Thông tư 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 07/2015/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Đồng Tiến |
Ngày ban hành: | 25/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 09/08/2015 |
Ngày công báo: | 07/08/2015 | Số công báo: | Từ số 657 đến số 658 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn bảo lãnh bán nhà ở hình thành trong tương lai
Ngân hàng nhà nước vừa ban hành Thông tư 07/2015/TT-NHNN về bảo lãnh ngân hàng, trong đó hướng dẫn cụ thể về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Theo đó, ngân hàng thương mại khi thực hiện việc bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải tuân thủ một số quy định như:
- Nhà ở hình thành trong tương lai phải đủ điều kiện được bán, cho thuê mua theo quy định;
- Trong hợp đồng bán, cho thuê mua phải quy định chủ đầu tư có nghĩa vụ hoàn lại tiền cho bên mua, bên thuê mua khi chủ đầu tư vi phạm nghĩa vụ bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết;
- Ngân hàng thương mại phải được thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng;
- Cam kết bảo lãnh phải có hiệu lực đến thời điểm ít nhất sau 30 ngày kể từ ngày bàn giao nhà cho bên mua, bên thuê mua theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và bên mua, bên thuê mua nhà.
Thông tư 07/2015/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 09/8/2015 và thay thế Thông tư 28/2012/TT-NHNN .
Văn bản tiếng việt
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2015/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2015 |
QUY ĐỊNH VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về bảo lãnh ngân hàng.
Thông tư này quy định về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
1. Tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã và công ty tài chính (trừ công ty tài chính chuyên ngành).
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Các tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng ở nước ngoài trong trường hợp các tổ chức này tham gia đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh), cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
2. Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng.
3. Xác nhận bảo lãnh là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
4. Đồng bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng hợp vốn, theo đó có từ 02 (hai) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trở lên cùng thực hiện bảo lãnh; hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng ở nước ngoài cùng thực hiện bảo lãnh.
5. Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao gồm cả tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
6. Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng.
7. Bên nhận bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành.
8. Bên bảo lãnh đối ứng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện bảo lãnh đối ứng cho bên được bảo lãnh.
9. Bên xác nhận bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện xác nhận bảo lãnh cho bên bảo lãnh.
10. Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân sau:
a) Trong bảo lãnh ngân hàng (trừ bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh), khách hàng của bên bảo lãnh là bên được bảo lãnh;
b) Trong bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh là bên bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng là bên được bảo lãnh;
c) Trong xác nhận bảo lãnh, khách hàng của bên bảo lãnh là bên được bảo lãnh, khách hàng của bên xác nhận bảo lãnh là bên bảo lãnh.
11. Thỏa thuận cấp bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh với khách hàng và các bên liên quan khác (nếu có) về việc phát hành bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng.
12. Cam kết bảo lãnh là văn bản do bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh phát hành theo một trong các hình thức sau:
a) Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh bao gồm cả văn bản cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh;
b) Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì hợp đồng bảo lãnh bao gồm cả văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh và các bên liên quan khác (nếu có), giữa bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên liên quan khác (nếu có).
1. Việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế của từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho tổ chức, cá nhân đối với nghĩa vụ tài chính hợp pháp bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
Khi thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng.
Số dư bảo lãnh đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan bao gồm số dư phát hành cam kết bảo lãnh, số dư phát hành cam kết bảo lãnh đối ứng, số dư phát hành cam kết xác nhận bảo lãnh cho khách hàng đó, khách hàng đó và người có liên quan.
Các văn bản sử dụng trong giao dịch bảo lãnh bao gồm thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp bảo lãnh có yếu tố nước ngoài, các bên liên quan được thỏa thuận sử dụng tiếng nước ngoài. Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài, các văn bản phải được dịch sang tiếng Việt (có xác nhận của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đính kèm bản tiếng nước ngoài khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
1. Các bên tham gia bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật các tổ chức tín dụng.
2. Việc xử lý tranh chấp phát sinh trong nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp bảo lãnh có yếu tố nước ngoài, các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp (bao gồm cả tòa án hoặc trọng tài thương mại nước ngoài) để giải quyết tranh chấp về giao dịch bảo lãnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện với bên nhận bảo lãnh.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp.
3. Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú. Việc bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú phải đáp ứng một trong những điều kiện dưới đây:
a) Khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2014 hoặc dưới hình thức đầu tư trực tiếp khác tại nước ngoài theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư;
b) Khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh;
c) Bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
2. Trường hợp khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài thì không phải thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú phải tuân thủ các quy định sau:
a) Được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước (đối với trường hợp bảo lãnh cho người không cư trú tại Việt Nam) và hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế (đối với trường hợp bảo lãnh cho người không cư trú ở nước ngoài);
b) Tuân thủ quy định tại các Điều 126, Điều 127, Điều 128 và Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn thực hiện các quy định này của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm thực hiện bảo lãnh cho khách hàng;
c) Có quy trình đánh giá, quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có rủi ro trong bảo lãnh đối với người không cư trú;
d) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh bằng ngoại tệ đối với khách hàng tổ chức là người không cư trú ở nước ngoài, trừ các trường hợp sau:
a) Bảo lãnh cho bên được bảo lãnh tại Việt Nam trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng ở nước ngoài;
b) Xác nhận bảo lãnh cho nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng ở nước ngoài đối với bên được bảo lãnh tại Việt Nam.
5. Ngoài các quy định tại Điều này, các nội dung khác về việc bảo lãnh đối với người không cư trú phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
1. Khi thực hiện bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Điều 56 Luật kinh doanh bất động sản, ngân hàng thương mại phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Nhà ở hình thành trong tương lai có đủ điều kiện được bán, cho thuê mua theo quy định tại Điều 55 Luật kinh doanh bất động sản;
b) Trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở ký kết giữa chủ đầu tư và bên mua, bên thuê mua có quy định nghĩa vụ của chủ đầu tư phải hoàn lại tiền cho bên mua, bên thuê mua khi chủ đầu tư vi phạm nghĩa vụ bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết với bên mua, bên thuê mua;
c) Ngân hàng thương mại đánh giá chủ đầu tư có khả năng thực hiện đúng tiến độ dự án và sử dụng số tiền ứng trước, các khoản tiền khác của bên mua, bên thuê mua đã trả cho chủ đầu tư đúng mục đích;
d) Ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động;
đ) Thỏa thuận cấp bảo lãnh với chủ đầu tư, cam kết bảo lãnh phải phù hợp với quy định tại khoản 2, 3 Điều 56 Luật kinh doanh bất động sản 2014;
e) Cam kết bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải có hiệu lực đến thời điểm ít nhất sau 30 ngày kể từ ngày bàn giao nhà cho bên mua, bên thuê mua nhà ở theo thỏa thuận của chủ đầu tư với bên mua, bên thuê mua nhà ở.
2. Hợp đồng bảo lãnh theo quy định tại Điều 56 Luật kinh doanh bất động sản được lập dưới một trong các hình thức cam kết bảo lãnh quy định tại khoản 12 Điều 3 và Điều 15 Thông tư này.
3. Ngoài các quy định tại khoản 1, 2 Điều này, các nội dung khác về việc bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
1. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các loại tài liệu chủ yếu sau:
a) Văn bản đề nghị bảo lãnh;
b) Tài liệu về khách hàng;
c) Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
d) Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
đ) Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
2. Căn cứ tình hình thực tế nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đặc điểm cụ thể của từng nhóm khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn cụ thể, công bố công khai về yêu cầu hồ sơ cần gửi tới để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét cấp bảo lãnh.
1. Để thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng ký thỏa thuận cấp bảo lãnh. Trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng thì bên bảo lãnh không bắt buộc phải ký thỏa thuận cấp bảo lãnh với bên bảo lãnh đối ứng.
2. Thỏa thuận cấp bảo lãnh phải có các nội dung sau:
a) Các quy định pháp luật áp dụng;
b) Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
c) Nghĩa vụ được bảo lãnh;
d) Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
đ) Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh;
e) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
g) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
h) Phí bảo lãnh;
i) Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ, thời hạn hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
k) Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận;
l) Giải quyết tranh chấp phát sinh.
3. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác trong thỏa thuận cấp bảo lãnh không trái với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật.
4. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
1. Cam kết bảo lãnh phải có các nội dung sau:
a) Các quy định pháp luật áp dụng;
b) Số hiệu, hình thức cam kết bảo lãnh;
c) Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
d) Ngày phát hành bảo lãnh, ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và/hoặc trường hợp bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh;
đ) Ngày hết hiệu lực và/hoặc trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh;
e) Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
g) Nghĩa vụ bảo lãnh;
h) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
i) Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
k) Cách thức để kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, cam kết bảo lãnh có thể có các nội dung khác phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh, phù hợp với quy định, tại Thông tư này và quy định của pháp luật.
3. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung cam kết bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh và tuân thủ quy định pháp luật.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ các nội dung của thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh tại Thông tư này để thiết kế, in ấn và ban hành mẫu cam kết bảo lãnh phù hợp với từng hình thức bảo lãnh, loại hình bảo lãnh áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về quy trình, trách nhiệm thực hiện việc thiết kế, in ấn, phát hành và sử dụng mẫu cam kết bảo lãnh đảm bảo an toàn, tuân thủ quy định pháp luật.
5. Đối với các cam kết bảo lãnh phát hành thông qua mạng thông tin liên lạc quốc tế giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo hình thức và quy trình phát hành cam kết bảo lãnh của mạng thông tin liên lạc quốc tế giữa các ngân hàng. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy trình giám sát, quản lý hoạt động phát hành bảo lãnh đối với các trường hợp này bảo đảm an toàn, hiệu quả.
1. Thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Việc ủy quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được lập bằng văn bản và phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với các bên có liên quan về việc áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ hoàn trả số tiền trả thay khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định nguyên tắc và điều kiện cụ thể của việc áp dụng từng biện pháp bảo đảm hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về nghiệp vụ bảo lãnh, giao dịch bảo đảm và theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng. Trong trường hợp bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận trên cơ sở mức phí bảo lãnh được bên được bảo lãnh chấp thuận.
2. Trường hợp thực hiện đồng bảo lãnh, trên cơ sở thỏa thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh và mức phí thu được của bên được bảo lãnh, các bên tham gia đồng bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh cho mỗi bên đồng bảo lãnh.
3. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả trên cơ sở nghĩa vụ liên đới tương ứng của mỗi khách hàng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp đồng tiền bảo lãnh là ngoại tệ, các bên thỏa thuận thu phí bảo lãnh bằng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán của bên bảo lãnh tại thời điểm thu phí hoặc tại thời điểm thông báo thu phí.
5. Các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh mức phí bảo lãnh.
1. Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh được xác định từ ngày phát hành cam kết bảo lãnh hoặc sau ngày phát hành cam kết bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên liên quan cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 23 của Thông tư này.
2. Thời hạn hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên thỏa thuận nhưng tối thiểu phải bằng thời hạn có hiệu lực của cam kết bảo lãnh.
3. Trường hợp ngày hết hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì ngày hết hiệu lực được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
4. Việc gia hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh do các bên thỏa thuận phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh.
1. Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh/bên xác nhận bảo lãnh thì bên được bảo lãnh và/hoặc bên có liên quan vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc thực hiện nghĩa vụ liên đới theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp một hoặc một số thành viên đồng bảo lãnh được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì các thành viên khác vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo cam kết bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
1. Để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh phải gửi văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh cho bên bảo lãnh. Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được coi là hợp lệ khi bên bảo lãnh nhận được trong thời gian làm việc của bên bảo lãnh và trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh. Trường hợp gửi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì ngày bên bảo lãnh nhận được yêu cầu là ngày ký nhận thư bảo đảm.
2. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
a) Trường hợp bảo lãnh ngân hàng (trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh):
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Trường hợp bảo lãnh đối ứng:
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, bên bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh gửi văn bản yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh đối ứng. Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng được coi là hợp lệ khi bên bảo lãnh đối ứng nhận được trong thời gian làm việc của bên bảo lãnh đối ứng và trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh đối ứng. Trường hợp gửi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì ngày bên bảo lãnh đối ứng nhận được yêu cầu là ngày ký nhận thư bảo đảm.
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh đối ứng nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Bên được bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đối ứng đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp bên bảo lãnh đối ứng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay và thông báo cho bên bảo lãnh đối ứng biết. Bên bảo lãnh đối ứng có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.
c) Trường hợp xác nhận bảo lãnh:
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, bên bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh gửi văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh cho bên xác nhận bảo lãnh. Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được coi là hợp lệ khi bên xác nhận bảo lãnh nhận được trong thời gian làm việc của bên xác nhận bảo lãnh và trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh. Trường hợp gửi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì ngày bên xác nhận bảo lãnh nhận được yêu cầu là ngày ký nhận thư bảo đảm.
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên xác nhận bảo lãnh nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên bảo lãnh và thông báo cho bên bảo lãnh biết. Bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này, đồng thời yêu cầu bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
3. Bên trả thay quyết định thời hạn cho vay bắt buộc, kỳ hạn trả nợ, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh. Mức lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay do các bên thỏa thuận trong thỏa thuận cấp bảo lãnh nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay thông thường đang áp dụng đối với khoản vay có thời hạn tương ứng tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
4. Trường hợp từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên từ chối phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối.
5. Trường hợp trả thay bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán cho vay bắt buộc bằng loại ngoại tệ đã trả thay.
1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì cam kết bảo lãnh chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh thì cam kết bảo lãnh không chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì cam kết bảo lãnh chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh thì cam kết bảo lãnh không chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trong trường hợp cam kết bảo lãnh không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên được bảo lãnh đối với mình.
Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh chấm dứt.
2. Nghĩa vụ bảo lãnh đã được thực hiện theo đúng cam kết bảo lãnh.
3. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
4. Cam kết bảo lãnh đã hết hiệu lực.
5. Bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh.
6. Theo thỏa thuận của các bên.
7. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 22.
8. Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
1. Nguyên tắc, điều kiện, quy trình tổ chức thực hiện đồng bảo lãnh được thực hiện theo quy định tại Thông tư này, quy định của Ngân hàng Nhà nước về cấp tín dụng hợp vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng và quy định pháp luật có liên quan.
2. Các bên tham gia đồng bảo lãnh cùng chịu trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu mối phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì các bên tham gia có trách nhiệm hoàn trả cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu mối số tiền tương ứng theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thỏa thuận.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên đới quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
1. Căn cứ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về nghiệp vụ bảo lãnh đối với tổ chức, cá nhân là người cư trú và tổ chức là người không cư trú phù hợp với quy định về cấp tín dụng, trong đó phải phân định giữa khâu thẩm định và xét duyệt cấp bảo lãnh.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi 01 (một) bản quy định nội bộ nghiệp vụ bảo lãnh về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ khi ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung.
1. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh.
2. Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh thực hiện xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho bên được bảo lãnh.
3. Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh tài sản bảo đảm (nếu có).
4. Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh (nếu cần).
5. Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
6. Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt.
7. Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh, hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.
8. Yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
9. Hạch toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh ngân hàng) hoặc bên bảo lãnh đối ứng (trong trường hợp bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng) ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.
10. Yêu cầu thành viên đồng bảo lãnh khác hoàn trả số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp thành viên làm đầu mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng bảo lãnh.
11. Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
12. Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.
13. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
14. Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng.
2. Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh.
3. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản đảm bảo (nếu có).
4. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần).
5. Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
6. Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất.
7. Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.
8. Hạch toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh, yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh theo cam kết.
9. Xử lý tài sản bảo đảm của bên được bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
10. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
11. Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.
12. Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Chấp thuận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh.
2. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).
3. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần).
4. Thỏa thuận với bên được bảo lãnh và/hoặc khách hàng về nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, trình tự, thủ tục hoàn trả đối với nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh mà bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh.
5. Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất.
6. Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
7. Hạch toán ghi nợ cho bên bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, yêu cầu bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.
8. Xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
9. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
10. Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật,
11. Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh hoặc bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.
12. Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến thẩm quyền phát hành cam kết bảo lãnh cho các bên có liên quan; thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhận được yêu cầu phù hợp với quy định tại cam kết bảo lãnh.
2. Thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 21 Thông tư này.
3. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bên bảo đảm khi thanh lý thỏa thuận cấp bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.
4. Chậm nhất sau 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại của bên nhận bảo lãnh về lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, phải có văn bản trả lời bên khiếu nại.
5. Thực hiện lưu giữ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
6. Hướng dẫn đối với bên nhận bảo lãnh việc kiểm tra và xác nhận tính xác thực của cam kết bảo lãnh được phát hành.
7. Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Bên được bảo lãnh có các quyền sau đây:
a) Từ chối các yêu cầu của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh không đúng với các thỏa thuận trong thỏa thuận cấp bảo lãnh hoặc cam kết bảo lãnh;
b) Đề nghị bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết;
c) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
d) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật khi các bên liên quan thực hiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ bảo lãnh của các bên đối với khoản bảo lãnh;
đ) Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;
e) Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Bên được bảo lãnh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến khoản bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;
b) Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết và các thỏa thuận quy định tại thỏa thuận cấp bảo lãnh;
c) Hoàn trả cho bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng số tiền bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận cấp bảo lãnh hoặc cam kết giữa các bên và các chi phí phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
d) Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng về quá trình thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh. Có nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng;
đ) Phối hợp với bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm (nếu có);
e) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Quyền của bên nhận bảo lãnh:
a) Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
b) Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh;
c) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
d) Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;
đ) Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật;
e) Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh;
g) Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh
a) Thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ trong các hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh, đảm bảo phù hợp với nội dung cam kết bảo lãnh;
b) Thông báo kịp thời cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan dấu hiệu vi phạm, hành vi vi phạm của bên được bảo lãnh;
c) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện hạch toán kế toán, theo dõi tất cả các khoản bảo lãnh phát sinh theo quy định.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện báo cáo tình hình thực hiện bảo lãnh theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.
1. Trách nhiệm của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế:
a) Đầu mối tiếp nhận văn bản quy định nội bộ về nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Điều 26 Thông tư này; theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Đầu mối tổng hợp, công bố danh sách ngân hàng thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật kinh doanh bất động sản 2014 là ngân hàng có đủ điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Thông tư này trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
c) Đầu mối xử lý các vướng mắc phát sinh liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh.
2. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và xử lý các vi phạm phát sinh theo thẩm quyền;
b) Phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế công bố danh sách ngân hàng thương mại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Vụ Tài chính - kế toán có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện chế độ hạch toán kế toán đối với các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định tại Thông tư này.
4. Vụ Quản lý ngoại hối có trách nhiệm hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc chấp hành Thông tư này theo thẩm quyền.
Các thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh ký kết và có hiệu lực trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận, cam kết đã ký cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt. Việc sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh nêu trên chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/8/2015
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
THE STATE BANK OF VIETNAM |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 07/2015/TT-NHNN |
Hanoi, June 25, 2015 |
STIPULATING THE BANK GUARANTEE
Pursuant to the Civil Code No. 33/2005/QH11 dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Ordinance No. 28/2005/PL-UBTVQH11 dated December 13, 2005 on foreign exchange;
Pursuant to the Ordinance No. 06/2013/UBTVQH13 of the Standing Committee of the National Assembly dated March 18, 2013 on amendment and supplement to the Ordinance on Foreign Exchange;
Pursuant to the Government's Decree No. 156/2013/NĐ-CP dated November 11, 2013 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
After considering the request of the Director of the Department of Credits for Economies,
The Governor of the State Bank of Vietnam hereby promulgates the Circular on stipulating the bank guarantee.
Article 1. Scope of application
This Circular provides for practices of the bank guarantee relationship between credit institutions or foreign bank branches and customers.
Article 2. Applicable entities
1. Credit institutions including commercial banks, cooperative banks and finance companies (except specialized finance companies).
2. Foreign bank branches.
3. Organizations (including foreign credit institutions, if they enter into co-guarantee, counter-guarantee and guarantee confirmation arrangements), and individuals engaged in guarantee transactions.
Article 3. Interpretation of terms
Terms used herein shall be construed as follows:
1. Bank guarantee refers to a type of credit whereby the guarantor undertakes to act on behalf of the obligor to fulfill their financial obligations to the obligee in the event the obligor fails to fulfill or insufficiently fulfill their agreed-upon obligations to the obligee; the obligor must take on their debt obligations and repay the guarantor.
2. Counter guarantee refers to a type of bank guarantee under which the counter-guarantee issuing party agrees to fulfill the financial obligation to the guarantor in the event that the guarantor is called upon to fulfill the financial obligation on behalf of the obligor being the customer of the counter-guarantee issuing party; the obligor must take on their debt obligations and repay the counter-guarantee issuing party.
3. Guarantee confirmation refers to a type of bank guarantee under which the party issuing the bank guarantee confirmation makes a contractual agreement with the obligee to ensure that the guarantor would perform their obligations to the obligee. The party issuing the bank guarantee confirmation shall act on behalf of the guarantor to fulfill their financial obligations in case of the guarantor's nonperformance or insufficient performance; the guarantor must take on their debt obligations and repay the party issuing the bank guarantee confirmation. Meanwhile, the obligor must take on their debt obligations and make repayment to the guarantor.
4. Co-guarantee refers to a loan syndication under which more than 02 (two) credit institutions or foreign bank branches collaborate in giving the bank guarantee; or a credit institution, foreign bank branch and credit institution collaborate in doing so.
5. Guarantor refers to a credit institution or foreign bank branch giving the bank guarantee to the obligor. If the bank guarantee is taking the form of a co-guarantee, counter guarantee or guarantee confirmation, the guarantor shall include a foreign credit institution.
6. Obligor includes a credit institution, foreign bank branch or foreign credit institution, or the individual whom the guarantor or the counter-guarantee issuing party issues the guarantee.
7. Obligee includes a credit institution, foreign bank branch or foreign credit institution, or the individual who is the beneficiary of the bank guarantee issued by the guarantor or the guarantee-confirmation issuing party.
8. Counter-guarantee issuing party refers to a credit institution, foreign bank branch or foreign credit institution giving counter guarantees to the guarantor.
9. Guarantee confirming party refers to a credit institution, foreign bank branch or foreign credit institution giving the guarantee confirmation to the guarantor.
10. Customer refers to a credit institution, foreign bank branch or foreign credit institution, or an individual in accordance with the following provisions:
a) Under the bank guarantee (exclusive of the counter guarantee and guarantee confirmation), customer of the guarantor is termed the obligor;
b) Under the counter guarantee, customer of the guarantor is termed the counter-guarantee issuing party while customer of the counter-guarantee issuing party is termed the obligor;
c) Under the guarantee confirmation, customer of the guarantor is termed the obligor while customer of the guarantee-confirmation issuing party is termed the guarantor.
11. Guarantee issuance agreement refers to the written agreement between the guarantor or the counter-guarantee issuing party or the guarantee-confirmation issuing party and customers as well as other related parties (if applicable) to issue the bank guarantee, counter guarantee and guarantee confirmation to customers.
12. Guarantee commitment refers to the written document issued by the guarantor or the counter-guarantee issuing party or the guarantee-confirmation issuing party which takes one of the following forms:
a) Letter of guarantee refers to the written commitment between the guarantor and the obligee to the guarantor's fulfilling the financial obligation on behalf of the obligor in the event the obligor fails to fulfill or insufficiently fulfill agreed-upon obligations to the obligee.
Under the counter guarantee or the guarantee confirmation, the letter of guarantee shall include the written commitment of the counter-guarantee issuing party to the guarantee, or of the guarantee-confirmation issuing party to the obligee;
b) Guarantee contract refers to the written commitment between the guarantor and the obligee and other related parties (if applicable) to the guarantee’s fulfilling the financial obligation on behalf of the obligor in the event the obligor fails to fulfill or insufficiently fulfill agreed-upon obligations to the obligee.
Under the counter guarantee or guarantee confirmation, the guarantee contract shall be composed of the written committee between the counter-guarantee issuing party and other related parties (if applicable), or between the guarantee-confirmation issuing party and the obligee as well as other related parties (if applicable).
Article 4. Regulations on foreign exchange management in a guarantee transaction
1. Issuance of foreign currency guarantees by credit institutions, foreign bank branches must be relevant to the scope of foreign exchange operations on the domestic and overseas market where each type of credit institution or foreign bank branch is operating.
2. Credit institutions, foreign bank branches shall only be allowed to issue organizations or individuals with foreign currency guarantees given to legal foreign-currency financial obligations in accordance with applicable regulations.
Article 5. Circumstances under which guarantees are not given, restricted and credit limits are determined
When giving guarantees, credit institutions or foreign bank branches must comply with regulations laid down in the Law on Credit Institutions and instructions of the State Bank on circumstances under which guarantees are not given, restricted and credit limits are determined.
Article 6. Determination of the balance of guarantee given to customers
The balance of guarantee given to one customer, or one customer and the related person shall include the balance arising from the issuance of guarantee commitment, counter-guarantee commitment and guarantee-confirmation commitment to such entity.
All documents used in guarantee transactions, including the guarantee issuance agreement, guarantee commitment, should be written in Vietnamese. In respect of the guarantee with foreign elements, related parties are all agreed on use of foreign languages. Where documents are written in foreign languages, they must be translated into Vietnamese and certified by the legal representative of credit institutions or foreign bank branches, enclosing the original copy of documents written in foreign languages upon request of competent authorities.
Article 8. Applied commercial terms and selected dispute resolution
1. Parties involved in a bank guarantee, counter guarantee, guarantee confirmation, or co-guarantee, shall be agreed about applied commercial terms under the provisions of Clause 4 Article 3 of the Law on Credit Institutions.
2. Resolution of a dispute arising from a guarantee transaction shall be governed under the agreement between parties in compliance with legal regulations. As regards the guarantee with foreign elements, contracting parties shall enter into an agreement on applicable laws and dispute-resolving authority (including courts or out-of-country trade arbitration) to resolve any dispute concerning a guarantee transaction in accordance with Vietnam's legislation.
The guarantor can give a partial or full guarantee to fulfill the financial obligation to the obligee in favor of the obligor.
Article 10. Requirements imposed on customers
Credit institutions, or foreign bank branches, shall consider and decide issuance of the guarantee, counter guarantee or guarantee confirmation to customers as long as customers meet the following requirements:
1. Have the full capacity to have civil rights or the full capacity to act on those civil rights in accordance with laws.
2. Guaranteed financial obligations must be legal.
3. Obtain the assessment which proves that they have capability of repaying sums that credit institutions or foreign bank branches giving guarantees have paid to fulfill the financial obligations in favor of them.
Article 11. Guarantee provided for non-residential customers
1. Credit institutions, or foreign bank branches, shall be permitted to give guarantees to non-residential organizations provided that the following requirements are met:
a) Customers are enterprises established and operated overseas with contributed capital obtained from Vietnamese enterprises in the form of investments in accordance with Point a, c Clause 1 Article 52 of the Law on Investment 2014, or in the form of other foreign investments in accordance with the host country’s laws;
b) Customers must give an amount as a security deposit in proportion to 100% of the guarantee value;
c) The obligee must be residential individuals.
2. If customers are foreign credit institutions, regulations laid down in this Article shall not be applied.
3. When giving guarantees to non-residential organizations, credit institutions or foreign bank branches must comply with the following regulations:
a) Obtain the license for basic foreign exchange operations conducted in the domestic market (applicable to guarantees given to non-residential entities in Vietnam) and basic foreign exchange operations conducted in international markets (applicable to guarantees given to non-residential entities in overseas countries) from the State Bank;
b) Comply with regulations laid down in Article 126, 127, 128 and 130 of the Law on Credit Institutions as well as instructions on implementation of these regulations adopted by the State Bank on the date of fulfilling guarantee obligations to customers;
c) Set the process for assessing and managing credit risks which include risks to guarantees given to non-residential individuals;
d) In respect of foreign bank branches, comply with regulations laid down in Clause 4 of this Article.
4. Foreign bank branches shall not be allowed to give foreign-currency guarantees to overseas non-residential organizations, except for the following circumstances:
a) Guarantees are given to the obligor in Vietnam on the basis of counter guarantees issued by out-of-country credit institutions;
b) The confirmation proves that guarantee obligations of credit institutions in overseas countries to the obligor in Vietnam are secured.
5. Apart from regulations laid down in this Article, other matters relating to guarantees given to non-residential individuals must be governed under the provisions of this Circular.
Article 12. Guarantees for sale and hire-purchase of future-acquired houses
1. When giving a bank guarantee to the owner of real estate projects developed for the purpose of sale or hire-purchase of future-acquired houses under the provisions of Article 56 of the Law on Real Estate Business, commercial banks must comply with the following regulations:
a) Future-acquired houses must conform to sale or hire-purchase requirements in accordance with regulations laid down in Article 55 of the Law on Real Estate Business;
b) In the contract for sale, purchase or hire-purchase of houses signed between the project owner and purchaser or hire-purchaser, it is agreed that the project owner would indemnify the purchaser or hire-purchaser if the project owner is in breach of their obligations to hand over houses on the right schedule as agreed upon with the purchaser or hire-purchaser;
c) Commercial banks shall assess the project owner's capability of completing the project on the agreed-upon schedule and using down payment sums and others paid by the purchaser or the hire-purchaser to the project owner to serve the right purpose;
d) Commercial banks are permitted by the State Bank to carry out their bank guarantee operations in the license for establishment and operation, or the document stating any amendment or modification to this license;
dd) The guarantee agreement with the project owner, or the guarantee commitment, must conform to regulations laid down in Clause 2, 3 Article 56 of the Law on Real Estate Business adopted in 2014;
e) The commitment to giving guarantees for sale or hire-purchase of future-acquired houses should remain valid at least 30 days after the date of houses being handed over to the purchaser or the hire-purchaser as agreed upon between the project owner and the purchaser or the hire-purchaser.
2. The guarantee contract under the provisions of Article 56 of the Law on Real Estate Business shall be established in the form of a guarantee commitment in accordance with Clause 12 Article 3 and Article 15 hereof.
3. Apart from regulations laid down in Clause 1, 2 of this Article, other matters relating to guarantees for sale and hire-purchase of future-acquired houses must be governed under the provisions of this Circular.
Article 13. Application for issuance of guarantees
1. Application for issuance of guarantees shall be composed of the main documents as follows:
a) Written request for guarantee;
b) Materials related to customers;
c) Materials on guaranteed obligations;
d) Materials on security (if any);
dd) Materials related to other parties (if any).
2. Based on the current status of guarantee transactions performed by credit institutions, foreign bank branches, and the specific characteristics of each customer group, credit institutions, or foreign bank branches, shall provide specific guidance and public disclosure pertaining to required documentation submitted to credit institutions or foreign bank branches for their consideration to extend credits.
1. In order to enter into the guarantee relationship, credit institutions or foreign bank branches and customers must sign the guarantee agreement. In terms of the guarantee given in the form of a counter guarantee, the guarantor shall not be obliged to sign the guarantee agreement with the counter-guarantee issuing party.
2. The guarantee commitment must include the following contents:
a) Applicable regulations;
b) Information about parties in the guarantee relationship;
c) Guarantee obligations;
d) Guarantee sum and currency;
dd) Form of guarantee commitment issuance;
e) Conditions for fulfillment of guarantee obligations;
g) Rights and obligations of parties;
h) Guarantee-issuing fee;
i) Agreement on compulsorily owing debts repaid by other parties, applicable interest rate imposed on the sum paid in favor of other party, debt repayment obligations and duration, once guarantee obligations are required to be fulfilled;
k) Serial numbers, signature date and validity of the agreement;
l) Dispute settlement.
3. Apart from matters stipulated in Clause 2 of this Article, parties shall be entitled to agree on other matters in the guarantee agreement unless this is in breach of regulations laid down in this Circular and legal regulations.
4. Any modification or annulment of agreed matters shall be approved or decided in compliance with legal regulations.
Article 15. Guarantee commitment
1. The guarantee commitment must include the following contents:
a) Applicable regulations;
b) Serial numbers and guarantee commitment form;
c) Information about parties in the guarantee relationship;
d) Date of guarantee issuance, guarantee validity commencement and/or cases in which the guarantee validity begins;
dd) Date of validity termination and/or cases in which the guarantee validity is terminated;
e) Guarantee sum and currency;
g) Guarantee obligations;
h) Conditions for fulfillment of guarantee obligations;
i) Application for fulfillment of guarantee obligations;
k) Approaches to checking the authenticity of the guarantee commitment.
2. Apart from matters stipulated in Clause 1 of this Article, the guarantee commitment may include other matters relevant to the guarantee commitment, and in compliance with regulations laid down in this Circular and applicable laws.
3. Any modification or annulment of agreed-upon matters shall be approved in compliance with the guarantee agreement and applicable laws.
4. Credit institutions, or foreign bank branches, shall take into account matters agreed upon in the guarantee agreement or guarantee commitment stipulated in this Circular to design, print and issue the guarantee commitment template in response to the guarantee form and category which are consistently applied to the entire system of these credit institutions or foreign bank branches. Credit institutions, or foreign bank branches, must issue internal regulations on the process, responsibility for such design, printing, issuance and use of the guarantee commitment template in order to ensure the safety and compliance with legal regulations.
5. Guarantee commitments issued through the international inter-bank communication network, credit institutions or foreign bank branches, shall take the form and follow the process of the guarantee commitment issuance accepted by the international inter-bank communication network. Credit institutions, or foreign bank branches, must issue the procedures for monitoring or administration of guarantee issuance operations to be applied in this circumstance in order to ensure the safety and efficiency.
Article 16. Authority to sign the guarantee agreement or the guarantee commitment
1. The guarantee agreement, or the guarantee commitment, should be signed by legal representatives or authorized individuals of credit institutions or foreign bank branches.
2. The delegation of authority to sign the guarantee agreement, or the guarantee commitment, must be documented and relevant to legal regulations.
Article 17. Customer performance guarantee
1. Credit institutions, or foreign bank branches, shall agree with related parties on whether a guarantee for obligations to repay the sum paid in favor of other party is needed if they are required to fulfill their guarantee obligations.
2. Credit institutions, or foreign bank branches, shall stipulate the specific principles and conditions under which each guarantee method is applied or not in compliance with legal regulations on guarantee relationships, guarantee transactions, and in accordance with the internal regulations adopted by these credit institutions or foreign bank branches.
Article 18. Guarantee-issuing fee
1. Credit institutions, or foreign bank branches, shall agree on the guarantee-issuing fee amount paid to customers. In case of a counter guarantee or guarantee confirmation, the guarantee-issuing fee amount shall be agreed upon by parties on the basis of the guarantee-issuing fee amount approved by the obligor.
2. In respect of the co-guarantee, on the basis of agreement on the co-guarantee contribution ratio and fee amounts collected from the obligor, parties involved in the co-guarantee shall agree on the guarantee-issuing fee paid to each party.
3. If credit institutions, or foreign bank branches, issue their guarantee for a joint obligation, they are required to agree with each customer about the fee amount paid on the basis of the equivalent joint obligation of each customer, unless otherwise agreed upon by parties.
4. If the guarantee currency is foreign one, parties shall agree on collecting the guarantee-issuing fee by accepting that foreign currency or converting that foreign currency into Vietnam at the sell rate defined on the fee collection or fee collection notification date.
5. Parties can agree on any adjustment made to the guarantee-issuing fee.
Article 19. Validity period of the guarantee commitment or agreement
1. The validity period of the guarantee commitment shall last from the date of issuance of the guarantee commitment, or from any date after the date of issuance of the guarantee commitment as agreed upon between contracting parties to the date on which the validity of guarantee obligations is terminated under the provisions of Article 23 hereof.
2. The validity period of the guarantee agreement shall be agreed upon by parties but equal at least the validity period of the guarantee commitment.
3. If the expiry date of the guarantee commitment or agreement expires correspond to days-off or national holidays, it shall be shifted to the consecutive working day.
4. The extension of the validity period of the guarantee commitment shall be agreed upon by parties in conformity with the guarantee commitment.
Article 20. Exemption from liability for guarantee obligations
1. Where the obligee exempts the guarantor/ guarantee confirmation issuing party from liability to fulfill guarantee obligations, the obligee and/or related parties are still required to fulfill the obligations agreed upon with the obligee, unless otherwise agreed upon by parties, or to fulfill joint obligations in accordance with laws.
2. If one or several co-guarantee issuer(s) are exempted from liability to fulfill their guarantee obligations, other parties are required to continue to fulfill their agreed-upon obligations, unless otherwise agreed upon by parties.
Article 21. Fulfillment of guarantee obligations
1. In order to request fulfillment of guarantee obligations, the obligee must send a written request for fulfillment of guarantee obligations, enclosing required documentation stipulated in the guarantee commitment, to the guarantor. The written request for fulfillment of guarantee obligations shall be deemed valid only if it is received within the guarantor’s working periods and within the validity period of the guarantee commitment. If the written request for fulfillment of guarantee obligations is sent in the form of a registered mail through the public postal network, the date on which the guarantor receives this written request is the date on which the receipt of that registered mail is confirmed.
2. Fulfillment of guarantee obligations:
a) With regard to the bank guarantee (except for the counter guarantee or guarantee confirmation):
Not later than 5 working days from the date on which the guarantor has received the valid request for fulfillment of guarantee obligations as stipulated in Clause 1 of this Article, the guarantor shall be responsible for correctly and sufficiently fulfilling agreed-upon guarantee obligations to the obligee, and concurrently debit a sum paid in favor of the obligor to the mandatory lending account as well as notify the obligor of this. The obligor shall be obliged to reimburse a full sum paid by the guarantor on their behalf and an interest amount under the provisions of Clause 3 of this Article.
b) With regard to the counter guarantee:
Not later than 5 working days from the date on which the guarantor has received the valid request for fulfillment of guarantee obligations as stipulated in Clause 1 of this Article, the guarantor shall be responsible for correctly and sufficiently fulfilling agreed-upon guarantee obligations to the obligee.
After fulfillment of guarantee obligations, the guarantor shall request in writing the counter-guarantee issuing party to fulfill their agreed-upon guarantee obligations, enclosing documentation stipulated in the counter-guarantee agreement. The request for fulfillment of counter-guarantee obligations shall be deemed legitimate only if the counter-guarantee issuing party receives it within their working period and the validity period of the counter-guarantee commitment. If the request for fulfillment of counter-guarantee obligations is sent in the form of a registered mail through the public postal network, the date on which the counter-guarantee issuing party has received this request shall correspond to the date on which receipt of the registered mail is confirmed.
Not later than 5 working days from the date on which the counter-guarantee issuing party has received the request for fulfillment of guarantee obligations, the counter-guarantee issuing party shall be responsible for correctly and sufficiently fulfilling agreed-upon guarantee obligations to the guarantor, and concurrently debit a sum paid in favor of the obligor to the mandatory lending account as well as notify the obligor of this. The obligor shall be obliged to reimburse a full sum paid by the counter-guarantee issuing party on their behalf and pay an interest amount under the provisions of Clause 3 of this Article.
If the counter-guarantee issuing party fails to sufficiently fulfill agreed-upon guarantee obligations to the guarantor, the guarantor shall debit a sum paid on their behalf to the mandatory lending account and notify the counter-guarantee issuing party of this. The counter-guarantee issuing party shall be responsible for reimbursing a full sum paid by the guarantor on their behalf and pay an interest amount under the provisions of Clause 3 of this Article.
c) With regard to the guarantee confirmation:
Not later than 5 working days from the date on which the guarantor has received the valid request for fulfillment of guarantee obligations as stipulated in Clause 1 of this Article, the guarantor shall be responsible for correctly and sufficiently fulfilling agreed-upon guarantee obligations to the obligee, and concurrently debit a sum paid in favor of the obligor to the mandatory lending account as well as notify the obligor of this. The obligor shall be obliged to reimburse a full sum paid by the guarantor on their behalf and pay an interest amount under the provisions of Clause 3 of this Article.
If the guarantor fail to fulfill or insufficiently fulfill agreed-upon obligations to the obligee, the obligee shall send the written request for fulfillment of guarantee obligations, enclosing documentation agreed upon in the guarantee commitment, to the guarantee-confirmation issuing party. The request for fulfillment of guarantee obligations shall be deemed legitimate only if the guarantee-confirmation issuing party receives it within their working period and the validity period of the guarantee commitment. If the request for fulfillment of counter-guarantee obligations is sent in the form of a registered mail through the public postal network, the date on which the guarantee-confirmation issuing party has received this request shall correspond to the date on which receipt of the registered mail is confirmed.
Not later than 5 working days from the date on which the guarantee-confirmation issuing party has received the request for fulfillment of guarantee obligations, the guarantee-confirmation issuing party shall be responsible for correctly and sufficiently fulfilling agreed-upon guarantee obligations to the obligee, and concurrently debit a sum paid in favor of the guarantor to the mandatory lending account as well as notify the guarantor of this. The guarantor shall be obliged to reimburse a full sum paid by the guarantee-confirmation issuing party on their behalf and pay an interest amount under the provisions of Clause 3 of this Article, concurrently request the obligor to take on their debt obligations and repay debts to the guarantor.
3. The party making payment in favor of other party shall decide mandatory lending tenor, debt repayment due date and applicable interest rate on the sum paid by other party as agreed upon in the guarantee commitment. The applicable interest rate imposed on the sum paid by other party shall be agreed upon by parties in the guarantee agreement but restricted to less than 150% of the common loan interest rate imposed on loans with the equivalent loan tenor extended by such credit institutions or foreign bank branches.
4. In case of refusal to fulfill guarantee obligations, not later than 5 working days from receipt of the request for fulfillment of guarantee obligations, the refusing party must send a written response in which the reasons for such refusal must be clearly stated.
5. In case the sum is paid by other party in foreign currency, credit institutions or foreign bank branches shall debit that foreign-currency sum to the mandatory lending account.
Article 22. Relationship between the guarantee commitment and the contract under which contractual obligations are guaranteed
1. If the contract under which contractual obligations are guaranteed is void but parties have not executed the contract yet, the guarantee commitment shall be terminated; if a part or the whole of the contract under which contractual obligations are guaranteed has been executed, the guarantee commitment shall not be terminated, unless otherwise agreed.
2. If the contract under which contractual obligations are guaranteed is abolished or unilaterally terminated but parties have not executed the contract yet, the guarantee commitment shall be terminated; if a part or the whole of the contract under which contractual obligations are guaranteed has been executed, the guarantee commitment shall not be terminated, unless otherwise agreed.
3. In case the guarantee commitment is not terminated under the provisions of Clause 1, 2 of this Article, the obligee shall be entitled to request the guarantor to fulfill their financial obligations to discharge the reimbursement obligations of the obligor.
Article 23. Termination of guarantee obligations
Guarantee obligations shall be terminated under the following circumstances:
1. The obligor’s obligations are discharged.
2. The guarantee obligations have been fulfilled in accordance with the guarantee commitment.
3. The guarantee is cancelled or replaced by other guarantee measures.
4. The guarantee commitment has ended its validity.
5. The obligee has been exempted fro liability to fulfill guarantee obligations to the guarantor.
6. Parties agree to do this.
7. In accordance with regulations laid down in Clause 1 and 2 of Article 22.
8. Guarantee obligations shall be terminated under other circumstances in accordance with legal regulations.
1. Co-guarantee principles, requirements or procedures shall be governed under the provisions of this Circular, the State Bank’s regulations on syndicated loans of credit institutions or foreign bank branches extended to customers and relevant legal regulations.
2. Co-guarantee parties shall assume joint responsibility to fulfill guarantee obligations unless otherwise agreed. Where central credit institutions or foreign bank branches are required to fulfill guarantee obligations, involved parties shall be responsible for paying these credit institutions or foreign bank branches a sum equivalent to the agreed-upon co-guarantee contribution ratio.
Article 25. Guarantee for a joint obligation
Credit institutions or foreign bank branches, when issuing their guarantees for joint obligations, must be governed under the terms and conditions of the joint contract under which parties are bound to their contractual rights and obligations.
Article 26. Internal regulations of credit institutions or foreign bank branches on guarantees
1. Based on regulations laid down in this Circular and other relevant laws, credit institutions or foreign bank branches shall be obliged to adopt internal regulations on giving guarantees to residential organizations or individuals, and non-residential organizations in compliance with applicable credit regulations in which the guarantee-issuing assessment and approval consideration should be defined.
2. Credit institutions or foreign bank branches shall send 01 (one) copy of these internal regulations on guarantee-related practices to the State Bank (Department of credit for economies) not later than 5 working days from the issuance, amendment or revision date.
Article 27. Rights of the guarantor
1. Accept or refuse the request for guarantee issuance.
2. Request the guarantee-confirmation issuing party to provide their guarantee confirmation for the obligor.
3. Request the obligor or the counter-guarantee issuing party and other relevant party to provide materials or information about the assessment to issue guarantees for collateral (if any).
4. Request the obligor or the counter-guarantee issuing party to take proper measures to secure their guarantee obligations (if any).
5. Examine and control the financial health of customers within the validity period of the guarantee.
6. Collect and adjust the guarantee-issuing fee; impose or adjust the interest rate or break fee rate.
7. Refuse to fulfill guarantee obligations when the guarantee commitment expires, or documentation submitted to request fulfillment of guarantee obligations fail to meet requirements stipulated in the guarantee commitment, or it is established that submitted documents are not genuine.
8. Request the counter-guarantee issuing party to fulfill their agreed-upon obligations.
9. Record a debit to the account of the obligee (applicable to the bank guarantee) or the counter-guarantee issuing party (applicable to the guarantee given on the basis of the counter guarantee) immediately after guarantee obligations have been fulfilled; request the obligor or the counter-guarantee issuing party to reimburse a stipulated sum paid by the guarantor.
10. Request other co-guarantee issuing parties to reimburse a sum paid in favor of the obligor in case the central party fulfills their guarantee obligations in the co-guarantee relationship.
11. Treat collateral under the agreement and legal regulations.
12. Transfer their rights and obligations to other credit institutions or foreign bank branches under the agreement between involved parties in compliance with legal regulations.
13. File a lawsuit in accordance with laws if the obligor or the counter-guarantee issuing party is in breach of their agreed-upon obligations.
14. Exercise other rights under the agreement between parties in conformity with legal regulations.
Article 28. Rights of the counter-guarantee issuing party
1. Accept or refuse the request for counter-guarantee issuance.
2. Request the guarantor to issue the guarantee for their customer’s obligations to the obligor.
3. Request customers to provide materials or information about the assessment to issue counter guarantees and the assessment of collateral (if any).
4. Request customers to take necessary measures to ensure that their guarantee obligations are fulfilled (when appropriate).
5. Examine and control the financial health of customers within the validity period of the guarantee.
6. Collect and adjust the guarantee-issuing fee; impose or adjust the interest rate.
7. Refuse to fulfill counter-guarantee obligations when the guarantee commitment expires, or documentation submitted to request payments fail to meet requirements stipulated in the guarantee commitment, or it is established that submitted documents are not genuine.
8. Record a debit to the account of the obligor immediately after counter-guarantee obligations to the guarantor have been fulfilled, and request the obligor to reimburse the sum paid by the counter-guarantee issuing party to fulfill their counter-guarantee obligations on behalf of the guarantor as agreed upon in the counter-guarantee commitment.
9. Treat collateral put up by the obligor under the agreement and legal regulations.
10. File a lawsuit in accordance with laws if the obligor or the guarantor is in breach of their agreed-upon obligations.
11. Transfer their rights and obligations to other credit institutions or foreign bank branches under the agreement between involved parties in compliance with legal regulations.
12. Exercise other rights under the agreement between parties in conformity with legal regulations.
Article 29. Rights of the guarantee-confirmation issuing party
1. Accept or refuse the request for guarantee confirmation issuance.
2. Request customers to provide materials or information about the guarantee assessment and the evaluation of collateral (when applicable).
3. Request customers to take necessary measures to ensure that their guarantee obligations are fulfilled (when appropriate).
4. Agree with the obligor and/or customers about guarantee confirmation obligations, processes and procedures for reimbursement made by the guarantee confirmation issuing party to fulfill their obligations to the obligee.
5. Collect and adjust the guarantee-issuing fee; impose or adjust the interest rate.
6. Examine and control the financial health of customers within the validity period of the guarantee.
7. Record a debit to the account of the guarantor immediately after guarantee-confirmation obligations have been fulfilled, and request the guarantor to reimburse the sum paid by the guarantee-confirmation issuing party in favor of the guarantor as agreed upon in the commitment.
8. Treat collateral put up by the guarantor or the obligor under the agreement and legal regulations.
9. File a lawsuit in accordance with laws if the guarantor is in breach of their agreed-upon obligations.
10. Transfer their rights and obligations to other credit institutions or foreign bank branches under the agreement between involved parties in compliance with legal regulations.
11. Refuse to fulfill guarantee obligations when the guarantee commitment expires, or documentation submitted to request payments fail to meet requirements stipulated in the guarantee commitment, or it is established that submitted documents are not genuine.
12. Exercise other rights under the agreement between parties in conformity with legal regulations.
Article 30. Obligations of the guarantor, the counter-guarantee issuing party and the guarantee-confirmation issuing party
1. Assume their responsibility to provide information or materials on authority to issue the guarantee commitment to involved parties; fulfill their guarantee obligations upon request in compliance with regulations laid down in the guarantee commitment.
2. Fulfill guarantee obligations in a correct and sufficient manner as prescribed in Article 21 hereof.
3. Reimburse a full amount of collateral (if any) and other related materials to the guarantor when discharging agreed-upon guarantee obligations, unless otherwise agreed.
4. Not later than 10 (ten) working days from receipt of written complaints from the obligor on the reasons for refusal to fulfill guarantee obligations, send a written response to the petitioner.
5. Store guarantee applications in accordance with legal regulations.
6. Provide guidance for the obligor to check and confirm the authenticity of the issued guarantee commitment.
7. Fulfill other obligations under the agreement between parties in conformity with legal regulations.
Article 31. Rights and obligations of the obligor
1. The obligor shall exercise the following rights:
a) Refuse requests of the guarantor, the counter-guarantee issuing party and the guarantee-confirmation issuing party which are in breach of terms and conditions set in the guarantee agreement or commitment;
b) Request the guarantor, the counter-guarantee issuing party to obey their agreed-upon obligations or liabilities;
c) File a lawsuit in accordance with laws if the guarantor or the counter-guarantee issuing party is in breach of their agreed-upon obligations;
d) Exercise their rights or fulfill their obligations in accordance with laws when involved parties transfer their guarantee rights and obligations to guarantee items;
dd) Check the authenticity of the guarantee commitment;
e) Exercise other rights under the agreement between parties in conformity with legal regulations.
2. The obligor shall fulfill the following obligations:
a) Provide correct, sufficient and genuine information or materials on guarantee items and assume legal liabilities for the accuracy, authenticity and sufficiency of provided information or materials;
b) Fulfill agreed-upon obligations or liabilities and adhere to terms and conditions stipulated in the guarantee agreement in a sufficient and timely manner;
c) Repay the guarantor, the counter-guarantee issuing party a sum paid by these entities to fulfill their obligations stipulated in the guarantee agreement or commitment between parties as well as other costs incurred from fulfillment of guarantee obligations;
d) Be subjected to inspection or supervision of the guarantor, the counter-guarantee issuing party as to the process of fulfillment of guaranteed obligations. Be obligated to report on the operating condition concerning the guarantee transaction to the guarantor or the counter-guarantee issuing party;
dd) Collaborate with the guarantor, the counter-guarantee issuing party and other relevant parties in treating collateral (if available);
e) Fulfill other obligations under the agreement between parties in conformity with legal regulations.
Article 32. Rights and obligations of the obligee
1. Rights of the obligee:
a) Request the guarantor, the guarantee-confirmation issuing party to fulfill guarantee obligations;
b) Request the guarantor, the guarantee-confirmation issuing party to fulfill obligations and liabilities agreed upon in the guarantee commitment;
c) File a lawsuit in accordance with laws if the guarantor or the guarantee-confirmation issuing party is in breach of their agreed-upon obligations;
d) Check the authenticity of the guarantee commitment;
dd) Transfer their rights and obligations to other entities under the agreement between involved parties in conformity with legal regulations;
e) Exempt the guarantor, the guarantee-confirmation issuing party from liability to fulfill guarantee obligations;
g) Exercise other rights under the agreement between parties in conformity with legal regulations.
2. Obligations of the obligee
a) Fulfill agreed-upon guarantee obligations and ensure conformity with terms and conditions set in the guarantee commitment;
b) Notify the guarantor, the guarantee-confirmation issuing party and other related parties of any sign or act of violation committed by the obligor;
c) Fulfill other obligations under the agreement between parties in conformity with legal regulations.
Article 33. Accounting record, reporting information
1. Credit institutions or foreign bank branches shall be obliged to make accounting records and keep track of all guarantee items arising in accordance with applicable regulations.
2. Credit institutions or foreign bank branches shall report on the current guarantee performance in accordance with regulations on the statistical reporting system of the State Bank.
Article 34. Responsibilities of the State Bank’s affiliates
1. Responsibilities of the Department of Credits for Economies:
a) Act as the focal point in receiving the document on internal regulations on guarantee practices from credit institutions, foreign bank branches as stipulated in Article 26 hereof; monitoring and aggregating the current status of guarantee performance of credit institutions or foreign bank branches;
b) Act as the focal point in aggregating, announcing the list of commercial banks, as prescribed in Clause 1 Article 56 of the Law on Real Estate Business adopted in 2014, which are eligible ones in accordance with regulations laid down in Point d Clause 1 Article 12 hereof on the website of the State Bank;
c) Act as the focal point in handling any difficulty arising from guarantee practices.
2. Responsibilities of the Bank Supervision and Inspection Agency:
a) Preside over, collaborate with relevant organizations in examination, inspection and supervision of guarantee practices of credit institutions, foreign bank branches as well as take punitive actions within their jurisdiction;
b) Collaborate with the Department of Credits for Economies in announcing the list of commercial banks in accordance with regulations laid down in Point b Clause 1 of this Article.
3. The Department of Finance and Accounting shall be responsible for providing guidance for credit institutions or foreign bank branches to implement the accounting record regulations applied to guarantee-related transactions under the provisions of this Circular.
4. The Department of Foreign Exchange shall be responsible for providing instructions on foreign exchange management with respect to the fulfillment of guarantee obligations and collection of non-residential guarantee debts carried out by credit institutions or foreign bank branches.
5. Branches of the State Bank of centrally-affiliated cities and provinces where the Department of Bank Supervision and Inspection is not present shall be responsible for carrying out supervision, inspection and examination of the compliance of credit institutions, foreign bank branches with this Circular within their jurisdiction.
Article 35. Transitional provisions
Guarantee agreements or commitments signed and brought into effect before the effective date of this Circular shall continue to be implemented as agreed upon by parties until guarantee obligations are terminated. Any amendment or modification to these guarantee agreements or commitments shall be allowed only if it is relevant to regulations laid down in this Circular.
1. This Circular shall come into force from August 9, 2015.
2. This Circular shall replace the Circular No. 28/2012/TT-NHNN of the State Bank dated October 3, 2012 on the bank guarantee.
The Chief of the Ministry Office, the Director of the Department of Credits for Economies, the Head of relevant affiliates of the State Bank, the Director of the State Bank Branches of centrally-affiliated cities and provinces, the President of the Board of Directors, the President of the Board of Members and the General Director (Director) of credit institutions, foreign bank branches, shall be responsible for enforcing this Circular.
|
PP. THE GOVERNOR |