Chương I Thông tư 17/2016/TT-BYT: Quy định chung
Số hiệu: | 17/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2016 |
Ngày công báo: | 04/08/2016 | Số công báo: | Từ số 819 đến số 820 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/11/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 17/2016/TT-BYT quy định trình tự, trách nhiệm thu hồi và xử lý sau thu hồi đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
1. Trình tự thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn
2. Xử lý sau thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn
Văn bản tiếng việt
1. Thông tư này quy định trình tự, trách nhiệm thu hồi và xử lý sau thu hồi đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi tắt là sản phẩm) không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
2. Việc thu hồi, xử lý thực phẩm trong trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thực hiện thì thực hiện theo quy định tại Mục d, Khoản 5, Điều 55 Luật An toàn thực phẩm.
1. Hình thức thu hồi:
a) Thu hồi tự nguyện là thu hồi do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là chủ sản phẩm) tự nguyện thực hiện;
b) Thu hồi bắt buộc là thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi bắt buộc:
a) Cơ quan cấp giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; cơ quan được phân công quản lý lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Luật an toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm);
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi theo quy định tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm và các cơ quan chức năng ra quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
1. This Circular prescribes the order of, and responsibility for, recall and post-recall disposal of unsafe foods, food additives, food processing aids, food-packaging tools and food packages and containers (below referred to as products) under the management of the Ministry of Health.
2. The recall and disposal of foods that may seriously affect community well-being or in other emergency cases, which are directly carried out by competent state agencies, comply with Section d, Clause 5, Article 55 of the Law on Food Safety.
Article 2. Forms of, and competence for, product recall
1. Forms of product recall:
a/ Voluntary recall means the recall of products willingly carried out by organizations and individuals engaged in food production and trading under Clause 6, Article 3 of the Law on Quality of Products and Goods (below referred to as product owners);
b/ Compulsory recall means the recall of products carried out under decisions of competent state agencies under Clause 2 of this Article.
2. State agencies competent to order compulsory recall are:
a/ Agencies issuing receipts of written announcements of regulation conformity or certificates of announcement of conformity with food safety regulations; and agencies assigned to manage food safety as defined in the Law on Food Safety and the Government’s Decree No. 38/2012/ND-CP of April 25, 2012, detailing a number of articles of the Law on Food Safety (below referred to as state agencies in charge of food safety);
b/ State agencies competent to recall products defined in the Government’s Decree No. 178/2013/ND-CP of November 14, 2013, on sanctioning of administrative violations in the field of food safety and functional agencies issuing decisions on product recall in accordance with law.