Chương IV Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 12/2020/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 09/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 25/12/2020 |
Ngày công báo: | 23/11/2020 | Số công báo: | Từ số 1101 đến số 1102 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trách nhiệm của Cục Thú y
a) Tổ chức triển khai, hướng dẫn, giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này;
b) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh, sản xuất, buôn bán, sử dụng, giao nhận, vận chuyển, bảo quản thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất; kê đơn, đơn thuốc thú y và sử dụng hợp lý, hiệu quả thuốc thú y;
c) Tổ chức kiểm tra hoạt động kê đơn thuốc thú y có chứa kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi;
d) Hướng dẫn việc đào tạo mới, đào tạo bổ sung nội dung chuyên môn về đơn thuốc và kê đơn thuốc thú y cho người được cấp chứng chỉ hành nghề thú y;
đ) Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Danh mục các hoạt chất thuốc thú y thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng, rất quan trọng và quan trọng quy định tại các Phụ lục VIII, IX, X ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trách nhiệm của Cục Chăn nuôi
a) Tổ chức triển khai, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y;
b) Tổ chức tập huấn, thông tin, tuyên truyền về kê đơn, đơn thuốc thú y và sử dụng hợp lý, hiệu quả thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y.
3. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản
a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về sử dụng thuốc thú y cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản;
b) Phối hợp với Cục Thú y tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sử dụng thuốc thú y tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản.
4. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng:
a) Tổ chức triển khai, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra thực hiện Thông tư này trên địa bàn đơn vị quản lý;
b) Quản lý danh sách và chữ ký mẫu của người kê đơn thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
c) Tổ chức tập huấn, thông tin, tuyên truyền về quản lý thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất trong buôn bán, sử dụng, giao nhận, vận chuyển, bảo quản; kê đơn, đơn thuốc thú y trên địa bàn, đơn vị quản lý;
d) Kiểm tra, thanh tra việc buôn bán, sử dụng, bảo quản, giao nhận, vận chuyển thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất theo quy định tại Thông tư này thuộc phạm vi địa bàn, đơn vị quản lý;
đ) Định kỳ ngày 25 hằng tháng báo cáo tình hình buôn bán, sử dụng, giao nhận thuốc thú y có chứa hoạt chất ma túy, tiền chất về Cục Thú y và Chi cục Thú y vùng thuộc địa bàn quản lý theo biểu mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Tổ chức tập huấn nội dung chuyên môn về đơn thuốc và kê đơn thuốc thú y cho người được cấp chứng chỉ hành nghề thú y;
g) Xây dựng lộ trình quản lý cơ sở dữ liệu về đơn thuốc, kê đơn thuốc trên địa bàn đơn vị quản lý.
1. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất:
a) Chỉ được bán thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất cho cơ sở buôn bán thuốc thú y có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y theo quy định, cơ sở được phép hành nghề khám bệnh, chẩn đoán bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật;
b) Lưu hồ sơ theo quy định tại Thông tư này; định kỳ ngày 25 tháng cuối hằng quý và ngày 20 tháng 12 hằng năm hoặc khi có yêu cầu đột xuất báo cáo kết quả sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất về Cục Thú y và Chi cục Thú y vùng thuộc địa bàn quản lý theo biểu mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trách nhiệm của cơ sở buôn bán thuốc thú y:
a) Chỉ được bán lại thuốc thú y cho cơ sở buôn bán thuốc thú y khác đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y và bán cho người sử dụng khi có đơn thuốc theo quy định của Thông tư này;
b) Nhận lại thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất chưa sử dụng, chưa hết hạn sử dụng do chủ động vật hoặc người đại diện của chủ động vật trả lại theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này;
c) Lưu đơn thuốc theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;
d) Lưu hồ sơ theo quy định tại Thông tư này; định kỳ ngày 20 hằng tháng hoặc khi có yêu cầu đột xuất báo cáo Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh về số lượng, mục đích sử dụng thuốc thú y đã nhập, bán, địa chỉ cơ sở mua thuốc thú y, số lượng thu hồi thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất theo biểu mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh động vật, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật:
a) Chỉ cấp, bán thuốc thú y khi có đơn thuốc thú y theo quy định tại Thông tư này;
b) Nhận lại thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất do chủ động vật hoặc người đại diện của chủ động vật trả lại;
c) Lưu đơn thuốc thú y theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;
d) Định kỳ ngày 20 hằng tháng hoặc khi có yêu cầu đột xuất báo cáo Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương về số lượng, mục đích sử dụng, địa chỉ cơ sở mua thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất theo biểu mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trách nhiệm của người kê đơn thuốc thú y:
a) Quyết định và chịu trách nhiệm về liều dùng, cách sử dụng, thời gian sử dụng đối với các loại thuốc thú y được kê trong đơn;
b) Hướng dẫn việc sử dụng thuốc cho chủ động vật hoặc người đại diện của chủ động vật;
c) Tham dự các khóa đào tạo, tập huấn nội dung chuyên môn về đơn thuốc và kê đơn thuốc thú y do cơ sở đào tạo, cơ quan thú y có thẩm quyền tổ chức.
5. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y:
a) Chỉ trộn vào thức ăn chăn nuôi các loại thuốc thú y phải kê đơn khi có đơn thuốc của người kê đơn theo quy định tại Thông tư này;
b) Lưu đơn thuốc thú y theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.
6. Trách nhiệm của người sử dụng thuốc thú y:
a) Sử dụng thuốc thú y theo đúng đơn đã được kê; trả lại thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất khi không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo quy định tại Thông tư này;
b) Ghi chép việc sử dụng thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất, kháng sinh cho động vật tại cơ sở;
c) Thông báo kịp thời cho người kê đơn thuốc, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gần nhất khi động vật có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc;
d) Lưu đơn thuốc thú y theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.
7. Tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác thú y, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sơ chế, chế biến, bảo quản động vật, sản phẩm động vật có trách nhiệm thực hiện việc sử dụng thuốc thú y theo quy định của Thông tư này.
8. Cơ sở đào tạo về chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản có trách nhiệm đào tạo sinh viên, học viên tại cơ sở các quy định liên quan đến kê đơn, đơn thuốc thú y.
1. Việc kê đơn thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất được áp dụng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
2. Việc kê đơn thuốc thú y không chứa chất ma túy, tiền chất để trị bệnh, điều trị dự phòng cho động vật trên cạn được áp dụng như sau:
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn áp dụng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa áp dụng kể từ ngày 01/01/2022;
c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ áp dụng kể từ ngày 01/01/2023;
d) Chăn nuôi nông hộ áp dụng kể từ ngày 01/01/2025.
Việc xác định trang trại quy mô lớn, quy mô vừa, quy mô nhỏ và chăn nuôi nông hộ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP.
3. Việc kê đơn thuốc thú y không chứa chất ma túy, tiền chất để trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản được áp dụng như sau:
a) Cơ sở nuôi thâm canh đối tượng thủy sản chủ lực áp dụng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực;
b) Cơ sở nuôi thâm canh đối tượng thủy sản không phải chủ lực, nuôi bán thâm canh áp dụng kể từ ngày 01/01/2023;
c) Các loại hình nuôi thủy sản khác áp dụng kể từ ngày 01/01/2025;
d) Trường hợp các nước nhập khẩu hoặc chủ hàng có yêu cầu về kê đơn thuốc thú y khác với quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng.
4. Kê đơn thuốc thú y trong sản xuất thức ăn chăn nuôi được áp dụng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
5. Khuyến khích các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện việc kê đơn trước thời hạn được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Thức ăn chăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y phải kê đơn được sản xuất, nhập khẩu trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được lưu hành, sử dụng đến hết hạn sử dụng của sản phẩm ghi trên bao bì.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2020.
2. Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Thú y) để xem xét, giải quyết./.
Article 23. Responsibilities of specialized agencies
1. The Department of Animal Health shall:
a) organize, provide guidance on, supervise, assess and inspect the implementation of this Circular;
b) organize dissemination of information about import, export, transit, production, trading in, use, delivery, transport and storage of narcotic substance- and precursor-containing veterinary drugs and veterinary drug materials; veterinary prescribing and reasonable and effective use of veterinary drugs;
c) organize inspection of prescribing of veterinary drugs containing antibiotics used in animal feeds;
d) provide guidance on professional training in veterinary prescribing to holders of veterinary practice certificates;
d) submit to the Ministry of Agriculture and Rural Development amended Lists of veterinary active ingredients belonging to group of critically important, highly important and important antibiotics provided in the Appendices VIII, IX and X hereof.
2. The Department of Livestock Production shall:
a) provide guidance, supervise and inspect animal establishments producing animal feeds containing veterinary drugs;
b) organize training and dissemination of information about veterinary prescribing and reasonable and effective use of animal feeds containing veterinary drugs.
3. The Directorate of Fisheries shall:
a) organize dissemination of information about use of veterinary drugs to aquaculture establishments;
b) cooperate with the Department of Animal Health in inspect the use of veterinary drugs by aquaculture establishments.
4. Every provincial Department of Agriculture and Rural Development shall direct competent units to:
a) organize, provide guidance on, supervise and inspect the implementation of this Circular in areas under their management;
b) manage lists and sample signatures of prescribers making up prescriptions of narcotic- and precursor-containing veterinary drugs;
c) provide training and disseminate information about management of narcotic- and precursor-containing veterinary drugs during their trading, use, delivery, transport and storage; veterinary prescribing in areas under their management;
d) inspect the trading in, use, storage, delivery and transport of narcotic- and precursor-containing veterinary drugs as prescribed in this Circular in areas under their management;
dd) on the 25th of every month, submit a report on trading in, use and delivery of narcotic- and precursor-containing veterinary drugs to the Department of Animal Health and Sub-department of Animal Health in areas under their management according to the form in the Appendix II hereof;
e) provide professional training in veterinary prescribing to holders of veterinary practice certificates;
g) build a roadmap for management of database of prescriptions in areas under their management.
Article 24. Responsibilities of relevant organizations and individuals
1. Producers and importers of narcotic- and precursor-containing veterinary drugs shall:
a) only sell narcotic- and precursor-containing veterinary drugs to traders that have the certificate of eligibility to trade veterinary drugs as prescribed, facilities licensed to practice animal diagnosis, examination, surgery and testing;
b) archive documents as prescribed in this Circular; on the 25th of the last month of each quarter and December 20 ever year or upon request, submit a report on production and use of narcotic- and precursor-containing veterinary drugs to the Department of Animal Health and Sub-department of Animal Health in areas under their management according to the form in the Appendix II hereof.
2. Traders of veterinary drugs shall:
a) only sell veterinary drugs to other traders of veterinary drugs that have been issued with the certificate of eligibility to trade veterinary drugs and to users with prescriptions as prescribed in this Circular;
b) receive narcotic- and precursor-containing veterinary drugs that are yet to be used or expired from animal owners or their representatives as prescribed in Clause 2 Article 9 hereof;
c) archive prescriptions as prescribed in Article 22 hereof;
d) archive documents as prescribed in this Circular; on the 20th of every month or upon request, submit to the provincial veterinary authority a report on quantity and purposes of veterinary drugs imported or sold, address of the veterinary drug purchaser, quantity of narcotic- and precursor-containing veterinary drugs recalled according to the form in the Appendix II hereof.
3. Animal diagnosis, examination, surgery and testing facilities shall:
a) supply and sell veterinary drugs when a prescription prescribed in this Circular is presented;
b) receive narcotic- and precursor-containing veterinary drugs returned by animal owners or their representatives;0}
c) archive prescriptions as prescribed in Article 22 hereof;
d) on the 20th of every month or upon request, submit to the local veterinary authority a report on quantity, purposes, address of the purchaser of narcotic- and precursor-containing veterinary drugs according to the form in the Appendix II hereof.
4. Veterinary prescribers shall:
a) decide and take responsibility for dose, instructions for use and shelf life of prescribed veterinary drugs;
b) provide instructions on use of drugs to animal owners or their representatives;
c) join professional training courses on veterinary prescribing organized by the competent training institution or veterinary authority.
5. Producers of animal feeds containing veterinary drugs shall:
a) only mix animal feeds with veterinary drugs subject to prescription if having prescriptions made up as prescribed in this Circular;
b) archive prescriptions as prescribed in Article 22 hereof;
6. Users of veterinary drugs shall:
a) use veterinary drugs according to the prescription; return unused or underused narcotic- and precursor-containing veterinary drugs as prescribed in this Circular;
b) document the use of narcotic-, precursor- and antibiotic-containing veterinary drugs in animals;
c) promptly notify prescribers and nearest veterinary authority if animals show unusual symptoms after using drugs;
d) archive prescriptions as prescribed in Article 22 hereof.
7. Organizations and individuals providing counseling or technical assistance in veterinary medicine, animal husbandry, aquaculture, processing, preliminary processing and storage of animals and animal products shall use veterinary drugs as prescribed in this Circular.
8. Institutions providing training in animal husbandry, veterinary medicine, aquaculture and aquatic animal pathology shall train students and learners in regulations on veterinary prescribing.
Article 25. Roadmap for veterinary prescribing
1. Regulations on prescribing of narcotic- and precursor-containing veterinary drugs shall apply from the effective date of this Circular.
2. Regulations on prescribing of veterinary drugs that do not contain narcotics and precursors for provision of treatment and preventive treatment for terrestrial animal diseases shall apply:
a) large-scale farming from the effective date of this Circular;
b) medium-scale farming from January 01, 2022;
c) small-scale farming from January 01, 2023;
d) family farming from January 01, 2025.
The livestock production scale shall be determined as prescribed in Article 21 of the Decree No. 13/2020/ND-CP.
3. Regulations on prescribing of veterinary drugs that do not contain narcotics and precursors for disease treatment in aquaculture shall apply to:
a) establishments carrying out intensive aquaculture of key aquatic species from the effective date of this Circular;
b) establishments carrying out intensive aquaculture of non-key aquatic species and semi-intensive aquaculture establishments from January 01, 2023;
c) other types of aquaculture from January 01, 2025;
d) If an importing country or goods owner sets forth veterinary prescribing regulations other than those specified in this Circular, the regulations set forth by such importing country or goods owner shall prevail.
4. Regulations on veterinary prescribing in production of animal feeds shall apply from the effective date of this Circular.
5. Livestock production establishments and aquaculture establishments are encouraged to comply with prescribing regulations before the compulsory dates of application specified Clauses 2 and 3 of this Article.
Article 26. Amendments to Circular No. 18/2018/TT-BNNPTNT
Clause 21 of the Circular No. 18/2018/TT-BNNPTNT is amended as follows:
“5. Conformity of veterinary drugs shall be declared as prescribed by law from February 1, 2024”.
Article 27. Transitional clauses
Animal feeds containing veterinary drugs subject to prescription, which are produced and imported before the effective date of this Circular, may be sold and used until their expiry date written on the package.
Article 28. Implementation clause
1. This Circular comes into force from December 25, 2020.
2. The Department of Animal Health, Department of Livestock Production, Directorate of Fisheries, provincial Departments of Agriculture and Rural Development and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular.
3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development (the Department of Animal Health) for consideration and resolution./.