Chương 2 Thông tư 115/2013/TT-BTC: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 115/2013/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 20/08/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2013 |
Ngày công báo: | 06/09/2013 | Số công báo: | Từ số 525 đến số 526 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện kinh doanh BH hưu trí tự nguyện
Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 115/2013/TT-BTC về hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) muốn kinh doanh “bảo hiểm hưu trí” phải có vốn chủ sở hữu từ 1.000 tỷ đồng trở lên, biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 300 tỷ đồng.
Đối với quyền lợi hưu trí định kỳ, DNBH phải bảo đảm việc chi trả định kỳ đến khi người được bảo hiểm tử vong hoặc tối thiểu 15 năm.
Đối với quyền lợi bảo hiểm rủi ro, DNBH phải cung cấp trong thời hạn đóng phí bảo hiểm và có thể tiếp tục cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí, tuỳ theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Thông tư này có hiệu lực từ 15/10/2013.
Văn bản tiếng việt
1. Doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động thiết kế sản phẩm bảo hiểm hưu trí nhưng phải bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ và quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Đối với quyền lợi hưu trí định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm:
a) Quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ đến khi người được bảo hiểm tử vong hoặc tối thiểu 15 (mười lăm) năm, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về mức hưởng quyền lợi hưu trí mỗi kỳ, số kỳ nhận quyền lợi hưu trí;
c) Tính lãi tích lũy từ phần quyền lợi hưu trí chưa chi trả cho bên mua bảo hiểm, nhưng không thấp hơn lãi suất đầu tư cam kết tối thiểu thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Đối với quyền lợi bảo hiểm rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp trong thời hạn đóng phí bảo hiểm và có thể tiếp tục cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro bao gồm tối thiểu các quyền lợi sau:
a) Quyền lợi trợ cấp mai táng:
Khi nhận được yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong, bất kể thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả ngay khoản trợ cấp mai táng cho người thụ hưởng số tiền theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
b) Quyền lợi bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn:
- Khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời hạn quy định, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
- Bên mua bảo hiểm được lựa chọn số tiền bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
1. Ngoài quyền lợi bảo hiểm cơ bản, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể cung cấp thêm các quyền lợi bảo hiểm bổ trợ sau:
a) Quyền lợi điều chỉnh mức hưởng quyền lợi hưu trí định kỳ;
b) Quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp;
c) Quyền lợi chăm sóc y tế;
d) Quyền lợi hỗ trợ nằm viện;
đ) Quyền lợi bảo hiểm cho người phụ thuộc;
e) Quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo;
g) Quyền lợi bổ trợ khác theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
2. Phương thức đóng phí bảo hiểm của quyền lợi bảo hiểm bổ trợ sẽ do các bên thỏa thuận khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép khấu trừ phí bảo hiểm của quyền lợi bảo hiểm bổ trợ từ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí.
1. Phí bảo hiểm là khoản đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện định kỳ hoặc một lần theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm hưu trí.
2. Phí bảo hiểm đóng thêm là phần đóng góp ngoài phần phí bảo hiểm định kỳ hoặc một lần đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, để đầu tư vào quỹ hưu trí tự nguyện.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm được khấu trừ các loại phí sau đây:
a) Phí khấu trừ từ phí bảo hiểm thu được, trước khi phân bổ vào tài khoản bảo hiểm hưu trí:
Phí ban đầu là khoản phí dùng để trang trải chi phí phát hành hợp đồng bảo hiểm, chi phí thẩm định bảo hiểm, chi phí kiểm tra y tế, chi hoa hồng đại lý và chi phí khác.
b) Các loại phí khấu trừ từ tài khoản bảo hiểm hưu trí:
- Phí bảo hiểm rủi ro là khoản phí đối với quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động lựa chọn bảng tỷ lệ tử vong và bảng tỷ lệ thương tật toàn bộ vĩnh viễn để tính phí bảo hiểm rủi ro. Trong mọi trường hợp, tỷ lệ tử vong áp dụng không cao hơn quy định tại bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980 và tỷ lệ thương tật toàn bộ vĩnh viễn không cao hơn 10% bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
- Phí quản lý hợp đồng bảo hiểm là khoản phí để bù đắp chi phí liên quan đến việc duy trì hợp đồng bảo hiểm và cung cấp thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;
- Phí quản lý quỹ được dùng để chi trả cho các hoạt động quản lý quỹ hưu trí tự nguyện và tối đa không quá 2% giá trị tài sản đầu tư của quỹ trong năm;
- Phí chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí là khoản phí bên mua bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm hiện đang quản lý tài khoản bảo hiểm hưu trí khi thực hiện chuyển giao tài khoản bảo hiểm hưu trí sang doanh nghiệp bảo hiểm mới.
Phí chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí tối đa không quá 5% giá trị tài khoản chuyển giao đối với hợp đồng bảo hiểm năm đầu tiên, năm thứ 02 (hai) không quá 4%, năm thứ 03 (ba) không quá 3%, năm thứ 04 (tư) không quá 2% và từ năm thứ 05 (năm) trở đi không quá 1%;
- Các loại phí khác (nếu có) phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải tính toán chính xác, công bằng và hợp lý các khoản phí nêu trên, phù hợp với sản phẩm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn và thông báo cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hưu trí.
3. Hợp đồng bảo hiểm hưu trí phải quy định rõ các khoản phí tối đa áp dụng cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải công khai rõ ràng, đầy đủ các loại phí, cách xác định và tỷ lệ các khoản phí áp dụng cho bên mua bảo hiểm trong các tài liệu giới thiệu sản phẩm và tài liệu minh họa bán hàng.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí.
2. Hồ sơ xin phép triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí bao gồm:
a) Văn bản đề nghị phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm hưu trí theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phương án và giải trình kế hoạch triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí, bao gồm các nội dung sau:
- Tóm tắt nội dung chính của sản phẩm bảo hiểm hưu trí dự kiến triển khai, bao gồm các thông tin về thị trường mục tiêu của sản phẩm, các quyền lợi bảo hiểm dự kiến cung cấp;
- Địa bàn dự kiến triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí;
- Giải trình cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm cho việc triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí, bao gồm: hệ thống công nghệ thông tin; hệ thống kế toán; quy trình tuyển chọn, đào tạo, quản lý đại lý phân phối sản phẩm; nội dung và chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm hưu trí; danh sách và hồ sơ của các cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm hưu trí;
- Cơ sở phân bổ các khoản phí bảo hiểm;
- Phương án xử lý của doanh nghiệp bảo hiểm đối với quỹ hưu trí tự nguyện trong các trường hợp: khách hàng yêu cầu trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm; khách hàng yêu cầu chuyển giao tài khoản bảo hiểm hưu trí; đáo hạn hợp đồng bảo hiểm và các trường hợp khác theo quy định tại quy tắc, điều khoản;
c) Cam kết bằng văn bản kèm theo giải trình chi tiết về việc doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư này và văn bằng chứng minh trình độ, năng lực, kinh nghiệm chuyên môn của các cán bộ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện;
d) Quy tắc, điều khoản và biểu phí sản phẩm bảo hiểm hưu trí dự kiến triển khai;
đ) Cơ sở kỹ thuật của sản phẩm bảo hiểm hưu trí dự kiến triển khai, trong đó nêu rõ công thức, phương pháp, giải trình cơ sở kỹ thuật để tính phí, dự phòng nghiệp vụ;
e) Tài liệu giới thiệu sản phẩm, tài liệu minh họa bán hàng, mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm, mẫu giấy chứng nhận bảo hiểm và các loại giấy tờ khác mà khách hàng phải kê khai và ký vào khi mua bảo hiểm.
3. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính giải thích rõ lý do.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm xin phép triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí mới ngoài sản phẩm bảo hiểm hưu trí đã được phê chuẩn, hồ sơ xin phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm hưu trí không bao gồm các tài liệu quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều này, trừ trường hợp các tài liệu này có thay đổi so với thời điểm sản phẩm bảo hiểm hưu trí được Bộ Tài chính phê chuẩn trong thời gian trước đó.
1. Khi thiết lập quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng quỹ chủ sở hữu đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện không thấp hơn 200 (hai trăm) tỷ đồng và phải duy trì tối thiểu 200 (hai trăm) tỷ đồng tại quỹ này.
2. Quỹ hưu trí tự nguyện được quản lý và sử dụng đầu tư phù hợp quy định về chế độ tài chính áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và quy định tại Thông tư này.
3. Tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện bao gồm tài sản hình thành từ nguồn phí bảo hiểm, nguồn đóng góp của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quy định tại khoản 1 Điều này và tài sản hình thành từ lợi nhuận đầu tư của các nguồn trên.
Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện để chi trả các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật, các khoản nợ và các giao dịch không liên quan đến quỹ hưu trí tự nguyện.
4. Toàn bộ tài sản hình thành từ nguồn phí bảo hiểm của quỹ hưu trí tự nguyện thuộc về người được bảo hiểm.
5. Người đại diện trước pháp luật, chuyên gia tính toán và kế toán trưởng của doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc tách quỹ, xác định nguyên tắc phân bổ các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu và chi phí liên quan đến từng quỹ.
1. Việc đầu tư tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện phải tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư, bảo đảm tính an toàn, hiệu quả, phân tán rủi ro, thanh khoản, giá trị tài sản đầu tư tương xứng với trách nhiệm và đặc thù rủi ro của sản phẩm bảo hiểm hưu trí.
2. Tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện không được trực tiếp đầu tư vào bất động sản, vàng, bạc, kim loại quý, đá quý; không được đầu tư vào cổ phiếu của các công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.
3. Danh mục và hạn mức đầu tư tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện cụ thể như sau:
a) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế, nhưng không quá 20% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện vào một tổ chức tín dụng;
b) Mua trái phiếu Chính phủ không hạn chế, nhưng không thấp hơn 40% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện;
c) Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh của Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương không vượt quá 25% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện;
d) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa không quá 20% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện.
Việc đầu tư vào cổ phiếu đã phát hành của một doanh nghiệp, trái phiếu doanh nghiệp không được vượt quá 5% khối lượng mỗi lần phát hành và không được vượt quá 5% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện.
4. Tùy vào sự thay đổi của thị trường tài chính và hoạt động đầu tư, Bộ Tài chính có thể điều chỉnh danh mục và hạn mức đầu tư quy định tại Điều này.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí được quyền chủ động quản lý, đầu tư tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện hoặc ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện hoặc thuê công ty quản lý quỹ quản lý danh mục đầu tư các tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện theo đúng hạn mức, mục tiêu, chiến lược đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện và quy định của pháp luật hiện hành.
2. Khi tham gia nhận ủy thác hoặc quản lý danh mục đầu tư các tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện, công ty quản lý quỹ phải có tối thiểu 03 (ba) nhân viên có tối thiểu 03 (ba) năm kinh nghiệm quản lý quỹ hưu trí hoặc quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm hoặc kinh nghiệm quản lý danh mục đầu tư có thời hạn đầu tư bình quân trên 05 (năm) năm. Các nhân viên này phải có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp hoặc là thành viên của Hiệp hội các nhà phân tích tài chính (CFA) hoặc tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành tài chính hoặc đầu tư.
3. Công ty quản lý quỹ phải mở tài khoản riêng để quản lý tách biệt các tài sản đầu tư từ quỹ hưu trí tự nguyện của doanh nghiệp bảo hiểm với các quỹ khác của doanh nghiệp bảo hiểm và của các khách hàng khác. Công ty quản lý quỹ không được sử dụng tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện để thực hiện bất kỳ giao dịch hay mục đích nào khác ngoài nội dung quy định tại hợp đồng ủy thác hoặc quản lý danh mục đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Công ty quản lý quỹ phải chịu trách nhiệm với bất kỳ sai sót hoặc tổn thất nào gây ra từ việc ủy thác hoặc quản lý danh mục đầu tư các tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện.
1. Tài khoản bảo hiểm hưu trí là tập hợp các khoản phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi phí ban đầu, được doanh nghiệp bảo hiểm mở, theo dõi và quản lý tách bạch cho từng người được bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải cam kết lãi suất đầu tư tối thiểu của tài khoản bảo hiểm hưu trí tại hợp đồng bảo hiểm. Cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm công bố lãi suất đầu tư và giá trị tài khoản tích lũy đến thời điểm đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm sử dụng tài sản của quỹ chủ sở hữu để bù đắp cho từng tài khoản bảo hiểm hưu trí phần thâm hụt so với lãi suất đã cam kết.
3. Người được bảo hiểm không được rút trước hạn tài khoản bảo hiểm hưu trí khi chưa đạt đến độ tuổi nhất định theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Người được bảo hiểm được quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cho rút trước một phần hoặc toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí trong các trường hợp sau đây:
1. Người được bảo hiểm bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành;
2. Người được bảo hiểm mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật.
1. Khi người được bảo hiểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc mất việc và không còn là thành viên của hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm, người được bảo hiểm có quyền sau đây:
a) Chuyển giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí từ hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm sang hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân với giá trị tương ứng tại cùng doanh nghiệp bảo hiểm, hoặc
b) Chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí của mình sang hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm của doanh nghiệp mới. Hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm mới có thể tại cùng doanh nghiệp bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm khác, tùy thuộc doanh nghiệp mới.
2. Đối với trường hợp chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí trong cùng doanh nghiệp bảo hiểm, căn cứ vào văn bản xác nhận đóng phí của bên mua bảo hiểm và văn bản đề nghị chuyển tài khoản của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chuyển tài khoản theo yêu cầu của người được bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép thu phí chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí.
3. Đối với trường hợp chuyển sang hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm tại doanh nghiệp bảo hiểm mới, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí, bằng chứng chứng minh người được bảo hiểm không tiếp tục tham gia hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm tại doanh nghiệp cũ và là thành viên của hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm mới, doanh nghiệp bảo hiểm phải chuyển toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí tích lũy đến thời điểm nhận được yêu cầu chuyển tài khoản sang doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao sau khi trừ đi phí chuyển tài khoản (nếu có).
4. Giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí được chuyển giao sẽ tích lũy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm mới.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao không được phép tính phí ban đầu đối với giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí được chuyển giao.
1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận về việc tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí trong trường hợp không có khả năng đóng phí bảo hiểm.
2. Trong thời gian tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí, doanh nghiệp bảo hiểm không được phép tính bất kỳ khoản phí nào cho bên mua bảo hiểm. Giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí được tích lũy theo tỷ suất đầu tư do doanh nghiệp bảo hiểm công bố hàng năm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ chi trả quyền lợi bảo hiểm trong thời gian này, trừ trường hợp chi trả quyền lợi hưu trí định kỳ khi người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi nhất định hoặc chi trả toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí tích lũy đến thời điểm người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
3. Bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khôi phục lại tài khoản bảo hiểm hưu trí và tiếp tục đóng phí bảo hiểm.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm công bố chính xác, đầy đủ và kịp thời cho bên mua bảo hiểm các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hưu trí đã giao kết. Thông tin cung cấp cho bên mua bảo hiểm phải phù hợp với sản phẩm bảo hiểm hưu trí được Bộ Tài chính phê chuẩn.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng, chuyên trả lời, giải đáp thắc mắc liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hưu trí.
3. Sau khi được Bộ Tài chính phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm hưu trí, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm xây dựng website về bảo hiểm hưu trí:
a) Hướng dẫn bên mua bảo hiểm tự thiết lập kế hoạch hưu trí của mình;
b) Bên mua bảo hiểm có thể tự kiểm tra thông tin của hợp đồng bảo hiểm hưu trí và các thông tin tư vấn của đại lý;
c) Người được bảo hiểm có thể kiểm tra giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí cá nhân tại từng thời điểm;
d) Các quyền lợi minh họa cho sản phẩm bảo hiểm hưu trí phải phân biệt rõ giữa quyền lợi bảo đảm và quyền lợi giả định;
đ) Công khai và cập nhật toàn bộ quy tắc, điều khoản đã được Bộ Tài chính phê chuẩn, tài liệu giới thiệu sản phẩm, tài liệu minh họa bán hàng, kết quả đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện trong 05 (năm) năm liên tiếp gần nhất.
4. Bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp đầy đủ thông tin và giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm để nhận thức được các rủi ro liên quan khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hưu trí.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm báo cáo Bộ Tài chính kết quả hoạt động của quỹ hưu trí tự nguyện định kỳ hàng năm theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Hợp đồng bảo hiểm hưu trí phải phù hợp với quy định của pháp luật và có đầy đủ các thông tin dưới đây:
1. Các khoản phí bảo hiểm đóng góp của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
2. Thời hạn hợp đồng bảo hiểm hưu trí bao gồm thời hạn đóng phí, tích lũy các khoản phí bảo hiểm và thời gian nhận quyền lợi bảo hiểm cơ bản;
3. Trách nhiệm của các bên có liên quan trong trường hợp tham gia bảo hiểm hưu trí nhóm;
4. Các lựa chọn và quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp tham gia hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm;
5. Tỷ lệ, số tiền cụ thể, mức tối đa và cách thức tính toán các khoản phí liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hưu trí;
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định pháp luật;
7. Đính kèm bảng minh họa quyền lợi hưu trí tại hợp đồng bảo hiểm;
8. Quy định quyền chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
1. Tài liệu giới thiệu sản phẩm đáp ứng các quy định của pháp luật và phải có tối thiểu các thông tin sau đây:
a) Chính sách đầu tư, mục tiêu và cơ cấu đầu tư tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện;
b) Tỷ lệ và mức tối đa của phí ban đầu, phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ hưu trí tự nguyện, phí chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí và các khoản phí khác;
c) Lãi suất đầu tư tối thiểu cam kết với bên mua bảo hiểm đối với phần phí bảo hiểm được phân bổ vào tài khoản bảo hiểm hưu trí;
d) Cơ sở và định kỳ xác định giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí;
đ) Thông tin rõ ràng cho bên mua bảo hiểm biết việc giao kết hợp đồng bảo hiểm hưu trí là một cam kết dài hạn và không được rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí trừ trường hợp quy định tại Điều 14 Thông tư này.
2. Thông tin trong tài liệu giới thiệu sản phẩm chính xác, khách quan, đầy đủ, trung thực và phù hợp với sản phẩm bảo hiểm hưu trí đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.
Tài liệu minh họa bán hàng đáp ứng các quy định của pháp luật và các quy định sau đây:
1. Tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm bảo hiểm hưu trí phải được cung cấp cho bên mua bảo hiểm trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và có các thông tin tối thiểu theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Thuyết minh rõ cho bên mua bảo hiểm các quyền lợi mà khách hàng có thể được nhận khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hưu trí, bao gồm quyền lợi bảo hiểm rủi ro và quyền lợi hưu trí định kỳ;
3. Các khoản phí và các hạn mức tối đa mà bên mua bảo hiểm phải trả được thể hiện rõ trên cơ sở tách bạch giữa phí bảo hiểm cho các quyền lợi bảo hiểm rủi ro và các khoản phí khác;
4. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm hưu trí có quyền lợi bảo hiểm bổ trợ, doanh nghiệp bảo hiểm phải thuyết trình rõ trong tài liệu minh họa bán hàng các quyền lợi bổ trợ đó và tác động đối với bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm;
5. Tài liệu minh họa bán hàng phải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu.
1. Thông báo về tài khoản bảo hiểm hưu trí:
Trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc năm hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thư điện tử cho người được bảo hiểm về tình trạng của hợp đồng bảo hiểm hưu trí theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thông báo về kết quả hoạt động của quỹ hưu trí tự nguyện:
Trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm về các nội dung sau:
a) Thông tin tóm tắt về tình hình hoạt động của quỹ hưu trí tự nguyện theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tình hình hoạt động của quỹ hưu trí tự nguyện trong 05 (năm) năm gần nhất hoặc thời gian tồn tại thực tế của quỹ nếu thời gian hoạt động của quỹ chưa đủ 05 (năm) năm;
d) Chi tiết về các quyền lợi đầu tư đã chia và dự kiến sẽ phân bổ vào tài khoản bảo hiểm hưu trí trong năm báo cáo;
đ) Xác nhận của công ty kiểm toán độc lập về những thông tin nói trên.
Ngôn ngữ sử dụng tại các tài liệu, thông tin liên quan đến sản phẩm bảo hiểm hưu trí là tiếng Việt. Đối với tài liệu giới thiệu sản phẩm, tài liệu minh họa bán hàng, phông chữ sử dụng là Time New Roman, cỡ chữ tối thiểu là 13 (mười ba) hoặc phông chữ khác với cỡ chữ tương đương và phải phù hợp với quy định tại Thông tư này.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải luôn duy trì khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
3. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu là 300 (ba trăm) tỷ đồng.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ như sau:
a) Dự phòng rủi ro bảo hiểm: là số lớn hơn giữa mức dự phòng tính theo phương pháp phí chưa được hưởng và dự phòng tính theo phương pháp dòng tiền để đáp ứng được tất cả các khoản chi phí trong tương lai trong suốt thời hạn của hợp đồng;
b) Dự phòng bồi thường: được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm phải trả cho từng hồ sơ đã yêu cầu đòi bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
c) Dự phòng nghiệp vụ đối với tài khoản bảo hiểm hưu trí: là tổng giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí tại thời điểm trích lập;
d) Dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu: Dự phòng này dùng để đảm bảo lãi suất cam kết tối thiểu của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm hưu trí.
2. Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm xác định phương pháp, cơ sở và số liệu dự phòng nghiệp vụ để luôn đảm bảo các cam kết đối với bên mua bảo hiểm theo các nguyên tắc và phương pháp tính toán được thừa nhận rộng rãi theo thông lệ quốc tế.
1. Để triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ sử dụng các đại lý bảo hiểm đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp;
b) Không vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian hành nghề đại lý;
c) Có ít nhất 06 (sáu) tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm nhân thọ liên tục hoặc 06 (sáu) tháng làm việc liên tục trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại hay tổn thất do hoạt động đại lý của mình gây ra theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm.
1. Hoa hồng bảo hiểm đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí tối đa 3% tổng phí bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép chi trả hoa hồng bảo hiểm đối với trường hợp bên mua bảo hiểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hiện có và tham gia hợp đồng bảo hiểm hưu trí mới tại doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép chi trả cho đại lý bảo hiểm bất kỳ khoản chi nào ngoài hoa hồng bảo hiểm và chi quản lý đại lý. Chi quản lý đại lý bao gồm chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý, chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý.
4. Đối với các đại lý bảo hiểm tuyển dụng từ doanh nghiệp bảo hiểm khác, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được chi hoa hồng bảo hiểm và chi quản lý đại lý như đối với các đại lý hiện tại của doanh nghiệp. Các khoản chi khác (nếu có) phải lấy từ lợi nhuận sau thuế của quỹ chủ sở hữu.
Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí phải ban hành cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ về sản phẩm bảo hiểm hưu trí, theo dõi, quản lý việc thực hiện cẩm nang này, bao gồm hoặc đính kèm các tài liệu dưới đây:
1. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong phân phối sản phẩm bảo hiểm hưu trí;
2. Thống kê số lượng và tình trạng các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã giao kết với bên mua bảo hiểm trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hưu trí;
3. Tài liệu chứng minh khách hàng đã đọc, được tư vấn và hiểu về sản phẩm bảo hiểm hưu trí;
4. Quy trình và yêu cầu kiểm tra chéo kết quả tư vấn của doanh nghiệp bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm hưu trí;
5. Quy trình nghiệp vụ liên quan đến việc phân phối sản phẩm bảo hiểm hưu trí, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình phân phối sản phẩm bảo hiểm hưu trí;
6. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với việc triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí theo quy định pháp luật;
7. Quy định về trách nhiệm trong việc nâng cao nhận thức cho khách hàng về sản phẩm bảo hiểm hưu trí bảo đảm khách hàng phải nhận thức được việc đóng góp, tích lũy tài khoản bảo hiểm hưu trí, các thuật ngữ, các loại phí, điều kiện, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm.
Tổ chức, cá nhân phân phối sản phẩm bảo hiểm hưu trí có trách nhiệm:
1. Tuân thủ quy định của pháp luật đối với hoạt động bảo hiểm, hợp đồng ký kết với doanh nghiệp bảo hiểm và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp do doanh nghiệp bảo hiểm ban hành;
2. Tư vấn đúng quy trình đã được hướng dẫn và các quy trình khác do doanh nghiệp bảo hiểm ban hành;
3. Bảo đảm có văn bản chứng minh khách hàng đã được tư vấn đầy đủ, hiểu biết và được giải thích rõ về quyền lợi của sản phẩm, nhận thức được các đặc thù của sản phẩm đã lựa chọn trước khi ký vào hồ sơ yêu cầu bảo hiểm;
4. Báo cáo doanh nghiệp bảo hiểm kết quả tư vấn khách hàng theo hướng dẫn nghiệp vụ. Báo cáo này là một phần trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm.
SECTION 1. PROVISIONS ON PRODUCTS OF PENSION INSURANCE
Article 5. The basic insurance rights and benefits of pension insurance product
1. The insurers may take the initiative in designing products of pension insurance but must include periodical pension rights and benefits, and rights and benefits of risk insurance, as prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. For periodical pension rights and benefits, the insurers must ensure:
a) Pension rights and benefits will be paid periodically until the insured person die or not less than 15 (fifteen) years, depending on agreements in insurance contract;
b) The insurers and the insurance buyer may agree about the level to enjoy pension rights and benefits of each period and number of periods for receiving pension rights and benefits;
c) Calculation of accumulated interests from pension rights and benefits not yet been paid to the insurance buyer, but these interests are not less than the minimum commitment investment interest rate as agreed in insurance contract.
3. For rights and benefits of risk insurance, the insurers must provide during time limit of insurance premium payment and may continue provision of these rights and benefits during time of receiving pension rights and benefits, depending on agreements in insurance contract. Rights and benefits of risk insurance include minimally the following rights and benefits:
a) The burying subsidy:
When receiving request for paying rights and benefits of insurance due to death, irrespective of the death within or outside the insured scope, the insurers must pay immediately the burying subsidy to the beneficiary as agreed in insurance contract.
b) Rights and benefits of insurance for death or permanent and entire injury:
- When an insured person died or injured permanently and entirely under the insured scope and in the prescribed duration, the insurers must pay to the beneficiary an insurance amount as agreed in insurance contract.
- The insurance buyer may select the insurance amount upon entering into the insurance contract and may adjust that insurance amount during the effective duration of insurance contract as agreed in insurance contract.
Article 6. Auxiliary insurance rights and benefits
1. Apart from the basic insurance rights and benefits, depending on agreements in insurance contracts, the insurers may provide additionally the following auxiliary insurance rights and benefits:
a) Rights and benefits involving adjustment to the enjoying level of periodical pension rights and benefits;
b) Rights and benefits regarding unemployment insurance;
c) Rights and benefits regarding medical care;
d) Rights and benefits regarding support upon being hospitalized;
dd) Rights and benefits regarding insurance for dependent persons;
e) Rights and benefits regarding insurance for dangerous diseases;
g) Other auxiliary rights and benefits as agreements in insurance contract;
2. Methods of paying insurance premium for auxiliary insurance rights and benefits will be agreed by parties when entering into insurance contract. The insurers are not allowed to deduct premium of auxiliary insurance rights and benefits from the account value of pension insurance.
1. Insurance premium is a contribution into voluntary pension fund on a periodical basis or lump-sum basis according to agreement in contract of pension insurance.
2. Insurance premium paid additionally is contribution apart from the periodical or lump-sum insurance premium already agreed in insurance contract, so as to invest in voluntary pension fund.
1. The insurers may deduct the following charges:
a) The charges which are deducted from the collected insurance premiums, before allocated into accounts of pension insurance:
Initial charge which is charge used for paying cost of issuing insurance contracts, cost for insurance appraisal, cost for medical examination, cost for agents’ commission and other cost.
b) Charges which are deducted from accounts of pension insurance:
- The risk insurance premium which is the premium for rights and benefits of risk insurance as committed in insurance contract.
The insurers may take the initiative in selecting table of mortality rate and table of entire and permanent injury rate for calculating the risk insurance premium. In all cases, the applicable mortality rate will not higher than regulation in the mortality rate table CSO 1980 and the entire and permanent injury rate will not higher than 10% of the mortality rate table CSO 1980 specified in Annex I promulgated together with this Circular;
- Charge for managing insurance contract is charge to offset costs relating to preserving insurance contract and provision of information involving insurance contract for the insurance buyer;
- Charge for managing fund which is used for paying for activities of managing voluntary pension fund and its maximal level will not exceed 2% of value of investment assets of fund in year;
- Charge for transfer of pension insurance account is charge which the insurance buyer must pay to the insurer managing pension insurance accounts upon transferring pension insurance accounts to new insurer.
A maximal charge for transfer of pension insurance account will not exceed 5% of value of transferred accounts for insurance contracts in the first year, not exceed 4% in the second year, not exceed 3% in the third year, not exceed 2% in the fourth year, and not exceed 1% from the fifth year onwards;
- Other charges (if any) must be approved in writing by the Ministry of Finance.
2. The insurers must calculate exactly, fairly and reasonably the mentioned-above charges, in conformity with products approved by the Ministry of Finance and notify the insurance buyer upon entering into contracts of pension insurance.
3. The pension insurance contracts must clearly specify the maximum premiums applicable to the insurance buyer. The insurers must clearly and fully publicize types of charges, method to determine and rate of charges applicable to the insurance buyer in documents introducing products and the documents illustrating for sale.
Article 9. Ratifying implementation of pension insurance product
1. The insurers must be accepted in writing by the Ministry of Finance before carrying out pension insurance product.
2. A dossier of application for carrying out pension insurance product includes:
a) Request for ratifying pension insurance product made according to form in Annex II promulgated together with this Circular;
b) Plan and explanation of plan on carrying out pension insurance product, including the following contents:
- Main content summary of pension insurance product anticipated to carry out, including information of objective market of product, insurance rights and benefits anticipated to provide;
- Geographical areas anticipated to carry out pension insurance product;
- Explanation of technical material facilities ensuring for implementation of pension insurance product, including: The information technology system; accounting system; processes of recruiting, selecting, training, managing agents for distribution of products; content and programs of training the pension insurance agents; list and dossiers of officers training the pension insurance agents;
- Base of allocation of insurance premiums;
- The handling plan of the insurers for voluntary pension fund in cases: When clients request for payment insurance money upon happening insurance event; clients request for transfer of pension insurance accounts; the maturity day of insurance contracts and other cases as prescribed in rules, terms;
c) Commitments in writing enclosed with explanation in details about the insurer’s satisfaction of conditions specified in Article 4 of this Circular and diplomas proving qualification, capability, professional experiences of officers managing voluntary pension fund;
d) Rules, terms and charge table of pension insurance product anticipated to carry out;
dd) Technical facilities of pension insurance product anticipated to carry out, in which clearly state the formula, method, explanation of technical base for calculation of charges and reserve of professional operation;
e) Documents for introduction of products, documents illustrating for sale, form of insurance request, form of insurance certificate, and other types of papers on which clients must declare and sign, upon buying insurance.
3. Within 30 (thirty) days after receiving a full dossier as prescribed in Clause 2 of this Article, the Ministry of Finance shall have a written acceptance or refusal. In case of refusal, the Ministry of Finance shall clearly explain the reason thereof.
4. In case where an insurer wishes to carry out new pension insurance product other than pension insurance product already approved, dossier of application for ratifying pension insurance product will exclude documents specified in points b and c Clause 2 of this Article, unless these documents have changes in comparison with documents at time when pension insurance product are ratified by the Ministry of Finance in the previous time.
SECTION 2. SETTING UP AND MANAGING VOLUNTARY PENSION FUND
Article 10. Setting up and managing voluntary pension fund
1. When setting up voluntary pension fund, the insurers must use owners' fund to contribute in voluntary pension fund not less than 200 (two hundred) billion VND and must maintain at least 200 (two hundred) billion VND in this fund.
2. Voluntary pension fund is managed and used for investment in conformity with provisions on financial regime applicable to the life insurers and provisions in this Circular.
3. Assets of voluntary pension fund include assets formed from insurance premium source, contributions of the life insurer specified in Clause 1 of this Article and assets formed from investment profits of above sources.
The insurers are not allowed using assets of voluntary pension fund so as to pay fines due to violations of law, debts and transactions not related to voluntary pension fund.
4. All assets formed from insurance premium source of voluntary pension fund belong to the insured persons.
5. The representatives before law, Actuaries and Chief accountants of the insurers are responsible for accuracy of fund separation, determination of principles for allocating the arising transactions regarding assets, capital sources, revenues and costs related to each fund.
Article 11. Provisions on asset investment of voluntary pension fund
1. The asset investment of voluntary pension fund must comply with provisions of law; the insurers take self-responsibility for investment, assurance of safety, effectiveness, dispersal of risks, liquidity; value of investment assets are corresponded with liability and characteristics of risks of pension insurance product.
2. Assets of voluntary pension fund are not used for direct investment in real estate, gold, silver, precious metal, gemstones; not used for investment in shares of securities companies, financial companies, and Finance-leasing companies.
3. List and limitation of asset investment of voluntary pension fund are specified as follows:
a) Making a deposit at credit institutions which is not restrained, but not exceed 20% of total investment asset value of voluntary pension fund in a credit institution.
b) Buying Government’s bonds not restrained, but not less than 40% of total investment asset value of voluntary pension fund;
c) Corporate bonds with guarantee of Government, bonds of local authorities, but not more than 25% of total investment asset value of voluntary pension fund;
d) Buying stocks, corporate bonds with non-guarantee, contributing capital into other enterprises, maximally not exceed 20% of total investment asset value of voluntary pension fund.
The investment into stocks already been issued of an enterprise, corporate bonds not exceed 5% of volume of each issue time, and not exceed 5% of total investment asset value of voluntary pension fund.
4. Depending on change of financial market and investment operation, the Ministry of Finance may adjust the list and investment limitations specified in this Article.
Article 12. The company managing fund
1. The insurers carrying out pension insurance product may take the initiative in managing, investing assets of voluntary pension fund or entrust for a company to manage the asset investment fund of voluntary pension fund or hire a company of fund management to manage the investment list of assets of voluntary pension fund in accordance with limitations, objectives, strategies on investment of voluntary pension fund and provisions of current law.
2. When participating in receiving entrustment or managing investment portfolio of assets of voluntary pension fund, a company of fund management must have at least 03 (three) officers with at least 03 (three) experience years on managing pension fund or policyholders' funds or experiences on managing investment portfolio with average investment time limit of over 05 (five) years. These officers must possess certificate of practicing fund management issued by the State Securities Commission or be member of association of financial analyst (CFA) or graduated from university, master or doctorate specialized in finance or investment.
3. Companies of fund management must open separate account to manage separately assets invested by voluntary pension fund of the insurers from other funds of the insurers and other clients. Companies of fund management are not allowed using assets of voluntary pension fund so as to conduct any transaction or any purpose other than contents specified in contract of entrustment or management of investment portfolio of the insurers.
4. Companies of fund management must be responsible for any error or the loss from entrustment or management of investment portfolio for assets of voluntary pension fund.
SECTION 3. PENSION INSURANCE ACCOUNT
Article 13. Pension insurance account
1. Pension insurance account is a collection of the insurance premiums which have been submitted after deducting the initial charges; the insurer shall open, monitor and manage separately this account for each the insured person.
2. The insurers must commit about the minimum investment interest rate of pension insurance account in insurance contracts. At the end of every financial year, the insurers shall announce the investment interest rate and value of account accumulated till that time. The insurers are responsible for using assets of owners' fund to offset for each pension insurance account with deficit part compared to the committed interest.
3. The insured persons are not allowed withdrawing ahead of schedule for pension insurance account when it has not yet reached a defined age under agreements in insurance contracts, unless case specified in article 14 of this Circular.
Article 14. Withdrawal in advance of pension insurance account
An insured person is entitled to request the insurer for withdrawal in advance of a part or whole of value of pension insurance account in the following cases:
1. The insured person is reduced working capacity at 61% or more as prescribed by current law;
2. The insured person suffers a dangerous disease as prescribed by law;
Article 15. Transfer of pension insurance account
1. When an insured person ends labor contract or is lost employment and no longer member of for-group pension insurance contract, he/she has the following rights:
a) Transfer of value of pension insurance account from contract of for-group pension insurance to contract of individual pension insurance with corresponding value at a same insurer, or
b) Transfer his/her pension insurance account to contract of for-group pension insurance of a new enterprise. The new contract of for-group pension insurance may have same insurer or different insurer; it will depend on new enterprise.
2. For case of transfer of pension insurance account in a same insurer, based on document certifying payment of premiums by the insurance buyer and document requesting for transfer of account made by the insured person, the insurer shall transfer account at the request of the insured. The insurers are not allowed collecting charge for transfer of pension insurance account.
3. For case of transferring a contract of for-group pension insurance at a new insurer, within 05 (five) working days, after receiving requirements on transfer of pension insurance account, evidences to prove that the insured fails to continue participation in contract of for-group pension insurance at old enterprise and become member of new contract of for-group pension insurance, the insurer must transfer all value of pension insurance account accumulated till time of receiving request for transferring account to the insurer receiving transfer, after deducting charge for account transfer (if any).
4. The value of pension insurance account transferred will be accumulated under agreements at new contract of for-group pension insurance.
5. The insurer receiving transfer is not allowed calculating the initial charge for value of pension insurance account transferred.
Article 16. Provisions on temporarily closing the pension insurance account
1. The insurance buyer and the insurer may agree on temporary closure of pension insurance accounts in case of being not able to pay premiums.
2. During temporarily closing the pension insurance account, the insurers are not allowed calculating any charge for the insurance buyer. Value of pension insurance account will be accumulated according to the invest rate announced annually by the insurer in accordance with agreements in insurance contracts. The insurers will have no obligation to pay insurance rights and benefits during this time, except for case of paying periodical pension rights and benefits when the insured person reaches a defined age or pay all value of pension insurance account accumulated till time when the insured person dies or suffers permanent and entire injury.
3. The insurance buyer may request the insurers to recover pension insurance account and continue submission of insurance premium.
SECTION 4. LIABILITY IN INFORMATION DISCLOSURE OF THE INSURERS
Article 17. Information of pension insurance
1. The insurers are responsible for announcing exactly, fully and timely to the insurance buyer about information related to the signed pension insurance contract. Information provided for the insurance buyer must be consistent with pension insurance product having been approved by the Ministry of Finance.
2. The insurers must establish a division of customer care, specialized in answer questions related to contract of pension insurance.
3. After the Ministry of Finance approves products of pension insurance, the insurers are responsible for building a website for pension insurance:
a) To guide the insurance buyer in self-setting up his/her retirement-on-pension plan;
b) The insurance buyer may self-check information of pension insurance contract and advisory information of agents;
c) The insured persons may check value of individual pension insurance account at each time;
d) Rights and benefit to illustrate for pension insurance product must clearly discriminate between the ensured rights and benefits with the assumed those;
dd) To publicize and update all rules, terms which have been ratified by the Ministry of Finance, documents introducing products, documents illustrating for the sale, the investment result of voluntary pension fund within 05 (five) latest consecutive years.
4. The insurance buyer has right to request the insurers for full provision of information and explanation about insurance conditions and terms so as to realize concerned risks upon signing contract of pension insurance.
5. The insurers shall report to the Ministry of Finance the operational results of voluntary pension fund annually according to form in Annex III promulgated together with this Circular.
Article 18. Pension insurance contract
Pension insurance contracts must be consistent with provisions of law and contain full the following information:
1. Insurance premiums which are paid/contributed by the insurance buyer and the insured persons;
2. Duration of pension insurance contract includes time limit for payment of charges, accumulation of insurance premiums and duration to receive the basis insurance rights and benefits;
3. Liabilities of relevant parties in case of participating in the for-group pension insurance;
4. Selections and rights and benefits of the insured persons in case of participating in the for-group pension insurance;
5. Percentages, specific amounts, maximum levels and methods to calculate charges related to pension insurance contract;
6. Rights and obligations of parties in accordance with law;
7. Enclosed table illustrating for retirement rights and benefits in insurance contract;
8. Provision on transfer of pension insurance account as prescribed in Article 15 of this Circular.
Article 19. Documents for introducing products
1. Documents for introducing products must meet provisions of law and have minimally the following information:
a) Investment policy, objective and asset investment structure of voluntary pension fund;
b) The rate and the maximum level of initial charges, risk insurance premiums, charge for contract management, charge for voluntary pension fund management, charge for transfer of pension insurance account and other charges;
c) The minimum investment interest rate committed with the insurance buyer for part of insurance premium allocated in pension insurance account;
d) Basis and periodically defining the value of pension insurance account;
dd) Providing clear information for the insurance buyer to know that the entering into a contract of pension insurance is a long-term commitment and the withdrawal in advance of pension insurance account is not allowed except for case specified in Article 14 of this Circular.
2. Information in documents for introducing products must be exact, objective, adequate, truthful and consistent with pension insurance product already been ratified by the Ministry of Finance.
Article 20. Documents illustrating for the sale
Documents illustrating for the sale must meet provisions of law and the following provisions:
1. Documents illustrating for the sale of pension insurance product must be provided to the insurance buyer before entering into an insurance contract and include minimum information according to Annex IV promulgated together with this Circular;
2. Clearly illustrating for the insurance buyer about rights and benefits which a customer may receive upon entering into an insurance contract, including rights and benefits of risk insurance and periodical pension rights and benefits;
3. Charges and maximum limitations which the insurance buyer must pay, must be clearly stated on the basis of separation between the insurance premium for rights and benefits of risk insurance and other charges;
4. In case where pension insurance contract have auxiliary insurance rights and benefits, the insurers must make clear explanation in documents illustrating for sale about those auxiliary rights and benefits and impacts to the insurance buyer and the insured persons;
5. Documents illustrating for the sale must be presented clearly and easily to understand.
Article 21. Notice about status of pension insurance contract
1. Notice about pension insurance account:
Within 90 (ninety) days after the end day of financial year or contractual year, the insurers shall notify in writing or email to the insured persons about status of pension insurance contract according to form in Annex V promulgated together with this Circular.
2. Notice about the operational result of voluntary pension fund:
Within 90 (ninety) days after the end day of financial year, the insurers must notify in writing to the insurance buyer and the insured persons about the following information:
a) Summary information about operation of voluntary pension fund made according to form in Annex VI promulgated together with this Circular;
b) The operational situation of voluntary pension fund within 05 (five) latest years or actual existing duration of fund if the operational duration of fund has not yet been full 05 (five) years;
d) Details of investment rights and benefits which have been divided and anticipated to allocate into pension insurance account in the report year;
dd) Certifying document of an independent audit company about information mentioned above.
Language used in documents, information related to pension insurance product is Vietnamese. For documents of introducing products, documents illustrating for sale, the used font is Time New Roman, minimum size is 13 (thirteen) or other fonts with a similar size and must be consistent with provisions in this Circular.
SECTION 5. SOLVENCY, PROFESSIONAL RESERVES
1. The insurers must always keep solvency as prescribed by law.
2. The minimum solvency margin of the insurer is equal to total 4% of insurance professional reserve and 0.3% of risk insurance amount.
3. The solvency margin of the insurer must be always higher 300 (three hundred) billion VND in comparison with the minimum solvency margin.
Article 24. Appropriation of reserve
1. The insurers must make appropriation of reserve for professional operations as follows:
a) Reserve for insurance risks: Being a bigger number of difference between the reserve level calculated under method of charges not yet been enjoyed and the reserve calculated under method of cash flows so as to meet all costs in future during time limit of contract;
b) Reserve of compensation: Being deducted under method of each dossier with the appropriation level calculated on the basis of statistics of payable insurance amounts for each dossier requested for compensation by the insurers but not yet been solved until the end of financial year;
c) Professional reserve for pension insurance account: Being total value of pension insurance account at time of appropriation;
d) Reserve for interest rate of minimum investment commitments: This reserve is used for ensuring the minimum commitment interest rate of enterprises with customers as agreements in pension insurance contract.
2. Actuary of the insurer shall define methods, basis and figures of professional reserves so as to always ensure commitments with the insurance buyer in principles and calculation methods which are recognized widely under international common practices.
SECTION 6. INSURANCE AGENTS, INSURANCE COMMISSIONS AND INSURANCE DISTRIBUTION
Article 25. Conditions for insurance agents
1. In order to carry out pension insurance product, the insurers shall only use insurance agents satisfying fully the following conditions:
a) Having certificate of insurance agent issued by training facilities approved by the Ministry of Finance;
b) Not violating rule on agent occupational ethic of the insurers during practicing as agent;
c) Having at least 06 (six) consecutive experience months of life-insurance agent operation or 06 (six) consecutive working months in finance, banking, insurance.
2. The insurers must be responsible for damages or losses causing by their agents’ operation under agreements in contract of insurance agent.
Article 26. Insurance commission
1. Insurance commission for pension insurance product will be 3% of total insurance premium maximally.
2. An insurer is not allowed paying insurance commission for case where the insurance buyer ends the current life-insurance contract and participates in new pension insurance contract at the insurer.
3. The insurers are not allowed paying for insurance agent with any amount other than insurance commission and cost for agent management. Cost for agent management includes cost for initial training and examination for issuing certificate of agent, cost for improving knowledge to agents, cost for recruiting the agents, cost for agent reward and cost for agent support.
4. For the insurance agents recruited from other insurer, the insurer is only allowed paying insurance commission and cost for agent management similar as its current agents. Other cost (if any) must be taken from post-tax profit of owner's fund.
Article 27. Professional guidance
The insurers carrying out pension insurance product must promulgate professional guidance handbook for pension insurance product, monitor, manage implementation of this handbook, including or attaching with the following documents:
1. The occupational ethic rules in distribution of pension insurance product;
2. Statistics of quantity and status of life insurance contracts already signed with the insurance buyer before signing contract of pension insurance;
3. Documents proving that customers have read, been advised and understood about pension insurance product;
4. Process and requirement on cross checking the advisory result of the insurers in respect to contracts of pension insurance;
5. Professional process related to distribution of pension insurance product, assignment of tasks, liabilities and coordination among divisions, departments, bodies in the insurers during distributing pension insurance product;
6. Internal examination and control in respect to implementation of pension insurance product in accordance with law;
7. Provisions on liabilities in raising awareness for customers about pension insurance product to ensure that customers have to realize about contribution, accumulation of pension insurance account, terms, charges of all kinds, conditions, and articles, clauses of insurance contract.
Article 28. Distribution of pension insurance product
Organizations and individuals distributing pension insurance product shall:
1. Comply with provisions of law for insurance operation, contracts signed with the insurers and occupational professional rules promulgated by the insurers;
2. Advise properly with the guided process and other processes promulgated by the insurers;
3. Ensure to have documents proving that customers have been advised fully, understood and been explained clearly about rights and benefits of products, realized characteristics of products, selected before signing on dossier of requesting for insurance;
4. Report to the insurers about result of advisory for customers in accordance with guidance on the professional operations. This report is a part in dossier of requesting for insurance.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực