Thông tư 153/2012/TT-BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 153/2012/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 17/09/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 25/11/2012 | Số công báo: | Từ số 665 đến số 666 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 153/2012/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2012 |
HƯỚNG DẪN VIỆC IN, PHÁT HÀNH, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI CHỨNG TỪ THU TIỀN PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP
Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước như sau:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức có nhiệm vụ tổ chức thu các loại phí, lệ phí (bao gồm cả tổ chức, cá nhân được ủy quyền thu các loại phí, lệ phí) theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ quan thu phí, lệ phí).
2. Chứng từ thu tiền phí, lệ phí quy định tại Thông tư này là Biên lai thu tiền phí, lệ phí do cơ quan thu phí, lệ phí lập khi thu các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Biên lai thu tiền phí, lệ phí (gọi tắt là Biên lai) gồm:
2.1. Biên lai thu tiền phí, lệ phí không có mệnh giá: là loại Biên lai mà trên đó số tiền thu được do cơ quan thu phí, lệ phí ghi (hoặc in từ máy tính hay các máy tính tiền khác) sau mỗi lần thu các loại phí, lệ phí sau:
- Các loại phí, lệ phí được pháp luật quy định mức thu bằng tỷ lệ phần trăm (%).
- Các loại phí, lệ phí có nhiều chỉ tiêu thu tuỳ thuộc vào yêu cầu của tổ chức, cá nhân nộp tiền phí, lệ phí.
- Các loại phí, lệ phí mang tính đặc thù trong giao dịch quốc tế.
2.2. Biên lai thu tiền phí, lệ phí in sẵn mệnh giá: là loại Biên lai mà trên mỗi tờ Biên lai đã có sẵn giá tiền cho mỗi lần nộp tiền và được sử dụng để thu các loại phí, lệ phí mà mức thu được cố định cho từng lần (kể cả các hình thức tem, vé) như:
- Phí qua cầu, qua phà.
- Phí chợ.
- Phí thăm bảo tàng, danh lam thắng cảnh.
- Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô.
- Các loại phí, lệ phí khác.
3. Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau :
3.1. Mệnh giá: là số tiền phí, lệ phí được thể hiện trên chứng từ thu phí, lệ phí.
3.2. Đặt in : là việc cơ quan thu phí, lệ phí thuê tổ chức khác tạo chứng từ thu phí, lệ phí theo hợp đồng ký kết giữa 2 bên.
3.3. Tự in : là việc cơ quan thu phí, lệ phí thực hiện việc tạo chứng từ thu phí, lệ phí bằng máy tính của mình sau khi thu tiền phí, lệ phí.
Điều 2. Hình thức và nội dung của chứng từ thu tiền phí, lệ phí
1. Các yêu cầu bắt buộc
1.1. Hình thức của chứng từ thu tiền phí, lệ phí
a) Biên lai thu tiền phí, lệ phí phải được đánh số liên tiếp theo thứ tự, mỗi số có từ 2 liên hoặc 2 phần trở lên gồm:
- Liên (phần)1: lưu tại cơ quan thu;
- Liên (phần) 2: giao cho người nộp tiền;
- Các liên từ thứ 3 trở đi đặt tên theo công dụng cụ thể phục vụ công tác quản lý theo quy định của pháp luật.
b) Ngôn ngữ thể hiện là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm tiếng nước ngoài thì phần ghi thêm bằng tiếng nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn “( )” hoặc đặt ngay dưới dòng nội dung ghi bằng tiếng Việt với cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
c) Số tiền phí, lệ phí thu được ghi trên Biên lai bởi các chữ số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 theo mức thu bằng đồng Việt Nam; Trường hợp loại phí, lệ phí được pháp luật quy định có mức thu bằng ngoại tệ thì ghi rõ mức thu, số tiền phí, lệ phí thu được bằng nguyên tệ đồng thời ghi tỷ giá quy đổi sang đồng Việt Nam là tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm nộp phí, lệ phí.
1.2. Nội dung ghi trên chứng từ thu tiền phí, lệ phí
Các nội dung thông tin trên Biên lai phải được thể hiện trên cùng một mặt giấy, bao gồm:
a) Tên loại Biên lai (in sẵn mệnh giá hoặc không mệnh giá). Mẫu Biên lai tham khảo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Ký hiệu mẫu Biên lai và ký hiệu Biên lai: Ký hiệu mẫu Biên lai là các thông tin thể hiện loại Biên lai, số liên Biên lai và số thứ tự mẫu loại Biên lai. Ký hiệu Biên lai là dấu hiệu phân biệt các Biên lai bằng hệ thống các chữ cái tiếng Việt và năm tạo Biên lai (tham khảo hướng dẫn tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư).
c) Ký hiệu thứ tự của Biên lai.
d) Liên của Biên lai: là số tờ trong cùng một số thứ tự Biên lai.
e) Tên, mã số thuế của cơ quan thu phí, lệ phí.
g) Tên loại phí, lệ phí.
h) Số tiền phí, lệ phí phải nộp (viết đồng thời bằng số và bằng chữ).
i) Ngày, tháng, năm lập Biên lai.
k) Họ tên, chữ ký của người thu tiền .
l) Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in Biên lai (đối với trường hợp đặt in).
m) Tên, mã số thuế của tổ chức cung cấp phần mềm tự in Biên lai (đối với trường hợp tự in).
2- Nội dung không bắt buộc
Ngoài các thông tin bắt buộc phải thể hiện trên Biên lai, cơ quan thu phí, lệ phí có thể thêm lô gô, hình ảnh trang trí hoặc các thông tin khác phù hợp với pháp luật hiện hành, đảm bảo không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc thể hiện trên Biên lai. Cỡ chữ của các thông tin tạo thêm không được lớn hơn cỡ chữ của các nội dung bắt buộc thể hiện trên Biên lai.
Điều 3. Phát hành chứng từ thu phí lệ phí
1. Nguyên tắc phát hành
Cơ quan thuế, cơ quan thu phí, lệ phí được phát hành các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí đảm bảo các yêu cầu về hình thức và nội dung thông tin theo quy định tại Thông tư này dưới 2 hình thức: tự in và đặt in.
2. Trách nhiệm của cơ quan phát hành đối với việc in chứng từ thu phí, lệ phí
Cục Thuế đặt in Biên lai (loại không có mệnh giá) để bán cho cơ quan thu theo giá đảm bảo bù đắp chi phí in ấn, phát hành.
Cục Thuế phải báo cáo Tổng cục Thuế theo thời hạn và nội dung quy định của chế độ quản lý ấn chỉ thuế.
2.2. Đối với cơ quan thu phí, lệ phí
Cơ quan thu phí, lệ phí được đặt in hoặc tự in Biên lai
a) Trường hợp đặt in
- Cơ quan thu phí, lệ phí chỉ được lựa chọn nhà in đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện in hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính để ký hợp đồng và đặt in Biên lai thu tiền phí, lệ phí cho đơn vị mình.
Khi đặt in Biên lai thu tiền phí, lệ phí phải có hợp đồng in với tổ chức nhận in, ghi cụ thể mẫu Biên lai, số lượng, ký hiệu mẫu Biên lai và ký hiệu Biên lai, số thứ tự Biên lai đặt in; Kết thúc hợp đồng in phải thanh lý hợp đồng giữa bên đặt in và tổ chức nhận in. Không được đặt in Biên lai thu tiền phí, lệ phí ngoài hợp đồng đã ký kết.
- Biên lai thu tiền phí, lệ phí đặt in phải đúng mẫu đã thông báo với Cơ quan thuế. Người đứng đầu cơ quan thu phí, lệ phí phải ký xác nhận vào mẫu Biên lai thu tiền phí, lệ phí đặt in.
b) Trường hợp tự in Biên lai thu tiền phí, lệ phí
b1) Cơ quan thu phí, lệ phí phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in) đảm bảo cho việc in Biên lai thu tiền phí, lệ phí.
+ Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm quản lý thu phí, lệ phí gắn liền với phần mềm kế toán; đồng thời đảm bảo dữ liệu của Biên lai thu tiền phí, lệ phí tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập Biên lai.
+ Không bị xử phạt vi phạm pháp luật về phí, lệ phí hoặc đã bị xử phạt trong thời hạn 365 (ba trăm sau mươi lăm) ngày kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về phí, lệ phí lần trước đến nay không bị xử phạt vi phạm pháp luật về phí, lệ phí.
b2) Hệ thống tự in phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Việc đánh số thứ tự trên Biên lai thu tiền phí, lệ phí được thực hiện tự động. Mỗi liên của một số Biên lai thu tiền phí, lệ phí chỉ được in ra một lần, nếu in ra từ lần thứ 2 trở đi phải thể hiện là bản sao (copy);
+ Phần mềm ứng dụng để in Biên lai thu tiền phí, lệ phí phải đảm bảo yêu cầu về bảo mật bằng việc phân quyền cho người sử dụng, người không được phân quyền sử dụng không được can thiệp làm thay đổi dữ liệu trên ứng dụng.
Trường hợp Cơ quan thu phí, lệ phí mua phần mềm của các tổ chức cung ứng phần mềm tự in thì phải lựa chọn tổ chức đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện in hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính.
+ Biên lai thu tiền phí, lệ phí tự in chưa lập phải được lưu trữ trong hệ thống máy tính theo chế độ bảo mật thông tin.
+ Biên lai thu tiền phí, lệ phí tự in đã lập được lưu trữ trong hệ thống máy tính theo chế độ bảo mật thông tin và nội dung biên lai phải đảm bảo có thể truy cập, kết xuất và in ra giấy khi cần tham chiếu.
3. Thông báo phát hành chứng từ thu phí, lệ phí
3.1. Trường hợp đặt in Biên lai.
a) Trường hợp cơ quan thu phí, lệ phí đặt in
Chậm nhất là 15 ngày trước ngày bắt đầu sử dụng, cơ quan thu phí, lệ phí phải thông báo bằng văn bản với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý về việc sử dụng Biên lai thu tiền phí, lệ phí của đơn vị mình (mẫu Thông báo phát hành tham khảo tại Phụ lục số 04a), trên thông báo phải đầy đủ các nội dung sau:
- Văn bản pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện hoạt động dịch vụ hoặc công việc quản lý nhà nước có thu phí, lệ phí.
- Tên, mã số thuế, địa chỉ của cơ quan được pháp luật quy định thu phí, lệ phí hoặc cơ quan được uỷ quyền thu phí, lệ phí hoặc được uỷ nhiệm lập biên lai thu phí, lệ phí.
- Các loại biên lai sử dụng (kèm theo mẫu cụ thể).
- Thời gian bắt đầu đưa vào sử dụng.
- Tên, mã số thuế, địa chỉ của tổ chức nhận in Biên lai hoặc cung ứng phần mềm tự in Biên lai.
Khi thay đổi toàn bộ hoặc một trong các chỉ tiêu về hình thức và nội dung của Biên lai (kể cả nội dung bắt buộc và không bắt buộc), Cơ quan thu phí, lệ phí phải gửi thông báo bằng văn bản tới Cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đồng thời niêm yết thông báo kèm theo mẫu biên lai (mới) tại điạ điểm thu trong vòng 10 ngày trước khi sử dụng.
b) Trường hợp cơ quan Thuế đặt in Biên lai (loại không có mệnh giá) để bán cho cơ quan thu thì phải báo cáo Cơ quan Thuế cấp trên theo quy định.
Biên lai thu tiền phí, lệ phí do Cơ quan Thuế đặt in được bán cho các Cơ quan thu phí, lệ phí theo giá đảm bảo bù đắp chi phí in ấn, phát hành.
Chậm nhất là 15 ngày trước ngày bắt đầu sử dụng, Cơ quan Thuế phải thông báo và niêm yết giá bán của từng loại Biên lai thu tiền phí, lệ phí kèm theo mẫu cụ thể tại trụ sở Cơ quan Thuế.
3.2. Trường hợp cơ quan thu phí, lệ phí tự in Biên lai
Chậm nhất là 15 ngày trước ngày bắt đầu sử dụng, Cơ quan thu phí, lệ phí có trách nhiệm gửi Thông báo phát hành Biên lai thu tiền phí, lệ phí tới Cục Thuế nơi cơ quan thu phí, lệ phí đóng trụ sở chính (mẫu Thông báo phát hành tham khảo tại Phụ lục số 04b ban hành kèm theo Thông tư này); Hồ sơ thông báo phải có đủ các thông tin sau:
+ Văn bản pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện hoạt động dịch vụ hoặc công việc quản lý nhà nước có thu phí, lệ phí.
+ Tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) của cơ quan thu phí, lệ phí.
+ Tên hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, phần mềm ứng dụng) dùng để in Biên lai thu tiền phí, lệ phí.
+ Bộ phận kỹ thuật hoặc tên nhà cung cấp phần mềm tự in Biên lai thu tiền phí, lệ phí.
+ Trách nhiệm của từng bộ phận trực thuộc liên quan tới việc in, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu Biên lai thu tiền phí, lệ phí tự in trong nội bộ tổ chức.
3.3. Kể từ lần phát hành Biên lai thu phí, lệ phí lần thứ hai trở đi, nếu không thay đổi mẫu Biên lai thu phí, lệ phí đã thông báo với cơ quan Thuế thì Cơ quan thu phí, lệ phí chỉ phải gửi báo cáo phát hành tới cơ quan Thuế theo mẫu tham khảo tại Phụ lục số 05.
3.4. Sau khi nhận được Thông báo phát hành của Cơ quan thu phí, lệ phí, trong trường hợp Cơ quan Thuế không chấp nhận loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí của Cơ quan thu phí, lệ phí thì phải có ý kiến phản hồi bằng văn bản gửi tới Cơ quan thu phí, lệ phí trong thời gian chậm nhất là 7 ngày trước ngày bắt đầu sử dụng theo thông báo phát hành của Cơ quan thu phí, lệ phí.
Điều 4. Quản lý sử dụng chứng từ thu tiền phí, lệ phí
1. Sử dụng Biên lai thu tiền phí, lệ phí
1.1. Lập Biên lai thu tiền phí, lệ phí
Nếu sử dụng loại Biên lai được đóng thành quyển thì phải đóng dấu của cơ quan thu phí, lệ phí vào góc trên, bên trái liên 2 của Biên lai (liên giao cho người nộp tiền). Trường hợp Biên lai thu tiền phí, lệ phí được in từ giấy carbonless hoặc tự in từ máy tính thì không cần đóng dấu vào góc trên, bên trái (dấu treo) nhưng phải có dấu ướt của đơn vị thu phí, lệ phí khi thu tiền phí, lệ phí.
Các thông tin trên Biên lai phải đầy đủ, đúng quy định; Biên lai thu tiền phí, lệ phí phải sử dụng theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn; Trường hợp ghi sai, hỏng thì người thu tiền không được xé khỏi cuống hoặc nếu đã xé thì phải kèm theo tờ biên lai đã ghi sai, hỏng.
1.2. Biên lai thu tiền phí, lệ phí được lập theo đúng quy định tại điểm 1.1 Khoản này là chứng từ hợp pháp để thanh toán, hạch toán và quyết toán tài chính.
Trường hợp không đáp ứng các quy định tại điểm 1.1 Khoản này thì không có giá trị thanh toán và không được hạch toán, quyết toán tài chính.
Trường hợp người nộp tiền làm mất, hỏng biên lai thì được sử dụng bản chụp liên lưu tại Cơ quan thu phí, lệ phí, trên đó có xác nhận của Cơ quan thu phí, lệ phí kèm theo biên bản về việc mất, hỏng biên lai để làm chứng từ thanh toán, quyết toán tài chính.
1.3. Ủy nhiệm lập Biên lai thu tiền phí, lệ phí
Cơ quan thu phí, lệ phí được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập Biên lai thu tiền phí, lệ phí. Việc ủy nhiệm giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải theo hình thức văn bản.
a) Nội dung văn bản ủy nhiệm phải ghi đầy đủ các thông tin về Biên lai ủy nhiệm (hình thức, loại, ký hiệu, số lượng biên lai (từ số... đến số...); mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức giao nhận hoặc phương thức cài đặt biên lai ủy nhiệm (nếu là biên lai tự in); phương thức thanh toán biên lai ủy nhiệm.
b) Bên ủy nhiệm phải lập thông báo ủy nhiệm có ghi đầy đủ các thông tin về biên lai ủy nhiệm, mục đích ủy nhiệm, thời hạn ủy nhiệm dựa trên văn bản ủy nhiệm đã ký kết, có tên, chữ ký, dấu (nếu có) của đại diện bên ủy nhiệm cho bên nhận uỷ nhiệm và gửi thông báo phát hành tới cơ quan thuế; Đồng thời phải được niêm yết tại trụ sở của tổ chức nhận ủy nhiệm và nơi thu phí, lệ phí.
c) Biên lai thu tiền phí, lệ phí ủy nhiệm được lập vẫn phải ghi tên của Cơ quan thu phí, lệ phí (bên ủy nhiệm) và đóng dấu bên ủy nhiệm phía trên bên trái của mỗi tờ biên lai thu tiền phí, lệ phí (trường hợp biên lai được in từ thiết bị in của bên nhận uỷ nhiệm thì không phải đóng dấu của bên ủy nhiệm).
d) Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước hạn ủy nhiệm, hai bên phải xác định bằng văn bản đồng thời thông báo cho Cơ quan Thuế và niêm yết tại nơi thu phí, lệ phí.
2. Quản lý Biên lai thu tiền phí, lệ phí
2.1. Quy định về thời hạn báo cáo, quyết toán số lượng Biên lai thu tiền phí, lệ phí đã sử dụng, chưa sử dụng; lưu trữ, bảo quản; thanh hủy Biên lai thu tiền phí, lệ phí
a) Báo cáo tình hình sử dụng Biên lai thu tiền phí, lệ phí
Hàng quý, chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày cuối cùng của mỗi quý, Cơ quan thu phí, lệ phí có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng Biên lai thu tiền phí, lệ phí theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp Cơ quan thu phí, lệ phí ủy nhiệm cho bên thứ ba lập Biên lai thu phí, lệ phí theo hướng dẫn tại điểm 1.3 Khoản 1 Điều này thì Cơ quan thu phí, lệ phí vẫn phải báo cáo tình hình sử dụng Biên lai thu tiền phí, lệ phí.
b) Báo cáo tình hình nhận in Biên lai và cung ứng phần mềm tự in
Hàng quý, chậm nhất là 15 ngày tiếp theo kể từ ngày cuối cùng của mỗi quý, các tổ chức nhận in Biên lai thu phí lệ phí và cung ứng giải pháp tin học (phần mềm) tự in Biên lai thu phí, lệ phí phải gửi báo cáo tình hình nhận in/cung cấp phần mềm cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp của tổ chức đó.
c) Lưu trữ, bảo quản Biên lai thu tiền phí, lệ phí
- Biên lai thu tiền phí, lệ phí đặt in chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
- Biên lai thu tiền phí, lệ phí tự in chưa lập được lưu trữ trong hệ thống máy tính theo chế độ bảo mật thông tin.
- Biên lai thu tiền phí, lệ phí đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. Biên lai thu tiền phí, lệ phí đã lập trong các tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, cá nhân đó.
d) Hủy Biên lai thu tiền phí, lệ phí
Cơ quan thu phí, lệ phí có biên lai không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy Biên lai thu tiền phí, lệ phí. Thời hạn hủy Biên lai thu tiền phí, lệ phí chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Đối với Biên lai thu tiền phí, lệ phí do Cơ quan Thuế đặt in để bán cho các Cơ quan thu phí, lệ phí thì trong vòng mười ngày trước khi thực hiện huỷ Biên lai, cơ quan Thuế phải gửi Thông báo hủy cho các Cơ quan thu phí, lệ phí và Cơ quan thuế cấp trên.
d1) Biên lai được xác định đã hủy
+ Các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo Biên lai thu tiền phí, lệ phí đặt in được xác định đã hủy xong khi không còn nguyên dạng của bất kỳ một tờ Biên lai thu tiền phí, lệ phí nào hoặc không còn chữ trên tờ Biên lai thu tiền phí, lệ phí để có thể lắp ghép, sao chụp hoặc khôi phục lại theo nguyên bản.
+ Biên lai thu tiền phí, lệ phí tự in được xác định đã hủy xong nếu phần mềm tạo Biên lai thu tiền phí, lệ phí được can thiệp để không thể tiếp tục tạo ra Biên lai thu tiền phí, lệ phí.
d2) Các trường hợp hủy Biên lai thu tiền phí, lệ phí
+ Biên lai thu tiền phí, lệ phí đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in Biên lai thu tiền phí, lệ phí.
+ Các loại Biên lai thu tiền phí, lệ phí của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật về quản lý ấn chỉ thuế.
+ Các loại Biên lai thu tiền phí, lệ phí chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
d3) Trình tự, thủ tục hủy Biên lai thu tiền phí, lệ phí
+ Cơ quan thu tiền phí, lệ phí phải lập Bảng kiểm kê Biên lai thu tiền phí, lệ phí cần hủy. Bảng kiểm kê Biên lai thu tiền phí, lệ phí cần hủy phải được ghi chi tiết các nội dung gồm: tên Biên lai thu tiền phí, lệ phí, ký hiệu mẫu Biên lai, ký hiệu Biên lai, số lượng Biên lai hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số Biên lai thu tiền phí, lệ phí nếu số hoá đơn cần huỷ không liên tục).
+ Cơ quan thu tiền phí, lệ phí phải thành lập Hội đồng hủy Biên lai thu tiền phí, lệ phí. Hội đồng huỷ Biên lai thu tiền phí, lệ phí tối thiểu phải gồm có thủ trưởng (hoặc phó thủ trưởng cơ quan thu phí, lệ phí) và đại diện bộ phận kế toán của cơ quan thu phí, lệ phí.
+ Các thành viên Hội đồng hủy Biên lai thu tiền phí, lệ phí phải ký vào biên bản hủy Biên lai thu tiền phí, lệ phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
+ Hồ sơ hủy Biên lai thu tiền phí, lệ phí gồm: Quyết định thành lập Hội đồng hủy Biên lai thu tiền phí, lệ phí; Bảng kiểm kê Biên lai thu tiền phí, lệ phí cần hủy; Biên bản hủy Biên lai thu tiền phí, lệ phí; Thông báo kết quả hủy Biên lai thu tiền phí, lệ phí phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng Biên lai hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (theo mẫu tham khảo tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này).
Hồ sơ hủy Biên lai thu tiền phí, lệ phí được lưu tại Cơ quan thu tiền phí, lệ phí. Thông báo kết quả hủy Biên lai thu tiền phí, lệ phí phải được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến Cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy Biên lai thu tiền phí, lệ phí.
2.2. Xử lý vi phạm về in, phát hành, quản lý và sử dụng Biên lai thu tiền phí, lệ phí
Việc xử lý vi phạm các quy định về in, phát hành, quản lý và sử dụng Biên lai thu tiền phí, lệ phí thực hiện theo quy định tại Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi bổ sung và hướng dẫn thi hành.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013.
Bãi bỏ quy định về việc in, phát hành và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí tại các văn bản quy phạm pháp luật trái với quy định tại Thông tư này.
2. Việc in, phát hành, quản lý, sử dụng Biên lai thu tiền phí, lệ phí hải quan thực hiện quy định tại Thông tư số 178/2011/TT-BTC ngày 08/12/2011 hướng dẫn về việc tạo, phát hành, sử dụng và quản lý biên lai thu thuế, lệ phí hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế.
3. Việc sử dụng "Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước" thực hiện theo quy định tại Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước – Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan và các Ngân hàng thương mại và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
4. Việc in, phát hành, quản lý, sử dụng chứng từ thu phí đường bộ quy định tại Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ áp dụng đối với đường bộ đầu tư để kinh doanh theo hình thức BT, BOT được tiếp tục thực hiện cho đến khi có văn bản thay thế.
5. Các tổ chức, cá nhân khi thu các khoản phí, lệ phí không thuộc Ngân sách nhà nước phải sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thi hành.
1. Trên cơ sở số lượng Biên lai thu tiền phí, lệ phí còn tồn kho và nhu cầu đặt mua của Cơ quan thu phí, lệ phí, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm cân đối, đặt in để bán cho cơ quan thu phí, lệ phí đến hết năm 2012. Từ năm 2013, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ bán Biên lai thu tiền phí, lệ phí (loại không in sẵn mệnh giá) cho các đơn vị có nhu cầu.
Cơ quan thu phí, lệ phí đang sử dụng biên lai thu tiền phí, lệ phí tự in quy định tại Quyết định số 85/2005/QĐ-BTC ngày 30/11/2005 của Bộ Tài chính thì làm thủ tục đặt in hoặc tự in theo quy định tại Thông tư này; số lượng biên lai thu tiền phí, lệ phí tự in đã in nhưng chưa sử dụng thì Cơ quan thu phí, lệ phí được tiếp tục sử dụng tới thời điểm phát hành biên lai thu tiền phí, lệ phí theo hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các cơ quan thu phí, lệ phí trên địa bàn thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 153/2012/TT-BTC |
Hanoi, September 17, 2012 |
CIRCULAR
GUIDING THE PRINTING, ISSUANCE, MANAGEMENT AND USE OF DOCUMENTS FOR THE COLLECTION OF CHARGES AND FEES BELONGING TO THE STATE BUDGET
Pursuant to Law on Tax Administration No. 78/2006/QH and guiding documents;
Pursuant to the Standing Committee of the National Assembly’s Ordinance No. 38/2001/ PL-UBTVQH10 of August 28, 2001, on Charges and Fees;
Pursuant to the Government’s Decree No. 57/2002/ND-CP of June 3, 2002, detailing the Ordinance on Charges and Fees, and the Government’s Decree No. 24/ 2006/ND-CP amending and supplementing a number of articles of Decree No. 57/ 2002/ND-CP;
Pursuant to the Government’s Resolution No. 68/NQ-CP of December 27, 2010, on the simplification of administrative procedures under the management of the Ministry of Finance;
At the proposal of the General Director of Taxation,
The Minister of Finance promulgates this Circular to guide the printing, issuance, management and use of documents for the collection of charges and fees belonging to the stale budget as follows:
Article 1. Subjects and scope of application
1. This Circular guides the printing, issuance, management and use of documents for the collection of charges and fees belonging to the state budget by state agencies, non-business units and organizations tasked to collect charges and fees (including organizations and individuals authorized to collect charges and fees) in accordance with law (hereafter referred to as collecting agencies).
2. Charge and fee documents prescribed in this Circular are charge and fee receipts issued by collecting agencies when collecting charges and fees belonging to the state budget in accordance with law. Charge and fee receipts (hereafter referred to as receipts) include:
2.1. Receipts without face value. On those receipts, the collecting agency shall write (or print out from the computer or other cash registers) the collected amount after collecting the following charges and fees:
- Charges and fees prescribed by law to be collected at a rate (%).
- Charges and fees with different contents, depending on the request of charge and fee payers.
- Specific charges and fees in international transactions.
2.2. Charge and fee receipts with face value. On these receipts are printed a payable amount. They are used for collecting charges and fees payable in a fixed amount upon each payment (including stamps and tickets), such as:
- Bridge or ferry toll.
- Market fee.
- Admission fee for museums and scenic places.
- Fee for keeping bicycles, motorcycles and cars.
- Other charges and fees.
3. Interpretation of terms
A number of terms in this Circular are construed us follows:
3.1. Face value means the charge or fee amount specified in the charge or fee receipt.
3.2. Printing hiring means the hiring by the collecting agency of another organization to create charge or fee receipts under a contract signed between the two parties.
3.3. Self-creation means the printing by the collecting agency of charge or fee receipts with its computer after collecting charges or fees.
Article 2. Form and contents of charge and fee receipts
1. Compulsory requirements
1.1. Form of a charge or fee receipt
a/ Receipts must have consecutive serial numbers. Each receipt has 2 or more sheets or parts, comprising:
- The first sheet (part) to be kept by the collecting agency;
- The second sheet (part) to be handed to the payer;
- The third sheet and subsequent sheets are named after their specific use purpose to serve management work as prescribed by law.
b/ Receipts are expressed in Vietnamese. When it is necessary to additionally print a foreign language in a receipt, the foreign-language words must be put into a bracket “()” to the right of the Vietnamese words or right below the Vietnamese words but in a smaller font size.
c/ The collected charge or fee amount shall be written with digits 0, 1, 2, 3, 4.5, 6,7, 8 and 9 at the rate in Vietnam dong in a receipt; when a charge or fee is prescribed by law to be collected in a foreign currency, the charge or fee amount must be written in such foreign currency together with the inter-bank exchange rate of its conversion into Vietnam dong announced by the State Bank of Vietnam at the time of charge or fee payment.
1.2. Contents of a charge and fee receipt
The contents in a receipt must be written on the same page, comprising:
a/ The type of receipt (with or without face value). The forms of receipt are provided in Appendices 1 and 2 to this Circular for reference.
b/ The code of the receipt form and the code of the receipt: The code of the receipt form comprises information showing the type of receipt, the number of receipt sheets and the specimen serial number of the receipt form. The code of the receipt is the sign for distinguishing receipts by the Vietnamese alphabetic system and the year of its creation (as guided in Appendix 3 to this Circular).
c/ The serial number of the receipt.
d/ The number of receipt sheets, which is the number of sheets sharing the same serial number of the receipt.
e/ The name and tax identification number of the collecting agency.
f/ The appellation of the charge or fee.
g/ The payable charge or fee amount (in figures and words).
h/ The date of receipt issuance.
i/ Full name and signature of the cashier.
j/ The name and tax identification number of the receipt printing organization (in case of printing hiring).
k/ The name and tax identification number of the organization providing the receipt creation software (in case of self-creation).
2. Optional contents
In addition to the compulsory contents in a receipt, the collecting agency may print a logo, decorative images or other information in accordance with current law, which must not hide or blur the compulsory contents in the receipt. The font size of such additional information must not be larger than that of the compulsory contents in the receipt.
Article 3. Issuance of charge and fee documents
1. Issuance principles
Tax agencies and collecting agencies may issue charge and fee documents with the required form and contents as prescribed in this Circular by self-creation or printing hiring.
2. Responsibilities of issuing agencies for printing charge and fee documents
2.1. Tax agencies
Provincial-level Tax Departments shall hire others to print receipts (without face value) for sale to collecting agencies at prices that can offset printing and issuance expenses.
Provincial-level Tax Departments shall report on the receipt printing to the General Department of Taxation within the time limit according to regulations on management of tax forms.
3.2. Collecting agencies
Collecting agencies may hire others to print receipts or create receipts by themselves.
a/ In case of printing hiring
- Collecting agencies may choose only printing houses capable and qualified for invoice printing under the Finance Ministry's regulations to sign receipt printing contracts.
A printing contract must specify the form of receipt, the quantity and code of the receipt form, the code of the receipt, and serial numbers of receipts to be printed, upon completion of the printing. The printing contract must be liquidated between the two parties. Receipt printing outside the signed contract is not allowed.
- Printed receipts must follow the form notified to the tax agency. The head of the collecting agency shall sign the form of receipts to be printed.
b/ In case of self-creation
b1/ A collecting agency must satisfy all the following conditions:
+ Having necessary equipment (computers and printers) for receipt printing.
+ Being an accounting unit as defined in the Accounting Law and having a charge and fee collection management software linked with the accounting software: ensuring that the receipt data are automatically transferred to the accounting software (or database) at the time of receipt issuance.
+ Not having been sanctioned for violations of charge and fee law or having been sanctioned for such violations but not being sanctioned again within 365 (three hundred and sixty five) days after completely executing the sanctioning decision or after the date of expiration of the statute of limitations for executing the previous sanctioning decision.
b2/ The self-creation system must assure the following principles:
+ Receipts are numbered automatically. Each sheet of a receipt can be printed out only once; a sheet printed out from the second time on must be marked as copy;
+ The applied software for receipt printing must satisfy the security requirement by authorization to users. Unauthorized persons cannot interfere to change the database in the applied software.
If wishing to buy software from suppliers of receipt self-creation software, collecting agencies shall select suppliers capable and qualified for invoice printing under the Finance Ministry’s regulations.
+ Self-created receipts which have not yet been issued must be stored in the computer system under confidentiality regulations.
+ Self-created receipts which have been issued must be stored in the computer system under confidentiality regulations. It must be assured that the receipt details can be accessed, extracted and printed out for reference when necessary.
3. Notification of the issuance of charge and fee documents
3.1. In ease of printing hiring
a/ Printing hiring by collecting agencies At least 15 days before starting using the receipts, a collecting agency shall notify in writing its managing tax agency of the use of the receipts (according to the form provided in Appendix 4a). Such a notice must fully state:
- The legal document defining the functions, tasks and powers to provide services or perform state management work for which a charge or fee must be paid.
- The name, tax identification number and address of the agency allowed by law to collect charges and fees, or authorized to collect charges and fees, or authorized to issue charge and fee receipts.
- The types of receipts used (enclosed with their specific forms).
- The time of starting using the receipts.
- The name, tax identification number and address of the organization printing the receipt or supplying the receipt self-creation software.
When the form and contents (both compulsory and optional contents) of a receipt wholly or partially change, the collecting agency shall notify in writing such changes to its managing tax agency and post up such notice and the (new) form of receipt at the place of collection 10 days before using the receipts.
b/ Tax agencies that hire others to print receipts (without face value) lor sale to collecting agencies shall report such 10 their superior tax agencies under regulations.
These receipts may be sold to collecting agencies at prices that can offset printing and issuance expenses.
At least 15 days before starting using the receipts, the tax agency shall notify and post up the selling price of each type of receipt and its form at its head office.
3.2. In case of receipt self-creation by collecting agencies
At least 15 days before starting using the receipts, a collecting agency shall send notices of the issuance of receipts to the provincial-level Tax Department of the locality in which it is headquartered (made according to the form provided in Appendix 4b to this Circular). Such a notice must fully state:
+ The legal document defining the functions, tasks and powers to provide services or perform state management work for which a charge or fee must be paid.
+ The name, address and tax identification number (if any) of the collecting agency.
+ Names of equipment (computer, printer. applied software) used for receipt creation.
+ The technical division or the supplier of receipt self-creation software.
+ Responsibilities of each division involved in the printing, transfer and storage of self-created receipt data.
3.3. From the second time of issuing the receipts, if not changing the form of receipt already notified to the tax agency, the collecting agency shall only send the receipt issuance report to the tax agency, made according to the form provided in Appendix 5.
3.4. After receiving the receipt issuance notice from the collecting agency, if the tax agency does not accept the receipt to be issued by the collecting agency, it shall send a written reply to the collecting agency al least 7 days before the latter starts using the receipts under the receipt issuance notice.
Article 4. Management of the use of charge and fee documents
1. Use of receipts
1.1. Issuance of a receipt
If using receipt books, the collecting agency shall append its seal on the left top comer of each receipt’s second sheet (for handing to the payer). Receipts printed on carbonless paper or printed out from the computer do not need a seal on the left top corner but must be appended with the collecting agency's seal when collecting charges or fees.
Receipts must be fully and properly filled in. Receipts must be used with ascending serial numbers. If making an error, the collector may not tear the receipt from its counterfoil; if he/ she has done so, the erroneous receipt must be enclosed.
1.2. Receipts issued in accordance with Point 1.1 of this Clause are valid for payment, accounting and financial finalization. Those issued not in accordance with Point 1.1 of this Clause are not valid for payment, accounting or financial finalization.
If the payer loses or damages the receipt, he/she may use the copy of the receipt’s sheet kept at the collecting agency, certified by this agency and enclosed with the record of the receipt loss or damage as a document for payment and financial finalization.
1.3. Authorization to issue receipts
The collecting agency may authorize a third party to issue receipts. Such authorization must be made in writing.
a/ The authorization document must fully contain the details or the receipt (form, type, code and quantity of receipts (from serial number ... to serial number ...); purpose of authorization; duration of authorization; mode of handover or mode of installation of receipts (for self-created receipts); and mode of payment for receipts,
b/ The authorizing party shall issue an authorization notice specifying full information about the receipt, purpose and duration of authorization as stated in (he signed authorization letter and bearing the name, signature and seal (if any) of the representative of the authorizing party, and send the notice to the lax agency. Such notice must also be posted up at the head office of the authorized organization and at the places of charge and fee collection.
c/ An issued receipt must be still written with the name of the collecting agency (the authorizing party) and appended with its seal on the left top corner of each receipt (the collecting agency’s seal is not required for receipts printed out from printing devices of the authorized party).
d/ Upon the expiration or ahead-of-time termination of the authorization duration, the two parties shall make a written statement thereon and notify such expiration to the tax agency and post up the statement at the places of charge and fee collection.
2. Management of receipts
2.1. Regulations on the time limit for reporting on and finalization of the quantities of used and unused receipts; archive, preservation and liquidation of receipts
a/ Reporting on the use of receipts
Not later than 15 days after the last day of every quarter, collecting agencies shall submit reports on the use of receipts, made according to the form provided in Appendix 6 to this Circular, to their managing tax agencies. A collecting agency that authorizes a third party to issue receipts under the guidance at Point 1.3. Clause 1 of this Article is also required to report on the use of receipts.
b/ Reporting on the printing of receipts and the supply of software for receipt self-creation
Not later than 15 days after the last day of every quarter, organizations printing receipts and supplying information technology solutions (software) for receipt self-creation shall send reports on receipt printing/software supply to their managing tax agencies.
c/ Archive and preservation of charge and fee receipts
- Printed receipts which have not yet been issued must be kept and preserved in warehouses under regulations on archive and preservation of valuable papers.
- Self-created receipts which have not yet been issued must be kept in the computer system under confidentiality regulations.
- Receipts already issued within accounting units must be archived under regulations on archive and preservation of accounting documents. Receipts already issued within collecting agencies other than accounting units must be archived and preserved like their private assets.
d/ Destruction of receipts
Collecting agencies that have receipts bill shall not use them shall destroy such receipts within thirty (30) days after notifying such destruction to their managing tax agencies.
Within ten days before destroying receipts printed for sale to collecting agencies, tax agencies shall send destruction notices to collecting agencies and superior tax agencies.
d1/ Receipts regarded as completely destroyed
+ Films, zincographs and similar tools for priming receipts shall be regarded as completely destroyed when there is no original form of any receipt or there is no word in the receipt that can be put together, photocopied or restored to its original form.
+ Self-created receipts shall be regarded as completely destroyed if the receipt creation software is interfered so that it cannot further create any receipt.
d2/ Cases of receipt destruction
+ Receipts that are printed in the wrong, in duplicate and in excess must be destroyed before liquidating the receipt printing contracts.
+ Accounting units’ receipts must be destroyed under regulations on accounting and management of tax forms.
+ Receipts that have not yet been issued but serve as material evidences of court cases must not be destroyed but must be handled in accordance with law.
d3/ Order and procedures for receipt destruction
+ The collecting agency shall make an inventory of receipts to be destroyed, specifying the name of the receipt, code of the receipt form, code of the receipt, quantity of receipts to be destroyed (from serial number ... to serial number .... or specifying the serial number of receipts if the numbers of receipts to be destroyed are not consecutive).
+ The collecting agency shall establish a receipt destruction council comprising at least the head (or a deputy head) of the collecting agency and a representative of the accounting unit.
+ Members of the receipt destruction council shall sign the receipt destruction record and take responsibility before law for any errors.
+ A receipt destruction dossier comprises the decision establishing the receipt destruction council, the inventory of receipts to be destroyed and the destruction record. A notice of receipt destruction results must specify the type, code and quantity of destroyed receipts from serial number ... to serial number reason for destruction, date and time of destruction, method of destruction (made according to the form provided in Appendix 7 to this Circular).
Receipt destruction dossiers must be kept at collecting agencies. A notice of receipt destruction results must be made in two (2) copies, one for filing and the other for sending to the managing tax agency within five (5) days after the date of destruction.
2.2. Handling of violations in the printing, issuance, management and use of receipts
Violations of regulations on the printing, issuance, management and use of receipts must be handled under the Government's Decree No. 106/2003/ND-CP of September 23,2003, and amending, supplementing and guiding documents.
Article 5. Effect
1. This Circular takes effect on January 1, 2013.
To annul the provisions on the printing, issuance and use of charge and fee documents in other legal documents which are contrary to this Circular.
2. The printing, issuance, management and use of customs charge and fee receipts comply with Circular No. 178/2011/TT-BTC of December 8,2011, guiding the creation, issuance, use and management of customs duty and fee receipts for imports and exports of enterprises providing international-air express mail services.
3. The use of state budget remittance papers complies with the Finance Ministry's Circular No. 128/2008/TT-BTC of December 24. 2008. guiding the collection and management of stale budget remittances via the State Treasury, and the Finance Ministry's Circular No. 85/2011/TT- BTC of June 17, 2011. guiding the coordination in the collection of stale budget remittances between the State Treasury, the General Department of Taxation, the General Department of Customs and commercial banks, and amending and supplementing documents.
4. Road toll receipts specified in the Finance Ministry’s Circular No. 90/2004/TT-BTC of September 7, 2004, guiding the collection, remittance, management and use of road lolls applicable to roads built for commercial operation in the form of BT or ROT, continue to be printed, issued, managed and used until Circular No. 90 is replaced by another document.
5. When collecting charges and fees not belonging to the state budget, organizations and individuals shall use goods sale and service provision invoices under (he Government’s Decree No. 51/2010/ND-CP of May 14, 2010. and amending, supplementing and guiding documents.
Article 6. Organization of implementation
1. Based on the quantity of receipts in stock and collecting agencies’ demand for receipts, provincial-level Tax Departments shall consider and hire the priming of receipts for sale to collecting agencies till the end of 2012. From 2013 on, provincial-level Tax Departments shall sell receipts (without face value) only to units that need them.
Collecting agencies that are using self-created receipts under the Finance Ministry's Decision No. 85/2005/QD-BTC of November 30, 2005 shall carry out procedures for hiring the printing of receipts or for printing receipts by themselves in accordance with this Circular. Collecting agencies may continue using the quantity of created receipts but have not yet been used till the time of issuing the receipts under the guidance of this Circular.
2. Provincial-level Tax Departments shall popularize and guide collecting agencies in their localities in implementing this Circular.
Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for study and settlement.
|
FOR THE MINISTER OF FINANCE |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực