Chương II Thông tư 162/2015/TT-BTC: Chào bán chứng khoán ra công chúng
Số hiệu: | 162/2015/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 26/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2015 |
Ngày công báo: | 16/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1193 đến số 1194 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 162/2015/TT-BTC hướng dẫn điều kiện, hồ sơ, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng,chào bán cổ phiếu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng được ban hành ngày 26/10/2015.
1. Chào bán chứng khoán ra công chúng
Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng theo Thông tư 162 phải có:
- Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành CK trong hai năm gần nhất;
- Báo cáo tình hình sử dụng vốn thu được của đợt chào bán chứng khoán gần nhất được xác nhận bởi tổ chức kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng lĩnh vực chứng khoán;
- Văn bản xác nhận của ngân hàng về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán chứng khoán. Theo Thông tư số 162/2015 Bộ Tài chính tài khoản phong tỏa không trùng với tài khoản thanh toán của tổ chức phát hành. Trường hợp tổ chức phát hành là NHTM thì phải lựa chọn một NHTM khác để mở tài khoản phong tỏa;
- Tài liệu trích dẫn địa chỉ và thông tin đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tài liệu khác theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác minh lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ sở hữu nước ngoài (nếu có) theo pháp luật;
2. Phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng
Thông tư 162/2015/TT-BTC quy định tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức phải có:
- Quyết định của HĐQT thông qua việc triển khai phương án phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng;
- Tài liệu chứng minh việc đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ trong trường hợp lợi nhuận quyết định phân phối thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (LNSTCPP) trên BCTC hợp nhất và cao hơn mức LNSTCPP trên BCTC riêng của công ty mẹ;
3. Mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ
Theo Thông tư số 162/2015 công ty đại chúng mua lại cổ phiếu đã phát hành để làm cổ phiếu quỹ phải có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu căn cứ vào BCTC gần nhất được kiểm toán theo quy định.
Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ sử dụng nguồn thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác để mua lại cổ phiếu, nguồn vốn thực hiện được căn cứ trên BCTC của công ty mẹ.
Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ sử dụng nguồn LNSTCPP để mua lại cổ phiếu, nguồn vốn thực hiện không được vượt quá mức LNSTCPP trên BCTC hợp nhất được kiểm toán. Trường hợp nguồn LNSTCPP dùng để mua lại cổ phiếu thấp hơn LNSTCPP trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức LNSTCPP trên BCTC của công ty mẹ, công ty mẹ chỉ được dùng LNSTCPP để mua lại cổ phiếu sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ theo hướng dẫn về phân phối lợi nhuận của chế độ kế toán doanh nghiệp.
Thông tư 162 còn quy định chào bán cổ phiếu ra công chúng để hoán đổi; chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng; phát hành chứng khoán làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài. Thông tư số 162/2015/BTC có hiệu lực từ ngày 15/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (sau đây gọi tắt là Nghị định số 58/2012/NĐ-CP).
2. Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
3. Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng để thành lập mới doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
4. Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng để thành lập tổ chức tín dụng cổ phần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định số 58/2012/NĐ- CP.
5. Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 18 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và khoản 8 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (sau đây gọi tắt là Nghị định số 60/2015/NĐ-CP).
6. Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng tại Việt Nam của doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
7. Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông lớn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
8. Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng chung cho nhiều đợt phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 17 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
9. Việc chào bán chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 22 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
10. Điều kiện về hạn chế chuyển nhượng theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 60/2015/NĐ-CP không áp dụng đối với cổ phiếu được bảo lãnh phát hành và cổ phiếu lẻ phát sinh do làm tròn từ việc phân phối cho cổ đông hiện hữu.
Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm:
1. Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng lập theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Bản cáo bạch lập theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm: mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và cơ cấu cổ đông (nếu có);
b) Thông tin về đợt chào bán chứng khoán bao gồm: điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán. Trường hợp chào bán cổ phiếu để tăng vốn, phương án phát hành cần phân tích rõ mức độ pha loãng giá và thu nhập trên cổ phiếu do ảnh hưởng của việc chào bán cổ phiếu.
Trường hợp tổ chức phát hành đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng trước thời điểm đáo hạn của trái phiếu chuyển đổi hoặc thời điểm chuyển đổi của chứng quyền đã phát hành trước đó, Bản cáo bạch phải nêu rõ ảnh hưởng đối với quyền lợi của nhà đầu tư mua trái phiếu hoặc chứng quyền kèm theo phương án đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư (nếu có);
c) Thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính của công ty;
d) Bản cáo bạch phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành và người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng và tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chính (nếu có). Trường hợp ký thay phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật;
3. Điều lệ công ty có nội dung phù hợp với các quy định của pháp luật;
4. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng và cam kết đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức trong thời hạn một năm (đối với cổ phiếu chưa niêm yết, đăng ký giao dịch) kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, trong đó:
a) Phương án phát hành lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông phải nêu rõ loại cổ phiếu chào bán, số lượng cổ phiếu từng loại chào bán, đặc tính của cổ phiếu (trong trường hợp cổ phiếu chào bán không phải cổ phiếu phổ thông), nguyên tắc xác định giá phát hành có so sánh với giá trị sổ sách, giá thị trường (nếu có), đánh giá mức độ pha loãng cổ phần dự kiến sau khi phát hành.
Giá phát hành phải được xác định theo quy định tại Điều 125 Luật Doanh nghiệp. Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành với giá ưu đãi cho các đối tượng ngoài cổ đông hiện hữu, phương án phát hành cần nêu rõ tiêu chí xác định các đối tượng được mua với giá ưu đãi;
b) Trường hợp đợt chào bán là nhằm mục đích thực hiện dự án, trong phương án sử dụng vốn thu được trình Đại hội đồng cổ đông thông qua, tổ chức phát hành cần xác định rõ tỷ lệ chào bán thành công hoặc số tiền tối thiểu cần thu được trong đợt chào bán và phương án xử lý trong trường hợp chào bán không đạt tỷ lệ chào bán thành công hoặc không thu đủ số tiền tối thiểu như dự kiến;
5. Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong hai năm gần nhất phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Báo cáo tài chính phải bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật hiện hành về kế toán và kiểm toán;
b) Trường hợp tổ chức phát hành là công ty mẹ thì tổ chức phát hành phải nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán kèm theo báo cáo tài chính của công ty mẹ. Báo cáo tài chính hợp nhất là căn cứ để xem xét điều kiện về chào bán chứng khoán;
c) Báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán. Ý kiến kiểm toán đối với các báo cáo tài chính là ý kiến chấp nhận toàn phần. Trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ thì khoản ngoại trừ phải không ảnh hưởng đến điều kiện chào bán và không phải là các khoản ngoại trừ trọng yếu. Đối với báo cáo tài chính hợp nhất, nếu ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ thì khoản ngoại trừ ngoài việc đáp ứng quy định nêu trên còn không phải là khoản ngoại trừ do không hợp nhất báo cáo tài chính của công ty con. Tổ chức phát hành phải có tài liệu giải thích hợp lý và có xác nhận của tổ chức kiểm toán về ảnh hưởng của việc ngoại trừ;
d) Báo cáo tài chính năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi;
đ) Trường hợp hồ sơ được nộp trước ngày 01 tháng 3 hàng năm đối với tổ chức phát hành có năm tài chính theo năm dương lịch hoặc trước ngày đầu tiên của tháng thứ ba kể từ ngày kết thúc năm tài chính đối với tổ chức phát hành có năm tài chính không kết thúc vào ngày 31 tháng 12, báo cáo tài chính năm của năm trước đó trong hồ sơ ban đầu có thể là báo cáo chưa được kiểm toán, nhưng phải có báo cáo tài chính được kiểm toán của hai năm trước liền kề;
e) Trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán của báo cáo tài chính gần nhất cách thời điểm gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đầy đủ và hợp lệ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quá chín mươi (90) ngày, tổ chức phát hành phải nộp báo cáo tài chính bổ sung đến tháng hoặc quý gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán. Trường hợp có những biến động bất thường sau thời điểm kết thúc niên độ của báo cáo tài chính gần nhất, tổ chức phát hành cần nộp báo cáo tài chính bổ sung đến tháng hoặc quý gần nhất;
g) Trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán thì báo cáo tài chính của tổ chức phát hành phải đáp ứng quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản này và tuân thủ các quy định về kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán;
6. Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành, cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo lãnh phát hành chính phải kèm theo hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh phát hành. Các tài liệu về cam kết bảo lãnh phát hành có thể được gửi sau các tài liệu khác, nhưng chậm nhất phải trước ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán;
7. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng. Đối với việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của tổ chức phát hành thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành thì hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
8. Trường hợp một phần hoặc toàn bộ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng được tổ chức, cá nhân có liên quan xác nhận thì tổ chức phát hành phải gửi văn bản xác nhận của tổ chức, cá nhân đó cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
9. Trường hợp sử dụng vốn cho mục đích đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án bất động sản, hồ sơ phải có tài liệu pháp lý về quyền sử dụng đất (công nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), giấy chứng nhận đầu tư, các thông tin liên quan đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng, quyết định phê duyệt phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và kế hoạch chi tiết về việc sử dụng vốn. Trường hợp sử dụng vốn cho mục đích đầu tư dự án khai thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, hồ sơ phải có quyết định chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án;
10. Báo cáo tình hình sử dụng vốn thu được của đợt chào bán gần nhất được xác nhận bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán;
11. Văn bản xác nhận của ngân hàng về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán. Tài khoản phong tỏa không được trùng với tài khoản thanh toán của tổ chức phát hành. Trường hợp tổ chức phát hành là ngân hàng thương mại thì phải lựa chọn một ngân hàng thương mại khác để mở tài khoản phong tỏa;
12. Tài liệu trích dẫn địa chỉ và thông tin đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tài liệu khác theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác minh lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của công ty và tỷ lệ sở hữu nước ngoài (nếu có) áp dụng đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh mà công ty đang hoạt động theo quy định pháp luật đầu tư, pháp luật liên quan và điều ước quốc tế;
13. Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán, ngoại trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán hoặc trường hợp đợt chào bán có cam kết bảo lãnh phát hành.
Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng bao gồm:
1. Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng theo mẫu tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Tài liệu chứng minh doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thuộc đề án phát triển kinh tế xã hội cấp bộ, ngành hoặc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
3. Dự thảo Điều lệ công ty có nội dung không trái với quy định của pháp luật;
4. Văn bản chấp thuận phương án chào bán của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với các doanh nghiệp thành lập mới có vốn nhà nước;
5. Cam kết bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn với công ty chứng khoán được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán theo mẫu tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành, cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo lãnh phát hành chính phải kèm theo hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh phát hành;
6. Bản cáo bạch theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Chữ ký trong bản cáo bạch của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành được thay bằng chữ ký của các cổ đông sáng lập của tổ chức phát hành;
7. Dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
8. Cam kết chịu trách nhiệm liên đới của Hội đồng quản trị hoặc các cổ đông sáng lập đối với phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng;
9. Phương án chi tiết chào bán cổ phiếu ra công chúng, trong đó xác định rõ tỷ lệ chào bán thành công hoặc số tiền tối thiểu cần thu được trong đợt chào bán và phương án xử lý trong trường hợp chào bán không đạt tỷ lệ chào bán thành công hoặc không thu đủ số tiền tối thiểu như dự kiến;
10. Văn bản chỉ định Ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán;
11. Cam kết của Hội đồng quản trị hoặc các cổ đông sáng lập đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức trong thời hạn một năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động;
12. Văn bản xác nhận của ngân hàng về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán. Tài khoản phong tỏa không được trùng với tài khoản thanh toán của tổ chức phát hành;
13. Tài liệu trích dẫn địa chỉ và thông tin đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tài liệu khác theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác minh lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của công ty và tỷ lệ sở hữu nước ngoài (nếu có) áp dụng đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh mà công ty đang hoạt động theo quy định pháp luật đầu tư, pháp luật liên quan và điều ước quốc tế;
14. Trường hợp một phần hoặc toàn bộ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng được tổ chức, cá nhân có liên quan xác nhận thì tổ chức phát hành phải gửi văn bản xác nhận của tổ chức, cá nhân đó cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng để thành lập mới doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao bao gồm:
1. Tài liệu chứng minh doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao được khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật;
2. Các tài liệu theo quy định tại khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Điều 6 Thông tư này.
Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để thành lập mới tổ chức tín dụng cổ phần bao gồm:
1. Tài liệu quy định tại khoản 1, 8, 9, 10, 12, 13, 14 Điều 6 Thông tư này;
2. Văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cấp giấy phép và thành lập tổ chức tín dụng cổ phần;
3. Dự thảo Điều lệ của tổ chức tín dụng có nội dung không trái với quy định của pháp luật;
4. Bản cáo bạch theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Chữ ký trong bản cáo bạch của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành được thay bằng chữ ký của Trưởng ban trù bị thành lập tổ chức tín dụng cổ phần;
5. Phương án hoạt động kinh doanh trong 03 năm đầu tiên kể từ năm dự kiến được thành lập;
6. Danh sách, lý lịch của cổ đông sáng lập theo quy định hiện hành;
7. Tình hình tài chính và các thông tin liên quan đến các pháp nhân là cổ đông lớn dự kiến theo mẫu tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này;
8. Cam kết của các cổ đông sáng lập đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức trong thời hạn một năm, kể từ ngày khai trương hoạt động.
Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng tại Việt Nam của doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài bao gồm:
1. Các tài liệu quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 11 Điều 5 Thông tư này;
2. Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành phải được lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế và phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước sở tại chấp thuận;
3. Tài liệu dự án đầu tư tại Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
4. Cam kết của tổ chức phát hành thực hiện dự án tại Việt Nam và cam kết không chuyển vốn huy động được ra nước ngoài, không rút vốn tự có đối ứng trong thời hạn của dự án được cấp phép;
5. Cam kết của tổ chức phát hành thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành cổ phiếu tại Việt Nam và các quy định của pháp luật Việt Nam;
6. Cam kết bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn với công ty chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành, cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo lãnh phát hành chính phải kèm theo hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh phát hành;
7. Văn bản chỉ định ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán.
1. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ hai năm tài chính trở lên bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp có thời gian hoạt động không đủ hai năm tài chính bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 5 Thông tư này, trong đó báo cáo tài chính của tổ chức phát hành năm liền kề trước năm gần nhất với năm đăng ký chào bán như quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này được thay bằng báo cáo tài chính cùng năm của các công ty bị hợp nhất (trường hợp hợp nhất), bị sáp nhập và nhận sáp nhập (trường hợp sáp nhập).
3. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp thuộc trường hợp miễn trừ nêu tại điểm b khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 60/2015/NĐ-CP bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 Điều 5 Thông tư này;
b) Báo cáo tài chính hai (02) năm gần nhất trước năm đăng ký chào bán của các công ty bị hợp nhất (trường hợp hợp nhất), bị sáp nhập và nhận sáp nhập (trường hợp sáp nhập) theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này;
c) Quyết định Đại hội đồng cổ đông của các công ty bị hợp nhất (trường hợp hợp nhất), bị sáp nhập và nhận sáp nhập (trường hợp sáp nhập) hoặc Quyết định Đại hội đồng cổ đông của công ty hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này;
d) Quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu của Thủ tướng Chính phủ (trường hợp tổ chức phát hành là tổ chức hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo Đề án tái cơ cấu của Thủ tướng Chính phủ).
1. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông lớn do cổ đông lớn lập để thực hiện chào bán ra công chúng không thông qua hệ thống giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận của Sở giao dịch chứng khoán bao gồm:
a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông lớn lập theo mẫu tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (đối với cổ đông là công ty cổ phần); Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu (đối với cổ đông là công ty trách nhiệm hữu hạn) thông qua việc bán cổ phần và phương án chào bán;
c) Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông lớn lập theo mẫu tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Tài liệu chứng minh cổ đông lớn là chủ sở hữu hợp pháp số cổ phần đăng ký chào bán và số cổ phần này được phép chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo tài chính của tổ chức có cổ phiếu được chào bán trong hai (02) năm gần nhất theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này;
e) Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán, ngoại trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
g) Văn bản xác nhận của ngân hàng về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán. Tài khoản phong tỏa không được trùng với tài khoản thanh toán của cổ đông lớn. Trường hợp cổ đông lớn là ngân hàng thương mại thì phải lựa chọn một ngân hàng thương mại khác để mở tài khoản phong tỏa.
2. Cổ đông lớn của công ty niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán bán phần vốn sở hữu của mình thông qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về công bố thông tin đối với giao dịch của cổ đông lớn.
3. Cổ đông lớn là cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước, Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước bán phần vốn nhà nước nắm giữ ra công chúng thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, pháp luật về cổ phần hóa.
1. Việc chào bán trái phiếu ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
2. Việc chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có kèm theo chứng quyền phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
3. Việc chào bán trái phiếu đảm bảo ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
4. Việc chào bán trái phiếu ra công chúng chung cho nhiều đợt phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 17 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
5. Việc chào bán trái phiếu ra công chúng của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 18 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và khoản 8 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP.
6. Việc chào bán trái phiếu ra công chúng tại Việt Nam của doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
7. Việc chào bán trái phiếu bằng đồng Việt Nam của tổ chức tài chính quốc tế phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 20 Nghị định số 58/2012/NĐ- CP.
Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:
1. Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng lập theo mẫu tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Bản cáo bạch chào bán trái phiếu ra công chúng lập theo mẫu tại Phụ lục số 09 ban hành kèm theo Thông tư này và phải bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, trong đó chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 được thay bằng chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty đối với trường hợp tổ chức phát hành là công ty trách nhiệm hữu hạn;
3. Điều lệ công ty có nội dung không trái với các quy định của pháp luật;
4. Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng.
Trường hợp tổ chức phát hành là doanh nghiệp nhà nước thì phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng phải được phê duyệt bởi Chủ sở hữu hoặc Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Tổng Giám đốc/Giám đốc theo phân cấp tại Điều lệ của công ty;
5. Báo cáo tài chính theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này;
6. Cam kết bảo lãnh phát hành trái phiếu (nếu có) lập theo mẫu tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành, cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo lãnh phát hành chính phải kèm theo hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh phát hành. Các tài liệu về cam kết bảo lãnh phát hành có thể được gửi sau các tài liệu khác, nhưng chậm nhất phải trước ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán;
7. Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua hồ sơ chào bán trái phiếu ra công chúng. Đối với việc chào bán trái phiếu ra công chúng của tổ chức phát hành thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành thì hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
8. Trường hợp một phần hoặc toàn bộ hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng được tổ chức, cá nhân có liên quan xác nhận thì tổ chức phát hành phải gửi văn bản xác nhận của tổ chức, cá nhân đó cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
9. Trường hợp sử dụng vốn cho mục đích đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án bất động sản, hồ sơ phải có tài liệu pháp lý về quyền sử dụng đất (công nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), giấy chứng nhận đầu tư, các thông tin liên quan đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng, quyết định phê duyệt phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và kế hoạch chi tiết về việc sử dụng vốn. Trường hợp sử dụng vốn cho mục đích đầu tư dự án khai thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, hồ sơ phải có quyết định chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án;
10. Tài liệu báo cáo tình hình sử dụng vốn thu được của đợt chào bán gần nhất được xác nhận bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán;
11. Văn bản xác nhận của ngân hàng về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán. Tài khoản phong tỏa không được trùng với tài khoản thanh toán của tổ chức phát hành. Trường hợp tổ chức phát hành là một ngân hàng thương mại thì phải lựa chọn một ngân hàng thương mại khác để mở tài khoản phong tỏa;
12. Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;
13. Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán, ngoại trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán hoặc trường hợp đợt chào bán có cam kết bảo lãnh phát hành.
Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm ra công chúng bao gồm:
1. Các tài liệu quy định tại Điều 13 Thông tư này;
2. Giấy chấp thuận bảo lãnh thanh toán, trường hợp bảo đảm bằng bảo lãnh thanh toán, kèm theo báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức nhận bảo lãnh được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán;
3. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm giữa tổ chức phát hành trái phiếu với tổ chức nhận bảo đảm, trường hợp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba, kèm Bản liệt kê chi tiết tài sản bảo đảm, tài liệu hợp lệ chứng minh quyền sở hữu của tổ chức phát hành hoặc của tổ chức nhận bảo đảm và hợp đồng bảo hiểm (nếu có) đối với các tài sản này; Biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm còn thời hạn (không quá 12 tháng kể từ ngày định giá) của cơ quan, tổ chức thẩm định giá có thẩm quyền; Giấy chứng nhận đăng ký tài sản dùng để bảo đảm với cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
4. Hợp đồng giữa tổ chức phát hành trái phiếu với Đại diện người sở hữu trái phiếu.
Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có kèm theo chứng quyền ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm:
1. Các tài liệu quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6, 8, 9, 10, 11, 13 Điều 13 Thông tư này;
2. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng. Đối với việc chào bán trái phiếu ra công chúng của tổ chức phát hành thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành thì hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng;
4. Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư như quy định tại khoản 12 Điều 13 Thông tư này, đồng thời phải có thêm các nội dung chủ yếu sau:
a) Điều kiện, thời hạn tiến hành chuyển đổi;
b) Tỷ lệ chuyển đổi và phương pháp tính giá chuyển đổi;
c) Các điều khoản khác (nếu có).
5. Kế hoạch phát hành cổ phiếu trong thời gian đáo hạn của trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có kèm theo chứng quyền hoặc chứng quyền có kèm theo cổ phiếu ưu đãi (nếu có) và phương án đền bù cho người sở hữu trái phiếu chuyển đổi;
6. Tài liệu trích dẫn địa chỉ và thông tin đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tài liệu khác theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác minh lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của công ty và tỷ lệ sở hữu nước ngoài (nếu có) áp dụng đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh mà công ty đang hoạt động theo quy định pháp luật đầu tư, pháp luật liên quan và điều ước quốc tế.
1. Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ hai (02) năm tài chính trở lên bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 13 Thông tư này.
2. Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp có thời gian hoạt động không đủ hai (02) năm tài chính bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 13 Thông tư này, trong đó báo cáo tài chính của tổ chức phát hành năm liền kề trước năm gần nhất với năm đăng ký chào bán như quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này được thay bằng báo cáo tài chính cùng năm của các công ty bị hợp nhất (trường hợp hợp nhất), bị sáp nhập và nhận sáp nhập (trường hợp sáp nhập).
3. Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp thuộc trường hợp miễn trừ nêu tại điểm b khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 60/2015/NĐ-CP bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại Điều 13 Thông tư này, trong đó báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong hai năm gần nhất trước năm đăng ký chào bán như quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này được thay bằng báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất trước năm đăng ký chào bán của các công ty bị hợp nhất (trường hợp hợp nhất), bị sáp nhập và nhận sáp nhập (trường hợp sáp nhập);
b) Quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu của Thủ tướng Chính phủ (trường hợp tổ chức phát hành là tổ chức hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo Đề án tái cơ cấu của Thủ tướng Chính phủ).
Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng tại Việt Nam của doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài bao gồm:
1. Các tài liệu quy định tại khoản 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 13 Thông tư này;
2. Tài liệu dự án đầu tư tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
3. Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng;
4. Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành phải được lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế và phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại nước sở tại chấp thuận;
5. Cam kết của tổ chức phát hành thực hiện dự án tại Việt Nam và cam kết không chuyển vốn huy động được ra nước ngoài, không rút vốn tự có đối ứng trong thời hạn của dự án được cấp phép;
6. Cam kết của tổ chức phát hành thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu tại Việt Nam và các quy định khác của pháp luật Việt Nam;
7. Cam kết bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn với công ty chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành, thì cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo lãnh phát hành chính phải kèm theo hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh phát hành;
8. Văn bản chỉ định Ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán.
1. Ngoài các hồ sơ theo quy định, hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng chung cho nhiều đợt phải nêu rõ trong bản cáo bạch các nội dung sau đây:
a) Dự án hoặc kế hoạch sử dụng vốn làm nhiều đợt;
b) Kế hoạch chào bán trong đó nêu rõ đối tượng, số lượng, thời gian dự kiến chào bán của từng đợt. Thời gian chào bán dự kiến của từng đợt không được kéo dài quá 90 ngày.
2. Trước mỗi đợt phát hành, tổ chức phát hành phải bổ sung hồ sơ các tài liệu về tình hình công ty, tình hình sử dụng số tiền thu được từ các đợt phát hành trước được xác nhận bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán nếu thời điểm của đợt phát hành sau cách đợt phát hành trước từ 06 tháng trở lên kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán trước đó. Khoảng cách giữa đợt chào bán sau với đợt chào bán trước không quá mười hai (12) tháng.
Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng được lập bằng văn bản thành một (01) bộ gốc bằng tiếng Việt gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trường hợp tài liệu trong hồ sơ là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực. Trường hợp tài liệu gốc trong hồ sơ được lập bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và có chức năng dịch thuật hoạt động hợp pháp tại Việt Nam xác nhận.
1. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản gửi tổ chức phát hành nêu rõ nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có công văn yêu cầu tổ chức phát hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành phải hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trường hợp quá thời hạn trên mà tổ chức phát hành không thực hiện bổ sung, sửa đổi theo yêu cầu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ dừng việc xem xét hồ sơ đăng ký chào bán đó.
Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức phát hành gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 06 bản cáo bạch chính thức để hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.
Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực, tổ chức phát hành công bố Bản thông báo phát hành trên một tờ báo điện tử hoặc báo viết có phạm vi phát hành toàn quốc trong ba số liên tiếp theo mẫu tại Phụ lục số 11 và 12 ban hành kèm theo Thông tư này. Bản thông báo phát hành và Bản cáo bạch chính thức cũng phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành và Sở Giao dịch Chứng khoán nơi tổ chức phát hành niêm yết/đăng ký giao dịch chứng khoán (nếu có).
Tổ chức phát hành phải báo cáo kết quả đợt chào bán chứng khoán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Tài liệu báo cáo và công bố thông tin về kết quả chào bán bao gồm:
1. Báo cáo kết quả chào bán chứng khoán theo mẫu tại Phụ lục số 13 và 14 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Xác nhận của Ngân hàng nơi tổ chức phát hành mở tài khoản phong toả về số tiền thu được từ đợt chào bán (ngoại trừ trường hợp chào bán cổ phiếu để hoán đổi quy định tại Chương III Thông tư này).
Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo kết quả chào bán chứng khoán hợp lệ theo quy định tại Điều 24 Thông tư này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc xác nhận kết quả chào bán cho tổ chức phát hành, Sở Giao dịch Chứng khoán (đối với tổ chức phát hành là công ty niêm yết hoặc tổ chức đăng ký giao dịch chứng khoán) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, đồng thời công bố thông tin về thông báo xác nhận kết quả chào bán trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Volume 1. REQUIREMENTS AND APPLICATION FOR PUBLIC OFFERING
Article 4. Requirements on eligibility for public offering
1. The public offering of stocks must conform to requirements as defined in Article 11 of the Government’s Decree No. 58/2012/ND-CP dated 20 July 2012 on stipulating details and providing guidelines for the enforcement of certain articles of the Law on Securities and the Law on amendments and supplements to certain articles of the Law on Securities (hereinafter referred to as the Decree No. 58/2012/ND-CP).
2. The public offering of stocks by newly established corporations in the infrastructure sector must abide y requirements as prescribed in Article 12 of the Decree No. 58/2012/ND-CP.
3. The public offering of stocks for the incorporation of new companies in the high technology sector must abide y requirements as prescribed in Article 13 of the Decree No. 58/2012/ND-CP.
4. The public offering of stocks for establishment of joint-stock credit institutions must abide by requirements as prescribed in Article 14 of the Decree No. 58/2012/ND-CP.
5. The public offering of stocks by joint-stock companies formed by consolidation or merger must comply with requirements as stated in Article 18 of the Decree No. 58/2012/ND-CP and Section 8, Article 1, Government’s Decree No. 60/2015/ND-CP dated 26 June 2015 on the amendments and supplements to certain articles of the Government's Decree No. 58/2012/ND-CP dated 20 July 2012 on stipulating details and providing guidelines for the enforcement of certain articles of the Law on Securities and the Law on amendments and supplements to the Law on Securities (hereinafter referred to as the Decree No. 60/2015/ND-CP).
6. The public offering of stocks, in Vietnam, by companies incorporated and operated by foreign laws must conform to requirements as defined in Article 19 of the Decree No. 58/2012/ND-CP.
7. The public offering of stocks by majority shareholders must abide by requirements as prescribed in Article 21 of the Decree No. 58/2012/ND-CP.
8. Shelf offering must comply with requirements as stated in Article 17 of the Decree No. 58/2012/ND-CP.
9. The public offering by state-owned enterprises equitized and offering stocks to the public must conform to requirements as defined in Article 22 of the Decree No. 58/2012/ND-CP.
10. Transfer restriction conditions as per Section 3, Article 9 of the Decree No. 58/2012/ND-CP, which was revised by Section 7, Article 1 of the Decree No. 60/2015/ND-CP shall not be applicable to stocks whose issuance is guaranteed and odd lots from rounded stocks distributed to existing shareholders.
Article 5. Documents for registration of public offering
The application for public offering shall comprise:
1. The letter of application for public offering as per Appendix 01 of this Circular;
2. The prospectus as per Appendix 02 of this Circular, including the following details:
a) The summary of the issuer, including particulars of its organizational model, business activities, financial conditions, Board of Directors or Members’ council or Owner, Director or General director, Vice director or Deputy general director, and shareholders’ structure (if available);
b) The information of the offer, including conditions, risk factors, forecasted profit and dividend of the year immediately following the issuance of securities, plans for issuance and for use of funds raised. If an offering serves the purpose of capital increase, the stock issuance plan must analyze thoroughly the rate of dilution of stocks’ price and earning as a result of the offering.
If the issuer registers a public offering prior to the maturity of convertible bonds or the conversion of warrants previously issued, the prospectus must indicate effects on the benefits of investors, who purchased bonds or warrants, and benefit assurance plans for such investors (if any);
c) The information of the corporation’s business activities and financial norms;
d) The prospectus must bear the signatures of the Chairman of the Board of Directors, Director or General director, Finance director or Chief accountant of the issuer and the legal representatives of the consulting organization that provides counsels on public offering registration documents and the underwriter or the main underwriter (if any). If signatures are affixed by proxy, letters of mandate must be available according to the laws;
3. The corporation’s charter must abide by the laws;
4. Decisions by the Board of Directors on its approval of plans for stock issuance and for use of funds raised from the public offering, undertakings to launch the stocks in an organized securities market in one year (for securities not listed or traded) from the end of the offering, including:
a) Stock issuance plans with remarks from the General shareholders meeting must indicate stock type, quantity of stocks offered by type, characteristics of stocks (if not common stocks), principles for determination of the issue price in comparison with book value and market price (if applicable), and evaluation of expected post-issuance share dilution rate.
The issue price must be determined according to Article 125 of the Companies Law. If the General shareholders meeting ratifies the issuance plan that offers preferential price to entities aside from existing shareholders, such plan must indicate eligibility criteria for preferential price.
b) If the offering raises funds for project execution, the issuer must clarify the success rate or minimum earnings required from the offering and solutions against failure of such rate or minimum earning level in the plan for use of funds raised, which is presented to the General shareholder’s meeting for approval.
5. The issuer’s financial reports in the last two years, as per these requirements:
a) The financial reports must consist of balance sheet, income statement, cash flow and notes as per current laws on accounting and auditing;
b) If the issuer is a parent company, it must submit the consolidated financial statement, together with its financial report, as per the laws on accounting. The consolidated financial statement shall be a base element for the examination of the eligibility for public offering;
c) Annual financial reports must be audited by an auditing organization permitted to audit entities holding public interests in the securities sector. The auditor shall provide unqualified opinions on financial reports. If the auditor provides qualified opinions, exceptions must not matter and not affect the eligibility for offering. If the auditor provides qualified opinions on the consolidated financial statement, exceptions must abide by the said requirement and must not originate from the child companies’ non-consolidation of financial reports. The issuer must provide its explanations in writing and obtain the auditor's endorsement of the effects of such exceptions;
d) The financial report for the year immediately preceding the registration of the offering must state profits;
dd) If documents are submitted before the 01st of March by the issuer whose fiscal year is identical to the calendar year or before the first of the third month from the issuer’s fiscal year end that is not the 31st of December, the financial report for the immediately preceding year may not be audited but consecutive financial reports for two further previous years must be audited;
e) If the interval between the end of the accounting period of the nearest financial report and the date for submission of full and valid documents for public offering registration to the State Securities Commission is over ninety (90) days, the issuer must submit an additional financial report for the nearest month or quarter as per the laws on accounting. If unusual fluctuations occur after the nearest financial report’s year end, the issuer must submit additional financial report for the nearest month or quarter;
g) If the issuer is a securities company, its financial reports must abide by Point b, c, d, dd and e of this Section and by accounting regulations applicable to securities companies;
6. The stock issuance guarantee (if available) as per Appendix 03 of this Circular. If the stock issuance guarantee is given by a group of underwriters, the main underwriter’s written undertaking to stock issuance guarantee must be enclosed with contracts among underwriters. Documents on the undertaking to issuance guarantee may be submitted late but not later than the day preceding the date of the State Securities Commission’s bestowal of the certificate of offering registration;
7. Decisions by the Board of Directors on the approval of documents for public offering registration. The written approval by the competent governmental managing authority, which is required by specialized laws applicable to the public offering by the issuer performing conditional business.
8. If parts or all of the documents for public offering registration are endorsed by a concerned entity, the issuer must submit such written endorsement to the State Securities Commission.
9. If funds raised contribute to investment, business or real estate projects, the documents must include legal papers on land use right (e.g. certificates of land use right or decisions on land assignment or land lease by competent governmental authorities), certificates of investment, information on ground clearance and compensation, approvals of plans and particulars of the use of funds raised from the offering. If funds raised contribute to investments in ore mining and infrastructure projects, the documents must include written approvals of such projects by competent governmental authorities;
10. Reports on the use of funds raised from the nearest offering, which were verified by an auditor permitted to audit entities holding public interests in the sector of securities;
11. The bank’s written confirmation of escrow account opened for receipt of payments for stocks sold in the offering. The escrow account must not overlap the issuer’s current account. If the issuer is a commercial bank, it must have the escrow account opened in another commercial bank;
12. Address information and details taken from the National company register website, National information website for foreign investments or competent governmental authorities’ information websites or other sources as per the State Securities Commission’s guidelines for verification of the corporation’s business sector and trades and the foreign ownership ratio (if applicable) for the business and investment areas that the corporation is pursuing as per the investment law, relevant laws and international treaties;
13. The consultancy contract with a securities company on the documents for public offering registration, unless the issuer is a securities company or the offering has issuance guarantee.
Article 6. Documents for registration of public offering by newly incorporated companies in the infrastructure sector
The application for public offering by newly incorporated companies in the infrastructure sector shall include:
1. The letter of application for public offering as per Appendix 04 of this Circular;
2. Written evidences of the corporation’s role as the main investor in infrastructure projects in the programs for economic and social development at ministerial level, sectoral level or in provinces and centrally affiliated cities;
3. The draft of the corporation’s Charter in conformity to the laws;
4. The competent authorities' written approvals of the stock offering plan of state-invested companies that are newly established;
5. The stock issuance guarantee firmly committed by a securities company permitted to guarantee stock issuance, as per Appendix 03 of this Circular. If the stock issuance guarantee is given by a group of underwriters, the main underwriter’s written undertaking to guarantee the stock issuance must be enclosed with contracts among underwriters.
6. The prospectus as per Section 2, Article 5 of this Circular. The prospectus must bear signatures of the issuer's founding shareholders in lieu of the signatures of the Director or General Director, Finance Director or Chief accountant;
7. Documents on investment projects ratified by the authorities;
8. The undertaking of joint liabilities by the Board of Directors or founding shareholders for the plans for stock issuance and use of funds raised from the public offering;
9. The detailed plan for public offering, which indicates the success rate or minimum earnings required from the offering and solutions against failure of the planned success rate or minimum earning level.
10. The written designation of the Bank supervising the use of funds raised from the offering;
11. Undertakings by the Board of Directors or founding shareholders to launch the stocks in an organized securities market in one year upon the official commencement of the corporation;
12. The bank’s written confirmation of escrow account opened for receipt of payments for stocks sold via the offering. The escrow account must not overlap the issuer’s current account;
13. Address information and details taken from the National company register website, National information website for foreign investments or competent governmental authorities’ information websites or other sources as per the State Securities Commission’s guidelines for verification of the corporation’s business sector and trades and the foreign ownership ratio (if applicable) for the business and investment areas that the corporation is pursuing as per the investment law, relevant laws and international treaties;
14. If parts or all of the documents for public offering registration are endorsed by a concerned entity, the issuer must submit such written endorsement to the State Securities Commission.
Article 7. Documents for registration of public offering for the establishment of corporations in the high technology sector
The application for public offering for the establishment of corporations in the high technology sector shall include:
1. Written evidences of the corporation’s engagement in high-tech fields into which investments are encouraged as per the laws;
2. Documents as defined in Section 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, Article 6 of this Circular.
Article 8. Documents for registration of initial public offering for the establishment of joint-stock credit institutions
The application for initial public offering for the establishment of joint-stock credit institutions shall include:
1. Documents as defined in Section 1, 8, 9, 10, 12, 13, 14, Article 6 of this Circular.
2. The written approval by the State Bank of Vietnam of the establishment of the joint-stock credit institution and the bestowal of the license;
3. The draft of the credit institution’s Charter in conformity to the laws;
4. The prospectus as per Section 2, Article 5 of this Circular. The prospectus bears the signature of the Head of the preparatory committee for establishment of the credit institution, in lieu of the signatures of the Chairman of the Board of Directors, Director or General Director, Finance Director or Chief accountant of the issuer;
5. The business plan for the first 03 years starting from the planned year of establishment;
6. The list and profiles of founding shareholders as per current regulations;
7. The financial position and information related to legal entities that are majority shareholders, as per the form in Appendix 05 of this Circular;
8. Undertakings by founding shareholders to launch the stocks in an organized securities market in one year upon the commencement of the credit institution’s operations.
Article 9. Documents for registration of public offering in Vietnam by companies incorporated and operated according to foreign laws
The application for public offering in Vietnam by companies incorporated and operated according to foreign laws shall include:
1. Documents as defined in Section 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 11, Article 5 of this Circular.
2. The issuer’s financial reports, which have been produced according to international accounting standards and audited by an auditor licensed by competent governmental authorities in the issuer’s country of origin;
3. Documents on investment projects in Vietnam, which were ratified by competent authorities;
4. Undertakings by the issuer to execute projects in Vietnam and not to shift funds raised abroad and not to withdraw self-financed counterpart funds during the term of the licensed project;
5. Undertakings by the issuer to fulfill duties as per regulations on foreign exchange management in connection with the issuance of stocks in Vietnam and according to the laws of Vietnam;
6. The stock issuance guarantee firmly committed by a securities company incorporated and operated in Vietnam, as per Appendix 03 of this Circular. If the stock issuance guarantee is given by a group of underwriters, the main underwriter’s written undertaking to guarantee the stock issuance must be enclosed with contracts among underwriters.
7. The written designation of the Bank supervising the use of funds raised from the offering;
Article 10. Documents for registration of public offering by joint-stock companies formed by consolidation or merger
1. The application for public offering by joint-stock companies, which took form after consolidation or merger and have operated for at least two fiscal years, shall include those defined in Article 5 of this Circular.
2. The application for public offering by joint-stock companies that took form after consolidation or merger and have operated less than two fiscal years shall include those defined in Article 5 of this Circular. However, the issuer's financial report for the year immediately preceding the year that abuts the epoch of the registration of the offering as per Section 5, Article 5 of this Circular shall be replaced by financial reports for the said year of the transferor companies (in case of consolidation) or of the acquired and acquiring companies (in case of merger).
3. The application for public offering by joint-stock companies, which took form after consolidation or merger and gain exemptions as per Point b, Section 2, Article 18 of the Decree No. 58/2012/ND-CP as amended by Section 8, Article 1 of the Decision No. 60/2015/ND-CP, shall include:
a) Documents as defined in Section 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, Article 5 of this Circular.
b) Financial reports, for two (02) years immediately preceding the public offering registration, of the transferor companies (in case of consolidation) or of the acquired and acquiring companies (in case of merger) as per Section 5, Article 5 of this Circular;
c) Decisions by the General Shareholder’s Meeting of the transferor companies (in case of consolidation) or the acquired and acquiring companies (in case of merger) or decisions by the General Shareholder’s Meeting of the transferee company or the post-merger company according to Section 4, Article 5 of this Circular;
d) The written approval by the Prime Minister of the restructuring scheme if the issuer is formed by consolidation or merger according to the restructuring scheme of the Prime Minister.
Article 11. Documents for registration of public offering by majority shareholders
1. The application for majority shareholders’ public offering of their stocks not via an order matching system or an arrangement with the State Securities Commission shall include:
a) The application for majority shareholder's public offering as per Appendix 06 of this Circular;
b) Decisions by the General Shareholder’s Meeting or the Board of Directors (for joint-stock companies, or by the Members’ council or owner (for limited liability companies) on the approval of the sale of shares and the offering plan;
c) The prospectus for majority shareholder’s public offering as per Appendix 07 of this Circular;
d) Written evidences of the majority shareholder’s legitimate ownership and transferability of the shares offered according to the laws;
dd) Financial reports of the entity whose stocks is offered for two (02) most recent years as per Section 5, Article 5 of this Circular;
e) The consultancy contract with a securities company on the documents for public offering registration, unless the issuer is a securities company;
g) The bank’s written confirmation of escrow account opened for receipt of payments for stocks sold in the offering. The escrow account must not overlap the issuer’s current account. If the majority shareholder is a commercial bank, a different commercial bank must be chosen to open the escrow account.
2. The majority shareholder of a corporation, whose stock is listed or traded on a Stock exchange, when selling its holdings through the trading system of the Stock exchange, shall abide by the laws on the announcement of information of majority shareholders' transactions;
3. The majority shareholder representing the shares of the government, state-owned corporations, groups and enterprises, when offering the state-owned shares to the public, shall conform to the laws on equitization and on the management and use state-owned shares in companies.
Article 12. Requirements for public offering of bonds
1. The public offering of bonds must meet requirements as defined in Article 11 of the Decree No. 58/2012/ND-CP.
2. The offering of convertible and warrant-linked bonds must satisfy requirements as stated in Article 15 of the Decree No. 58/2012/ND-CP.
3. The public offering of guaranteed bonds must comply with requirements as imposed in Article 16 of the Decree No. 58/2012/ND-CP.
4. Shelf offering of bonds must abide by requirements as prescribed in Article 17 of the Decree No. 58/2012/ND-CP.
5. The public offering of bonds of joint-stock companies formed by consolidation or merger must conform to requirements as stated in Article 18 of the Decree No. 58/2012/ND-CP and Section 8, Article 1 of the Decree No. 60/2015/ND-CP.
6. The public offering of bonds, in Vietnam, of companies incorporated and operated as per foreign laws must fulfill requirements as specified in Article 19 of the Decree No. 58/2012/ND-CP.
7. The offering of bonds, in Vietnamese currency, of international financial institutions must observe requirements as regulated in Article 20 of the Decree No. 58/2012/ND-CP.
Article 13. Documents for registration of public bond offering
The application for public bond offering shall include:
1. The application for public bond offering as per Appendix 08 of this Circular;
2. The prospectus for public bond offering, which must resemble the form in Appendix 09 of this Circular and contain particulars as defined in Section 2, Article 5 of this Circular and bear the signature of the Chairman of the Members’ council or the Company if the issuer is a limited liability company, in lieu of the signature of the Chairman of the Board of Directors as per Point d, Section 2 of Article 5;
3. The corporation’s charter in conformity to the laws;
4. Decisions by the Board of Directors, Members’ council or Owner of the corporation on the ratification of plans for bond issuance, for use of funds raised from the public offering of bonds and for repayments of debts.
If the issuer is a state-owned company, the plans for bond issuance, use of funds raised and repayment of debts must be ratified by the its Owner or Board of Director or Members’ council or its Chairman or General Director or Director according to the echelons as defined in the company’s charter;
5. Financial reports as stated in Section 5, Article 5 of this Circular;
6. The bond issuance guarantee (if available) as per Appendix 10 of this Circular. If the issuance guarantee is given by a group of underwriters, the main underwriter’s written undertaking to guarantee the issuance must be enclosed with contracts among underwriters. Documents on the undertaking to bond issuance guarantee may be submitted late but not later than the day preceding the date of the State Securities Commission’s bestowal of the certificate of offering registration;
7. Decisions by the Board of Directors, Members’ council or Owner of the company on the approval of documents for public offering of bonds. The written approval by the competent governmental managing authority, which is required by specialized laws applicable to the public offering by the issuer performing conditional business.
8. If parts or all of the documents for public offering registration are endorsed by a concerned entity, the issuer must submit such written endorsement to the State Securities Commission.
9. If funds raised contribute to investment, business or real estate projects, the documents must include legal papers on land use right (e.g. certificates of land use right or decisions on land assignment or land lease by competent governmental authorities), certificates of investment, information on ground clearance and compensation, approvals of plans and particulars of the use of funds raised from the offering. If funds raised contribute to investments in ore mining and infrastructure projects, the documents must include written approvals of such projects by competent governmental authorities;
10. Reports on the use of funds raised from the nearest offering, which were verified by an auditor permitted to audit entities holding public interests in the sector of securities;
11. The bank’s written confirmation of escrow account opened for receipt of payments for bonds sold in the offering. The escrow account must not overlap the issuer’s current account. If the issuer is a commercial bank, it must have the escrow account opened in another commercial bank;
12. Undertakings by the issuer to perform duties regarding bond issuance and payment conditions towards the investors and to assure their legitimate benefits and other conditions;
13. The consultancy contract with a securities company on the documents for registration of public bond offering, unless the issuer is a securities company or the offering has issuance guarantee.
Article 14. Documents for registration of public offering of guaranteed corporate bonds
The application for public offering of guaranteed corporate bonds shall include:
1. Documents as stated in Article 13 of this Circular;
2. The written approval of bond backing by payment guarantee and the underwriter's financial report for the latest year, which was audited by an auditor permitted to audit entities holding public interests in the securities sector;
3. The duty guarantee contract between the bond issuer and the underwriter, in case of guarantee by a third party's assets, the detailed list of collaterals, the written evidences of legitimate ownership by the issuer or the underwriter, the contract for collateral insurance (if available); the record of unexpired collateral valuation (not exceeding 12 months from the date of valuation) by competent authorities and valuation service providers, and the certificate of collateral registration from competent authorities (if available);
4. The contract between the bond issuer and the representatives of bond owners.
Article 15. Documents for registration of public offering of convertible and warrant-linked bonds by joint-stock companies
The application for joint-stock companies' public offering of convertible and warrant-linked bonds shall include:
1. Documents as defined in Section 1, 2, 3, 5, 6, 8, 9, 11, 13, Article 13 of this Circular;
2. Decisions by the Board of Directors on the approval of documents for registration of public bond offering. The written approval by the competent governmental managing authority, which is required by specialized laws applicable to the public offering by the issuer performing conditional business;
3. Decisions by the General shareholders meeting on the ratification of plans for bond issuance and for use of funds raised from the public offering of bonds.
4. Undertakings by the issuer to perform duties towards the investors according to Section 12, Article 13 of this Circular and the following details:
a) Conditions and time limit for conversion;
b) Conversion ratio and conversion price formula;
d) Other conditions (if any).
5. The plan for issuance of stocks after the maturity of convertible bond, warrant-linked bond or preferred bond-linked warrant (if any) and for compensation to holders of convertible bonds;
6. Address information and details taken from the National company register website, National information website for foreign investments or competent governmental authorities’ information websites or other sources as per the State Securities Commission’s guidelines for verification of the corporation’s business sector and trades and the foreign ownership ratio (if applicable) for the business and investment areas that the corporation is pursuing as per the investment law, relevant laws and international treaties.
Article 16. Documents for registration of public bond offering by joint-stock companies formed by consolidation or merger
1. The application for public bond offering by joint-stock companies, which took form after consolidation or merger and have operated for at least two (02) fiscal years, shall include those defined in Article 13 of this Circular.
2. The application for public bond offering by joint-stock companies that took form after consolidation or merger and have operated less than two (02) fiscal years shall include those defined in Article 13 of this Circular. However, the issuer's financial report for the year immediately preceding the year that abuts the epoch of the registration of the offering as per Section 5, Article 5 of this Circular shall be replaced by financial reports for the said year of the transferor companies (in case of consolidation) or of the acquired and acquiring companies (in case of merger).
3. The application for public bond offering by joint-stock companies, which took form after consolidation or merger and gain exemptions as per Point b, Section 2, Article 18 of the Decree No. 58/2012/ND-CP as amended by Section 8, Article 1 of the Decision No. 60/2015/ND-CP, shall include:
a) Documents as stated in Article 13 of this Circular, including financial reports, for two years immediately preceding the registration of the offering, of transferor companies (in case of consolidation) or acquired and acquiring companies (in case of merger) in lieu of financial reports as defined in Section 5, Article 5 of this Circular
b) The written approval by the Prime Minister of the restructuring scheme if the issuer is formed by consolidation or merger according to the restructuring scheme of the Prime Minister.
Article 17. Documents for registration of public bond offering in Vietnam by companies incorporated and operated according to foreign laws
The application for public offering of bonds in Vietnam by companies incorporated and operated according to foreign laws shall include:
1. Documents as defined in Section 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Article 13 of this Circular;
2. Documents on investment projects in Vietnam, which were ratified by competent authorities;
3. Decisions by the Board of Directors, Members’ council or Owner of the corporation on the ratification of plans for bond issuance, for use of funds raised from the public offering of bonds and for repayments of debts;
4. The issuer’s financial reports, which have been produced according to international accounting standards and audited by an auditor licensed by competent governmental authorities in the issuer’s country of origin;
5. Undertakings by the issuer to execute projects in Vietnam and not to shift funds raised abroad and not to withdraw self-financed counterpart funds during the term of the licensed project;
6. Undertakings by the issuer to fulfill duties as per regulations on foreign exchange management in connection with the issuance of bonds in Vietnam and according to other laws of Vietnam;
7. The bond issuance guarantee firmly committed by a securities company incorporated and operated in Vietnam, as per Appendix 10 of this Circular. If the issuance guarantee is given by a group of underwriters, the main underwriter’s written undertaking to guarantee the issuance must be enclosed with contracts among underwriters;
8. The written designation of the Bank supervising the use of funds raised from the offering;
Article 18. Documents for registration of shelf offering of stocks or bonds
1. Apart from the papers as defined, the application for shelf offering of stocks or bonds must manifest the following information in the prospectus:
a) The project or plan for the use of funds raised from multiple offerings;
b) The plan for offering, which indicates target entities, quantity and length of time of each offering. The planned length of time of each offering must not exceed 90 days.
2. The issuer, before each offering, must provide documents on the corporation’s circumstances and particulars of the use of funds previously raised, which were verified by an auditor permitted to audit entities holding public interests in the securities sector if the interval between the end of an offering and the immediately subsequent offering is 06 months or longer. The interval between two consecutive offerings must not exceed twelve (12) months.
Volume 2. ADMISSION AND PROCESSING OF APPLICATIONS FOR PUBLIC OFFERING
Article 19. Admission of applications for public offering
Original documents for registration of public offering must be included in one (01) set of application in Vietnamese, which is then submitted to the State Securities Commission. If the set of application contains copies, such copies must be reproduced from original records or certified by competent authorities. If original documents are made in foreign languages, Vietnamese translations must be enclosed and certified by competent authorities and organizations licensed to provide translation services in Vietnam.
Article 20. Processing of applications for public offering
1. In seven (07) working days upon the receipt of documents, the State Securities Commission shall inform the issuer in writing of the former’s request for amendments, if required.
2. In thirty (30) days upon the receipt of full and valid documents, the State Securities Commission shall consider papers and issue a certificate of public offering registration. State Securities Commission, if rejecting the application, must respond and provide its justifications in writing.
Article 21. Time limit for adoption of amendments
In sixty (60) days upon the State Securities Commission’s written requisition for the issuer’s amendments to the application for public offering, the issuer must complete and submit documents to the State Securities Commission as per the latter’s request. If the issuer does not adopt amendments requested within the said time limit, the State Securities Commission shall end its consideration of the application.
Article 22. Fulfillment of formalities for certification of public offering registration
In three (03) working days upon the State Securities Commission’s notice, the issuer must provide the State Securities Commission with 06 originals of the official prospectus to fulfill the formalities for certification of public offering registration.
Volume 3. INFORMATION ANNOUNCEMENT AND PUBLIC OFFERING RESULT REPORTING
Article 23. The issuer’s announcement of public offering
In seven (07) working days upon the effect of the certificate of public offering registration, the issuer shall publish a notice of public offering on three consecutive issues of a nation-wide online or print newspaper as per Appendix 11 and 12 of this Circular. The notice of public offering and official prospectus must be posted on the websites of the issuer and the Stock exchange where the issuer has its securities listed or traded (if applicable).
Article 24. Reporting and announcement of public offering result
The issuer must report to the State Securities Commission the result of the offering in ten (10) days upon the end of the offering. The documents for reporting and announcement of the offering result shall include:
1. The report on the offering result as per Appendix 13 and 14 of this Circular;
2. The written confirmation by the bank that opens the issuer’s escrow account for receipts from the offering (except for stock swap as defined in Chapter III of this Circular).
Article 25. Acknowledgement of public offering result
In three (03) working days upon the receipt of full and valid reporting documents on public offering result as per Article 24 of this Circular, the State Securities Commission shall be held responsible for notifying its acknowledgement of the offering result in writing to the issuer, the Stock exchange (if the issuer’s stock is listed or traded) and the Securities Depository. Moreover, such acknowledgement shall be posted on the website of the State Securities Commission.
Article 26. Release of receipts from the offering
Receipts from the offering shall be released to the issuer upon the State Securities Commission’s acknowledgement in writing of the result of the offering.