Chương IV: Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT Xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo
Số hiệu: | 17/2021/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Hoàng Minh Sơn |
Ngày ban hành: | 22/06/2021 | Ngày hiệu lực: | 07/08/2021 |
Ngày công báo: | 07/07/2021 | Số công báo: | Từ số 661 đến số 662 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chuẩn đầu vào chương trình đào tạo đại học
Đây là nội dung tại Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 của Bộ GD&ĐT quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
Theo đó, chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7:
Người học phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trình độ tương đương.
Ngoài ra, Thông tư 17/2021 cũng quy định chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ như sau:
- Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ:
+ Người học phải tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp;
+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;
+ Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu, người học phải tốt nghiệp đại học hạng khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập.
- Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo tiến sĩ:
+ Người học phải tốt nghiệp thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 ngành phù hợp hoặc tốt nghiệp hạng giỏi trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp;
+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc trình độ tương đương trở lên);
+ Có năng lực kinh nghiệm nghiên cứu.
Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 07/8/2021 và thay thế Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng cơ sở đào tạo) quyết định thành lập Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo. Yêu cầu về thành phần của Hội đồng:
a) Đại diện tiêu biểu cho giảng viên am hiểu về ngành, chuyên ngành đào tạo, trực tiếp tham gia giảng dạy hoặc quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo, có năng lực xây dựng và phát triển chương trình đào tạo;
b) Chuyên gia phát triển chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
c) Đại diện giới tuyển dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan có am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành đào tạo.
2. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định tiêu chuẩn, số lượng, thành phần cơ cấu và thành viên tham gia Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng và các thành viên Hội đồng.
3. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo:
a) Đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định tại Chương II của Thông tư này, chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, khối ngành (nếu có) và Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
b) Thể hiện rõ khả năng góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực theo kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, quốc gia và nhu cầu của thị trường lao động;
c) Phản ánh yêu cầu của các bên liên quan, trong đó có đại diện giảng viên tại các đơn vị chuyên môn, đại diện các đơn vị sử dụng lao động và hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn, người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo đang làm việc đúng chuyên môn;
d) Được tham khảo, đối sánh với chương trình đào tạo cùng trình độ, cùng ngành đã được kiểm định của các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong nước và nước ngoài;
đ) Được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; phải tích hợp giảng dạy kỹ năng với kiến thức; phải có ma trận các môn học hoặc học phần với chuẩn đầu ra, bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được phân bổ và truyền tải đầy đủ thành chuẩn đầu ra của các môn học hoặc học phần;
e) Các hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá phải được lập kế hoạch và thiết kế dựa vào chuẩn đầu ra của môn học hoặc học phần, bảo đảm cung cấp những hoạt động giảng dạy thúc đẩy việc học tập đáp ứng chuẩn đầu ra;
g) Có quy định, hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo;
h) Được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo có ý kiến thông qua trước khi ban hành.
1. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo. Tiêu chuẩn và cơ cấu Hội đồng thẩm định được quy định như sau:
a) Thành viên Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo: giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đúng ngành hoặc ngành gần đối với chương trình đào tạo thuộc ngành mới, các chuyên gia am hiểu về ngành, chuyên ngành đào tạo, có năng lực xây dựng, phát triển chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Thành viên Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo không là thành viên Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo;
b) Hội đồng thẩm định có số thành viên là số lẻ, gồm Chủ tịch, Thư ký, tối thiểu 02 ủy viên phản biện thuộc hai cơ sở đào tạo khác nhau và các ủy viên Hội đồng; trong đó có ít nhất 01 thành viên là người đại diện cho đơn vị sử dụng lao động;
c) Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định cụ thể tiêu chuẩn, số lượng, thành phần, cơ cấu và thành viên tham gia Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo phù hợp với quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này.
2. Yêu cầu thẩm định chương trình đào tạo:
a) Đánh giá được mức độ đáp ứng các quy định của chuẩn chương trình đào tạo, quy chế tổ chức đào tạo hiện hành đối với các trình độ tương ứng; các quy định liên quan khác về chương trình đào tạo; yêu cầu của ngành đào tạo và mục tiêu, chuẩn đầu ra đã xác định;
b) Kết luận rõ một trong các nội dung sau: Hội đồng thông qua chương trình đào tạo, không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc Hội đồng thông qua chương trình đào tạo nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu nội dung cụ thể cần phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc Hội đồng không thông qua chương trình đào tạo và nêu lý do không thông qua.
3. Sau khi có kết luận của Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo, trên cơ sở ý kiến của Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo, Hiệu trưởng cơ sở đào tạo ký quyết định ban hành và áp dụng chương trình đào tạo.
4. Chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài trước khi được sử dụng theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 36 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018) phải được thẩm định theo quy định tại Điều này.
1. Chương trình đào tạo phải thường xuyên được rà soát, đánh giá, cập nhật; kết quả rà soát, đánh giá phải được cơ sở đào tạo áp dụng để cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.
2. Đánh giá chương trình đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Việc đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định tại Chương II của Thông tư này và chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, khối ngành (nếu có);
b) Việc đánh giá phải dựa trên kết quả đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đối với mỗi khóa học và phản hồi của các bên liên quan (giới sử dụng lao động, người học, giảng viên, tổ chức nghề nghiệp...). Mỗi chuẩn đầu ra phải được đánh giá tối thiểu hai lần trong chu kỳ đánh giá chương trình đào tạo;
c) Việc đánh giá phải phải làm rõ tính hiệu quả của chương trình đào tạo đang thực hiện (đáp ứng so với chuẩn đầu ra và mục tiêu đã xác định; sự thống nhất và gắn kết giữa nội dung chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá, nguồn tài liệu phục vụ học tập và giảng dạy);
d) Việc đánh giá phải đưa ra đề xuất cải tiến chất lượng chương trình đào tạo và dự kiến tác động của việc thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo; kết quả đánh giá, cải tiến phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
3. Chu kỳ đánh giá tổng thể chương trình đào tạo tối đa là 05 năm; quy trình đánh giá tổng thể tương tự với quy trình xây dựng mới chương trình đào tạo. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo công bố chương trình đào tạo dưới dạng chương trình đào tạo mới hoặc chương trình đào tạo sửa đổi, bổ sung sau khi được đánh giá và cập nhật.
4. Việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp theo quy định về mở ngành đào tạo tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều này.
Chapter IV
FORMULATION, APPRAISAL AND PROMULGATION OF TRAINING PROGRAMS
Article 17. Formulation of training programs
1. Heads of training institutions have the power to decide establishment of councils for training program formulation (hereinafter referred to as “program formulating councils”) to formulate training programs. Every program formulating council shall include:
a) Lecturer representatives who are knowledgeable about the academic discipline or specialized area of the program, directly involved in teaching or training management of the training institution and capable of formulating and developing the training program;
b) Experts in training program development and higher education quality assurance;
c) Representatives of employers in relevant fields who are knowledgeable about recruitment requirements and job positions in relation to the field of training of the program.
2. Heads of training institutions shall decide standards, quantity, composition and members for program formulating councils; stipulate duties and powers of program formulating councils and members thereof.
3. Requirements for training programs:
a) Meet requirements of level-based program standards according to regulations in Chapter II of this Circular, discipline-based program standards, set-based program standards (if any) and the Vietnamese Qualifications Framework;
b) Present contributions to labor demand satisfaction according to sectorial, local and national socio - economic development plans and strategies and demand of the labor market;
c) Reflect requirements of relevant parties, including representatives of lecturers of specialized units, representatives of employers and professional associations, experts in specialized areas and alumni currently working in their fields of training;
d) Refer and be compared with accredited training programs of the same education level and academic discipline of reputable Vietnamese and foreign training institutions;
dd) Be designed based on expected learning outcomes of training programs; provide both skills and knowledge; have matrices for units of study with expected learning outcomes, ensure that expected learning outcomes of training programs are sufficiently distributed to and covered by expected learning outcomes of their units of study;
e) Teaching, learning and assessing activities must be made into plans and designed based on expected learning outcomes of units of study, ensuring provision of teaching activities that support achievement of expected learning outcomes;
g) Provide regulations and guidelines on adopting training programs, ensuring training quality;
h) Be approved by scientific and training councils of training institutions before promulgation.
Article 18. Appraisal and promulgation of training programs
1. Heads of training institutions have the power to decide establishment of councils for training program appraisal (hereinafter referred to as “program appraising councils”). Standards and structure of program appraising councils are as follows:
a) Every program appraising council shall include professors, associate professors and holders of doctorates in the program’s academic discipline or an academic discipline close to the program's discipline if it is a new discipline and experts in the discipline and specialized area of the program who are capable of formulating and developing the program and ensuring higher education quality. Members of program appraising councils may not join program formulating councils;
b) The council shall have an odd number of members and be composed of a chairperson, secretary, at least 02 reviewers from two different training institutions and other council members, with at least 01 member representing employers;
c) Heads of training institutions shall decide standards, quantity, composition, structure and members for program appraising councils in compliance with regulations in Points a and b Clause 1 herein.
2. Requirements for training program appraisal:
a) Evaluate compliance with regulations of program standards, existing regulations on training organization for corresponding education levels; other relevant regulations on training programs; requirements of academic disciplines and predetermined objectives and expected learning outcomes;
b) Give one of the following conclusions in a clear manner: the training program is approved by the council and does not require any revision; or the training program is approved by the council but requires some revision and specify such revision; or the training program is not approved by the council and provide the reason for such disapproval.
3. After program appraising councils give their conclusions, based on opinions of scientific and training councils of training institutions, heads of training institutions shall sign decisions to promulgate and adopt training programs.
4. Training programs of foreign higher education institutions must be appraised as per regulations of this Article before they may be adopted according to regulations in Point c Clause 1 Article 36 of the Law on Higher Education (amended in 2018).
Article 19. Assessment and improvement of training program quality
1. Training programs shall be reviewed, assessed and revised on a regular basis; training institutions must improve training quality based on review and assessment results.
2. Requirements for training program assessment:
a) Meet requirements of the Vietnamese Qualifications Framework, level-based program standards according to regulations in Chapter II of this Circular, discipline-based program standards, set-based program standards (if any);
b) Be made based on evaluation of achievement of expected learning outcomes of the program for each cohort and feedback from relevant parties (employers, learners, lecturers, professional organizations, etc.). Each expected learning outcome must be assessed at least twice during the program assessment cycle;
c) Clarify efficiency of the current program (suitability for predetermined objectives and expected learning outcomes; consistency and connection between content, assessment methods and resources for learning and teaching of the program);
d) Put forwards proposals for improving the program's quality and predict impact of changes made to the program; assessment and improvement results must be published on the website of the training institution.
3. A cycle for comprehensive assessment of a training program shall last for no more than 05 years; procedures for such comprehensive assessment shall be similar to procedures for new training program formulation. Heads of training institutions may announce assessed and revised training programs as new training programs or revised training programs.
4. Assessment of a training program’s quality prior to graduation of the first cohort made in accordance with regulations on new program offering in Clause 18 Article 1 of the Law on Amendment to the Law on Higher Education must meet requirements provided in this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực