Chương II Thông tư 17/2016/TT-BYT: Trình tự thu hồi
Số hiệu: | 17/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2016 |
Ngày công báo: | 04/08/2016 | Số công báo: | Từ số 819 đến số 820 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/11/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 17/2016/TT-BYT quy định trình tự, trách nhiệm thu hồi và xử lý sau thu hồi đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
1. Trình tự thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn
2. Xử lý sau thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn
Văn bản tiếng việt
1. Trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời Điểm xác định sản phẩm phải thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm thông báo tới người có trách nhiệm trong toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh (cơ sở sản xuất, các kênh phân phối, đại lý, cửa hàng) để dừng việc sản xuất, kinh doanh và thu hồi sản phẩm.
2. Sau khi kết thúc việc thu hồi, chủ sản phẩm gửi Báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Ngay sau khi xác định sản phẩm phải thu hồi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này phải ban hành Quyết định thu hồi theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Quyết định thu hồi được gửi cho chủ sản phẩm và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
2. Trách nhiệm của chủ sản phẩm:
a) Ngay khi nhận được quyết định thu hồi, chủ sản phẩm phải thông báo tới những người có trách nhiệm trong hệ thống sản xuất, kinh doanh (cơ sở sản xuất, các kênh phân phối, đại lý, cửa hàng) để dừng việc sản xuất, kinh doanh và niêm phong sản phẩm;
b) Trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc, kể từ thời Điểm nhận được quyết định thu hồi, chủ sản phẩm phải nộp Kế hoạch thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan ra quyết định thu hồi và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm. Nội dung kế hoạch thu hồi sản phẩm phải phù hợp với Quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn do cơ quan ra quyết định thu hồi ban hành.
3. Cơ quan ra Quyết định thu hồi sản phẩm có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm và các cơ quan liên quan giám sát việc thu hồi.
Chapter II
ORDER OF PRODUCT RECALL
Article 3. Voluntary recall
1. Within 24 hours after identifying a to-be-recalled product, a product owner shall notify responsible persons in his/her/its production and trading system (including the production establishments, distribution channels, agents and stores) of the suspension of production and trading and recall of the product.
2. After completing the recall of a product, a product owner shall send a report on recall of an unsafe product, made according to the form provided in Appendix 1 to this Circular, to the state agency in charge of food safety.
Article 4. Compulsory recall
1. Right after identifying a to-be-recalled product, the state agency competent to recall products defined in Clause 2, Article 2 of this Circular shall issue a decision on product recall, made according to the form provided in Appendix 2 to this Circular.
The decision on product recall shall be sent to the product owner and the state agency defined in Clause 2, Article 2 of this Circular.
2. Responsibilities of product owners:
a/ Right after receiving a decision on product recall, a product owner shall notify responsible persons in his/her/its production and trading system (including the production establishments, distribution channels, agents and stores) of the suspension of the production and trading and sealing of the product;
b/ Within 3 working days after receiving the decision, the product owner shall submit a plan on recall of an unsafe product, made according to the form provided in Appendix 3 to this Circular, to the agency that has issued the decision on product recall and the state agency in charge of food safety. The contents of the product recall plan must conform to the decision on recall of the unsafe product of the decision-issuing agency.
3. The decision-issuing agency shall take the prime responsibility for, and coordinate with state agencies in charge of food safety and related agencies in, supervising the product recall.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực