjects taught by vocational educators; improving foreign language usage; improving the capacity to apply information technology to their vocational training and instruction, and apply digital transformation and new technologies; improving their knowledge about business and entrepreneurship; improving other professional knowledge and skills required by job positions.
b) providing vocational education administrators with training courses to standardize their professional management skills and qualifications, improve their digital skills, soft skills, foreign language proficiency and other necessary capabilities.
c) creating packets of manuals for vocational education quality assurance accessible to administrators and teachers of vocational education institutions, senior officers of regulatory vocational education authorities at all levels in ethnic minority and mountainous areas; providing administrators and teachers of vocational education institutions, senior officers of regulatory vocational education authorities at all level with courses in knowledge about quality assurance.
d) Designing, offering and updating professional knowledge and skill training, retraining and mentoring courses to which training managers of enterprises or cooperatives have access; holding training, retraining or mentoring classes in professional skills and qualifications that training managers of enterprises and cooperatives are given.
dd) Designing, offering and updating professional knowledge and skill training, retraining and mentoring courses to which training managers of enterprises or cooperatives have access; holding training, retraining or mentoring classes in professional skills and qualifications that training managers of enterprises and cooperatives are given.
2. Financial and/or other Support for this task shall be given in accordance with clause 2 of Article 13 herein.
Article 28. Developing courses, curricula and syllabi
This task shall be performed in accordance with Article 14 herein.
Article 29. Formulating the Standard Code in Vocational Education
1. Formulating, updating, revising and modifying National Vocational Qualification and Competency Standards in accordance with Article 5 herein.
2. Setting the Minimum Limits on Volume of Learning or Knowledge required, and Post-graduation Capacity of Learners (graduation standards) shall be subject to Article 6 herein.
3. Setting Economic and Technical Benchmarks in training shall be subject to Article 7 herein.
4. Making the Required Equipment List shall be subject to Article 8 herein.
5. Setting Standards of Facilities Used in Practice, Experimentation and Testing specific to industries or occupations in accordance with Article 9 herein.
Article 30. Digitalizing courses, curricula, syllabi (including teaching and learning resources)
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) Choosing contents to be digitalized; defining objectives and technical specifications of digital and simulation-based teaching lessons.
b) Creating outlines, contents, and scenarios of electronic teaching lessons appropriate to be digitalized, simulated and offered.
c) Conducting the evaluation and acceptance testing of digital, simulation-based teaching lessons and completely digitalized items.
d) Making sample lesson videos.
dd) Designing virtual or simulation experiments with teaching lessons.
2. Such support for the aforesaid activities shall be given in accordance with clause 9 of Article 23 in the Circular No. 15/2022/TT-BTC.
Article 31. Applying Information Technology and Digital Transformation in Teaching and Learning Management
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) Developing digital training courses, curricula and syllabi, and promoting application of the digital transformation in the management of teaching and learning at all levels of vocational education.
b) Developing digital infrastructure, platforms, equipment and learning resources.
c) Digitalizing school activities, especially management of student enrolment, training, quality assurance, course or curriculum development, teacher management, student management and connecting with businesses.
2. Financial and other Support shall be given in the following manners:
a) For the task of developing digital training courses, curricula and syllabi, and promoting application of the digital transformation in the management of teaching and learning at all levels of vocational education: Support for this task shall be given in accordance with clause 9 of Article 23 in the Circular No. 15/2022/TT-BTC.
b) For the task of developing digital infrastructure, platforms, equipment and learning resources; digitalizing school activities
If project formulation is required: Formulation of information technology application projects shall be subject to existing regulations on management of information technology application projects; sector-specific limits and unit prices issued by the Ministry of Information and Communications, the Ministry of Finance and other related ministries or regulatory authorities.
If project formulation is not required: The task shall be performed in accordance with the Circular No. 03/2020/TT-BTTTT dated February 24, 2020 of the Ministry of Information and Communications, prescribing the formulation of detailed proposals and estimates of costs for application of information technology funded by the state budget’s recurrent expenditures.
c) For the task of altering, renovating and repairing IT infrastructure, purchasing IT assets and equipment; hiring IT services: This task shall be performed pursuant to the Law on Bidding and instruments on guidance on implementation of the Law; the Government’s Decree No. 73/2019/ND-CP dated September 5, 2019, regulating the management of investments in application of information technology funded by the state budget.
d) The task of outsourcing the service of maintenance and minor repair of equipment comprising IT infrastructure shall be subject to law on bidding and procurement.
Article 32. Granting Financial and/or other Support for Repair and Maintenance of Several Items, Production Premises, Classrooms, Dormitories and other Facilities Meeting Daily Life and Physical Activities of Students; Purchase of Training Equipment
1. Financial and/or other Support shall be granted for repair and maintenance of several items, production premises, classrooms, dormitories and other facilities meeting daily life and physical activities of students; purchase of training machinery and equipment to vocational education institutions located in provinces consisting of tier-III, II or I communes in ethnic minority and mountainous regions for the 2021 – 2025 period.
2. Based on assigned objectives, tasks and funds, this Support shall be as provided in the Circular No. 15/2022/TT-BTC and other relevant laws.
Article 33. Communication about Vocational Education, Employment, Overseas Employment under Contracts
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) Producing, releasing information relating to laws, the Government's policies on labor, vocational education and employment, and broadcasting them via mass media, including:
Creating, designing and issuing publications and leaflets; digital products, digital learning resources and other products, such as notebooks, books, office equipment, supplies and souvenirs serving communication purposes that workers residing in ethnic minority and mountainous area can access.
Creating, promoting and advertising vocational education by using billboards, screens, decals, badges, symbols placed in public areas, high traffic areas, road intersections, national highways, means of transport; information-bearing objects, items, booths, shops, stores and galleries.
Communicating through press or news agencies, media agencies, mass media, such as audio-visual news resources, print newspapers, electronic newspapers, websites, magazines, social networks; through works of journalism, informative products of journalistic nature, video clips, footage, communication products.
b) Hosting or organizing programs, events, forums, conferences, seminars, contests, movements or campaigns in which participants are encouraged to learn, compose, write or make news, photographic articles, reportages or films about vocational education for the purposes of communication and delivery of particular messages in ethnic minority and mountainous areas.
c) Enhancing the capacity of personnel in charge of communication about regulatory policies, laws, and promoters working in ethnic minority and mountainous areas.
d) Designing, creating, updating and revising or modifying curricula, syllabi and packs of materials used in courses in professional knowledge and skills of communication about laws, the Government’s labor, vocational training and employment policies to be provided for students; teachers, administrators and other staff members working for vocational education institutions, intramural promoters or communicators and consultants of vocational education courses and jobs in ethnic minority and mountainous areas.
2. Such Support for this task shall be given in accordance with regulations laid down in clause 2 of Article 15 herein.
Article 34. Propagating and providing counsels on career, start-up, vocational education and employment
This task shall be performed as prescribed in Article 17 and 18 herein.
Article 25. Inspection, Supervision and Assessment; formulation of KPI indicator set
1. Activities involved in this task:
a) Formulating the Indicator set used for monitoring performance (KPI).
b) Conducting the inspection, supervision and assessment of the Subproject.
2. This task shall be performed in the following manners:
a) Formulating the KPI Indicator set and performance range, including: set of objectives and criteria for evaluating performance; details of the monitoring and evaluation system, system of reporting forms, information collection mechanism; reporting content, regime; information usage methods of the monitoring and evaluation system for management and implementation purposes: Complying with the provisions of the Circular No. 338/2016/TT-BTC dated December 28, 2016 of the Minister of Finance, setting out regulations on estimation, management, utilization and final accounting of state budget funds for formulation of legal normative documents and perfection of the legal system and regulations in force.
b) Conducting the inspection, supervision and assessment of the Subproject in accordance with the Circular No. 01/2022/TT-UBDT dated May 26, 2022 of the Minister and Chairperson of the Committee for Ethnic Affairs, prescribing procedures for supervision and assessment of implementation of the National Target Program for Socio-Economic Development of Ethnic Minority and Mountainous Areas for the 2021 - 2030 period, stage I: from 2021 to 2025.
GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF ITEM NO. 09 – “ONGOING IMPROVEMENT OF QUALITY OF VOCATIONAL EDUCATION OF RURAL WORKERS, TAKING INTO CONSIDERATION MARKET DEMANDS” AS PART OF THE COMPONENT NO. 03 UNDER THE NATIONAL TARGET PROGRAM FOR CONSTRUCTION OF NEW RURAL AREAS DURING THE 2021-2025 PERIOD, WHICH WAS APPROVED UNDER THE PRIME MINISTER’S DECISION NO. 263/QD-TTG DATED FEBRUARY 22, 2022
Article 36. Beneficiaries and Scope of Financial and/or other Support
1. Beneficiaries:
People, residential communities, learners, students of vocational education institutions, vocational education institutions, enterprises, cooperatives and socio-economic organizations in rural areas nationwide.
2. Scope of the financial and/or other Support:
a) Propagating and counseling vocational education and employment; investigating, surveying and forecasting training and employment demands.
b) Designing elementary-level and under-03-month training programs, courses, curricula and syllabi.
c) Setting Economic and Technical Benchmarks and the Required Equipment List for elementary-level and under-3-month training programs.
d) Designing curricula and syllabi needed for training and retraining courses provided for vocational education administrators and trainers.
dd) Supporting maintenance and repair of assets, purchase of training equipment to make them available for use at vocational education institutions.
e) Granting support for elementary-level and under-03-month vocational training to rural workers.
Article 37. Propagating and counseling vocational education and employment; investigating, surveying and forecasting training and employment demands
1. Financial and/or other Support shall be intended for:
a) Communicating and disseminating information about vocational training and employment to rural workers via mass media, including:
Creating, designing and issuing publications and leaflets; digital products, digital learning resources and other products, such as notebooks, books, office equipment, supplies and souvenirs serving communication purposes; publishing job selection books and employment guidebooks that rural workers can access, and carrying out other related activities.
Creating, promoting and advertising vocational education by using billboards, screens, decals, badges, symbols placed in public areas, high traffic areas, road intersections, national highways, means of transport; information-bearing objects, items, booths, shops, stores and galleries.
Communicating through press or news agencies, media agencies, mass media, such as audio-visual news resources, print newspapers, electronic newspapers, websites, magazines, social networks; through works of journalism, informative products of journalistic nature, video clips, footage, communication products, news bulletins, journals, special issues, portable communication means, exhibitions, etc.
b) Hosting or organizing programs, events, forums, conferences, seminars, contests, movements or campaigns in which participants are encouraged to learn, compose, write or make news, photographic articles, reportages or films for the purposes of communication and delivery of particular messages.
dd) Enhancing the capacity of personnel in charge of communication about regulatory policies, laws, and promoters.
d) Designing, creating, updating and revising or modifying curricula, syllabi and materials used in courses in professional knowledge and skills of communication about laws, employment and vocational training policies to be provided for students; teachers, administrators and other staff members or employees working for vocational education institutions, intramural promoters or communicators and consultants of vocational education courses.
dd) Providing counsels on vocational education and employment for rural workers.
e) Designing handbooks, guidebooks; specialized handbooks and other types of book intended for vocational education offered to rural workers.
g) Conducting investigations, surveys and forecasts of training and employment demands.
2. This task shall be performed in accordance with regulations laid down in clause 2 of Article 15 herein.
Article 38. Designing elementary-level and under-03-month training programs, courses, curricula and syllabi
Designing and developing training programs, curricula, syllabi and learning resources; designing elementary-level and under-03-month courses and curricula shall be subject to point b of clause 2 of Article 14 herein.
Article 39. Setting Economic and Technical Benchmarks and the Required Equipment List for Elementary-Level and Under-3-Month Training Programs
This task shall be performed as prescribed in Article 7 and 8 herein.
Article 40. Develop the Staff of Vocational Teachers, Vocational Education Administrators and Trainers
1. Financial and/or other Support shall be intended for: Designing curricula and syllabi and providing teachers, administrators and trainers with training courses aimed at standardizing and improving their pedagogical capacity, teaching skills; their capacity to develop training programs, courses, curricula, syllabi and training materials; student test and assessment methods to ensure they are in line with the graduation standards; levels of vocational qualifications and question banks for tests and assessments of vocational qualifications that can help in practice subjects taught by vocational educators; foreign language usage; their capacity to apply information technology to their vocational training and instruction, and apply digital transformation and new technologies; vocational training management and counseling; their knowledge about business and entrepreneurship; other professional knowledge and skills required by job positions.
2. Financial and/or other Support for this task shall be given in accordance with clause 2 of Article 13 herein.
Article 41. Supporting maintenance and repair of assets, purchase of training equipment to make them available for use at vocational education institutions
1. Granting financial and/or other Support for repair or maintenance of assets, purchase of equipment or means intended for training activities to vocational education institutions in accordance with regulations in force.
2. Based on the assigned objectives, duties and funds, financial and/or other Support shall be granted in accordance with the Circular No. 53/2022/TT-BTC dated August 12, 2022 of the Minister of Finance, prescribing management and use of central budget funds for implementation of the National Target Program for Construction of New Rural Areas during the 2021 - 2025 period and other relevant regulatory provisions.
Article 42. Supporting Elementary-level and Under-3-Month Intensive Training for Rural Workers
This task shall be as prescribed in clause 2 of Article 21 herein.
Implementation shall be as stipulated in Article 4 of the Government's Decree No. 27/2022/ND-CP dated April 19, 2022, prescribing the mechanism for management and organization of implementation of national target programs (hereinafter referred to as Decree No. 27/2022/ND-CP). Various funds may be pooled to carry out work or activities sharing the same objectives of national target programs, other programs and projects in the same areas to prevent any untargeted or wasted investment.
1. Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
Preside over or cooperate with relevant ministries, central, local authorities and entities in: Give instructions or guidance on and taking charge of implementation of the foregoing; inspecting, supervising and reviewing the implementation progress; making preliminary and final assessment and report on implementation results on a periodic and irregular basis according to regulations in force.
2. Relevant ministries and central authorities
Based on the tasks assigned by the Government and the Prime Minister, cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in guiding the implementation of the contents specified in this Circular.
3. Provincial People’s Committees
Perform their assigned tasks as provided in Article 40 in the Decree No. 27/2022/ND-CP and those specified in the Prime Minister’s Decisions on approval of National Target Programs for the 2021 – 2025 period.
4. Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs shall be in charge of and cooperate with other relevant Departments and local authorities in counseling People's Committees of provinces and cities to manage the implementation of contents and activities in the vocational education field in these localities in accordance with regulations.
5. Vocational education institutions and other relevant entities
a) Based on the actual situation, submit proposals for 5-year and annual plans for implementation of Subprojects and Components specified in Article 1 of this Circular to the governing bodies as prescribed.
b) Organize and implement contents and activities under the guidance of competent authorities, ensuring the objectives of the national target programs are met, and take full responsibility for their performance.
c) Submit regular and irregular performance reports to governing bodies in accordance with regulations.
6. Ministries, central authorities, People’s Committees of provinces and relevant entities shall be responsible for inspecting, supervising, preliminarily or finally reviewing, evaluating and making regular or irregular reports on their performance, and submitting these reports to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (via the Directorate of Vocational Education and Training) in accordance with regulations.
1. This Circular is entering into force as of September 6, 2022.
2. In case the legislative documents used as references in this Circular are amended, supplemented or replaced with other legal normative documents, updated or new versions shall govern.
3. In the course of implementation hereof, if there is any issue that arises, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (via the Directorate of Vocational Education and Training) should be promptly informed to consider any appropriate modifications.
4. Ministries, Ministry-level agencies, People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities, socio-political organizations, Directorate of Vocational Education and Training, Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs, vocational education institutions and relevant entities or persons shall be responsible for enforcing this Circular./.
|
PP. MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực