Chương IV Thông tư 162/2015/TT-BTC: Phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng
Số hiệu: | 162/2015/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 26/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2015 |
Ngày công báo: | 16/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1193 đến số 1194 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 162/2015/TT-BTC hướng dẫn điều kiện, hồ sơ, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng,chào bán cổ phiếu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng được ban hành ngày 26/10/2015.
1. Chào bán chứng khoán ra công chúng
Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng theo Thông tư 162 phải có:
- Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành CK trong hai năm gần nhất;
- Báo cáo tình hình sử dụng vốn thu được của đợt chào bán chứng khoán gần nhất được xác nhận bởi tổ chức kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng lĩnh vực chứng khoán;
- Văn bản xác nhận của ngân hàng về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán chứng khoán. Theo Thông tư số 162/2015 Bộ Tài chính tài khoản phong tỏa không trùng với tài khoản thanh toán của tổ chức phát hành. Trường hợp tổ chức phát hành là NHTM thì phải lựa chọn một NHTM khác để mở tài khoản phong tỏa;
- Tài liệu trích dẫn địa chỉ và thông tin đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tài liệu khác theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác minh lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ sở hữu nước ngoài (nếu có) theo pháp luật;
2. Phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng
Thông tư 162/2015/TT-BTC quy định tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức phải có:
- Quyết định của HĐQT thông qua việc triển khai phương án phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng;
- Tài liệu chứng minh việc đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ trong trường hợp lợi nhuận quyết định phân phối thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (LNSTCPP) trên BCTC hợp nhất và cao hơn mức LNSTCPP trên BCTC riêng của công ty mẹ;
3. Mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ
Theo Thông tư số 162/2015 công ty đại chúng mua lại cổ phiếu đã phát hành để làm cổ phiếu quỹ phải có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu căn cứ vào BCTC gần nhất được kiểm toán theo quy định.
Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ sử dụng nguồn thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác để mua lại cổ phiếu, nguồn vốn thực hiện được căn cứ trên BCTC của công ty mẹ.
Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ sử dụng nguồn LNSTCPP để mua lại cổ phiếu, nguồn vốn thực hiện không được vượt quá mức LNSTCPP trên BCTC hợp nhất được kiểm toán. Trường hợp nguồn LNSTCPP dùng để mua lại cổ phiếu thấp hơn LNSTCPP trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức LNSTCPP trên BCTC của công ty mẹ, công ty mẹ chỉ được dùng LNSTCPP để mua lại cổ phiếu sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ theo hướng dẫn về phân phối lợi nhuận của chế độ kế toán doanh nghiệp.
Thông tư 162 còn quy định chào bán cổ phiếu ra công chúng để hoán đổi; chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng; phát hành chứng khoán làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài. Thông tư số 162/2015/BTC có hiệu lực từ ngày 15/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức;
2. Có đủ nguồn để thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối căn cứ báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán theo quy định.
Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, nguồn để thực hiện không được vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán. Trường hợp lợi nhuận quyết định phân phối thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, công ty chỉ được thực hiện việc phân phối sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ theo hướng dẫn về phân phối lợi nhuận của chế độ kế toán doanh nghiệp.
Tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức của công ty đại chúng bao gồm các tài liệu sau:
1. Báo cáo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức lập theo mẫu tại Phụ lục số 17 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành;
3. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua việc triển khai thực hiện phương án phát hành;
4. Báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán theo quy định;
5. Tài liệu chứng minh việc đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ theo hướng dẫn về phân phối lợi nhuận của chế độ kế toán doanh nghiệp trong trường hợp lợi nhuận quyết định phân phối thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ;
6. Phương án xử lý cổ phần lẻ (nếu có) được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua.
Công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu;
2. Có đủ nguồn thực hiện căn cứ báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán từ các nguồn sau đây:
a) Thặng dư vốn;
b) Quỹ đầu tư phát triển;
c) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối;
d) Quỹ khác (nếu có) được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác, nguồn vốn thực hiện được căn cứ trên báo cáo tài chính của công ty mẹ.
Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, nguồn vốn thực hiện không được vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất. Nếu nguồn vốn thực hiện thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty chỉ được thực hiện sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ theo hướng dẫn về phân phối lợi nhuận của chế độ kế toán doanh nghiệp;
3. Tổng giá trị các nguồn nêu tại khoản 2 Điều này phải đảm bảo không thấp hơn tổng giá trị vốn cổ phần tăng thêm theo phương án được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đại chúng bao gồm các tài liệu sau:
1. Báo cáo phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu theo mẫu tại Phụ lục số 17 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành;
3. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua việc triển khai thực hiện phương án phát hành;
4. Báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán theo quy định;
5. Tài liệu chứng minh việc đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ theo hướng dẫn về phân phối lợi nhuận của chế độ kế toán doanh nghiệp trong trường hợp công ty mẹ phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và nguồn vốn thực hiện thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất, cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính của công ty mẹ;
6. Phương án xử lý cổ phần lẻ (nếu có) được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua.
1. Có chương trình lựa chọn và kế hoạch phát hành cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
2. Tổng số cổ phiếu phát hành theo chương trình trong mỗi mười hai (12) tháng không được vượt quá năm phần trăm (5%) số cổ phần đang lưu hành của công ty;
3. Hội đồng quản trị phải công bố rõ các tiêu chuẩn và danh sách người lao động được tham gia chương trình, nguyên tắc xác định giá bán, nguyên tắc xác định số cổ phiếu được phân phối cho từng đối tượng và thời gian thực hiện;
4. Trường hợp công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, công ty phải có đủ nguồn vốn thực hiện căn cứ báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán từ các nguồn sau đây:
a) Thặng dư vốn;
b) Quỹ đầu tư phát triển;
c) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối;
d) Quỹ khác (nếu có) được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để thưởng cho người lao động từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác, nguồn vốn thực hiện được căn cứ trên báo cáo tài chính của công ty mẹ.
Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để thưởng cho người lao động từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, nguồn vốn thực hiện không được vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán. Nếu nguồn vốn thực hiện sử dụng để thưởng cho người lao động thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty chỉ được sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ theo hướng dẫn về phân phối lợi nhuận của chế độ kế toán doanh nghiệp;
5. Trường hợp công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động, tổng giá trị các nguồn nêu tại khoản 4 Điều này phải đảm bảo không thấp hơn tổng giá trị vốn cổ phần tăng thêm theo phương án được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty của công ty đại chúng bao gồm các tài liệu sau:
1. Báo cáo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty được lập theo Phụ lục số 18 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua chương trình lựa chọn và kế hoạch phát hành cho người lao động. Những người có quyền lợi liên quan đến đợt phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty không được tham gia biểu quyết thông qua Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động;
3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua tiêu chuẩn và danh sách người lao động được tham gia chương trình, nguyên tắc xác định giá bán, nguyên tắc xác định số cổ phiếu được phân phối cho từng đối tượng và thời gian thực hiện;
4. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua việc triển khai thực hiện phương án phát hành;
5. Báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán theo quy định trong trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động trong công ty;
6. Tài liệu chứng minh việc đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ theo hướng dẫn về phân phối lợi nhuận của chế độ kế toán doanh nghiệp trong trường hợp sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối làm nguồn để phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động và nguồn vốn thực hiện thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất, cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính của công ty mẹ.
1. Tổ chức phát hành phải gửi tài liệu báo cáo phát hành thêm cổ phiếu nêu tại Điều 32, Điều 34, Điều 36 Thông tư này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo nêu tại khoản 1 Điều này, trường hợp tài liệu báo cáo cần sửa đổi, bổ sung Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản gửi tổ chức phát hành nêu rõ nội dung, yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Thời gian tổ chức phát hành sửa đổi, bổ sung tài liệu báo cáo không tính vào thời hạn xem xét, giải quyết của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ và hợp lệ tài liệu báo cáo nêu tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gửi thông báo cho tổ chức phát hành thực hiện hoặc có văn bản từ chối nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo phát hành thêm cổ phiếu nêu tại khoản 1 Điều này, tổ chức phát hành phải công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc phát hành theo thời hạn như sau:
a) Đối với trường hợp phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, việc công bố thông tin phải được thực hiện ít nhất bảy (07) ngày làm việc trước ngày đăng ký cuối cùng để phân bổ quyền theo mẫu tại Phụ lục số 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với trường hợp phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động, việc công bố thông tin phải được thực hiện ít nhất bảy (07) ngày làm việc trước ngày kết thúc việc thu tiền mua cổ phiếu hoặc ngày chuyển quyền sở hữu cổ phiếu thưởng theo mẫu tại Phụ lục số 20 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Ngày đăng ký cuối cùng để phân bổ quyền/ngày kết thúc việc thu tiền mua cổ phiếu hoặc ngày chuyển quyền sở hữu cổ phiếu thưởng cho người lao động không được quá bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo.
6. Tổ chức phát hành phải gửi báo cáo kết quả phát hành cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin ra công chúng theo thời hạn như sau:
a) Đối với trường hợp phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, tổ chức chức phát hành phải gửi báo cáo kết quả phát hành trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày đăng ký cuối cùng để phân bổ quyền theo mẫu tại Phụ lục số 21 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với trường hợp phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động, tổ chức chức phát hành phải gửi báo cáo kết quả phát hành trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày kết thúc việc thu tiền mua cổ phiếu hoặc ngày chuyển quyền sở hữu cổ phiếu thưởng cho người lao động theo mẫu tại Phụ lục số 22 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu phải kèm theo danh sách người lao động tham gia chương trình trong đó nêu cụ thể về số lượng cổ phần của từng người lao động được tham gia.
7. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo kết quả phát hành, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đăng tải thông tin về việc nhận được báo cáo kết quả phát hành trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và gửi thông báo kết quả phát hành cho tổ chức phát hành, Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
8. Công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết/đăng ký giao dịch phải tiến hành đăng ký niêm yết/giao dịch bổ sung với Sở Giao dịch Chứng khoán đối với số lượng cổ phiếu đã phát hành trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gửi thông báo kết quả phát hành cho tổ chức phát hành.
1. Cổ phần lẻ là phần vốn ít hơn một (01) cổ phần. Trong quá trình phát hành cổ phiếu nếu phát sinh cổ phần lẻ, công ty phải có phương án xử lý đảm bảo tối đa quyền lợi và sự công bằng giữa các cổ đông. Phương án xử lý cổ phần lẻ phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua.
2. Trong quá trình phát hành cổ phiếu để trả cổ tức hoặc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, nếu phát sinh cổ phần lẻ công ty có quyền mua lại cổ phần lẻ làm cổ phiếu quỹ. Số cổ phiếu phát sinh từ việc xử lý cổ phần lẻ được công ty ghi nhận, xử lý theo các quy định của Thông tư này và các quy định có liên quan.
PUBLIC CORPORATION'S ISSUANCE OF ADDITIONAL STOCKS
Article 31. Requirements for scrip issue
A public corporation, when issuing stocks dividend to existing shareholders to increase share capital, must fulfill these requirements:
1. The plan for scrip issue has been approved by the General shareholders meeting;
2. Resources for scrip issue from undistributed net profit suffice according to the latest financial report audited as per regulations.
If a public corporation, as a parent company, issues stocks dividend, resources for scrip issue must not exceed the undistributed net profit as shown in the consolidated financial report audited. If the part of profit to be distributed is lower than the undistributed net profit as shown in the consolidated financial report but higher than the undistributed net profit in the parent company's financial statement, the corporation shall only distribute profit after transferring profit from child companies to the parent company according to the corporate accounting regulations' guidelines for profit distribution.
Article 32. Scrip issue report
The report on a public corporation’s scrip issue shall include:
1. The report on scrip issue as per Appendix 17 of this Circular;
2. Decisions by the General shareholders meeting on the approval of the plan for scrip issue;
3. Decisions by the Board of Directors on the execution of the plan for scrip issue;
4. The latest financial report audited as per regulations;
5. Written evidences of the completion of the transfer of profit from child companies to the parent company according to corporate accounting regulations’ guidelines for profit distribution if the part of profit to be distributed is lower than the undistributed net profit as shown in the consolidated financial report but higher than the undistributed net profit in the parent company’s financial statement;
6. The plan for handling fractional share (if any) as approved by the General shareholders meeting or the Board of Directors.
Article 33. Requirements for stock issuance for increase of share capital with finances from the equity
A public corporation, when issuing stocks to increase share capital with finances from the equity, must satisfy these requirements:
1. The stock issuance plan for increase of share capital from the equity has been approved by the General shareholders meeting;
2. The following resources suffice according to the latest audited financial report:
a) Capital surplus;
b) Development investment fund;
c) Undistributed net profit;
d) Other funds (if available) for increase of charter capital as per the laws.
If a public corporation, as a parent company, issues stocks to increase share capital with finances from the surplus of share capital, development investment fund or other funds, the resource of finances shall be subject to the parent company’s financial report
If a public corporation, as a parent company, issues stocks to increase share capital with finances from undistributed net profit, the resource of finances shall not exceed the undistributed net profit as shown in the consolidated financial report. If the resource of finances is lower than the undistributed net profit as shown in the consolidated financial report but higher than the undistributed net profit in the parent company's financial statement, the corporation shall only proceed after transferring profit from child companies to the parent company according to the corporate accounting regulations' guidelines for profit distribution.
3. Total value of resources as stated in Section 2 of this Article must not be less than the total increased value of share capital as per the plan passed by the General shareholders meeting.
Article 34. Report on stock issuance for increase of share capital with finances from the equity
The report on a public corporation’s stock issuance for increase of share capital with finances from the equity shall comprise:
1. The report on stock issuance for increase of share capital with finances from the equity, as per Appendix 17 of this Circular;
2. Decisions by the General shareholders meeting on the approval of the issuance plan;
3. Decisions by the Board of Directors on the execution of the issuance plan;
4. The latest financial report audited as per regulations;
5. Written evidences of the completion of the transfer of profit from child companies to the parent company according to corporate accounting regulations’ guidelines for profit distribution if the parent company issues stocks to increase share capital with finances from the undistributed net profit and such finances are lower than the undistributed net profit as shown in the consolidated financial report but higher than the undistributed net profit in the parent company's financial statement;
6. The plan for handling fractional share (if any) as approved by the General shareholders meeting or the Board of Directors.
Article 35. Requirements for issuance of stocks for internal employee share scheme.
A public corporation, when issuing stocks for an internal employee share scheme, shall fulfill these requirements:
1. The stock option and issuance plans have been approved by the General shareholders meeting;
2. Total amount of stocks issued for the employee share scheme every twelve (12) months must not exceed five percent (5%) of the corporation's outstanding shares;
3. Board of Directors must announce lucid criteria and employees eligible for the said plan, principles of pricing and quantification of distributable stocks by beneficiary, and schedule;
4. If the corporation issues incentive stocks to employees, it must satisfy requirements in Section 1, 2, 3 of this Article and possess adequate finances from the following resources according to the latest audited financial report:
a) Capital surplus;
b) Development investment fund;
c) Undistributed net profit;
d) Other funds (if available) for increase of charter capital as per the laws.
If a public corporation, as a parent company, issues incentive stocks to employees with finances from the share capital surplus, development investment fund or other funds, the resource of finances shall be subject to the parent company's financial report.
If a public corporation, as a parent company, issues incentive stocks to employees with finances from undistributed net profit, the resource of finances shall not exceed the undistributed net profit as shown in the consolidated financial report audited. If the resource of finances for the employee incentive plan is lower than the undistributed net profit as shown in the consolidated financial report but higher than the undistributed net profit in the parent company's financial statement, the corporation shall only use the undistributed net profit after transferring profit from child companies to the parent company according to the corporate accounting regulations' guidelines for profit distribution.
5. If the corporation issues incentive stock to employees, the total value of resources as stated in Section 4 of this Article must not be less than the total increased value of share capital as per the plan passed by the General shareholders meeting.
Article 36. Report on stock issuance for employee share scheme
The report on a public corporation's stock issuance for an internal employee share scheme shall include:
1. The report on stock issuance for internal employee share scheme, as per Appendix 18 of this Circular;
2. Decisions by the General shareholders meeting on the approval of the scheme and the issuance plan. Individuals holding interests associated with the stock offering for the internal employee share scheme shall not cast vote on the Resolution by the General shareholders meeting on the issuance of stock for the employee share scheme;
3. Decisions by the General shareholders meeting or Board of Directors on the approval of criteria and employees eligible for the scheme, principles of pricing and quantification of distributable stocks by beneficiary, and schedule;
4. Decisions by the Board of Directors on the execution of the issuance plan;
5. The latest financial report audited as per regulations in case of an internal incentive stock scheme for employees;
6. Written evidences of the completion of the transfer of profit from child companies to the parent company according to corporate accounting regulations’ guidelines for profit distribution if the undistributed net profit finances the issuance of employees’ incentive stocks and such finances are lower than the undistributed net profit as shown in the consolidated financial report but higher than the undistributed net profit in the parent company's financial statement;
Article 37. Reporting and announcement of the issuance of additional stocks
1. The issuer must report the issuance of additional stocks in writing, as per Article 32, Article 34 and Article 36 of this Circular, to the State Securities Commission.
2. In seven (07) working days upon the receipt of the report as stated in Section 1 of this Article, the State Securities Commission shall inform the issuer in writing of the details of essential amendments, if requested. The length of time of the issuer’s revision of the report shall not add to the time limit for the State Securities Commission’s consideration and settlement.
3. In seven (07) working days upon the receipt of the full and valid report as defined in Section 1 of this Article, the State Securities Commission shall respond to the issuer in writing for the latter’s proceedings or inform the issuer in writing of the former’s rejection and justifications.
4. In seven (07) working days upon the State Securities Commission's notification of its receipt of the full report as stated in Section 1 of this Article, the issuer must announce the issuance of stocks on mass media by the following schedule:
a) In case of the scrip issue or the issue of stocks for increase of share capital with finances from the equity, information must be announced in at least seven (07) working days before the final date of registration for the apportionment of rights as per Appendix 19 of this Circular.
b) In case of the issuance of stocks for an employee share scheme, information must be announced in at least seven (07) working days prior to the last date of the collection of payments for stocks or the transfer of incentive stock ownership, as per Appendix 20 of this Circular.
5. The final date of registration for the apportionment of rights or the last date of the collection of payments for stocks and the transfer of incentive stock ownership to employees shall not exceed forty five (45) days upon the State Securities Commission’s notification of its receipt of the full report.
6. The issuer must report the result of the stock issue to the State Securities Commission and publicize information by the following schedule:
a) In case of the scrip issue or the issue of stocks for increase of share capital with finances from the equity, the issuer must submit the said report in fifteen (15) working days from the final date of registration for the apportionment of rights as per Appendix 21 of this Circular.
b) In case of the issuance of stocks for an employee share scheme, the issuer must submit the said report in fifteen (15) working days from the last date of the collection of payments for stocks or the transfer of incentive stock ownership to employees, as per Appendix 22 of this Circular. The report on the result of the stock issue must include a list of employees participating in the scheme and quantity of shares for each employee eligible.
7. In three (03) working days upon the receipt of the full report on the result of the stock issue, the State Securities Commission shall announce its receipt of such report on its website and have the result sent to the issuer, the Stock Exchange and the Securities Depository.
8. The public corporation, whose stock is listed or traded, must register additional stocks issued for listing or trading with the Stock Exchange in fifteen (15) days upon the State Securities Commission’s notification of the result of the stock issue to the issuer.
Article 38. Handling of fractional share
1. A fractional share is less than one (01) full share. If the issuance of stock gives rise to fractional share, the corporation must have a settlement plan that maximize shareholders' interests and equality. The plan for handling fractional share must be approved by the General shareholders meeting or the Board of Directors.
2. If the scrip issue or the issuance of stocks for increase of share capital with finances from the equity gives rise to fractional shares, the corporation shall be entitled to repurchase such fractional shares for its treasury stock inventory. The corporation shall record and handle stocks arising from the settlement of fractional shares according to this Circular and relevant regulations.