Chương II Thông tư 15/2022/TT-NHNN: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 15/2022/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Phạm Thanh Hà |
Ngày ban hành: | 30/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 17/01/2023 |
Ngày công báo: | 11/12/2022 | Số công báo: | Từ số 895 đến số 896 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện với trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn
Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành Thông tư 15/2022/TT-NHNN ngày 30/11/2022 quy định về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Theo đó, trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Trái phiếu đặc biệt thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng, đang được lưu ký tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
- Không phải là trái phiếu đặc biệt đang trong quá trình thanh toán.
- Không trong bảng kê trái phiếu đặc biệt mà tổ chức tín dụng đang đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét gia hạn thời hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Quản lý tài sản).
- Tại ngày tổ chức tín dụng lập Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn và ngày tổ chức tín dụng cập nhật Bảng kê trái phiếu đặc biệt theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư 15/2022/TT-NHNN , thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt dài hơn thời hạn đề nghị tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn tối thiểu 06 tháng.
Thông tư 15/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 17/01/2023 và thay thế Thông tư 18/2015/TT-NHNN ngày 22/10/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Trái phiếu đặc biệt thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng, đang được lưu ký tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
2. Không phải là trái phiếu đặc biệt đang trong quá trình thanh toán.
3. Không trong bảng kê trái phiếu đặc biệt mà tổ chức tín dụng đang đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét gia hạn thời hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Quản lý tài sản).
4. Tại ngày tổ chức tín dụng lập Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn và ngày tổ chức tín dụng cập nhật Bảng kê trái phiếu đặc biệt theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này, thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt dài hơn thời hạn đề nghị tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn tối thiểu 06 tháng.
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Tổ chức tín dụng không trong thời gian được kiểm soát đặc biệt hoặc bị xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
2. Tổ chức tín dụng đã trích lập dự phòng rủi ro đối với tất cả trái phiếu đặc biệt đang sở hữu theo quy định của pháp luật hoặc văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền trong vòng 12 tháng liền kề trước ngày tổ chức tín dụng có Giấy đề nghị vay tái cấp vốn.
3. Tổ chức tín dụng tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và quy định của Ngân hàng Nhà nước trong vòng 12 tháng liền kề trước ngày tổ chức tín dụng có Giấy đề nghị vay tái cấp vốn.
4. Trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư này.
1. Số tiền tái cấp vốn được tính theo công thức quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không vượt quá số tiền đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng.
2. Công thức tính số tiền tái cấp vốn:
ST = TL x (MG - DPRR - TN)
Trong đó:
ST là số tiền tái cấp vốn.
TL là tỷ lệ tái cấp vốn được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
MG là tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt tại Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn.
DPRR là tổng số dự phòng rủi ro đã trích lập đối với trái phiếu đặc biệt tại Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn.
TN là tổng số tiền thu hồi nợ tại Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn.
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Tổ chức tín dụng không trong thời gian được kiểm soát đặc biệt hoặc bị xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
2. Tổ chức tín dụng đã trích lập dự phòng rủi ro đối với tất cả trái phiếu đặc biệt đang sở hữu theo quy định của pháp luật hoặc văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền trong vòng 12 tháng liền kề trước ngày tổ chức tín dụng có Giấy đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn.
3. Tổ chức tín dụng gặp khó khăn về khả năng chi trả.
4. Trái phiếu đặc biệt làm cơ sở gia hạn tái cấp vốn đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư này.
5. Tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt làm cơ sở gia hạn tái cấp vốn phải bảo đảm:
Trong đó:
MG là tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt tại Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở gia hạn tái cấp vốn.
ST là số tiền tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn.
TL là tỷ lệ gia hạn tái cấp vốn được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
DPRR là tổng số dự phòng rủi ro đã trích lập đối với trái phiếu đặc biệt tại Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở gia hạn tái cấp vốn.
TN là tổng số tiền thu hồi nợ tại Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở gia hạn tái cấp vốn.
1. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất gia hạn tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt là lãi suất cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP tại thời điểm khoản tái cấp vốn được giải ngân, gia hạn.
2. Lãi suất đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn của khoản tái cấp vốn tại thời điểm khoản tái cấp vốn chuyển quá hạn.
3. Ngân hàng Nhà nước không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả của khoản tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt.
1. Thời hạn tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước quyết định, dưới 12 tháng và không vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt đến hạn sớm nhất trong Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở vay tái cấp vốn.
2. Thời gian gia hạn tái cấp vốn mỗi lần do Ngân hàng Nhà nước quyết định, không vượt quá thời hạn tái cấp vốn và không vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt đến hạn sớm nhất trong Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở gia hạn tái cấp vốn; tổng thời gian tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn dưới 12 tháng.
1. Hồ sơ đề nghị vay tái cấp vốn gồm:
a) Giấy đề nghị vay tái cấp vốn theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở vay tái cấp vốn theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này (02 bản).
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn gồm:
a) Giấy đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở gia hạn vay tái cấp vốn theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này (02 bản);
c) Báo cáo giải trình về đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn, trong đó tối thiểu có các nội dung gồm: Tình hình khó khăn về khả năng chi trả của tổ chức tín dụng; việc đáp ứng các quy định tại Điều 7 Thông tư này của tổ chức tín dụng; biện pháp tổ chức tín dụng dự kiến áp dụng để khắc phục khó khăn về khả năng chi trả và trả nợ vay tái cấp vốn.
3. Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị phải được lập bằng tiếng Việt, do người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng ký; là bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.
4. Tổ chức tín dụng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này đến trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả). Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị của tổ chức tín dụng đầy đủ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các thủ tục về tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính theo quy định về giải quyết thủ tục hành chính của Ngân hàng Nhà nước.
5. Khi có sự thay đổi số liệu trái phiếu đặc biệt tại Bảng kê trái phiếu đặc biệt trong hồ sơ đề nghị, tổ chức tín dụng cập nhật và gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hồ sơ đề nghị đã được cập nhật đến trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả). Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị đã được cập nhật, Ngân hàng Nhà nước thực hiện kết thúc xử lý thủ tục hành chính đang xử lý và thực hiện các thủ tục về tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính mới. Ngân hàng Nhà nước tái sử dụng hồ sơ đề nghị, hồ sơ đề nghị đã được cập nhật trước đó (nếu có) của tổ chức tín dụng để xử lý thủ tục hành chính mới.
1. Khi có nhu cầu vay tái cấp vốn hoặc gia hạn vay tái cấp vốn, tổ chức tín dụng gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 10 Thông tư này. Trường hợp đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn, tổ chức tín dụng phải gửi hồ sơ đề nghị trước ngày đến hạn trả nợ tối thiểu 45 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ đề nghị của tổ chức tín dụng chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ) có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị.
2. Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của tổ chức tín dụng, Vụ Chính sách tiền tệ gửi hồ sơ lấy ý kiến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và Công ty Quản lý tài sản.
3. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Chính sách tiền tệ theo quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước: Có ý kiến về việc tổ chức tín dụng đáp ứng hay không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này (trường hợp tổ chức tín dụng đề nghị vay tái cấp vốn) hoặc khoản 4 Điều 7 Thông tư này (trường hợp tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn); Xác nhận Bảng kê số dư trái phiếu đặc biệt của tổ chức tín dụng đang lưu ký tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước làm cơ sở tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Vụ Chính sách tiền tệ và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
b) Công ty Quản lý tài sản: Có ý kiến về việc tổ chức tín dụng đáp ứng hay không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này (trường hợp tổ chức tín dụng đề nghị vay tái cấp vốn) hoặc khoản 4, 5 Điều 7 Thông tư này (trường hợp tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn); lập Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng theo Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Vụ Chính sách tiền tệ và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
4. Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ về các nội dung:
a) Tổ chức tín dụng đáp ứng hay không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 5 Thông tư này (trường hợp tổ chức tín dụng đề nghị vay tái cấp vốn) hoặc khoản 1, 2, 3 Điều 7 Thông tư này (trường hợp tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn);
b) Ý kiến cụ thể về tỷ lệ tái cấp vốn, tỷ lệ gia hạn tái cấp vốn theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến của các đơn vị theo quy định tại khoản 3, 4 Điều này, Vụ Chính sách tiền tệ tổng hợp, căn cứ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ đề xuất xử lý đề nghị vay tái cấp vốn hoặc gia hạn vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng:
a) Trường hợp đề xuất chấp thuận, Vụ Chính sách tiền tệ gửi văn bản đính kèm dự thảo Quyết định tái cấp vốn hoặc dự thảo Quyết định gia hạn tái cấp vốn lấy ý kiến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và Công ty Quản lý tài sản;
b) Trường hợp đề xuất không chấp thuận, Vụ Chính sách tiền tệ thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều này.
6. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến của Vụ Chính sách tiền tệ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và Công ty Quản lý tài sản có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ:
a) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: Có ý kiến đối với đề xuất xử lý của Vụ Chính sách tiền tệ và dự thảo Quyết định tái cấp vốn hoặc dự thảo Quyết định gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng;
b) Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước: Cập nhật đến thời điểm gần nhất số liệu Bảng kê số dư trái phiếu đặc biệt của tổ chức tín dụng đang lưu ký tại Sở giao dịch làm cơ sở tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này; Có ý kiến đối với dự thảo Quyết định tái cấp vốn hoặc dự thảo Quyết định gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng;
c) Công ty Quản lý tài sản: Cập nhật đến thời điểm gần nhất Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng theo Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này; Có ý kiến đối với dự thảo Quyết định tái cấp vốn hoặc dự thảo Quyết định gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng.
7. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đã được cập nhật theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này, Vụ Chính sách tiền tệ gửi hồ sơ đề nghị đã được cập nhật để lấy ý kiến của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại khoản 3, 4 hoặc khoản 6 Điều này.
8. Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến của các đơn vị theo quy định tại khoản 4 hoặc khoản 6 Điều này, Vụ Chính sách tiền tệ đề xuất, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đồng ý hoặc không đồng ý việc tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng.
9. Trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị, hồ sơ đề nghị đã được cập nhật của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước có Quyết định tái cấp vốn, Quyết định gia hạn tái cấp vốn (kèm theo Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn) trong trường hợp đồng ý hoặc có văn bản nêu lý do gửi tổ chức tín dụng trong trường hợp không đồng ý.
1. Khi khoản vay tái cấp vốn đến hạn, tổ chức tín dụng phải trả hết nợ gốc, lãi cho Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp ngày đến hạn trả nợ trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thời hạn vay tái cấp vốn kéo dài đến ngày làm việc tiếp theo.
2. Tổ chức tín dụng có thể trả trước hạn một phần hoặc toàn bộ nợ vay tái cấp vốn.
3. Nợ vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng phải được trả trước hạn trong các trường hợp sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc đầu quý tiếp theo, trên cơ sở nội dung thỏa thuận trả nợ thay của Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng trong hợp đồng mua, bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt, Công ty Quản lý tài sản sử dụng số tiền thu hồi nợ mà tổ chức tín dụng được hưởng trong quý từ khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt đang làm cơ sở tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn để trả nợ gốc vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước, gửi thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng về số tiền trả nợ theo từng trái phiếu đặc biệt;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày trái phiếu đặc biệt đang làm cơ sở tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn đến hạn thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng phải trả trước hạn nợ (gốc và lãi) vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước. Số nợ gốc phải trả đối với từng trái phiếu đặc biệt được tính theo công thức sau:
PTi = MGi - ĐTi
Trong đó:
PTi là số nợ gốc vay tái cấp vốn phải trả đối với trái phiếu đặc biệt i;
MGi là mệnh giá trái phiếu đặc biệt sau khi trừ dự phòng rủi ro và số tiền thu hồi nợ (số liệu tương ứng với trái phiếu đặc biệt i tại Bảng kê trái phiếu đặc biệt kèm theo Quyết định tái cấp vốn hoặc Quyết định gia hạn tái cấp vốn);
ĐTi là số nợ gốc vay tái cấp vốn đã được trả trước hạn theo quy định tại điểm a Khoản này đối với trái phiếu đặc biệt i.
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày trái phiếu đặc biệt không còn đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này, tổ chức tín dụng phải trả trước hạn nợ (gốc và lãi) vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước, số nợ gốc vay tái cấp vốn phải trả theo công thức quy định tại điểm b Khoản này;
d) Trường hợp tổ chức tín dụng có nhu cầu ngừng phong tỏa trái phiếu đặc biệt đang làm cơ sở tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn, tổ chức tín dụng phải trả trước hạn nợ (gốc và lãi) vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước, số nợ gốc vay tái cấp vốn phải trả theo công thức quy định tại điểm b Khoản này;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Công ty Quản lý tài sản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng mua, bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt đang làm cơ sở tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng phải trả hết toàn bộ nợ gốc và lãi của khoản vay tái cấp vốn có trái phiếu đặc biệt bị đơn phương chấm dứt hợp đồng mua, bán nợ;
e) Trường hợp bị phát hiện có vi phạm theo quy định tại Điều 15 Thông tư này, tổ chức tín dụng phải trả hết nợ gốc và lãi của khoản vay tái cấp vốn có vi phạm cho Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản thông báo vi phạm theo quy định tại điểm c khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 18 Thông tư này.
1. Trường hợp tổ chức tín dụng không trả hết nợ đúng hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 12 hoặc không trả hết nợ theo quy định tại điểm đ, e khoản 3 Điều 12 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước và Công ty Quản lý tài sản thực hiện các biện pháp sau:
a) Ngân hàng Nhà nước chuyển khoản tái cấp vốn sang theo dõi quá hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng; áp dụng lãi suất đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này;
b) Ngân hàng Nhà nước thực hiện trích tài khoản của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước bắt đầu từ ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày chuyển sang theo dõi quá hạn đến khi thu hồi hết số nợ gốc và lãi tổ chức tín dụng phải trả và có văn bản thông báo cho tổ chức tín dụng về việc trích tài khoản để thu hồi nợ;
c) Công ty Quản lý tài sản sử dụng số tiền thu hồi nợ mà tổ chức tín dụng được hưởng từ các khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt để trả nợ vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước;
d) Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng trả nợ từ nguồn khác (nếu có).
2. Trường hợp tổ chức tín dụng không trả số tiền phải trả theo quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 12 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước và Công ty Quản lý tài sản thực hiện các biện pháp sau:
a) Ngân hàng Nhà nước áp dụng lãi suất bằng 150% lãi suất đang áp dụng đối với khoản tái cấp vốn trên số nợ gốc không trả đúng quy định trong khoảng thời gian từ ngày tiếp theo ngày tổ chức tín dụng phải trả đến ngày tổ chức tín dụng trả hết số nợ gốc không trả đúng theo quy định;
b) Ngân hàng Nhà nước thực hiện trích tài khoản của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước bắt đầu từ ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày tổ chức tín dụng phải trả theo quy định đến khi thu hồi hết số tiền tổ chức tín dụng phải trả và có văn bản thông báo cho tổ chức tín dụng về việc trích tài khoản để thu hồi nợ;
c) Công ty Quản lý tài sản sử dụng số tiền thu hồi nợ mà tổ chức tín dụng được hưởng từ các khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt để trả nợ vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước;
d) Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng trả nợ từ nguồn khác (nếu có).
Việc chuyển khoản tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt thành khoản cho vay đặc biệt thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Trường hợp nhận được thông tin từ cơ quan có thẩm quyền hoặc qua công tác thanh tra, giám sát phát hiện tổ chức tín dụng cung cấp thông tin, số liệu không chính xác tại hồ sơ đề nghị vay tái cấp vốn, gia hạn vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước không xem xét đề nghị vay tái cấp vốn, gia hạn vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của tổ chức tín dụng trong thời gian 01 năm tiếp theo kể từ ngày có văn bản thông báo vi phạm theo quy định tại điểm c khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 18 Thông tư này và ngừng giải ngân theo tất cả Quyết định tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt (nếu có).
Article 4. Conditions of special bonds used as basis for refinancing and refinancing extension
Special bonds used as the basis for refinancing or refinancing extension must meet the following conditions:
1. Special bonds are under the legal ownership of a credit institution and deposited at the SBV’s Operations Center.
2. They are not special bonds of which the settlement is in progress.
3. They are not included in the list of special bonds whose term is to be extended by the SBV at the request of the credit institution in accordance with SBV’s regulations on purchase, sale and settlement of bad debts of Vietnam Asset Management Company (hereinafter referred to as “VAMC”).
4. On the date of compilation of the list of special bonds used as the basis for refinancing or refinancing extension and on the date of provision of updated list of special bonds as prescribed in Clause 5 Article 10 of this Circular, the remaining term to maturity of these special bonds is at least 06 months greater than the requested term or extended duration of the refinanced loan.
Article 5. Conditions for refinancing
The SBV shall consider issuing its decision on refinancing to a credit institution that fully meets the following conditions:
1. It is not being placed under special control or incurring penalties for violations as prescribed in Article 15 of this Circular.
2. It has set aside the risk provision for all special bonds under its ownership in accordance with regulations of law or written approval given by a competent authority for a period of 12 consecutive months before the date of the application for refinancing.
3. It has strictly complied with the prudential ratio requirement set out in Clause 1 Article 130 of the Law on Credit Institutions (as amended) and other SBV’s regulations for a period of 12 consecutive months before the date of the application for refinancing.
4. Special bonds used as the basis for refinancing meet all of the conditions set out in Article 4 of this Circular.
Article 6. Refinanced loan amounts
1. Refinanced loan amounts shall be calculated adopting the formula in Clause 2 of this Article and shall not exceed the amounts specified in applications for refinancing of credit institutions.
2. Formula for calculating a refinanced loan amount:
ST = TL x (MG - DPRR - TN)
Where:
ST: refinanced loan amount.
TL: refinancing rate which is determined according to the provisions of Appendix No. 01 enclosed herewith.
MG: total face value of special bonds included in the list of special bonds used as the basis for refinancing.
DPRR: total balance on the risk provision for special bonds included in the list of special bonds used as the basis for refinancing.
TN: total amount of debts collected as specified in the list of special bonds used as the basis for refinancing.
Article 7. Conditions for refinancing extension
The SBV shall consider issuing its decision on refinancing extension to a credit institution that fully meets the following conditions:
1. It is not being placed under special control or incurring penalties for violations as prescribed in Article 15 of this Circular.
2. It has set aside the risk provision for all special bonds under its ownership in accordance with regulations of law or written approval given by a competent authority within a period of 12 consecutive months before the date of the application for refinancing extension.
3. It is facing solvency problems.
4. Special bonds used as the basis for refinancing extension meet all of the conditions set out in Article 4 of this Circular.
5. Total face value of special bonds used as the basis for refinancing extension must meet the following requirement:
Where:
MG: total face value of special bonds included in the list of special bonds used as the basis for refinancing extension.
ST: amount of refinanced loan to be extended at the request of the credit institution.
TL: refinancing extension rate which is determined according to the provisions of Appendix No. 01 enclosed herewith.
DPRR: total balance on the risk provision for special bonds included in the list of special bonds used as the basis for refinancing extension.
TN: total amount of debts collected as specified in the list of special bonds used as the basis for refinancing extension.
1. Interest rate on special bonds-based refinancing or refinancing extension is the interest rate on the refinanced loan granted on the basis of special bonds which is decided by a competent authority according to Clause 4 Article 20 of the Decree No. 53/2013/ND-CP when the refinanced loan is disbursed or given extension.
2. The rate of interest on overdue principal of a refinanced loan is 150% of the interest rate on due payments of the refinanced loan that is determined when the refinanced loan becomes delinquent.
3. The SBV shall not impose interests on late payment interests of the special bonds-based refinanced loans.
Article 9. Duration of refinancing and refinancing extension
1. Duration of a refinanced loan granted on the basis of special bonds shall be subject to the SBV’s decision and shall exceed neither 12 months nor the shortest remaining term to maturity of the special bonds included in the list of special bonds used as the basis for refinancing.
2. The duration of each extension of a refinanced loan shall be subject to the SBV’s decision and shall exceed neither the duration of that refinanced loan nor the shortest remaining term to maturity of the special bonds included in the list of special bonds used as the basis for refinancing extension. Total duration of a refinanced loan plus its extensions shall not exceed 12 months.
Article 10. Application for refinancing and refinancing extension
1. An application for refinancing includes:
a) The application form made according to the provisions of Appendix No. 02 enclosed herewith;
b) The list of special bonds used as the basis for refinancing made according to Appendix No. 04 enclosed herewith (02 copies).
2. An application for refinancing extension includes:
a) The application form made according to the provisions of Appendix No. 03 enclosed herewith;
b) The list of special bonds used as the basis for refinancing extension made according to Appendix No. 04 enclosed herewith (02 copies);
c) The description of the request for refinancing extension, indicating the insolvency problems encountered by the credit institution, its satisfaction of the conditions set out in Article 7 of this Circular, and measures to be taken by the credit institution to overcome its insolvency problems and pay refinanced loan debts.
3. Every document included in the application must be prepared in Vietnamese and bear the signature of authorized representative of the credit institution. It may be the original or a copy from the master register or a certified true copy or a copy presented with its original for verification purpose.
4. The application which includes the required documents as prescribed in Clause 1 or 2 of this Article shall be sent to the SBV’s head office (via the application receipt and result return section) directly or by post. Upon receipt of an adequate application from the credit institution, the SBV shall follow procedures for receiving and handling administrative procedures in accordance with regulations on handling of administrative procedures of SBV.
5. If there are any changes in special bonds included in the submitted list of special bonds, the credit institution shall send the updated application to the SBV’s head office (via the application receipt and result return section) directly or by post. Upon receipt of the updated application, the SBV shall terminate the handling of current administrative procedures and follow procedures for handling new administrative procedures. The SBV may use any applications or updated applications previously submitted by the credit institution when handling new administrative procedures.
Article 11. Procedures for processing of applications for refinancing and refinancing extension
1. The credit institution that wishes to refinance a loan or extend a refinanced loan shall submit an application as prescribed in Article 10 of this Circular. In case of refinancing extension, the application must be submitted at least 45 business days before the payment due date. If the submitted application is inadequate, the SBV (the Financial Policy Department) shall, within 03 business days from the receipt of the application, request the credit institution in writing to complete its application.
2. Within 02 business days from the receipt of adequate application from the credit institution, the Financial Policy Department shall send request for opinions to the SBV Banking Supervision Agency, SBV’s Operations Center and VAMC.
3. Within 05 business days from the receipt of the request for opinions from the Financial Policy Department as prescribed in Clause 2 of this Article:
a) The SBV’s Operations Center shall assess whether or not the credit institution meets the conditions set out in Clause 4 Article 5 of this Circular (except the case of application for refinancing) or Clause 4 Article 7 of this Circular (except the case of application for refinancing extension); make certification on the statement of total balance on the credit institution’s special bonds deposited at the SBV's Operations Center and used as the basis for refinancing or refinancing extension according to Appendix 05 enclosed herewith, and send it to the Financial Policy Department and SBV Banking Supervision Agency;
b) VAMC shall assess whether or not the credit institution meets the conditions set out in Clause 4 Article 5 of this Circular (except the case of application for refinancing) or Clauses 4, 5 Article 7 of this Circular (except the case of application for refinancing extension); compile the list of special bonds used as the basis for refinancing or refinancing extension according to Appendix 06 enclosed herewith, and send it to the Financial Policy Department and SBV Banking Supervision Agency.
4. Within 07 business days from the receipt of adequate opinions from the SBV’s Operations Center and VAMC as prescribed in Clause 3 of this Article, the SBV Banking Supervision Agency shall give its opinions to the Financial Policy Department about the following issues:
a) Whether or not the credit institution meets the conditions set out in Clauses 1, 2, 3 Article 5 of this Circular (except the case of application for refinancing) or Clauses 1, 2, 3 Article 7 of this Circular (except the case of application for refinancing extension);
b) Specific opinions about the refinancing rate or the refinancing extension rate which is determined according to the provisions of Appendix No. 01 enclosed herewith.
5. Within a maximum duration of 07 business days from the receipt of adequate opinions from the agencies specified in Clauses 3, 4 of this Article, the Financial Policy Department shall consolidate received opinions and, based on objectives of monetary policies, propose the processing of the application for refinancing or refinancing extension as follows:
a) If an application is approved, the Financial Policy Department shall send written request for opinions, accompanied with the draft decision to refinance a loan or the draft decision to extend a refinanced loan, to the SBV Banking Supervision Agency, the SBV's Operations Center and VAMC.
b) If an application is refused, the Financial Policy Department shall comply with the provisions of Clause 8 of this Article.
6. Within 05 business days from the receipt of the request for opinions from the Financial Policy Department as prescribed in Point a Clause 5 of this Article, the SBV Banking Supervision Agency, the SBV's Operations Center and VAMC shall give their opinions to the Financial Policy Department as follows:
a) The SBV Banking Supervision Agency shall give its opinions about the processing result proposed by the Financial Policy Department and the draft decision to refinance a loan or the draft decision to extend a refinanced loan;
b) The SBV’s Operations Center shall provide the newest statement of total balance on the credit institution’s special bonds deposited at the SBV's Operations Center and used as the basis for refinancing or refinancing extension according to Appendix 05 enclosed herewith; give its opinions about the draft decision to refinance a loan or the draft decision to extend a refinanced loan;
c) VAMC shall provide the newest list of the credit institution’s special bonds used as the basis for refinancing or refinancing extension according to Appendix 06 enclosed herewith; give its opinions about the draft decision to refinance a loan or the draft decision to extend a refinanced loan.
7. Within 03 business days from the receipt of the updated application as prescribed in Clause 5 Article 10 of this Circular, the Financial Policy Department shall send the updated application to the SBV Banking Supervision Agency, the SBV's Operations Center and VAMC for getting their opinions according to Clause 3, 4 or 6 of this Article.
8. Within 07 business days from the receipt of adequate opinions from the agencies mentioned in Clause 4 or Clause 6 of this Article, the Financial Policy Department shall propose and request the SBV’s Governor to consider issuing a decision to approve or refuse the application for refinancing or refinancing extension submitted by the credit institution.
9. Within 60 days from the receipt of adequate application or updated application from the credit institution as prescribed in Article 10 of this Circular, the SBV shall issue a decision to refinance a loan or a decision to extend a refinanced loan (accompanied with the list of special bonds used as the basis for refinancing or refinancing extension) to the credit institution if its application is approved, or give its written reasons for refusal to the credit institution, if its application is refused.
Article 12. Repayment of refinanced loan debts
1. Credit institutions shall pay outstanding principal and interests to the SBV when their refinanced loans become due. If the payment due date falls on a day off or public holiday, it will be extended to the next business day.
2. Credit institutions may repay partial or entire refinanced loan debts before the maturity date.
3. A credit institution is required to repay its refinanced loan debts before the maturity date in the following cases:
a) Within the first 05 business days of the next quarter, VAMC, pursuant to the debt repayment agreements between VAMC and the credit institution specified in the contract for purchase of debts with special bonds, uses the collected amounts to be enjoyed by the credit institution in the quarter from the bad debts purchased with special bonds which are used as the basis for refinancing or refinancing extension for repaying the outstanding principal of the credit institution’s refinanced loan to the SBV. In this case, VAMC shall give written notification indicating debt repayments sorted by special bonds to the SBV’s Operations Center and the credit institution;
b) Within 05 business days from the day on which special bonds which are used as the basis for refinancing or refinancing extension reach maturity according to SBV’s regulations on purchase, sale and settlement of bad debts of VAMC, the credit institution shall repay refinanced loan debts (both principal and interests) to the SBV before the maturity date. The principal amount payable on each special bond is calculated adopting the following formula:
PTi = MGi - ĐTi
Where:
PTi: principal amount of the refinanced loan payable on the special bond i;
MGi: face value of the special bond that remains after deduction of contribution to the risk provision and debt amount collected (corresponding to the special bond i included in the list of special bonds enclosed with the decision to refinance a loan or the decision to extend a refinanced loan);
ĐTi: principal amount of the refinanced loan repaid before maturity date as prescribed in Point a of this Clause in respect of the special bond i.
c) Within 07 business days from the day on which special bonds are found to no longer meet the conditions set out in Clause 3 Article 4 of this Circular, the credit institution shall repay refinanced loan debts (both principal and interests) to the SBV before the maturity date. The principal amount of the refinanced loan payable shall be calculated adopting the formula in Point b of this Clause;
d) In case a credit institution wishes to remove the blockade of special bonds used as the basis for refinancing or refinancing extension, it shall repay refinanced loan debts (both principal and interests) to the SBV before the maturity date. The principal amount of the refinanced loan payable shall be calculated adopting the formula in Point b of this Clause;
dd) Within 05 business days from the receipt of VAMC’s written notification of unilateral termination of the contract for purchase of debts with special bonds which are used as the basis for refinancing or refinancing extension according to SBV’s regulations on purchase, sale and settlement of bad debts of VAMC, the credit institution shall fully repay debts (both principal and interests) of the refinanced loan granted on the basis of special bonds which are subject to the unilaterally terminated contract;
e) If a credit institution is found to commit any violation as prescribed in Article 15 of this Circular, it shall fully repay debts (both principal and interests) of the refinanced loan involving that violation to the SBV within 10 business days from the receipt of the written notification of violation given according to Point c Clause 2 or Point a Clause 4 Article 18 of this Circular.
Article 13. Actions taken in case credit institutions fail to pay debts by due dates
1. If a credit institution fails to pay debts by the due date as prescribed in Clause 1 Article 12 or fails to fully pay debts as prescribed in Points dd, e Clause 3 Article 12 of this Circular, the SBV and VAMC shall take the following actions:
a) The SBV shall write the refinanced loan off as an overdue debt in accordance with the SBV’s regulations on methods of calculating and accounting for receivables and interest payments arising from deposit reception and lending transactions between the SBV and credit institutions; apply the overdue interest rate on the principal of the refinanced loan in accordance with Clause 2 Article 8 of this Circular;
b) The SBV shall take out money from the credit institution's account opened at the SBV from the working day following the day on which the credit institution's refinanced loan debt is recorded as an overdue debt until all debts (both principal and interests) are collected in full, and must give a written notification thereof to the defaulting credit institution;
c) VAMC shall use the collected amounts to be enjoyed by the credit institution from the bad debts purchased with special bonds for repaying the credit institution’s refinanced loan debt to the SBV;
d) The SBV shall request the defaulting credit institution to pay debts using its other funding sources (if any).
2. If a credit institution fails to make payments as prescribed in Points b, c Clause 3 Article 12 of this Circular, the SBV and VAMC shall take the following actions:
a) The SBV shall impose an interest rate which is 150% of that imposed on the refinanced loan on the principal amount which is not paid by the due date for a period commencing on the day following that due date until that outstanding principal amount is paid in full;
b) The SBV shall take out money from the credit institution's account opened at the SBV from the working day following the prescribed payment due dated until the payment is made in full, and must give a written notification thereof to the defaulting credit institution;
c) VAMC shall use the collected amounts to be enjoyed by the credit institution from the bad debts purchased with special bonds for repaying the credit institution’s refinanced loan debt to the SBV;
d) The SBV shall request the defaulting credit institution to pay debts using its other funding sources (if any).
Article 14. Conversion of refinanced loans into special loans
The conversion of refinanced loans granted on the basis of special bonds into special loans shall comply with SBV’s regulations on grant of special loans to place credit institutions placed under special control.
Article 15. Actions against violations
Upon receipt of the notification from a competent authority or during inspection, a credit institution is found to have provided inaccurate information and data in its application for refinancing or refinancing extension based on special bonds, the SBV shall have the right to refuse all applications for refinancing or refinancing extension based on special bonds submitted by that credit institution in the next 01 year after sending a written notification of violation as prescribed in Point c Clause 2, Point a Clause 4 Article 18 of this Circular, and suspend the disbursement according to all decisions to refinance loan based on special bonds issued to that credit institution (if any).
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực