Chương II Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành: Hướng dẫn đăng ký một số việc hộ tịch
Số hiệu: | 15/2015/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Nguyễn Khánh Ngọc |
Ngày ban hành: | 16/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 02/01/2016 |
Ngày công báo: | 12/01/2016 | Số công báo: | Từ số 47 đến số 48 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
16/07/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về hộ tịch
Ngày 16/11/2015, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn một số điều Luật hộ tịch 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Theo đó, hướng dẫn cách ghi giấy khai sinh như sau:
- Họ, chữ đệm, tên của người được khai sinh phải ghi bằng chữ in hoa, có dấu.
- Ngày, tháng, năm sinh của người được khai sinh là ngày, tháng, năm dương lịch, được ghi bằng số và bằng chữ.
- Mục “Nơi cư trú” được ghi như sau:
+ Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú, thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú.
+ Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.
Đồng thời, Thông tư 15/2015/TT-BTP còn ban hành danh mục giấy tờ, Sổ hộ tịch.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02/01/2016 và bãi bỏ Thông tư 07/2001/TT-BTP ; 01/2008/TT-BTP ; 08.a/2010/TT-BTP ; 16.a/2010/TT-BTP ; 05/2012/TT-BTP ; 09b/2013/TT-BTP ; 02a/2015/TT-BTP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam, được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
1. Giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm: giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.
2. Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.
3. Việc xác định quốc tịch của trẻ em để ghi vào Giấy khai sinh thực hiện theo quy định pháp luật về quốc tịch.
Trường hợp công dân Việt Nam sinh ra ở nước ngoài, đã được đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh thì tùy từng trường hợp được giải quyết như sau:
1. Nếu trong Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp ghi quốc tịch là quốc tịch Việt Nam thì Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi người yêu cầu cư trú, thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh theo quy định tại Mục 6 Chương III của Luật hộ tịch và cấp Trích lục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh.
2. Nếu người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là người nước ngoài, trong Giấy khai sinh và giấy tờ đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp không ghi quốc tịch của người đó, đồng thời cha, mẹ có văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con hoặc cha, mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh theo quy định tại Mục 6 Chương III của Luật hộ tịch, cấp Trích lục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh, quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
1. Trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chưa được đăng ký khai sinh nhưng có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao được chứng thực hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có yêu cầu đăng ký khai sinh thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú thực hiện việc đăng ký khai sinh.
2. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh, nếu có hồ sơ, giấy tờ cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó ghi nơi sinh tại Việt Nam và có yêu cầu đăng ký khai sinh thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh của người đó thực hiện việc đăng ký khai sinh.
3. Hồ sơ đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gồm có: Tờ khai đăng ký khai sinh, văn bản cam đoan về việc chưa được đăng ký khai sinh; các giấy tờ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Trình tự giải quyết, nội dung đăng ký khai sinh được thực hiện tương tự quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5 Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 9, Điều 10 của Thông tư này.
Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm:
1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).
2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.
3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:
a) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
b) Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;
c) Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;
d) Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;
đ) Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và phải cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh cam đoan không đúng sự thật, cố ý chỉ nộp bản sao giấy tờ có lợi để đăng ký lại khai sinh thì việc đăng ký lại khai sinh không có giá trị pháp lý.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại việc sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.
4. Việc đăng ký lại khai sinh vi phạm quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2005/NĐ-CP và Thông tư này thì Giấy khai sinh đã được cấp không có giá trị pháp lý, phải được thu hồi, hủy bỏ. Người yêu cầu đăng ký khai sinh tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có giấy tờ theo quy định tại khoản 4 Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 9 của Thông tư này thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo giấy tờ đó.
Trường hợp hiện tại thông tin về cha, mẹ, bản thân người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có thay đổi so với nội dung giấy tờ cấp trước đây thì người đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh việc thay đổi. Nếu việc thay đổi thông tin là phù hợp với quy định pháp luật thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo thông tin thay đổi; nội dung thông tin trước khi thay đổi được ghi vào “Phần ghi chú những thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh.
Ví dụ: Trong bản sao Giấy khai sinh của Nguyễn Văn A cấp năm 1975 ghi họ tên cha là Nguyễn Văn B, sinh năm 1950, quốc tịch Việt Nam. Nhưng hiện nay người cha đã thôi quốc tịch Việt Nam, nhập quốc tịch Đức, thay đổi họ tên là Nguyen Henry, thì khi đăng ký lại khai sinh cho Nguyễn Văn A, người đi đăng ký phải xuất trình Quyết định của Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam và giấy tờ chứng minh việc có quốc tịch Đức, việc thay đổi họ tên của người cha; phần khai về người cha trong Giấy khai sinh được ghi như sau:
“Họ tên cha: Nguyen Henry, sinh năm 1950, quốc tịch Đức”.
“Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh ghi rõ: Người cha thay đổi họ tên và quốc tịch từ Nguyễn Văn B, quốc tịch Việt Nam, thành Nguyen Henry, quốc tịch Đức.
2. Tại thời điểm đăng ký lại khai sinh, nếu địa danh hành chính đã có sự thay đổi so với địa danh ghi trong giấy tờ được cấp trước đây thì xác định và ghi theo địa danh hành chính hiện tại; việc thay đổi địa danh hành chính được ghi vào “Phần ghi chú những thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh.
Ví dụ: Nơi sinh, quê quán trong bản sao Giấy khai sinh trước đây của Nguyễn Văn A là “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Phú”; hiện tại đã thay đổi địa danh huyện và tỉnh là Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc thì ghi nơi sinh, quê quán theo địa danh hành chính hiện tại là: “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc”.
“Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh ghi rõ: Nơi sinh, quê quán thay đổi từ “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Phú” thành “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc”.
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
1. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Các giấy tờ khác, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.
1. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp, người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
2. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
3. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ tại khoản 1 Điều này, lập văn bản thừa nhận con chung tại khoản 2, khoản 3 Điều này không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định các thông tin cung cấp cho cơ quan đăng ký hộ tịch không đúng sự thật.
1. Trường hợp trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không có điều kiện đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu động.
Trường hợp người chết không có người thân thích, người thân thích không sống cùng địa bàn xã hoặc là người già, yếu, khuyết tật không đi đăng ký khai tử được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai tử lưu động.
Trường hợp hai bên nam, nữ cùng thường trú trên địa bàn cấp xã mà một hoặc cả hai bên nam, nữ là người khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký kết hôn được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký kết hôn lưu động.
2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định tổ chức đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí thời gian, kinh phí, nhân lực để thực hiện đăng ký hộ tịch lưu động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với hình thức phù hợp, bảo đảm mọi sự kiện sinh, tử, kết hôn của người dân được đăng ký đầy đủ và tăng cường công tác quản lý hộ tịch tại địa phương.
1. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã được giao nhiệm vụ đăng ký khai sinh, khai tử lưu động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các loại mẫu Tờ khai, giấy tờ hộ tịch và điều kiện cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động tại nhà riêng hoặc tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động, bảo đảm thuận lợi cho người dân.
Tại địa điểm đăng ký hộ tịch lưu động, công chức tư pháp - hộ tịch hướng dẫn người yêu cầu điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai; kiểm tra các giấy tờ làm cơ sở cho việc đăng ký khai sinh, khai tử theo quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư này; viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Thời hạn trả kết quả đăng ký khai sinh, khai tử lưu động không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký giấy tờ hộ tịch và ghi nội dung đăng ký vào Sổ hộ tịch tương ứng.
3. Trong thời hạn 05 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức tư pháp - hộ tịch đem theo giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch để trả kết quả cho người có yêu cầu tại địa điểm đăng ký lưu động; hướng dẫn người dân ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên trong Sổ hộ tịch theo quy định. Tại mục “Ghi chú” trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Đăng ký lưu động”.
4. Trường hợp người yêu cầu không biết chữ thì công chức tư pháp - hộ tịch trực tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Tờ khai. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch phải đọc lại nội dung giấy tờ hộ tịch cho người yêu cầu nghe và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Sổ hộ tịch.
Quy định này cũng được áp dụng đối với thủ tục đăng ký kết hôn lưu động tại Điều 16 của Thông tư này.
1. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã được giao nhiệm vụ đăng ký kết hôn lưu động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ mẫu Tờ khai, giấy tờ hộ tịch và điều kiện cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động. Tại địa điểm đăng ký lưu động, công chức tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, xác minh về điều kiện kết hôn của các bên; hướng dẫn người dân điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai đăng ký kết hôn; viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Thời hạn trả kết quả đăng ký kết hôn lưu động không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
2. Trong thời hạn 05 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu xét thấy các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, sau đó tiến hành trao Giấy chứng nhận kết hôn cho các bên tại địa điểm đăng ký lưu động.
GUIDELINES FOR REGISTRATION OF SOME VITAL EVENTS
Section 1. BIRTH REGISTRATION AND RECORDING OF BIRTH REGISTRATION GRANTED ABROAD IN CIVIL STATUS REGISTERS
Article 6. Birth registration for children born abroad and taken to reside in Vietnam
The birth registration for a child who was born abroad and whose either parent or parents is/are both Vietnamese citizen(s) but has yet to have his/her birth registered abroad and is taken to reside in Vietnam shall be carried out according to Article 29 of the Decree No. 123/2015/ND-CP and the following instructions:
1. Documentary evidences for the child’s residence in Vietnam prescribed in Clause 2 Article 29 of the Decree No. 123/2015/ND-CP include documentary evidences for the child’s entry into Vietnam (such as passport and international travel document bearing the seal of the Immigration Department) and competent police authority’s written confirmation of the child's residence in Vietnam.
2. The child’s full name shall be determined as prescribed in Point a Clause 1 Article 4 of the Decree No. 123/2015/ND-CP.
3. The child’s nationality to be specified in the birth certificate shall be determined as prescribed by the law on nationality.
Article 7. Recording of birth registration granted abroad in civil status registers
In case a Vietnamese citizen that was born abroad and has his/her birth registered at a competent authority in a foreign country but currently resides in Vietnam wishes to apply for recording of birth registration in the civil status register, it is required to follow the instructions below, as the case may be:
1. If the birth certificate issued by a competent authority in a foreign country shows the applicant’s Vietnamese nationality, the People’s Committee of the district, urban district, town or provincial-affiliated city (hereinafter referred to as “the People’s Committee of the district”) of the area where the applicant resides shall record the birth registration in the civil status register in accordance with Section 6 Chapter III of the Law on Civil Status and grant an extract showing the birth registration that has been recorded in the civil status register.
2. If the applicant’s parent is a Vietnamese citizen and the other is a foreigner, the birth certificate and international travel document issued by a competent authority in a foreign country does not specify the applicant’s nationality and the parents have made a written agreement to select Vietnamese nationality for their child or the parents fail to reach an agreement on selection of nationality for their child, the People’s Committee of the district of the area where the applicant resides shall record the birth registration in the civil status register in accordance with Section 6 Chapter III of the Law on Civil Status and grant an extract showing the birth registration and Vietnamese nationality that has been recorded in the civil status register.
Article 8. Birth registration for those who have had their personal documents
1. If a Vietnamese citizen who resides at home and was born before January 01, 2016 is yet to have his/her birth registered but has personal documents (originals or certified copies) such as identity documents specified in Clause 1 Article 2 of the Decree No. 123/2015/ND-CP, family register, temporary residence register and other documents issued by Vietnam’s competent authority and wishes to apply for birth registration, the People’s Committee of the commune of the area where such citizen resides shall grant birth registration.
2. If an overseas Vietnamese that is yet to have his/her birth registered has the personal documents which are provided in Clause 1 of this Article and specify his/her place of birth as Vietnam and wishes to apply for birth registration, the People’s Committee of the district of the area where such person resides shall grant birth registration.
3. The application for birth registration in the cases specified in Clauses 1 and 2 of this Circular includes an application form for birth registration, a written commitment on the fact that birth registration is yet to be granted and the documents prescribed in Points b and c Clause 1 Article 26 of the Decree No. 123/2015/ND-CP. The procedures for birth registration are the same as those specified in Clauses 2, 3 and 5 Article 26 of the Decree No. 123/2015/ND-CP and Clauses 3 and 4 Article 9 Article 10 of this Circular.
Article 9. Documents used as basis for birth re-registration
Documents used as basis for birth re-registration according to Article 26 of the Decree No. 123/2015/ND-CP include:
1. A copy of the birth certificate issued by a competent authority of Vietnam (notarized or certified copy, copy issued according to the birth register).
2. An original or copy of the document used as a substitute for the birth certificate issued before 1945 in the North and before 1975 in the South.
3. If the applicant for birth re-registration does not have any documents specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the following valid documents issued by a competent authority of Vietnam shall serve as the basis for determination of the re-registered contents:
a) ID card, Citizen Identity Card or passport;
b) Family register, temporary residence register, documentary evidence for his/her residence;
c) Diploma, certificates, academic transcript and academic records issued or certified by a competent training institution;
d) Other documents specifying the applicant’s full name and date of birth;
dd) Documentary evidences for parent-child relationship.
The applicant for birth re-registration shall submit all copies of the aforementioned documents (if any) and undertake that he/she submits all documents that he/she has. If the applicant makes an untruthful commitment and deliberately submits copies of documents favorable to him/her to apply for birth re-registration, the application for birth re-registration will be considered invalid.
In case the applicant is an official, public official, public employee or armed force official, a written confirmation of the head of the authority that is prescribed in Point c Clause 1 Article 26 of the Decree No. 123/2015/ND-CP is required.
4. In case the birth is re-registered against regulations of the Law on Civil Status, Decree No. 123/2005/ND-CP and this Circular, the issued birth certificate will be considered invalid, revoked and cancelled. The applicant shall, according to the degree of violation, incur penalties as prescribed by law.
Article 10. Determination of re-registered contents
1. If the applicant for birth re-registration has the documents specified in Clause 4 Article 26 of the Decree No. 123/2015/ND-CP and Clauses 1 and 2 Article 9 of this Circular, the re-registered contents shall be determined according to such documents.
In case of any change in the information about the applicant’s parents and the applicant that is specified in the issued documents, such applicant shall provide documentary evidences for such change. If the change in information is made in adherence to regulations of law, the re-registered contents shall be determined according to the changed information. The information before the change shall be recorded in the “Phần ghi chú những thay đổi sau này” (“Notes of later changes”) section at the back of the birth certificate and the “Ghi chú” (“Notes”) section of the birth register.
For example: Nguyen Van A’s birth certificate issued in 1975 specifies his father's full name as Nguyen Van B born in 1950 and holding Vietnamese nationality. But Nguyen Van B currently renounces his Vietnamese nationality, acquires German nationality and changes his full name to Nguyen Henry. Upon birth re-registration for Nguyen Van A, the applicant shall present the decision by the President of the Socialist Republic of Vietnam on the renouncement of Vietnamese nationality and documentary evidences for German nationality and change of father’s name. The particulars concerning the father on the birth certificate shall be specified as follows:
“Họ tên cha: Nguyen Henry, sinh năm 1950, quốc tịch Đức” (“Full name of father: Nguyen Henry, born in 1950, German nationality”).
The “Phần ghi chú những thay đổi sau này” (“Notes of later changes”) section at the back of the birth certificate and the “Ghi chú” (“Notes”) section of the birth register shall clearly specify: “Người cha thay đổi họ tên và quốc tịch từ Nguyễn Văn B, quốc tịch Việt Nam, thành Nguyen Henry, quốc tịch Đức” (“The father has changed his full name and nationality from Nguyen Van B and Vietnamese to Nguyen Henry and German respectively”).
2. At the time of birth re-registration, in case of any change of the administrative divisions specified in the issued documents, the changed administrative divisions shall be specified. The change of the administrative divisions shall be specified in the “Phần ghi chú những thay đổi sau này” (“Notes of later changes”) section at the back of the birth certificate and the “Ghi chú” (“Notes”) section of the birth register.
For example: Nguyen Van A’s place of birth and place of origin specified in the copy of the previously issued birth certificate was “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Phú”. The district and provincial-level administrative divisions have now been changed to Vĩnh Tường and Vĩnh Phúc respectively, the changed administrative divisions - “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc” shall be specified.
The “Phần ghi chú những thay đổi sau này” (“Notes of later changes”) section at the back of the birth certificate and the “Ghi chú” (“Notes”) section of the birth register shall clearly specify: “Nơi sinh, quê quán thay đổi từ “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Phú” thành “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc”. (“The place of birth and place of origin have been changed from “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Phú” to “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc”).
Section 2. RECOGNITION OF PARENT-CHILD RELATIONSHIP
Article 11. Evidences for parent-child relationship
The evidences for parent-child relationship specified in Clause 1 Article 25 and Clause 1 Article 44 of the Law on Civil Status include one of the following documents:
1. Certificate of father-child or mother-child relationship issued by a health agency or assessment agency or another competent authority of Vietnam or foreign country.
2. The certificate specified in Clause 1 of this Article may be replaced by letters, photos, videos, records, tools and other things proving parent-child relationship and the written commitment made by parents with the witness of at least two relatives to certify that they are that child’s parents.
The civil registry shall clearly explain the responsibility and legal consequences for giving untruthful undertakings and witness statements.
The civil registry shall refuse the application for civil registration as prescribed in Article 5 of this Circular or cancel the result of civil registration if there are grounds to believe that the undertakings and witness statements are untruthful.
Article 12. Simultaneous processing of the applications for birth registration and for recognition of parent-child relationship
In case a person applies for recognition of parent-child relationship upon birth registration for children, the civil registry shall simultaneously process the application for birth registration and for recognition of parent-child relationship as follows:
1. An application includes:
a) Application form for birth registration and application form for recognition of parent-child relationship made using the prescribed form;
b) A certificate of live birth or an equivalent document prescribed in Clause 1 Article 16 of the Law on Civil Status;
c) Evidences for parent-child relationship prescribed in Article 11 of this Circular.
2. Other documents. Procedures for processing applications shall be carried out as prescribed in Clauses 1 and 2 Article 16 and Article 25 of the Law on Civil Status within the power of the People's Committee of the commune, and as prescribed in Clauses 1 and 2 Article 36 and Article 44 of the Law on Civil Status within the power of the People's Committee of the district.
Birth registration contents shall be determined as prescribed in Article 4 of the Decree No. 123/2015/ND-CP. The birth certificate and extract of parent and child recognition certificate shall be issued to the applicant at the same time.
Article 13. Guidelines for registration of parent-child recognition and civil supplementation in some special cases
1. In the cases where a couple cohabits, has not applied for marriage registration, gives birth and the child lives with his/her father, if the father fails to contact the child's mother upon applying for recognition of father-child relationship, it is not required to collect mother's opinions to be specified in the application form for recognition of parent-child relationship.
If the certificate of live birth and mother’s personal documents are available, the particulars concerning the mother shall be specified according to such certificate of live birth and personal documents. If the certificate of live birth and mother’s personal documents are not available, the particulars concerning the mother shall be specified according to the information provided by the father and he shall take responsibility for such information.
2. In case the child was born by the wife before applying for marriage registration and has his/her birth registered without any information about the father and the acknowledgement showing the couple is the child’s parents is available, it is not required to apply for registration of parent-child recognition but apply for civil status supplementation to add information about the father to the birth register and birth certificate of the child.
3. In case the child was born by the wife before applying for marriage registration and has yet to have his/her birth registered but the acknowledgement showing the couple is the child’s parents is available upon birth registration, the information about the father shall be immediately specified in the child's birth certificate without applying for registration of parent-child recognition.
The civil registry shall clearly explain the responsibility and legal consequences for provision of untruthful information about the mother prescribed in Clause 1 of this Article and untruthful acknowledgement prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article.
The civil registry shall refuse the application for civil registration or as prescribed in Article 5 of this Circular or cancel the result of civil registration if there are grounds to believe that the information provided to the civil registry is untruthful.
Section 3. MOBILE BIRTH, DEATH AND MARRIAGE REGISTRATION
Article 14. Cases in which mobile birth, death and marriage registration are granted
1. In the cases where the child’s parents fails to register their child’s birth due to their disability or illness, the child's parents are arrested, kept in temporary detention or sentenced to imprisonment and none of the child’s relative is able to register the child’s birth, the People’s Committee of the commune shall grant mobile birth registration.
In the cases where the deceased does not have any relative or the relative does not live within the same commune or the old, weak or disabled person fails to register death, the People’s Committee of the commune shall grant mobile death registration.
In the cases where the male and female partners temporarily reside within the same commune but either or both male and female partner(s) fail(s) to register marriage due to their disability or illness, the People’s Committee of the commune shall grant mobile marriage registration.
2. In addition to the cases specified in Clause 1 of this Article, the People's Committee of the commune shall, according to current situation, decide to grant mobile birth, death and marriage registration.
3. The People’s Committee of the commune shall arrange time and provide funding and personnel for mobile civil registration as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article in an appropriate manner, ensuring the people’s birth, death and marriage events are sufficiently registered and the civil status management is strengthened in the commune.
Article 15. Procedures for mobile birth and death registration
1. The commune-level justice and civil status official assigned to grant mobile birth and death registration shall sufficiently prepare specimens of application forms and civil status documents and satisfy necessary conditions for granting mobile registration in a private house or location for mobile registration in a manner that facilities the registration.
In the location for mobile registration, the justice and civil status official shall instruct the applicant to complete the application and shall inspect the documents used as the basis for birth/death registration in accordance with regulations of the Law on Civil Status, Decree No. 123/2015/ND-CP and this Circular and complete the application receipt note. The result of mobile birth/death registration shall be returned within 05 working days from the receipt of the application.
2. Within 02 working days from the receipt of the application according to Clause 1 of this Article, the justice and civil status official shall request the President of People’s Committee of the commune to sign the civil status document and record the registered contents in the corresponding civil status register.
3. Within 05 working days according to Clause 1 of this Article, the justice and civil status official shall return the civil status document and civil status register to the applicant in the location for mobile registration and instruct the applicant to sign and specify his/her full name in the civil status register as prescribed. The “Ghi chú” (“Notes”) section of the civil status register shall clearly specify “Đăng ký lưu động” (“Mobile registration”).
4. In case the applicant is illiterate, the justice and civil status official shall directly complete the application form and then read the contents to applicant and instruct him/her to press his/her fingerprints on the application form. Upon returning the result of civil registration, the justice and civil status official shall read the information contained in the civil status document to the applicant and instruct him/her to press his/her fingerprints on the civil status register.
This Clause is also applied when carrying out the marriage registration procedures prescribed in Article 16 of this Circular.
Article 16. Procedures for mobile marriage registration
1. The commune-level justice and civil status official assigned to grant mobile marriage registration shall sufficiently prepare specimens of application forms and civil status documents and satisfy necessary conditions for mobile registration. In the location for mobile registration, the justice and civil status official shall inspect and verify the fulfillment of marriage conditions by the male and female partners, instruct the applicant to complete the application form for marriage registration, and complete the application receipt note. The result of mobile marriage registration shall be returned within 05 working days from the receipt of the application.
2. Within 05 working days according to Clause 1 of this Article, if it is considered that the male and female partners are eligible for marriage as prescribed by the Law on Marriage and Family, the justice and civil status official shall request the President of People’s Committee of the commune to sign the marriage certificate and then grant it to the partners in the location for mobile registration.