Chương III Thông tư 07/2015/TT-NHNN: Báo cáo, tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 07/2015/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Đồng Tiến |
Ngày ban hành: | 25/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 09/08/2015 |
Ngày công báo: | 07/08/2015 | Số công báo: | Từ số 657 đến số 658 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn bảo lãnh bán nhà ở hình thành trong tương lai
Ngân hàng nhà nước vừa ban hành Thông tư 07/2015/TT-NHNN về bảo lãnh ngân hàng, trong đó hướng dẫn cụ thể về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Theo đó, ngân hàng thương mại khi thực hiện việc bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải tuân thủ một số quy định như:
- Nhà ở hình thành trong tương lai phải đủ điều kiện được bán, cho thuê mua theo quy định;
- Trong hợp đồng bán, cho thuê mua phải quy định chủ đầu tư có nghĩa vụ hoàn lại tiền cho bên mua, bên thuê mua khi chủ đầu tư vi phạm nghĩa vụ bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết;
- Ngân hàng thương mại phải được thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng;
- Cam kết bảo lãnh phải có hiệu lực đến thời điểm ít nhất sau 30 ngày kể từ ngày bàn giao nhà cho bên mua, bên thuê mua theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và bên mua, bên thuê mua nhà.
Thông tư 07/2015/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 09/8/2015 và thay thế Thông tư 28/2012/TT-NHNN .
Văn bản tiếng việt
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện hạch toán kế toán, theo dõi tất cả các khoản bảo lãnh phát sinh theo quy định.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện báo cáo tình hình thực hiện bảo lãnh theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.
1. Trách nhiệm của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế:
a) Đầu mối tiếp nhận văn bản quy định nội bộ về nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Điều 26 Thông tư này; theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Đầu mối tổng hợp, công bố danh sách ngân hàng thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật kinh doanh bất động sản 2014 là ngân hàng có đủ điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Thông tư này trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
c) Đầu mối xử lý các vướng mắc phát sinh liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh.
2. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và xử lý các vi phạm phát sinh theo thẩm quyền;
b) Phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế công bố danh sách ngân hàng thương mại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Vụ Tài chính - kế toán có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện chế độ hạch toán kế toán đối với các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định tại Thông tư này.
4. Vụ Quản lý ngoại hối có trách nhiệm hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc chấp hành Thông tư này theo thẩm quyền.
Article 33. Accounting record, reporting information
1. Credit institutions or foreign bank branches shall be obliged to make accounting records and keep track of all guarantee items arising in accordance with applicable regulations.
2. Credit institutions or foreign bank branches shall report on the current guarantee performance in accordance with regulations on the statistical reporting system of the State Bank.
Article 34. Responsibilities of the State Bank’s affiliates
1. Responsibilities of the Department of Credits for Economies:
a) Act as the focal point in receiving the document on internal regulations on guarantee practices from credit institutions, foreign bank branches as stipulated in Article 26 hereof; monitoring and aggregating the current status of guarantee performance of credit institutions or foreign bank branches;
b) Act as the focal point in aggregating, announcing the list of commercial banks, as prescribed in Clause 1 Article 56 of the Law on Real Estate Business adopted in 2014, which are eligible ones in accordance with regulations laid down in Point d Clause 1 Article 12 hereof on the website of the State Bank;
c) Act as the focal point in handling any difficulty arising from guarantee practices.
2. Responsibilities of the Bank Supervision and Inspection Agency:
a) Preside over, collaborate with relevant organizations in examination, inspection and supervision of guarantee practices of credit institutions, foreign bank branches as well as take punitive actions within their jurisdiction;
b) Collaborate with the Department of Credits for Economies in announcing the list of commercial banks in accordance with regulations laid down in Point b Clause 1 of this Article.
3. The Department of Finance and Accounting shall be responsible for providing guidance for credit institutions or foreign bank branches to implement the accounting record regulations applied to guarantee-related transactions under the provisions of this Circular.
4. The Department of Foreign Exchange shall be responsible for providing instructions on foreign exchange management with respect to the fulfillment of guarantee obligations and collection of non-residential guarantee debts carried out by credit institutions or foreign bank branches.
5. Branches of the State Bank of centrally-affiliated cities and provinces where the Department of Bank Supervision and Inspection is not present shall be responsible for carrying out supervision, inspection and examination of the compliance of credit institutions, foreign bank branches with this Circular within their jurisdiction.