Chương III Thông tư 11/2021/TT-NHNN: Trách nhiệm của ngân hàng nhà nước và xử lý vi phạm
Số hiệu: | 11/2021/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đoàn Thái Sơn |
Ngày ban hành: | 30/07/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2021 |
Ngày công báo: | 17/08/2021 | Số công báo: | Từ số 715 đến số 716 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mức trích lập dự phòng chung của các TCTD
Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, số tiền dự phòng chung các TCTD phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các khoản sau đây:
- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
- Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Khoản mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước. (Nội dung mới bổ sung)
- Khoản mua bán lại trái phiếu Chính phủ theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 1 Thông tư 11. (Nội dung mới bổ sung)
Thông tư 11/2021/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/10/2021 và thay thế Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013, Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Điều 6 Thông tư này để phục vụ cho công tác giám sát an toàn vi mô, thanh tra;
b) Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro;
c) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Xử lý vi phạm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Điều 24 Thông tư này theo thẩm quyền;
đ) Xử lý hồ sơ chấp thuận đề nghị của chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho phép áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài và đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp thuận thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính.
2. Vụ Dự báo, thống kê đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về chế độ báo cáo thống kê việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro và xử lý tổn thất trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Vụ Tài chính - Kế toán căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ hạch toán có liên quan theo quy định của pháp luật.
4. CIC có trách nhiệm tổng hợp, cung cấp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Điều 6 Thông tư này để phục vụ cho công tác giám sát an toàn vi mô, thanh tra.
b) Kiểm tra, thanh tra việc chi nhánh của tổ chức tín dụng trên địa bàn, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng giám sát an toàn vi mô thực hiện các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro;
c) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của chi nhánh của tổ chức tín dụng trên địa bàn, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng giám sát an toàn vi mô;
d) Xử lý vi phạm của chi nhánh của tổ chức tín dụng trên địa bàn, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng giám sát an toàn vi mô theo quy định tại Điều 24 Thông tư này theo thẩm quyền.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cá nhân có liên quan vi phạm các quy định tại Thông tư này, ngoài việc phải thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro đối với nợ theo đúng quy định tại Thông tư này, theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
RESPONSIBILITIES OF SBV AND SANCTIONING OF VIOLATIONS
Article 23. Responsibilities of SBV
1. Responsibilities of the Banking Supervision and Inspection Agency:
a) Receive internal rules and regulations on credit extension, management of debts/loans and risk provisioning policies from credit institutions, foreign bank branches as provided in Article 6 herein to support microprudential supervision and inspection activities;
b) Examine and inspect compliance of credit institutions and foreign bank branches with internal rules and regulations on credit extension, management of debts/loans and risk provision policies;
c) Examine and inspect classification of debts, off-balance sheet commitments, setting up and use of risk provisions of credit institutions and foreign bank branches;
d) Sanction violations of credit institutions and foreign bank branches according to the provisions of Article 24 herein under its jurisdiction;
dd) Process documentation of foreign banks for approval of requests for consent to application of risk provisioning policies from foreign bank branches and requests from credit institutions and foreign bank branches for consent to classification of debts and off-balance sheet commitments according to the qualitative method.
2. Forecast and Statistics Department shall preside over collaborating with relevant units to solicit SBV's Governor to issue regulations on regimes for statistical reporting of classification of debts/loans, off-balance sheet commitments, setting up and use of risk provisions and treatment of losses arising from operations of credit institutions and foreign bank branches.
3. The Finance and Accounting Department shall, according to the provisions of this Circular, design the instruction manual for implementation of relevant accounting regulations in accordance with law and submit it to SBV's Governor.
4. CIC shall be responsible for compiling and providing a list of borrowers categorized by their debt groups with the highest risk level for use in credit institutions and foreign bank branches as prescribed in clause 2 of Article 8 of this Circular.
5. Responsibilities of SBV's branches in provinces or centrally-affiliated cities:
a) Receive internal rules and regulations on credit extension, management of debts/loans and risk provisioning policies from credit institutions, foreign bank branches as provided in Article 6 herein to support microprudential supervision and inspection activities;
b) Examine and inspect compliance of local branches of credit institutions and foreign bank branches subject to microprudential controls with internal rules and regulations on credit extension, management of debts/loans and risk provision policies;
c) Examine and inspect classification of debts, off-balance sheet commitments, setting up and use of risk provisions of local branches of credit institutions and foreign bank branches subject to microprudential controls;
d) Sanction violations of credit institutions and foreign bank branches subject to microprudential controls according to the provisions of Article 24 herein under their respective jurisdiction.
Article 24. Disciplinary actions
In addition to having to classify debts, off-balance sheet commitments, set up and use risk provisions in accordance with the provisions of this Circular, depending on the nature and seriousness of their violations, credit institutions, foreign bank branches and individuals involved in violations against the provisions of this Circular will be subject to administrative sanctions relating to monetary and banking operations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực