Chương I: Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT Quy định chung
Số hiệu: | 17/2021/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Hoàng Minh Sơn |
Ngày ban hành: | 22/06/2021 | Ngày hiệu lực: | 07/08/2021 |
Ngày công báo: | 07/07/2021 | Số công báo: | Từ số 661 đến số 662 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chuẩn đầu vào chương trình đào tạo đại học
Đây là nội dung tại Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 của Bộ GD&ĐT quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
Theo đó, chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7:
Người học phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trình độ tương đương.
Ngoài ra, Thông tư 17/2021 cũng quy định chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ như sau:
- Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ:
+ Người học phải tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp;
+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;
+ Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu, người học phải tốt nghiệp đại học hạng khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập.
- Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo tiến sĩ:
+ Người học phải tốt nghiệp thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 ngành phù hợp hoặc tốt nghiệp hạng giỏi trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp;
+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc trình độ tương đương trở lên);
+ Có năng lực kinh nghiệm nghiên cứu.
Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 07/8/2021 và thay thế Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo cho các lĩnh vực và ngành đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, viện hàn lâm và viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Thông tư này không quy định đối với các chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng tốt nghiệp, bao gồm cả chương trình liên kết với nước ngoài theo quy định về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
4. Các chương trình đào tạo thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 36 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018) phải đáp ứng các quy định tại Thông tư này.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
2. Chuẩn chương trình đào tạo của một trình độ giáo dục đại học là những yêu cầu chung, tối thiểu đối với tất cả chương trình đào tạo của các ngành (các nhóm ngành, lĩnh vực) ở trình độ đó; bao gồm yêu cầu về mục tiêu, chuẩn đầu ra (hay yêu cầu đầu ra), chuẩn đầu vào (hay yêu cầu đầu vào), khối lượng học tập tối thiểu, cấu trúc và nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập, các điều kiện thực hiện chương trình để bảo đảm chất lượng đào tạo.
3. Chuẩn chương trình đào tạo của một ngành (hoặc của một nhóm ngành, một lĩnh vực) ở một trình độ là những yêu cầu chung, tối thiểu đối với tất cả chương trình đào tạo của ngành đó (hoặc nhóm ngành, lĩnh vực đó), phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo trình độ tương ứng.
4. Chuẩn đầu ra là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo, gồm cả yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học khi tốt nghiệp.
5. Chuẩn đầu vào (hay yêu cầu đầu vào) của một chương trình đào tạo là những yêu cầu tối thiểu về trình độ, năng lực, kinh nghiệm mà người học cần có để theo học chương trình đào tạo.
6. Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 là chương trình đào tạo của một số ngành chuyên sâu đặc thù theo quy định của Chính phủ với yêu cầu người tốt nghiệp đạt trình độ tương ứng bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam; chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 8 là chương trình đào tạo của một số ngành chuyên sâu đặc thù theo quy định của Chính phủ với yêu cầu người tốt nghiệp đạt trình độ tương ứng bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
7. Chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.
8. Chương trình đào tạo định hướng ứng dụng có mục tiêu và nội dung theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.
9. Chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp có mục tiêu và nội dung theo hướng trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, phát triển năng lực làm việc gắn với một nhóm chức danh nghề nghiệp cụ thể.
10. Lĩnh vực đào tạo là tập hợp một số nhóm ngành đào tạo có những đặc điểm chung về chuyên môn hoặc nghề nghiệp, tương ứng với Danh mục giáo dục, đào tạo cấp II thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.
11. Nhóm ngành đào tạo là tập hợp một số ngành đào tạo có những đặc điểm chung về chuyên môn, tương ứng với Danh mục giáo dục, đào tạo cấp III thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.
12. Môn học, học phần (sau đây gọi chung là học phần) là một tập hợp hoạt động giảng dạy và học tập được thiết kế nhằm thực hiện một số mục tiêu học tập cụ thể, trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng thuộc một phạm vi chuyên môn hẹp trong chương trình đào tạo. Một học phần thông thường được tổ chức giảng dạy, học tập trong một học kỳ.
13. Thành phần của một chương trình đào tạo là một nhóm học phần và các hoạt động học tập, nghiên cứu khác có đặc điểm chung về chuyên môn; có vai trò rõ nét trong thực hiện một nhóm mục tiêu và yêu cầu đầu ra của chương trình đào tạo. Các thành phần được sử dụng để thiết kế cấu trúc tổng thể của chương trình đào tạo, như giáo dục đại cương, khoa học cơ bản, cơ sở và cốt lõi ngành, thực tập và trải nghiệm, nghiên cứu khoa học và các thành phần khác.
1. Chuẩn chương trình đào tạo là căn cứ để:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, liên thông trong đào tạo, các tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo;
b) Cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành, thực hiện, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo; xây dựng các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, công nhận và chuyển đổi tín chỉ cho người học, công nhận chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo khác; thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng chương trình đào tạo;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra về chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo; các bên liên quan và toàn xã hội giám sát hoạt động và kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo.
2. Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là cơ sở để xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực đối với từng trình độ. Chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực ở mỗi trình độ có thể quy định cao hơn hoặc mở rộng hơn so với các quy định chung trong chuẩn chương trình đào tạo của trình độ đó.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular provides for standards of training programs of higher education; formulation, appraisal and promulgation of standards of training programs of academic disciplines; and formulation, appraisal and promulgation of training programs of higher education.
2. This Circular is applicable to higher education institutions, other educational institutions permitted to provide higher education programs, academies and institutes established by the Prime Minister in accordance with the Law on Science and Technology and permitted to provide doctoral programs (hereinafter collectively referred to as “training institutions”) and relevant organizations and individuals.
3. This Circular is not applicable to training programs whose degrees are awarded by foreign training institutions, including training programs provided in cooperation with other countries according to regulations on foreign cooperation and investment in education.
4. Training programs adopted according to regulations in Point c Clause 1 Article 36 of the Law on Higher Education (amended in 2018) must adhere to regulations of this Circular.
Article 2. Definitions
In this Circular, the terms below are construed as follows:
1. “training program” refers to a system of designed and organized educational and training activities that count towards training objectives and a higher education degree. A training program includes objectives, knowledge volume, structure, content, methods for assessment appropriate to the subjects, academic discipline and qualification, and expected learning outcomes in compliance with the Vietnamese Qualifications Framework.
2. “standards for training programs at a higher education level” means general and minimum requirements applicable to all training programs of an academic discipline (or academic discipline group or field of training) at such level, including requirements for objectives, expected learning outcomes, admission requirements, minimum academic load, structure and content, methods for teaching and learning assessment, and program provision conditions to ensure training quality (herein after referred to as “level-based program standards”).
3. “standards for training programs of an academic discipline (or academic discipline group or field of training) at a level” means general and minimum requirements applicable to all training programs of the academic discipline (or academic discipline group or field of training) and appropriate to the corresponding level-based program standards (hereinafter referred to as “discipline-based program standards”).
4. “expected learning outcomes” means the quality and capacity that learners will achieve after completing a training program, including minimum requirements for knowledge, skills, independence and responsibilities of learners upon graduation.
5. “admission requirements” of a training program refers to minimum requirements in terms of qualifications, capacity and experience for persons who wish to enroll in the training program.
6. “level-7 specialized training programs” means the training programs of some special academic disciplines according to the Government’s regulations that require learners to achieve qualification equivalent to level 7 of the Vietnamese Qualifications Framework; “level-8 specialized training programs” means the training programs of some special academic disciplines according to the Government’s regulations that require learners to achieve qualification equivalent to level 8 of the Vietnamese Qualifications Framework.
7. "research-oriented training programs” refers to training programs whose objectives and content focus on basic theory and principles of sciences and development of source technologies that provide the foundation for development of applied sciences and technology.
8. “application-oriented training programs” refers to training programs whose objectives and content focus on development of basic research results, application of source technologies as technological solutions and management procedures and design of tools that meet human’s diverse needs.
9. “job-oriented training programs” refers to training programs whose objectives and content focus on equipment of in-depth knowledge and skills and development of professional capacity in connection with a group of specific professional titles.
10. “field of training” means a collection of some academic discipline groups having common specialized or professional characteristics and corresponding to level II education and training list of list of education and training of the national educational system.
11. “academic discipline group” means a collection of some academic disciplines having common specialized characteristics and corresponding to level III education and training list of list of education and training of the national educational system.
12. “subject” or “unit of study” (hereinafter collectively referred to as “unit of study”) means a collection of designed teaching and learning activities that aim to achieve certain learning objectives and equip learners with knowledge and skills concerning a specific area of study in the training program. A unit of study is usually taught in one semester.
13. “component” of a training program means a group of units of study and other learning and research activities that have common specialized characteristics; and play a clear role in achieving a group of objectives and expected learning outcomes of the training program. Components are used to design the general structure of the training program, such as introductory courses, basic science, basics and core of the academic discipline, practical, experiences and scientific research, and other elements.
Article 3. Objectives for promulgation of training program standards
1. Training program standards shall provide the bases for the following activities:
a) Promulgation of regulations on offering of new academic disciplines, admission quota determination, admission organization, organization and management of joint training, and standards for training program assessment and accreditation by the Ministry of Education and Training;
b) Development, appraisal, promulgation, adoption, assessment and improvement of training programs; formulation of regulations on admission, training organization and management, recognition and transfer of credits for learners, and recognition of training programs of other training institutions; and accountability assurance by training institutions;
c) Inspection of training programs and training program quality assurance by competent authorities; supervision of training operations and results of training institutions by relevant parties and the whole society.
2. Level-based program standards shall provide the bases for formulation, appraisal and promulgation of discipline-based program standards at each level. Discipline-based program standards at each level may have higher or broader requirements compared to the general requirements in the corresponding level-based program standards.