Chương II Thông tư 05/2022/TT-BTC: Tái cơ cấu doanh nghiệp
Số hiệu: | 05/2022/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Nguyễn Đức Chi |
Ngày ban hành: | 08/02/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2022 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xác định kết quả đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu của DNNN có chức năng mua bán nợ
Ngày 08/02/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 05/2022/TT-BTC hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa và chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ.
Theo đó, có một số điểm mới trong xác định kết quả đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ.
Cụ thể, trường hợp có từ 02 nhà đầu tư trở lên trả mức giá cao nhất bằng nhau và không thấp hơn giá khởi điểm thì:
Trong vòng tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức phiên đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu, doanh nghiệp mua bán nợ phối hợp với tổ chức đấu giá thực hiện bỏ phiếu kín trực tiếp giữa các nhà đầu tư.
So với hiện hành, bổ sung quy định về trường hợp khi tổ chức bỏ phiếu kín các nhà đầu tư tiếp tục trả giá bằng nhau thì tổ chức bốc thăm ngay để xác định nhà đầu tư trúng giá.
Đồng thời, trường hợp các nhà đầu tư trả giá cao nhất bằng nhau đều từ chối bỏ phiếu kín hoặc nhà đầu tư đã xác định trúng giá nhưng từ chối mua thì xác định cuộc đấu giá không thành công để chuyển sang phương thức chuyển nhượng khác.
(Hiện hành, trường hợp các nhà đầu tư trả giá cao nhất bằng nhau đều từ chối bỏ phiếu kín thì nhà đầu tư trả giá cao nhất tiếp theo nhưng không thấp hơn giá khởi điểm được xác định là trúng giá).
Thông tư 05/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/4/2022 thay thế Thông tư 69/2018/TT-BTC và Thông tư 50/2019/TT-BTC .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phương án tái cơ cấu được thực hiện trên nguyên tắc đồng thuận giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp tái cơ cấu với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mua bán nợ Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Mua bán nợ Việt Nam) và/hoặc các chủ nợ tham gia tái cơ cấu (lập biên bản thỏa thuận giữa các bên). Công ty Mua bán nợ Việt Nam được quyền chủ động đàm phán mua nợ với các chủ nợ và đề xuất phương án tái cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Công ty Mua bán nợ Việt Nam chỉ quyết định mua nợ sau khi đã thỏa thuận, thống nhất với cơ quan đại diện chủ sở hữu và có kết quả đàm phán mua nợ với các chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu. Phương án mua bán nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp phải đảm bảo có tính khả thi, có khả năng thu hồi vốn hiệu quả và đủ nguồn chênh lệch giữa giá vốn mua nợ với giá trị sổ sách khoản nợ để xử lý tài chính, chuyển đổi thành công doanh nghiệp sang công ty cổ phần theo quy định.
3. Trường hợp phương án mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi và hiệu quả thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.
4. Ngoài các nội dung quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp tái cơ cấu, Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các cơ quan có liên quan thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP, Nghị định số 129/2020/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần quy định cụ thể tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, bao gồm các bước cơ bản sau:
1. Xây dựng phương án tái cơ cấu
a) Triển khai kế hoạch chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần:
- Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu và Tổ giúp việc.
- Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu.
- Phê duyệt dự toán chi phí cổ phần hóa, quyết định lựa chọn tư vấn cổ phần hóa.
- Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp.
- Quyết định việc đề nghị Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ khác tham gia tải cơ cấu.
b) Hoàn tất phương án tái cơ cấu trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện phương án tái cơ cấu.
3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
a) Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp;
b) Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp tái cơ cấu và công ty cổ phần.
1. Xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp
Doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP và Thông tư số 46/2021/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Thông tư số 46/2021/TT-BTC) và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
2. Xử lý tài chính theo phương án tái cơ cấu
a) Nguyên tắc xử lý tài chính:
- Việc xử lý tài chính đối với doanh nghiệp tái cơ cấu phải gắn với phương án tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt. Việc giảm trừ nghĩa vụ trả nợ phải gắn liền với việc Công ty Mua bán nợ Việt Nam chuyển nợ, tài sản thành vốn góp tại doanh nghiệp và không làm thay đổi trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đã gây ra tổn thất tài chính trước đây.
- Đảm bảo công khai, minh bạch và chấp hành đúng các quy định của pháp luật. Trường hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện xử lý tài chính không chấp hành đúng chế độ Quy định, gây thất thoát vốn, tài sản thì tổ chức, cá nhân đó chịu trách nhiệm bồi thường và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
b) Nội dung xử lý tài chính:
- Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, căn cứ phương án tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt:
+ Công ty Mua bán nợ Việt Nam xem xét, giảm trừ nghĩa vụ trả nợ tối đa bằng số âm vốn chủ sở hữu theo Quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu về xác định giá trị doanh nghiệp trừ đi phần giảm trừ nghĩa vụ trả nợ của các chủ nợ khác (nếu có) và không vượt quá số chênh lệch giữa giá trị số sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ tính đến thời điểm quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ;
+ Các chủ nợ khác quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo thỏa thuận giữa các bên.
- Từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp tái cơ cấu tiếp tục xử lý tài chính theo quy định. Trong đó:
+ Lợi nhuận phát sinh được phân phối theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
+ Doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành (nếu có).
+ Trường hợp phát sinh lỗ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp tái cơ cấu làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để có biện pháp khắc phục, bồi thường theo quy định, số lỗ còn lại được Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu xem xét, thực hiện tiếp việc giảm trừ một phần nghĩa vụ trả nợ nếu còn nguồn chênh lệch giữa giá vốn mua nợ và giá trị sổ sách khoản nợ.
1. Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp được chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo nguyên tắc thỏa thuận và được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án tái cơ cấu.
2. Doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện trình tự, thủ tục, phương thức bán và giá bán cổ phần lần đầu theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP và Thông tư số 32/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Thông tư số 32/2021/TT-BTC) và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giá bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp tái cơ cấu không thấp hơn 60% mệnh giá cổ phần theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
Doanh nghiệp tái cơ cấu có trách nhiệm thực hiện xử lý số cổ phần không bán hết theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP và Thông tư số 32/2021/TT-BTC. Trong đó:
1. Trường hợp không bán hết số cổ phần cho các nhà đầu tư theo phương thức thỏa thuận sau khi bán đấu giá công khai không thành công hoặc không bán hết số cổ phần chào bán của cuộc đấu giá công khai theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Thông tư số 32/2021/TT-BTC thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu xem xét, quyết định chào bán cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ theo nguyên tắc thỏa thuận và giá bán cổ phần không thấp hơn mệnh giá.
2. Trường hợp Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ vẫn không mua hết số cổ phần chào bán quy định tại khoản 1 Điều này thì Ban chỉ đạo cổ phần hỏa/tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ để chuyển doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất.
Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu thực hiện các quyền và trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP, Thông tư số 32/2021/TT-BTC và Thông tư số 46/2021/TT-BTC, trong đó:
1. Giúp cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp cấp 1) đối với trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp 1 nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp cấp 2) chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc chuyển doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần.
2. Rà soát, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) phê duyệt phương án tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này.
3. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) phê duyệt các khoản chi phí chuyển đổi, chi cho người lao động dôi dư, tinh giản biên chế và số tiền thu từ cổ phần hóa/tái cơ cấu phải nộp.
4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) thực hiện các quyền và trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP, Thông tư số 32/2021/TT-BTC và Thông tư số 46/2021/TT-BTC, trong đó:
1. Chỉ đạo doanh nghiệp tái cơ cấu phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ để tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng doanh nghiệp trước khi tham gia tái cơ cấu.
2. Thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ Việt Nam, các chủ nợ về phương án tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua xử lý nợ theo quy định tại Thông tư này.
3. Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp và phương án tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này và các nội dung đã thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ Việt Nam, các chủ nợ tham gia tái cơ cấu.
4. Kiểm tra, giám sát Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu và doanh nghiệp tái cơ cấu trong việc triển khai phương án tái cơ cấu.
1. Chịu trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin đầy đủ, chính xác về doanh nghiệp, tạo điều kiện để Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ tham gia phương án tái cơ cấu nghiên cứu, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp trước khi xây dựng phương án tái cơ cấu.
2. Phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ xây dựng phương án tái cơ cấu, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) phê duyệt theo quy định.
3. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) xem xét, thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ Việt Nam để triển khai các bước của quá trình tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này trong trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp nhưng theo báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm gần nhất có tổng tài sản thấp hơn các khoản nợ phải trả.
4. Tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu, quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa/tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Trường hợp có tổn thất xảy ra do vi phạm, không thực hiện đúng các quy định thì doanh nghiệp tái cơ cấu và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm bồi thường, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Kết thúc quá trình tái cơ cấu, doanh nghiệp phái quyết toán kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư, tinh giản biên chế và chi phí chuyển đổi, báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu trình cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) phê duyệt.
6. Doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác đối với doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP, Thông tư số 32/2021/TT-BTC và Thông tư số 46/2021/TT-BTC.
1. Thỏa thuận với cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) và doanh nghiệp tái cơ cấu trước khi quyết định mua nợ từ các chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu.
2. Thực hiện xử lý tài chính theo phương án tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) phê duyệt, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Công ty Mua bán nợ Việt Nam và quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với doanh nghiệp tái cơ cấu trong quá trình tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu.
4. Cử người đại diện phần vốn góp của Công ty Mua bán nợ Việt Nam tại doanh nghiệp tái cơ cấu theo quy định.
1. Phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam, cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) và doanh nghiệp tái cơ cấu trong quá trình tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu. Thực hiện xử lý tài chính cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo cam kết và phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
2. Tham gia vào Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu và Tổ giúp việc đề triển khai phương án tái cơ cấu (nếu cần).
3. Cử người đại diện phần vốn góp tại doanh nghiệp tái cơ cấu (nếu có) theo quy định.
1. The restructuring plan is implemented on the principle of consensus between the agency representing the owner of the restructured enterprise and the Vietnam Debt and Asset Trading Company (hereinafter referred to as DATC) and/or creditors participating in the restructuring (making a Memorandum of Understanding between the parties). DATC has the right to actively negotiate debt purchase with creditors and propose the corporate restructuring plan in accordance with laws and regulations.
2. DATC decides to buy debts and assets only after reaching agreement with the owner's representative agency and obtaining results of negotiation over debt purchase with the creditors of the restructured enterprises. Debt trading plans for corporate restructuring must ensure feasibility, effective capital recovery and sufficient difference between the cost of debt purchase and the book value of the debt for financial disposition and successfully transformation into a joint stock company according to laws and regulations.
3. If the debt purchase plan for corporate restructuring is not feasible and effective, the Steering Committee on Equitization/Restructuring shall counsel the owner's representative agency to consider deciding another method of transformation according to regulatory provisions.
4. In addition to the regulations laid down in this Circular, restructuring enterprises, DATC and other relevant agencies shall comply with the provisions of Decree No. 126/2017/ND-CP, Decree No. 140/2020/ND-CP, Decree No. 129/2020/ND-CP and other supplementary documents (if any).
The corporate restructuring procedures for transformation into the joint stock company specified in Appendix 1 to this Circular shall comprise the following basic steps:
1. Building restructuring plans
a) Implement the plan for transformation into the joint stock company:
- Establish the Steering Committee on Equitization/Restructuring and the Assistant Team.
- Prepare documents and records.
- Approve the equitization cost estimate, make decision to choose an equitization consultant.
- Carry out the financial inventory, handle financial issues and take charge of corporate valuation according to the provisions of Decree No. 126/2017/ND-CP, Decree No. 140/2020/ND-CP, Circular providing instructions of the Ministry of Finance and written documents stating amendments and supplements (if any).
- Decide and announce corporate value.
- Decide whether the request for participation of DATC and other creditors in the restructuring process is made.
b) Prepare the complete restructuring plan for submission to the owner's representative agency for approval.
2. Implementing the restructuring plan.
3. Finishing transformation into the joint stock company.
a) Hold the first General Meeting of Shareholders and seek enterprise registration;
b) Carry out the final settlement and transfer process involving the restructured enterprise and the joint-stock company.
Article 6. Financial disposition of structured enterprises
1. Financial disposition in the process of corporate valuation
Restructured enterprises shall carry out the financial disposition during the corporate valuation process as per the Decree No. 126/2017/ND-CP, the Decree No. 140/2020/ND-CP and Circular No. 46/2021/TT-BTC dated June 23, 2021 of the Ministry of Finance, providing several instructions about regulations on financial disposition and business valuation during the process of transformation of state enterprises and single-member limited liability companies with 100% of their charter capital wholly held by state enterprises into joint-stock companies (hereinafter referred to as Circular No. 46/2021/TT-BTC) and written documents stating amendments and supplements thereto (if any).
2. Financial disposition according to the restructuring plan
a) Financial disposition principles:
- The financial disposition at the restructured enterprise must be associated with the restructuring plan approved by the owner's representative agency. Reduction in debt repayment obligations must be attached to the fact that DATC converts debts and assets into contributed capital in the enterprise and does not change the liabilities of organizations or individuals that have caused financial losses before.
- Ensure public disclosure, transparency and compliance with law. In case where relevant organizations and individuals involved in the financial disposition process fail to strictly comply with regulations, thus causing loss of capital and assets, such organizations and individuals shall be responsible for paying compensation and being sanctioned in accordance with laws and regulations.
b) Activities involved in the financial disposition process:
- At the time of business valuation, based on the restructuring plan that the owner's representative agency has approved:
+ DATC considers the deduction for debt repayment obligations which does not exceed the negative difference between equity according to the representative agency’s decision on business valuation and the deduction for the obligations to pay debts of other creditors (if any), and the difference between the book value of the purchased debt and the cost of debt purchase till the time of decision to reduce debt repayment obligations;
+ Other creditors decide to reduce debt repayment obligations for the restructured enterprise as agreed between the parties.
- During the period from the date of business valuation to the date of official transformation into the joint stock company, the restructured enterprise shall continue to take financial disposition actions according to laws and regulations. Including the followings:
+ Generated profits are distributed according to current regulations applied to enterprises in which 100% of charter capital is held by the State.
+ The structured enterprise shall fulfill financial obligations (if any) to the state budget in accordance with current legislation.
+ In case of loss, the agency representing the owner shall direct the restructured enterprise to clarify the causes and responsibilities of the concerned collectives and individuals in order to consider remedial or compensation measures according to regulations. Meanwhile, if there is the surplus produced from the positive difference between the debt purchase cost and the book value of the debt, DATC and the creditors participating in the restructuring process may continue to offset such surplus against part of debt repayment obligations with respect to the remaining loss.
Article 7. Conversion of debts into contributed capital and initial sale of shares
1. DATC and creditors participating in the corporate restructuring process may convert debts/loans into share capital according to the agreement principles and the consent from the owner’s representative agency in the restructuring plan.
2. Restructured enterprises shall follow the order, procedures and use the sale method and the price applied to the initial sale of shares as per the Decree No. 126/2017/ND-CP, the Decree No. 140/2020/ND-CP and the Circular No. 32/2021/TT-BTC dated May 17, 2021 of the Ministry of Finance, providing instructions about initial sale of shares, management and utilization of proceeds from equitization of state enterprises and wholly state-owned enterprises transformed into joint-stock companies (hereinafter referred to as Circular No. 32/2021/TT-BTC) and written documents stating amendments and supplements thereto (if any). The owner’s representative agency shall decide to sell shares to staff members of restructured enterprises at the price which is not lower than 60% of the face value of shares as per clause 3 of Article 42 in the Decree No. 126/2017/ND-CP.
Article 8. Management of unsold shares
Restructured enterprises shall deal with the number of unsold shares in accordance with the Decree No. 126/2017/ND-CP, Decree No. 140/2020/ND-CP and Circular No. 32/2021/TT-BTC. Including the followings:
1. In case of failure to sell all shares to investors by the agreement method after unsuccessful public auction or failure to sell all shares offered for sale at public auctions as prescribed in Clause 3 and Clause 4 of Article 8 in the Circular No. 32/2021/TT-BTC, the Equitization/Restructuring Steering Committee will consider deciding to offer to sell these unsold shares to DATC and creditors on the principle of agreement at the price which is not lower than their par value.
2. In case where DATC and creditors still do not buy all the shares on offer as prescribed in Clause 1 of this Article, the Steering Committee on Equitization/Restructuring shall counsel the owner’s representative agency to adjust the scale and charter capital structure to transform the restructured enterprise into the joint stock company before the first General Meeting of Shareholders to be held.
Article 9. Responsibilities of the Steering Committee on Equitization/Restructuring
The Steering Committee on Equitization/Restructuring shall carry out the rights and responsibilities stipulated in the Decree No. 126/2017/ND-CP, Decree No. 140/2020/ND-CP, Circular No. 32/2021/TT-BTC and Circular No. 46/2021/TT-BTC, including:
1. Help the owner's representative agency or the enterprise with 100% charter capital held by the State (hereinafter referred to as tier-1 enterprise) when the restructured enterprise that is an enterprise of which 100% charter capital is held by the tier-1 enterprise (hereinafter referred to as tier-2 enterprise) directs and undertakes the transformation of the restructured enterprise into the joint stock company.
2. Review and seek consent from the owner's representative agency or tier-1 enterprise (in case the restructured enterprise is a tier-2 enterprise) to the restructuring plan according to the provisions of this Circular.
3. Counsel the owner's representative agency or tier-1 enterprise (in case the restructured enterprise is a tier-2 enterprise) to approve of expenses for conversion, payments for redundant employees, downsizing of payroll and payable proceeds from equitization/restructuring.
4. Inspect and supervise the implementation of the restructuring plan according to the provisions of this Circular and relevant guiding documents.
Article 10. Responsibilities of the owner’s representative agencies or tier-1 enterprises
The owner's representative agency or tier-1 enterprise (in case where the restructured enterprise is a tier-2 enterprise) shall exercise the rights and responsibilities as prescribed in Decree No. 126/2017/ND-CP, Decree No. No. 140/2020/ND-CP, Circular No. 32/2021/TT-BTC and Circular No. 46/2021/TT-BTC, including:
1. Instruct the restructuring enterprise to coordinate with DATC and creditors to conduct an assessment survey on the current situation of the enterprise under consideration before participating in the restructuring.
2. Reach agreement with DATC and creditors on the corporate restructuring plan through the debt and asset disposition or management process according to the provisions of this Circular.
3. Make a decision on consent to the enterprise value and restructuring plan in accordance with the provisions of this Circular and terms and conditions of the agreement with DATC and the creditors participating in the restructuring process.
4. Inspect and supervise the implementation of the restructuring plan by the Steering Committee on Equitization/Restructuring and the restructured enterprise.
Article 11. Responsibilities of restructured enterprises
1. Take responsibility for providing complete and accurate documents and information about their business, enable DATC and creditors participating in the restructuring plan to scrutinize and evaluate the current situation of the structured enterprise before formulating the restructuring plan.
2. Cooperate with DATC and creditors in drawing up the restructuring plan for submission to the owner's representative agency or tier-1 enterprise (in case the restructured enterprise is a tier-2 enterprise) for approval according to regulations.
3. Report to the owner's representative agency or tier 1 enterprise (in case the restructured enterprise is a tier 2 enterprise) for consideration and agreement with DATC to implement the steps in the restructuring process according to the provisions of this Circular if the enterprise has not yet carried out the tasks of financial disposition and business revaluation, but has its total asset which is lower than total payable amount according to the latest audited financial statement.
4. Take charge of carrying out the restructuring plan, manage and use the proceeds from the equitization/restructuring process in accordance with the provisions of this Circular and relevant guiding documents. When any loss occurs due to violation or failure to comply with regulations, the restructured enterprise and related individuals shall be responsible for compensation and sanctions in accordance with the provisions of law.
5. Upon completion of the restructuring process, enterprises shall carry out the final settlement of payments for redundant employees, employees subject to downsizing of payroll and conversion costs, and counsel the Steering Committee on Equitization/Restructuring to request the owner's representative agency or the tier-1 enterprise (where the restructured enterprise is a tier-2 enterprise) to grant approval.
6. Structured enterprises shall carry out the rights and responsibilities towards equitized enterprises under the Decree No. 126/2017/ND-CP, Decree No. 140/2020/ND-CP, Circular No. 32/2021/TT-BTC and Circular No. 46/2021/TT-BTC.
Article 12. Responsibilities of DATC
1. Agree with the owner's representative agency or tier-1 enterprise (in case where the restructured enterprise is a tier-2 enterprise) and the restructured enterprise before deciding to purchase debt from the creditors of the restructured enterprise.
2. Carry out the financial disposition process according to the restructuring plan approved by the owner's representative agency or tier-1 enterprise (in case where the restructured enterprise is a tier-2 enterprise), the functions, responsibilities and authority of DATC, laws and regulations.
3. Cooperate with the restructured enterprise during the process of implementation of the restructuring plan.
4. Nominate the representative of the share of contributed capital from DATC to the structured enterprise according to laws and regulations.
Article 13. Responsibilities of creditors participating in the restructuring process
1. Cooperate with DATC, the owner’s representative agency or tier-1 enterprise (in case the restructured enterprise is a tier-2 enterprise) and the restructured enterprise during the period of implementation of the restructuring plan. Take actions to deal with financial issues arising at the structured enterprises according to restructuring commitments and approved restructuring plans.
2. Join the Steering Committee on Equitization/Restructuring and the Assistant Team in implementing the restructured plan (if required).
3. Nominate the representative of the share of contributed capital at restructured enterprises (if any) according to laws and regulations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực