Chương I Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành: Những quy định chung
Số hiệu: | 15/2015/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Nguyễn Khánh Ngọc |
Ngày ban hành: | 16/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 02/01/2016 |
Ngày công báo: | 12/01/2016 | Số công báo: | Từ số 47 đến số 48 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
16/07/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về hộ tịch
Ngày 16/11/2015, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn một số điều Luật hộ tịch 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Theo đó, hướng dẫn cách ghi giấy khai sinh như sau:
- Họ, chữ đệm, tên của người được khai sinh phải ghi bằng chữ in hoa, có dấu.
- Ngày, tháng, năm sinh của người được khai sinh là ngày, tháng, năm dương lịch, được ghi bằng số và bằng chữ.
- Mục “Nơi cư trú” được ghi như sau:
+ Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú, thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú.
+ Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.
Đồng thời, Thông tư 15/2015/TT-BTP còn ban hành danh mục giấy tờ, Sổ hộ tịch.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02/01/2016 và bãi bỏ Thông tư 07/2001/TT-BTP ; 01/2008/TT-BTP ; 08.a/2010/TT-BTP ; 16.a/2010/TT-BTP ; 05/2012/TT-BTP ; 09b/2013/TT-BTP ; 02a/2015/TT-BTP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định chi tiết khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 66 của Luật hộ tịch về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch; điều kiện, trình tự đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử lưu động; ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Trích lục hộ tịch, các biểu mẫu hộ tịch khác (sau đây gọi là giấy tờ hộ tịch); quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (sau đây gọi là Nghị định số 123/2015/NĐ-CP) về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả đăng ký hộ tịch, đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam; ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh đã được đăng ký ở nước ngoài; đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân; giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh; chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con; kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con.
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.
2. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.
Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền.
3. Khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con, một bên có yêu cầu có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
1. Khi tiếp nhận hồ sơ, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
2. Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký hộ tịch nộp bản sao không được chứng thực kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu người đi đăng ký hộ tịch nộp bản sao có chứng thực của giấy tờ đó.
Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thông tin trong tờ khai và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.
4. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, người trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra lại nội dung ghi trong giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch. Nếu người yêu cầu đăng ký hộ tịch thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký hộ tịch thì ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên trong Sổ hộ tịch theo hướng dẫn của người trả kết quả và nhận giấy tờ hộ tịch tương ứng. Chữ ký của người yêu cầu đăng ký hộ tịch trên Tờ khai đăng ký hộ tịch, giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch phải thống nhất; không được ký các chữ ký khác nhau. Trường hợp người yêu cầu đăng ký hộ tịch không ký được thì thực hiện điểm chỉ.
5. Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt; khi trả kết quả đăng ký nhận cha, mẹ, con cả bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều phải có mặt.
1. Đối với việc đăng ký hộ tịch phải gửi văn bản đề nghị xác minh theo quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư này, nếu quá thời hạn mà không nhận được văn bản trả lời kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung cần xác minh. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan của mình.
2. Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan biết về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định của Điều 5 Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.
Hồ sơ đăng ký hộ tịch sau khi đã được hướng dẫn theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên. Nếu không đồng ý với việc từ chối, người yêu cầu đăng ký hộ tịch có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
This Circular elaborates Clause 2 Article 6, Clause 2 Article 66 of the Law on Civil Status regarding authorization of civil registration; conditions and procedures for mobile birth, marriage and death registration; promulgates and provides guidelines for use and management of civil status registers, birth certificates, marriage certificates, civil status extracts and other civil status forms (hereinafter referred to as “civil status documents”); provides guidelines for the Government's Decree No. 123/2015/ND-CP dated November 15, 2015 elaborating some Articles of the Law on Civil Status (hereinafter referred to as “the Decree No. 123/2015/ND-CP”) on receipt of applications for and return of result of civil registration and birth registration for children born abroad and taken to reside in Vietnam; recording of the birth registration granted abroad in the civil status registers; birth registration for those who have had their personal documents; documents used as the basis for birth re-registration; evidence proving father and child or mother and child relationship; simultaneous processing of the applications for birth registration and for recognition of parent-child relationship.
Article 2. Authorization of civil registration
1. The person who applies for copies of civil status extracts and for registration of the vital events specified in Article 3 of the Law on Civil Status may authorize another person to do so, except for marriage registration/re-registration and registration of recognition of parent-child relationship.
2. The authorization shall be made in writing. The power of attorney shall be notarized and certified as prescribed by law. The scope of authorization may cover the entire period over which the application for civil registration is submitted and the result is returned in accordance with the procedures for civil registration.
In the cases where the authorized person is the grandfather, grandmother, father, mother, child, spouse or sibling of the authorizing person, the power of attorney is not required to be notarized and certified, but the documentary evidence for such relationship is required.
3. When submitting the application for birth registration, marriage re-registration or recognition of parent-child relationship, a party that so requests may submit the application at the competent civil registry without obtaining the other party’s power of attorney.
Article 3. Receiving applications for and returning results of civil registration
1. Upon receipt of the application, the recipient shall promptly inspect it. If the application is unsatisfactory, the recipient shall instruct the applicant to complete it as prescribed. If the application fails to be completed immediately, it is required to give the applicant written guidelines, specifying the type of additional documents and bearing the signature and full name of the recipient.
2. The recipient shall sufficiently and correctly receive the application for civil registration as prescribed by law and shall not request the applicant for civil registration to submit additional documents that are not prescribed by the law on civil status.
3. In case the applicant for civil registration submits non-certified copies enclosed with originals of the documents for comparison, the recipient shall inspect, compare the copies with the originals and sign the copies, and shall not require any other copies of these documents.
If specific documents to be presented upon civil registration are prescribed by law, the recipient shall inspect presented documents, compare them with the information provided in the application form and return them to the applicant, and shall not require any other copies of these documents. The recipient may take a photocopy of the presented document or record the details of the presented document.
4. Upon returning the result of civil registration, the person returning the result shall instruct the applicant for civil registration to check the information provided in the civil status document and civil status register. If the applicant for civil registration finds the information is correct and conformable with the application for civil registration, he/she shall specify their full name in the civil status register under the guidance of the person returning the result and receive the corresponding civil status document. The applicant's signature on the application form for civil registration must be consistent with the one on the civil status documents and civil status register. Different signatures are unacceptable. In case the applicant for civil registration fails to write in his/her signature, he/she shall press his/her fingerprints.
5. Upon returning the results of marriage registration/re-registration, the male and female partners must be present. Upon returning the result of recognition of parent-child relationship, both parties must be present.
Article 4. Processing applications for civil registration in case of failure to receive verification result
1. Regarding the civil registration that requires the submission of written request for verification as prescribed by the Law on Civil Status, Decree No. 123/2015/ND-CP and this Circular, if the written response to the verification is not obtained within the prescribed time limit, the civil registry shall allow the applicant for civil registration make a written commitment on the contents that need verifying. The applicant for civil registration shall be responsible for his/her committed contents.
2. In case the civil registry allows the applicant for civil registration to make a written commitment on the registered content, the civil registry shall clearly explain responsibility and legal consequences for the untruthful commitment to the applicant.
The civil registry shall refuse the application for civil registration or as prescribed in Article 5 of this Circular or cancel the result of civil registration if there are grounds to believe that the committed contents are untruthful.
Article 5. Refusing applications for civil registration
If the applicant fails to complete the application for civil registration as prescribed in Clause 1 Article 3 of this Circular, the recipient shall refuse to receive the application.
The refusal shall be made in writing. The written refusal shall clearly specify reasons for refusal and bear the signature and full name of the recipient. In case the applicant disagrees with the refusal, he/she may file a complaint as prescribed by law.