Thông tư 05/2012/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 26/2009/NĐ-CP và 113/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 26/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế tiêu thụ đặc biệt do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 05/2012/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 05/01/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2012 |
Ngày công báo: | 10/02/2012 | Số công báo: | Từ số 155 đến số 156 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Miễn thuế TTĐB khi nhập khẩu xe ô tô
Nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), ngày 05/01/2012, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 05/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 26/2009/NĐ-CP và NĐ 113/2011/NĐ-CP về thuế TTĐB.
Theo đó, kể từ ngày 01/02/2012, Cơ sở kinh doanh nhập khẩu xe ô tô có thiết kế chỉ dùng để chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông không phải đóng thuế TTĐB.
Tuy nhiên, nếu thay đổi mục đích sử dụng khi nhập khẩu, không sử dụng trong khu vui chơi, giải trí, thể thao và là loại xe ô tô thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB thì cơ sở nhập khẩu phải kê khai, nộp thuế TTĐB với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp cơ sở nhập khẩu không khai báo với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để nộp thuế TTĐB do thay đổi mục đích sử dụng so với khi nhập khẩu thì cơ sở nhập khẩu sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/02/2012, thay thế TT 64/2009/TT-BTC.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2012/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2012 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 26/2009/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 3 NĂM 2009 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 113 /2011/NĐ-CP NGÀY 8 THÁNG 12 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 26/2009/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 3 NĂM 2009 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
Căn cứ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Nghị định số 113 /2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 và Nghị định số 113 /2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ như sau:
Thông tư này hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 và Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, Điều 2 Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ, khoản 1 Điều 1 Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ.
Đối với mặt hàng điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB: Trường hợp cơ sở sản xuất bán hoặc cơ sở nhập khẩu nhập tách riêng từng bộ phận là cục nóng hoặc cục lạnh thì hàng hóa bán ra hoặc nhập khẩu (cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB như đối với sản phẩm hoàn chỉnh (máy điều hoà nhiệt độ hoàn chỉnh).
Hàng hóa quy định tại Điều 2 Thông tư này không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu bao gồm:
1.1. Hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm cả hàng hoá bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất.
Cơ sở có hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB quy định tại điểm này phải có hồ sơ chứng minh là hàng đã thực tế xuất khẩu, cụ thể như sau:
- Hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng gia công cho nước ngoài.
- Hoá đơn bán hàng hoá xuất khẩu hoặc trả hàng, thanh toán tiền gia công.
- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu
- Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.
Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu. Trường hợp thanh toán chậm trả, phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời hạn thanh toán cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp uỷ thác xuất khẩu thì bên nhận uỷ thác xuất khẩu phải thanh toán với nước ngoài qua ngân hàng.
1.2. Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB nếu tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu theo giấy phép tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, trong thời hạn chưa phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì khi tái nhập khẩu không phải nộp thuế TTĐB, nhưng khi cơ sở sản xuất bán hàng hoá này phải nộp thuế TTĐB.
1.3. Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế.
Cơ sở sản xuất có hàng hoá thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB quy định tại điểm này phải có hồ sơ chứng minh là hàng hoá đã thực tế xuất khẩu như sau:
- Hợp đồng mua bán hàng hoá để xuất khẩu hoặc hợp đồng ủy thác xuất khẩu đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu giữa cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh xuất khẩu.
- Hóa đơn bán hàng, giao hàng uỷ thác xuất khẩu.
- Biên bản thanh lý (thanh lý toàn bộ hoặc từng phần) hợp đồng bán hàng hoá để xuất khẩu, biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu thể hiện rõ các nội dung sau:
Tên, số lượng, chủng loại, mặt hàng, giá bán của hàng hoá đã thực tế xuất khẩu; hình thức thanh toán; số tiền và số, ngày chứng từ thanh toán hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng của người mua nước ngoài cho cơ sở xuất khẩu; số tiền và số, ngày của chứng từ thanh toán giữa cơ sở sản xuất với cơ sở xuất khẩu hoặc cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu; số, ngày của hợp đồng xuất khẩu, bản sao tờ khai Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
Đối với hàng hoá cơ sở xuất khẩu mua, nhận uỷ thác xuất khẩu để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai, nộp thuế TTĐB đối với các hàng hoá này khi tiêu thụ (bán) trong nước.
1.4. Hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
Cơ sở có hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm phải có đủ thủ tục:
- Giấy mời hoặc giấy đăng ký tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu có xác nhận của cơ quan Hải quan về hàng hoá đã xuất khẩu.
- Bảng kê hàng bán tại hội chợ triển lãm.
- Chứng từ thanh toán tiền đối với hàng hoá bán tại hội chợ triển lãm, trường hợp bán hàng thu tiền mặt có giá trị trên mức quy định thì phải khai báo với cơ quan Hải quan, có chứng từ nộp tiền vào ngân hàng theo quy định hiện hành.
2. Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau:
2.1. Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu bao gồm:
a) Hàng viện trợ nhân đạo và hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng nhập khẩu bằng nguồn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hàng trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
b) Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
c) Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.
2.2. Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu, bao gồm:
a) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
c) Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền.
d) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.
2.3. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu.
Hàng hóa tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, nếu thực tái nhập khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái nhập khẩu.
2.4. Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định.
Hết thời gian hội chợ, triển lãm mà tổ chức, cá nhân không tái xuất hàng tạm nhập khẩu thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB; nếu tổ chức, cá nhân không kê khai mà bị kiểm tra, phát hiện thì ngoài việc truy thu thuế TTĐB còn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2.5. Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao.
2.6. Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam.
2.7. Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền giải quyết không thu thuế TTĐB đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này được thực hiện như quy định về giải quyết không thu thuế, miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Cơ sở nhập khẩu các mặt hàng thuộc các trường hợp không phải chịu thuế TTĐB khi nhập khẩu theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, nếu dùng vào mục đích khác thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách và kinh doanh du lịch.
Trường hợp tàu bay, du thuyền thuộc diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng sau đó không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách và kinh doanh du lịch thì phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Cơ sở kinh doanh có tàu bay, du thuyền nhập khẩu chuyển đổi mục đích nêu trên phải kê khai nộp thuế TTĐB với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ sở kinh doanh có tàu bay, du thuyền được sản xuất trong nước chuyển đổi mục đích nêu trên phải kê khai nộp thuế TTĐB theo giá trị còn lại sau khi trừ giá trị đã khấu hao theo quy định với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
5. Đối với xe ô tô quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là các loại xe theo thiết kế của nhà sản xuất được sử dụng làm xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ; xe kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện; xe bọc thép phóng thang; xe truyền hình lưu động; xe thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông và các loại xe chuyên dụng, xe không đăng ký lưu hành, không tham gia giao thông do Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan có hướng dẫn cụ thể.
Cơ sở kinh doanh nhập khẩu xe ô tô có thiết kế chỉ dùng để chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nêu tại khoản 5 Điều này phải xuất trình cho cơ quan hải quan nơi mở tờ khai nhập khẩu hồ sơ, thủ tục sau:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chứng minh cơ sở nhập khẩu có chức năng kinh doanh khu vui chơi, giải trí, thể thao (có chữ ký, đóng dấu của cơ sở nhập khẩu).
- Cơ sở kinh doanh nhập khẩu ghi rõ trên Tờ khai hàng hoá nhập khẩu nội dung: “xe ô tô được thiết kế, chế tạo chỉ dùng chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông”. Cơ sở nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ nhập khẩu.
Cơ quan Hải quan nơi cơ sở kinh doanh nhập khẩu đăng ký mở Tờ khai hàng hóa nhập khẩu kiểm tra hàng hóa và không thu thuế TTĐB mặt hàng nêu trên, không cấp Tờ khai xác nhận nguồn gốc xe nhập khẩu cho cơ sở kinh doanh nhập khẩu.
Trường hợp xe ô tô có thiết kế chỉ dùng chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông không phải chịu thuế TTĐB, cơ sở nhập khẩu đã làm thủ tục nhập khẩu như hướng dẫn tại khoản 5 Điều này với cơ quan Hải quan, nếu thay đổi mục đích sử dụng so với khi nhập khẩu, không sử dụng trong khu vui chơi, giải trí, thể thao và là loại xe ô tô thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB thì cơ sở nhập khẩu phải kê khai, nộp thuế TTĐB với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp cơ sở nhập khẩu không khai báo với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để nộp thuế TTĐB do thay đổi mục đích sử dụng so với khi nhập khẩu thì cơ sở nhập khẩu sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
6. Nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác dùng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng) do cơ sở sản xuất sản phẩm trực tiếp nhập khẩu;
Nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác do cơ sở sản xuất ra nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác trực tiếp bán ra cho cơ sở sản xuất khác để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng ).
Hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB theo quy định tại điểm này phải đáp ứng hồ sơ, thủ tục:
a) Đối với trường hợp cơ sở sản xuất sản phẩm trực tiếp nhập khẩu, cơ sở phải xuất trình cho cơ quan hải quan các hồ sơ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (trường hợp uỷ thác nhập khẩu phải có thêm hợp đồng uỷ thác nhập khẩu); Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có chữ ký, đóng dấu của cơ sở sản xuất nhập khẩu) và Bản cam kết của người đại diện theo pháp luật của cơ sở sản xuất nhập khẩu về các loại hàng hoá là nap-ta (naptha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác nhập khẩu được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng);
Đối với trường hợp cơ sở sản xuất trong nước trực tiếp bán ra cho cơ sở khác để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng) là: Hợp đồng mua bán hàng hóa; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của bên mua hàng (có chữ ký, đóng dấu của bên mua hàng) và Bản cam kết của người đại diện theo pháp luật của bên mua về hàng hoá là nap-ta (naptha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác được bên mua hàng sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng);
b) Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Cơ sở sản xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB theo quy định tại khoản 6 Điều này nếu dùng vào mục đích khác thì phải kê khai nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp cơ sở sản xuất nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác trong nước trực tiếp bán cho các cơ sở khác để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng) thì khi xuất hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB.
Cơ sở sản xuất sản phẩm mua hàng trực tiếp từ cơ sở sản xuất nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB theo quy định tại khoản 6 Điều này nếu tiêu thụ (bán ra) trong nước hoặc xuất dùng vào mục đích khác thì cơ sở mua hàng phải kê khai, nộp thuế TTĐB đối với các loại hàng hoá này khi tiêu thụ (bán ra) trong nước hoặc xuất dùng vào mục đích khác.
Riêng đối với trường hợp cơ sở sản xuất nhập khẩu hoặc mua trực tiếp từ các nhà sản xuất trong nước nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để làm nguyên liệu sản xuất đồng thời ra xăng, dầu và các dung môi hóa dầu thì các cơ sở sản xuất xăng, dầu thực hiện nộp, trả thuế TTĐB khi mua nguyên liệu. Số thuế TTĐB mà cơ sở sản xuất đã nộp hoặc đã trả được khấu trừ theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
Ví dụ 1: Công ty cổ phần lọc hoá dầu A nhập khẩu condensate để làm nguyên liệu sản xuất ra xăng, dầu diesel và một số dung môi hoá dầu khác. Công ty A thực hiện nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu condensate. Số thuế TTĐB mà công ty A đã nộp đối với nguyên liệu condensate này được khấu trừ theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
Ví dụ 2: Công ty cổ phần lọc hoá dầu B mua condensate từ Công ty Dầu khí C trực tiếp sản xuất ra condensate để làm nguyên liệu sản xuất ra xăng, dầu diesel và một số dung môi hoá dầu khác. Công ty B thanh toán cho Công ty C theo giá đã bao gồm thuế TTĐB. Số thuế TTĐB mà Công ty B đã trả cho Công ty C được Công ty B khấu trừ theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
7. Điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống, theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu; uỷ thác nhập khẩu hệ thống điều hoà trung tâm trên 90.000 BTU hoặc cơ sở kinh doanh nhập khẩu ký hợp đồng với nhà thầu lắp đặt thiết bị trong nước về việc cung cấp hệ thống điều hòa trung tâm trên 90.000 BTU; việc giao hàng tùy thuộc vào tiến độ thi công công trình (hệ thống điều hòa này được nhập khẩu thành nhiều lần nhiều chuyến) để không phải tính nộp thuế TTĐB đối với từng lần nhập khẩu là các chi tiết của thiết bị nhập khẩu như cục nóng hoặc cục lạnh thì hồ sơ cần xuất trình với cơ quan hải quan gồm:
- Hợp đồng nhập khẩu (trường hợp uỷ thác nhập khẩu phải có thêm hợp đồng uỷ thác nhập khẩu) hoặc hợp đồng mua bán (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp nhập khẩu) hệ thống điều hòa trung tâm với nhà thầu thi công trong nước; trong hợp đồng phải thể hiện đây là thiết bị đồng bộ có công suất trên 90.000 BTU được nhập khẩu nguyên chiếc theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất kèm theo bảng kê số lượng các chi tiết của thiết bị nhập khẩu.
- Sơ đồ kết nối hệ thống điều hòa trung tâm có xác nhận của đơn vị nhập khẩu và nhà thầu thi công (trong trường hợp có nhà thầu thi công).
- Chứng thư giám định về công suất và tính đồng bộ của thiết bị nhập khẩu, đồng thời các bộ phận tách rời (cục nóng, cục lạnh) hoặc nhóm các bộ phận tách rời của thiết bị không thể tự hoạt động độc lập do cơ quan giám định có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cấp.
Trường hợp từng bộ phận tách rời hoặc một số bộ phận tách rời lắp được thành một máy điều hòa nhiệt độ hoàn chỉnh, có công suất từ 90.000 BTU trở xuống hoạt động độc lập không cần kết nối với hệ thống thì từng bộ phận này vẫn phải chịu thuế TTĐB.
- Bản cam kết của cơ sở kinh doanh nhập khẩu về việc sử dụng hàng nhập khẩu đúng mục đích và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.
Căn cứ vào hồ sơ xuất trình của cơ sở kinh doanh, cơ quan hải quan lập phiếu theo dõi trừ lùi như phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này để theo dõi quản lý.
1. Người nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, bao gồm:
1.1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác xã.
1.2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
1.3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
1.4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
2. Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB. Khi bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai và nộp đủ thuế TTĐB.
Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng, được xác định cụ thể như sau:
1. Đối với hàng hoá sản xuất trong nước, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt |
= |
Giá bán chưa có thuế GTGT |
- |
Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) |
1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt |
Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường xác định theo pháp luật về thuế bảo vệ môi trường.
a) Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc, thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc bán ra chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trưòng (nếu có) do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng.
b) Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có) của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 10% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại đó bán ra. Riêng mặt hàng xe ô tô, giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe ô tô theo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được nhà sản xuất công bố đối với từng loại xe chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng.
Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn 10% so với giá cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành
2. Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
3. Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB và không loại trừ giá trị vỏ bao bì.
Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ sở sản xuất và khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai thì số tiền đặt cược tương ứng giá trị số vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB.
Ví dụ 3: Đối với bia hộp, năm 2012 giá bán của 1lít bia hộp chưa có thuế GTGT là 20.000đ, thuế suất thuế TTĐB mặt hàng bia (từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012) là 45% thì giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB 1 lít bia hộp |
= |
20.000đ |
= |
13.793đ |
1+ 45% |
Ví dụ 4: Quý II/2012, giá bán của một két bia chai Hà Nội chưa có thuế GTGT là 120.000đ/két, thì giá tính thuế TTĐB xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB 1 két bia |
= |
120.000đ |
= |
82.758đ |
1+ 45% |
Ví dụ 5: Quý III/2012, Công ty bia A bán 1.000 chai bia cho khách hàng B và có thu tiền cược vỏ chai với mức 1.200đ/vỏ chai, tổng số tiền đặt cược là 1.200.000đ. Hết quý Công ty A và khách hàng B thực hiện quyết toán: số vỏ chai thu hồi là 800 vỏ chai, số vỏ chai không thu hồi được là 200 vỏ chai, căn cứ số lượng vỏ chai thu hồi, Công ty A trả lại cho khách hàng B số tiền là 960.000đ, số tiền đặt cược tương ứng số vỏ chai không thu hồi được là 240.000đ (200 vỏ chai x 1.200đ/vỏ chai) Công ty A phải đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB.
4. Đối với hàng hoá gia công là giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB.
5. Đối với hàng hoá sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hoá, công nghệ sản xuất thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có) của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hoá cho chi nhánh hoặc đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
6. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
7. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
8. Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước thì giá tính thuế TTĐB trong trường hợp này là bán chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế GTGT được xác định cụ thể như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt |
= |
Giá bán trong nước của cơ sở xuất khẩu chưa có thuế GTGT |
- |
Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) |
1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt |
Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu kê khai giá bán (đã có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế TTĐB) làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB thấp hơn 10% so với giá bán trên thị trường thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
9. Đối với dịch vụ, giá tính thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB, được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB |
= |
Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT |
1 + Thuế suất thuế TTĐB |
Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số dịch vụ quy định như sau:
a) Đối với kinh doanh gôn (bao gồm cả kinh doanh sân tập gôn) là doanh thu chưa có thuế GTGT về bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền bán vé tập gôn, tiền bảo dưỡng sân cỏ, hoạt động cho thuê xe (buggy) và thuê người giúp việc trong khi chơi gôn (caddy), tiền ký quỹ (nếu có) và các khoản thu khác liên quan đến chơi gôn do người chơi gôn, hội viên trả cho cơ sở kinh doanh gôn. Trường hợp khoản ký quỹ được trả lại người ký quỹ thì cơ sở sẽ được hoàn lại số thuế đã nộp bằng cách khấu trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu không khấu trừ thì cơ sở sẽ được hoàn theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh gôn có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như: khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các trò chơi thì các hàng hóa, dịch vụ đó không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ví dụ 6: cơ sở kinh doanh gôn có tổ chức các hoạt động kinh doanh khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các trò chơi không thuộc diện chịu thuế TTĐB thì các hàng hóa, dịch vụ này không phải chịu thuế TTĐB.
b) Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu từ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng đã trừ tiền trả thưởng cho khách tức là bằng số tiền thu được (chưa có thuế GTGT) do đổi cho khách trước khi chơi tại quầy đổi tiền hoặc bàn chơi, máy chơi trừ đi số tiền đổi trả lại khách hàng.
c) Đối với kinh doanh đặt cược, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu bán vé đặt cược trừ (-) tiền trả thưởng cho khách hàng (giá chưa có thuế GTGT), không bao gồm doanh số bán vé vào cửa xem các sự kiện giải trí gắn với hoạt động đặt cược.
d) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (ví dụ tắm, xông hơi trong cơ sở mát-xa).
Ví dụ 7: Doanh thu chưa có thuế GTGT kinh doanh vũ trường (bao gồm cả doanh thu dịch vụ ăn uống) của cơ sở kinh doanh A trong kỳ tính thuế là 100.000.000đ.
Giá tính thuế TTĐB |
= |
100.000.000đ |
= |
71.428.571đ |
1 + 40% |
đ) Đối với kinh doanh xổ số, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu bán vé các loại hình xổ số được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật (doanh thu chưa có thuế GTGT).
10. Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ (nếu có) mà cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng.
Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
Đối với hàng hóa nhập khẩu: Việc quy đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
11. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để ấn định doanh thu theo quy định của Luật Quản lý thuế và xác định số thuế TTĐB phải nộp.
12. Thời điểm xác định thuế TTĐB như sau:
- Đối với hàng hóa: thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
- Đối với dịch vụ: thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
13. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Cơ sở sản xuất khi bán hàng hóa, giao hàng cho các chi nhánh, cơ sở phụ thuộc, đại lý đều phải sử dụng hóa đơn. Trường hợp chi nhánh, cửa hàng trực thuộc đặt trên cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở sản xuất hoặc hàng xuất chuyển kho thì cơ sở được sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.
Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB có sử dụng nhãn hiệu hàng hóa phải đăng ký mẫu nhãn hiệu hàng hóa sử dụng theo quy định.
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, Điều 5 Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 của Chính phủ và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 8/12/2011 của Chính phủ.
2. Trường hợp cơ sở sản xuất nhiều loại hàng hóa và kinh doanh nhiều loại dịch vụ chịu thuế TTĐB có các mức thuế suất khác nhau thì phải kê khai nộp thuế TTĐB theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.
Người nộp thuế TTĐB được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau đây:
Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:
a) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.
b) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo qui định của Chính phủ.
c) Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu.
d) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
đ) Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.
e) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB.
g) Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ quan Hải quan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phải nộp.
Trường hợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
Trường hợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì cơ quan Hải quan kiểm tra thủ tục và thực hiện việc không thu thuế TTĐB phù hợp với số hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài.
2. Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hoá thực tế xuất khẩu.
Việc hoàn thuế TTĐB theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chỉ thực hiện đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu và thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu được thực hiện theo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa.
4. Hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp:
a) Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
b) Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
c) Hoàn thuế trong trường hợp có số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp lớn hơn số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp theo quy định.
Thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra.
Trường hợp người nộp thuế sản xuất đồng thời ra xăng, dầu và các dung môi hóa dầu bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra.
Điều kiện khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như sau:
- Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu chịu thuế TTĐB để sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB thì chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là chứng từ nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu.
- Đối với trường hợp mua nguyên liệu trực tiếp của nhà sản xuất trong nước:
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá, trong hợp đồng phải có nội dung thể hiện hàng hoá do cơ sở bán hàng trực tiếp sản xuất; Bản sao Giấy chứng nhận kinh doanh của cơ sở bán hàng (có chữ ký, đóng dấu của cơ sở bán hàng);
+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng;
+ Chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là hoá đơn GTGT khi mua hàng. Số thuế TTĐB mà đơn vị mua hàng đã trả khi mua nguyên liệu được xác định = giá tính thuế TTĐB nhân (x) thuế suất thuế TTĐB; trong đó:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt |
= |
Giá mua chưa có thuế GTGT (thể hiện trên hóa đơn GTGT) |
- |
Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) |
1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt |
Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra.
Việc khấu trừ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện khi kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được xác định theo công thức sau:
Số thuế TTĐB phải nộp |
= |
Số thuế TTĐB phải nộp của hàng hoá chịu thuế TTĐB xuất kho tiêu thụ trong kỳ |
- |
Số thuế TTĐB đã nộp hoặc đã trả ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng hoá xuất kho tiêu thụ trong kỳ |
Ví dụ 8:
Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở A phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 250 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 12.000 chai rượu.
+ Xuất bán 9.000 chai rượu, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất bán của 9.000 chai rượu xuất bán là 350 triệu đồng.
+ Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nước rượu phân bổ cho 9.000 chai rượu đã bán ra là 150 triệu đồng.
Số thuế TTĐB cơ sở A phải nộp trong kỳ là:
350 triệu đồng - 150 triệu đồng = 200 triệu đồng.
Trường hợp chưa xác định được chính xác số thuế TTĐB đã nộp (hoặc đã trả) cho số nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ thì có thể căn cứ vào số liệu của kỳ trước để tính số thuế TTĐB được khấu trừ và sẽ xác định theo số thực tế vào cuối quý, cuối năm. Trong mọi trường hợp, số thuế TTĐB được phép khấu trừ tối đa không vượt quá số thuế TTĐB tính cho phần nguyên liệu theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm. Cơ sở sản xuất phải đăng ký định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm với cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở.
Việc giảm thuế TTĐB được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12.
Thủ tục, hồ sơ giảm thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày Nghị định 113/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 01/02/2012).
2.Thông tư này thay thế Thông tư số 64/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế TTĐB và hoàn, giảm thuế TTĐB đối với cơ sở kinh doanh.
2. Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế TTĐB, hoàn thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cơ sở kinh doanh phản ánh về Bộ Tài chính để được giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC SỐ 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 và Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.)
PHIẾU THEO DÕI TRỪ LÙI CÁC CHI TIẾT NHẬP KHẨU CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRUNG TÂM CÓ CÔNG SUẤT TRÊN 90.000 BTU NHẬP KHẨU
Số tờ ….
Tờ số…..
1. Kèm theo bảng kê số lượng các chi tiết nhập khẩu của hệ thống điều hòa trung tâm có công suất trên 90.000 BTU nhập khẩu của hợp đồng số…... ; ngày … tháng … năm ……………….
2. Tên tổ chức/cá nhân:.......................................... ; Mã số tổ chức/cá nhân ..............
3. Địa chỉ trụ sở tổ chức/cá nhân:..................................................................................
Số TT |
Số, ký hiệu, ngày tờ khai hải quan |
Tên hàng, quy cách phẩm chất |
Đơn vị tính |
Hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai hải quan |
Hàng hóa còn lại chưa nhập khẩu |
Công chức hải quan thống kê, trừ lùi ký tên, đóng dấu công chức |
||
Lượng |
Trị giá |
Lượng |
Trị giá |
|
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cơ quan hải quan cấp Phiếu theo dõi, trừ lùi (Ký tên; đóng dấu) |
Ghi chú:
- Số tờ, tờ số và các tiêu chí tại các mục 1, 2, 3, 4 do Hải quan nơi cấp phiếu theo dõi, trừ lùi ghi. Khi cấp phiếu theo dõi, trừ lùi, nếu 01 phiếu gồm nhiều tờ thì đơn vị Hải quan phải đóng dấu treo lên tất cả các tờ.
- Số liệu tại các cột từ 1 đến 9 của Phiếu do Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa ghi.
- Khi doanh nghiệp đã nhập khẩu hết hàng hóa theo Danh mục đã đăng ký thì Chi cục Hải quan cuối cùng thu lại Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi của doanh nghiệp để nộp lại cho cơ quan hải quan nơi đăng ký ban đầu.
THE MINISTRY OF FINANCE |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 05/2012/TT-BTC |
Hanoi, January 5, 2012 |
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 26/2009/ND-CP OF MARCH 16,2009, DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON EXCISE TAX, AND DECREE NO. 113/2011/ND-CP OF DECEMBER 8, 2011, AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF DECREE NO. 26/ 2009/ND-CP
Pursuant to November 14, 2008 Law No. 27/2008/QH12 on Excise Tax;
Pursuant to November 29, 2006 Law No. 78/2006/QHU on Tax Administration;
Pursuant to the Government's Decree. No. 26/2009/ND-CP of March 16. 2009. detailing a number of articles of the Law on Excise Tax, and Decree No. 113/2011/ND-CP of December 8, 2011, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 26/2009/ND-CP of March 16, 2009;
Pursuant to the. Government's Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
The Ministry of Finance, guides the implementation of the Government's Decree No. 26/2009/ND-CP of March 16, 2009, and Decree No. 113/2011/ND-CP of December 8, 2011, as follows:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Circular guides the implementation of the Government's Decree No. 26/2009/ND-CP of March 16, 2009, detailing a number of articles of the Law on Excise Tax, and Decree No. 113/2011/ND-CP of December 8. 2011, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 26/2009/ND-CP.
Article 2. Taxable objects
Excise tax-liable objects are specified in Article 2 of Law No. 27/2008/QH12 on Excise Tax, Article 2 of the Government's Decree No. 26/2009/ND-CP of March 16,2009, and Clause 1, Article 1 of the Government's Decree No. 113/2011/ND-CP of December 8, 2011.
For excise tax-liable air conditioners of a capacity of 90,000 BTU or less: In case a producer sells or an importer imports outdoor units and indoor units separately, the sold or imported goods (outdoor units and indoor units) are also liable to excise tax like complete products (air conditioners in complete sets).
Article 3. Non-taxable objects
The goods specified in Article 2 of this Circular are not liable to excise tax in the following cases:
1. Goods directly exported by producers or processors or sold or entrusted to other business establishments for export, including:
1.1. Goods exported abroad directly by producers or processors, including goods sold to or processed for export-processing enterprises, except under-24-seat cars sold to export-processing enterprises.
Establishments possessing goods not liable lo excise tax specified at this Point must have dossiers comprising the following documents to prove that goods have actually been exported:
- Goods sale contract or contract on goods processing for a foreign party.
- Invoice on sale of exported goods or delivery of goods and payment of processing remuneration.
- Export declaration.
- Via-bank payment document.
Via-bank payment means the transfer of money from the importer's account into a bank account under the exporter's name in an appropriate form of payment as agreed in the contract under banking regulations. The payment document is the credit note of the exporter's bank on the sum of money already received from the importer's bank account. In case of deferred payment, such must be agreed in the export contract; upon the payment deadline, the business shall present via-bank payment documents. In case of entrusted export, the entrusted party shall make via-bank payment to the foreign parly.
1.2. Within the period during which import or export duty is not required to be paid under regulations, producers of excise tax-liable goods that temporarily export these goods for re-import under licenses are not obliged to pay excise tax when re-importing these goods but shall pay it when selling them.
1.3. Goods sold by producers or entrusted to exporters for export under economic contracts.
Producers possessing goods not liable to excise tax as specified at this Point must have dossiers comprising the following documents to prove that goods have been actually exported:
- Contract on sale and purchase of goods for export or export entrustment contract between the producer and the exporter, for case of entrusted export.
- Invoice on sale or delivery of goods for export entrustment.
- Record of liquidation (whole or partial liquidation) of the contract on sale of goods for export, or record of liquidation of the export entrustment contract, clearly indicating the following details:
Name, quantity, category and selling price of the actually exported goods; mode of payment; sum of money and serial number and date of the document on via-bank payment for exported goods by the foreign purchaser to the exporter; sum of money and serial number and dale of the document of payment between the producer and the exporter or the entrusted party; serial number and date of the export contract and copy of the customs declarations of exported goods.
For goods purchased by or entrusted to exporters for export and not exported but sold domestically, exporters shall declare and pay excise tax when selling them.
1.4. Goods brought abroad for sale at overseas fairs or exhibitions.
An establishment possessing goods which are brought for sale at an overseas fair or exhibition must have:
- Invitation to or written registration for participation in an overseas fair or exhibition.
- Export declaration, with the customs office's certification that the goods have been exported.
- List of goods sold at the fair or exhibition.
- Cash payment documents for goods sold at the fair or exhibition. In case the value of goods sold in cash is higher than the prescribed level, such must be declared to the customs office and a remittance certificate is required according to current regulations.
2. Imported goods in the following cases:
2.1. Humanitarian and non-refundable aid; gifts and donations, including:
a/ Humanitarian and non-refundable aid, including also goods imported with nonrefundable assistance funds as approved by competent agencies; goods provided as humanitarian assistance or emergency relief for remedying consequences of wars, natural disasters or epidemics;
b/ Gifts of overseas organizations or individuals for state agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations or people's armed forces units;
c/ Donations or gifts for individuals in Vietnam within law-prescribed quotas.
2.2. Goods transited or transported through Vietnam's border gates or borders and goods in border-gate transfer, including:
a/ Goods transported from countries of exportation to countries of importation through Vietnam's border gates without going through import and export procedures;
b/ Goods transported from countries of exportation to countries of importation through Vietnam's border gates and brought into bonded warehouses without going through import and
export procedures;
c/ Goods transited or transported through Vietnam's border gates or borders under agreements between the Vietnamese Government and foreign governments or between agencies and representatives authorized by the Vietnamese Government and foreign governments;
d/ Goods transported from countries of exportation to countries of importation not through Vietnamese border gates.
2.3. Goods temporarily imported for re-export and actually re-exported within the time limit during which import duty payment is not required under the law on import duty and export duly. In this case, payment of excise tax is not required for the volume of goods actually re-exported.
Goods temporarily exported for re-import and actually re-imported within the time limit during which export duty payment is not required under the law on import duty and export duty. In this case, payment of excise tax is not required for the volume of goods actually re-imported.
2.4. Goods temporarily imported for display at fairs or exhibitions which have actually been re-exported within the time limit during which import duty payment is not required under regulations.
After a fair or an exhibition closes, organizations or individuals that fail to re-export temporarily imported goods shall declare and pay excise tax. If being detected through inspection as failing to make declaration, they shall, apart from paying excise tax, be sanctioned under law.
2.5. Personal effects of foreign organizations and individuals within diplomatic immunity quotas under the law on diplomatic immunities.
2.6. Personal effects within import duty-free luggage quotas of Vietnamese and foreigners upon entry or exit via Vietnam's border gates.
2.7. Goods imported for duty-free sale at duty-free shops under law.
3. Goods imported from abroad into non-tariff areas, goods sold from inland Vietnam into non-tariff areas and used only in these areas, and goods traded between non-tariff areas, except under-24-seat cars.
The dossier, order and competence for deciding on non-collection of excise tax in the cases specified in Clauses 2 and 3 of this Article are similar to those for deciding on import duty non-collection or exemption under the law on import duty and export duty.
If using goods not liable to excise tax upon importation specified in Clauses 2 and 3 of this Article for other purposes, importers shall declare and pay excise tax at the stage of importation to customs offices under the Ministry of Finance's guidance on customs procedures; customs inspection and supervision; and import duty, export duty and tax administration of imports and exports.
4. Aircraft and yachts used for commercial cargo or passenger transportation or tourism business.
Aircraft or yachts not liable to excise tax which are used for purposes other than commercial cargo or passenger transportation or tourism business are liable to excise tax.
Businesses possessing imported aircraft or yachts used for other purposes as mentioned above shall declare and pay excise tax to customs offices under the Ministry of Finance's guidance on customs procedures; customs inspection and supervision; and import duly, export duty and tax administration of imports and exports.
Businesses possessing domestically produced aircraft or yachts used for other purposes as mentioned above shall declare and pay excise tax to their managing tax agencies based on the residual value of such aircraft or yachts after making depreciation according to regulations.
5. Cars specified in Clause 4, Article 3 of the Law on Excise Tax include cars which are designed by manufacturers to be used as ambulances, prison vans or hearses; radio frequency inspection and control vehicles; armored vehicle mounted ramp systems; mobile television trucks; cars designed with both seats and standing places for transporting 24 or more people; cars operating within recreation, entertainment and sports centers which neither are registered for circulation nor move on roads, special-use vehicles and cars which neither are registered for circulation nor move on roads as guided by the Ministry of Finance in coordination with related ministries and sectors.
An importer of excise tax-free cars designed for operating within recreation, entertainment or sports centers which neither are registered for circulation nor move on roads specified in Clause 5 of this Article shall:
- Produce to the custom office at which the import declaration is opened a copy of its business registration certificate indicating its business in recreation, entertainment or sports centers (containing the importer's signature and seal).
- Write on the import declaration: "cars designed and manufactured for operating only within recreation, entertainment or sports centers which neither are registered for circulation nor move on roads." The importer shall take responsibility for the accuracy of its import dossier.
The customs office with which the importer registers the import declaration shall check the goods and neither collect excise tax nor issue a declaration of origin of imported cars to the importer.
In case an importer has carried out import procedures under Clause 5 of this Article for cars designed for operating only within recreation, entertainment or sports centers which neither are registered for circulation nor move on roads but later changes the use purpose of such excise tax-liable cars against that declared upon importation and does not use them in recreation, entertainment or sports centers, the importer shall declare and pay excise tax to the customs office according to the Ministry of Finance's guidance on customs procedures; customs inspection and supervision; and import duty, export duty and tax administration of imports and exports. In case the importer fails to make declaration with the customs office which has carried out import procedures to pay the excise tax amount arising due to change of the use purpose against that declared upon importation, it shall be sanctioned under the Law on Tax Administration and guiding documents.
6. Naphtha, condensate, reformade components and other components used as production raw materials (except gasoline production) imported directly by production establishments:
Naphtha, condensate, reformade components and other components directly sold by their producers to other production establishments for use as production raw materials (except gasoline production).
Excise tax-free goods specified in this Clause must comply with the following provisions on their dossiers and procedures:
a/ In case a producer directly imports goods, it shall produce to customs offices dossiers according to the Ministry of Finance's guidance on customs procedures; customs inspection and supervision; and import duty, export duty and tax administration of imports and exports (in case of entrusted import, import enmeshment contract is required); a copy of the business registration certificate (containing the producer-cum-importer's seal and signature) and a written commitment stating that naphtha, condensate, refonnade components or other components are imported for use as production raw materials (except gasoline production), made by the producer-cum-importer's lawful representative;
In case goods are sold directly by its domestic producer to another producer for use as production raw materials (except gasoline production), the following papers are required: the goods sale and purchase contract; a copy of the goods buyer's business registration certificate (containing the buyer's signature and seal) and a written commitment stating that naphtha, condensate, refonnade components and other components are bought for use as production raw material (except gasoline production), made by the buyer's lawful representative;
b/ Via-bank payment documents.
If using the excise tax-free goods specified in Clause 6 of this Article for other purposes, producers-cum-importers shall declare and pay excise tax at the stage of importation to customs offices under the Ministry of Finance's guidance on customs procedures, customs inspection and supervision; and import duty, export duty and tax administration of imports and exports.
In case naphtha, condensate, refonnade component and other components are sold directly by their domestic producers to other establishments for use as production raw materials (except gasoline production), goods sale invoices must clearly indicate that the goods are not liable to excise tax.
After buying excise tax-free naphtha, condensate, refonnade component and other components specified in Clause 6 of this Article directly from their producers, if selling them in the domestic market or using them for other purposes, buyers shall declare and pay excise tax for these goods.
Particularly, in case a producer imports or buys from other domestic producers naphtha, condensate, reformade component and other components for use as raw materials for production of gasoline, oil and other petrochemical solvents, it shall declare and pay excise tax when buying them. The excise tax amount which the producer has paid shall be refunded under Article 8 of this Circular.
Example 1: Refining and Petrochemical Joint-Stock Company A imports condensate for use as raw material for producing gasoline, fuel oil and some other petrochemical solvents. Company A shall pay excise tax when importing condensate. The excise tax amount paid by Company A condensate shall be deducted under Article 8 of this Circular.
Example 2: Refining and Petrochemical Joint-stock Company B buys condensate from its producer, Petroleum Company C, for use as raw material for producing gasoline, fuel oil and some other petrochemical solvents. Company B shall make payment to Company C at the excise tax-inclusive price. The excise tax amount paid by Company B to Company C shall be deducted under Article 8 of this Circular.
7. Air conditioners of a capacity of 90,000 BTU or less which are designed by manufacturers only to be fitted on means of transport, including cars, train carriages, ships, boats or aircraft.
In case a business imports, entrusts the import of, or signs with a domestic contractor a contract on the supply of a central air-conditioning system of over 90,000 BTU which will be delivered according to work construction schedule (this air-conditioning system is imported in many shipments), in order to not be required to calculate and pay excise tax upon each importation of the imported equipment's components such as the outdoor or indoor unit, the business shall produce to the customs office a dossier comprising:
- The original or a copy containing the importer's seal of the import contract (in case of entrusted import, the import entrustment contract is required) or the contract on the sale and purchase of the central air-conditioning system signed with a domestic construction contractor, clearly stating that such system is a synchronous equipment of a capacity of over 90,000 BTU which is imported in complete set under the producer's standards, enclosed with a list of the imported equipment's components.
- The air-conditioning system's connection diagram, certified by the importer and the construction contractor (if any).
- A certificate of inspection of the capacity and synchronicity of the imported equipment as well as the inability to operate independently of its detachable parts (outdoor and indoor units) or groups of detachable parts, issued by a competent inspection agency according to law.
In case each detachable part is, or some detachable parts are assembled into, a complete air conditioner of 90,000 BTU or less which can operate independently without connection to the entire system, each part will be liable to excise tax.
- The business's written commitment to using the imported goods for the proper purpose and taking responsibility before law for its commitments.
Based on the dossier produced by the business establishment, the customs office shall make a reconciliation slip according to Appendix 1 to this Circular {not printed herein) for monitoring and management.
Article 4. Taxpayers
1. Excise taxpayers are producers and importers of goods and providers of services liable to excise lax, including:
Business organizations established and making business registration under the Law on Enterprises, the Law on State Enterprises (now the Law on Enterprises) or the Law on Cooperatives.
1.2. Economic organizations of political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, politico-socio-professional organizations, people's armed forces units, non-business organizations or other organizations.
1.3. Foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts under the Law on Foreign Investment in Vietnam (now the Investment Law); foreign organizations and individuals doing business in Vietnam without establishing legal entities in Vietnam.
1.4. Individuals, households, independent business groups and other producers, traders and importers.
2. In case a business purchases excise tax-liable goods from producers for export and do not export but sell these goods domestically, this business is taxpayer. When selling these goods, the business shall declare and fully pay excise tax.
Chapter II
TAX BASES
Article 5. Excise tax calculation prices
The excise tax calculation price of a goods or service is the goods selling price or the service charge rate, exclusive of excise tax, environmental protection tax (if any) and value-added tax, set by the producer or business, specifically as follows:
1. For domestically produced goods, the taxed price is determined as follows:
Excise tax calculation price |
= |
Selling price exclusive of value-added tax |
- |
Environmental protection tax (if any) |
|
||
1 + Excise tax rate |
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
Of which, the selling price exclusive of value-added tax is determined under the law on value-added tax and the environmental production tax is determined under the law on environmental protection tax.
a/ In case an excise tax-liable goods producer sells goods via its dependent cost-accounting establishments, the price as a basis for detennining the taxed price is the selling price exclusive of value-added tax and environmental protection tax (if any) of those dependent cost-accounting establishments. For a producer that sells goods via agents selling goods at the producer's prices for commission only, the price as a basis for determining the taxed price is that producer's commission-inclusive selling price exclusive of value-added tax and environmental protection tax (if any);
b/ In case an excise tax-liable goods producer sells goods via traders, the price as a basis for excise tax calculation is that producer's selling price exclusive of value-added lax and environmental protection tax (if any), which must not be 10% lower than the average selling price applied by these traders. Particularly, the average selling price of cars applied by traders which is used for comparison is the selling price announced by the manufacturer for a car according to its quality standards, excluding equipment and accessories which are further installed by traders at customers' request.
If a producer's selling price is more than 10% lower than the selling price applied by traders, the taxed price shall be assessed by tax agencies under the Law on Tax Administration and its guiding documents.
2. For imports, the taxed price is determined as follows:
Excise tax calculation price = Import duty calculation price + Import duty.
The import duty calculation price is determined under the Law on Import Duty and Export Duty. For imports eligible for duty exemption or reduction, the taxed price is exclusive of the exempted or reduced import duty amount.
3. For excise tax-liable goods, the taxed price is the price exclusive of value-added tax, environmental protection tax (if any) and excise tax and inclusive of the tare value.
For bottled beer, if a deposit is made for empty bottles and producers and customers make quarterly finalization of such deposit, the deposit amount equivalent to the value of lost empty bottles must be included in excise tax calculation turnover.
Example 3: For canned beer, in 2012, the value-added tax-exclusive selling price of 1 liter of canned beer is VND 20,000, and the excise tax rate for beer (applicable from January 1, 2010, through December 31,2012) is 45%, then the excise tax calculation price is determined as follows:
Excise tax calculation price of 1 liter of canned beer |
= |
VND 20,000 |
= |
VND 13,793 |
1 + 45% |
Example 4: In the second quarter of 2012, the value-added tax-exclusive selling price of one box of Hanoi bottled beer is VND 120,000, then the excise tax calculation price is determined as follows:
Excise tax calculation price of1 box |
= |
VND 120,000 |
= |
VND 82,758 |
1+45% |
Example 5: In the third quarter of 2012, Beer Company A sells 1,000 beer bottles to customer B and collects a total deposit for empty bottles of VND 1,200,000 (VND 1,200/bottle). At the end of the quarter. Company A and customer B make finalization: the number of recovered empty bottles is 800 and the number of lost bottles is 200. Based on the number of recovered bottles. Company A returns to customer B a sum of VND 960,000 and shall include in excise tax calculation turnover the deposit amount for lost bottles which is VND 240,000 (200 bottles x VND 1,200/bottle).
4. For processed goods, the taxed price is that of sold goods set by the processing-ordering establishment or the selling price of products of the same or similar kind at the time of goods sale, exclusive of value-added lax, environmental protection tax (if any) and excise tax.
5. For goods produced in the form of business cooperation between a producer and an user or owner of goods trademarks (brands) or production technologies, the price as a basis for excise tax calculation is the selling price exclusive of value-added tax and environmental protection tax (if any) set by that user or owner. In case an establishment produces goods under a franchising license and transfers goods to Vietnam-based branches or representatives of the foreign company concerned for sale, the excise tax calculation price is the selling price of those branches or representatives.
6. For goods sold on installment or deferred payment, the excise tax calculation price is the one-off selling price of such goods, exclusive of value-added tax, environmental protection tax (if any), excise tax and the installment or deferred payment interest.
7. For goods and services used for barter, internal consumption, donation or sales promotion, the taxed price is that of goods or services of the same or similar kind at the time of barter, internal consumption, donation or sales promotion.
8. In case an exporter purchases excise tax-liable goods from producers for export then does not export but sells them domestically, the taxed price is the selling price exclusive of excise tax, environmental protection tax (if any) and value-added tax and shall be determined as follows:
Excise Tax calculation price |
Domestic sale price set by the exporter exclusive of value-added tax |
- |
Environmental protection tax (if any) |
1 + Excise tax rate |
In case an exporter declares a selling price (inclusive of value-added tax, environmental protection tax (if any) and excise tax) which is 10% lower than the market price as a basis for determining the taxed price, the taxed price shall be assessed by tax agencies under the Law on Tax Administration and its guiding documents.
9. For services, the taxed price is the service charge rate, exclusive of value-added tax and excise tax, set by the service provider, specifically as follows:
Excise tax calculation price |
Service charge rate exclusive of value-added tax |
1 + Excise tax rate |
For some services, the service charge rate exclusive of value-added tax serving as a basis for determining the taxed price is specified as follows:
a/ For golf business (including dealing in golf training grounds), it is the value-added tax-exclusive sales of membership cards or golf-playing tickets, inclusive of proceeds from the sale of golf-training tickets, collection of ground maintenance fees, buggy and caddy hire, deposits (if any) and other golf-related revenues paid by golf players or golf club members to a golf business. In case such deposits are returned to depositors, the paid tax amount shall be refunded to the business by deducting from the payable tax amount of the subsequent period. If no deduction is made, the business will have tax refunded under regulations. In case a golf business deals in other goods or services not liable to excise tax such as hotel, catering, goods sale or game services, such goods or services are not liable to excise tax.
Example 6: For a golf business also deals in hotel, catering, goods sale or game business activities not liable to excise tax, these goods or services are not liable to excise tax.
b/ For casino or prized video game business, it is turnover from such business minus prizes paid to customers, i.e., the collected amount of money (exclusive of value-added tax) from the exchange of money at exchange counters or card tables or slot machines minus the amount of money exchanged back to customers;
c/ For betting business, it is sales of betting tickets minus (-) prizes paid to customers (exclusive of value-added lax), exclusive of sales of entry tickets to entertainment events associated with betting business;
d/ For dance hall, massage parlor and karaoke bar business, it is the value-added tax-exclusive turnover from such business, inclusive of the turnover from catering services and other associated services (e.g., bath and sauna in massage service establishments).
Example 7: Value-added tax-exclusive turnover from dance hall business (inclusive of turnover from catering services) of establishment A in a tax period is VND 100 million.
Excise tax calculation price |
= |
VND 100 million |
= |
VND 71,428,571 |
1+40% |
e/ For lottery business, it is sales (exclusive of value-added tax) of tickets of licensed lotteries under law.
10. Taxed prices of goods and services specified in Clauses 1 thru 9 of this Article arc inclusive of additional revenues (if any) collected by production and business establishments together with goods selling prices or service charges.
Taxed prices arc calculated in Vietnam dong. In case a taxpayer has foreign-currency turnover, such turnover must be converted into Vietnam dong at the average inter-bank exchange rate announced by the State Bank of Vietnam at the time of turnover generation.
For imports, the conversion of Vietnam dong into a foreign currency used for determining the taxed value complies with the law on import duty and export duty.
11. In case production and business establishments fail to comply with or improperly comply with regulations on invoices and documents, tax agencies shall, based on production and business realities, assess turnover under the Law on Tax Administration and determine the payable excise tax amount.
12. The time of determining excise tax is specified as follows:
- For goods, the time of turnover generation is the time of transfer of the right to own or use the goods to the purchaser, regardless of whether or not money has been collected;
- For services, the time of turnover generation is the time of completing service provision or the time of making a service provision invoice, regardless of whether or not money has been collected;
- For imports, the time of turnover generation is the time of customs declaration registration.
13. When trading in goods, providing services and transporting goods, producers and importers of excise tax-liable goods and providers of excise tax-liable services shall comply with regulations on accounting, invoices and documents.
When selling or delivering goods to their branches, dependent establishments or agents, producers shall issue invoices. In case of selling or delivering goods to branches or shops in the same province or centrally run city or when consigning goods from one to another warehouse, producers may use the ex-warchousing-cum-internal transportation bill enclosed with the internal transfer order.
Producers of excise tax-liable trademarked goods shall register trademarks under regulations.
Article 6. Excise tax rates
1. Excise tax rates comply with Article 7 of Law No. 27/2008/QH 12 on Excise Tax, Article 5 of the Government's Decree No. 26/2009/ND-CP of March 16, 2009, and Clause 4, Article 1 of the Government's Decree No. 113/2011/ND- CP of December 8,2011.
2. In case an establishment produces different kinds of goods or provides different kinds of services liable to excise tax at different tax rates, it shall declare and pay excise tax according to the tax rate prescribed for each kind of goods or service. If the establishment cannot determine tax according to each tax rate, it shall calculate and pay tax at the highest tax rate applicable to the goods it produces or the services it provides.
Chapter III
EXCISE TAX REFUND, DEDUCTION AND REDUCTION
Article 7. Tax refund
Excise taxpayers may have the paid tax amounts refunded in the following cases:
1. Goods temporarily imported for re-export, including:
a/ Imports for which excise tax has been paid but which are still kept in warehouses or yards at border gates under customs supervision and will be re-exported abroad;
b/ Imports for which excise tax has been paid for delivery or sale abroad through Vietnam-based agents; goods imported for sale to foreign firms' vehicles operating on international routes via Vietnamese ports or to Vietnamese vehicles operating on international routes under the Government's regulations;
c/ Goods temporarily imported for re-export by the mode of temporary import for re-export. When they are re-exported, the excise tax amount already paid on the volume of actually re-exported goods will be refunded;
d/ Imports for which excise tax has been paid but re-exported abroad. When they are exported abroad, the excise tax amount already paid on the volume of re-exported goods will be refunded;
e/ Goods temporarily imported for display at fairs, exhibitions or showrooms or for other purposes in a certain period for which excise tax has been paid. When they are re-exported, the paid excise tax amount will be refunded.
f/ Imports for which excise tax has been paid as declared but the volume of actually imported goods is smaller than declared; imports damaged or lost in the course of importation for plausible reasons for which excise tax has been paid.
g/ For imports failing to meet quality or category requirements under contracts or import licenses (at the fault of foreign goods owners) which have been inspected by competent, testing agencies and certified by foreign goods owners and are permitted for import, customs offices shall inspect and re-certify the payable excise tax amount. The overpaid tax amount, if any, will be refunded, and the insufficient tax amount, if any, will be added.
In case goods are permitted for re-export abroad, the excise tax amount already paid on the volume of re-exported goods will be refunded.
In case goods are returned to foreign parties within the time limit during which import duty payment is not required under regulations, customs offices shall conduct documentary examination and will not collect excise tax on the volume of imports returned to foreign parties.
2. For goods which are raw materials imported for export production and processing, the excise tax amount already paid on the volume of raw materials used for producing actually exported goods will be refunded.
The excise tax refund under Clauses 1 and 2 of this Article applies only to actually exported goods, and the procedures, dossiers, order and competence for refunding excise tax on imports are similar to those for import duty refund under the law on import duty and export duty.
3. When making tax finalization upon merger, separation, split-up, dissolution, bankruptcy, ownership transformation. assignment, sale, contracting or lease of state enterprises, production and business establishments that have overpaid excise tax amounts may request tax agencies to refund such amounts.
4. Excise tax will be refunded in the following cases:
a/ Tax refund under competent agencies' decisions according to law;
b/ Tax refund under treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party;
c/ Tax refund in case the paid excise tax amount is larger than the payable excise tax amount under regulations.
The procedures, dossiers, order and competence for excise tax refund under Clauses 3 and 4 of this Article comply with the Law on
Tax Administration and its guiding documents.
Article 8. Tax deduction
For a taxpayer that produces excise tax-liable goods from excise tax-liable raw materials, the excise tax amount already paid on imported raw materials or for raw materials directly bought from domestic producers may be deducted when determining the payable excise tax amount. The deductible excise tax amount is equivalent to the excise tax amount on raw materials used for producing goods sold.
For a taxpayer that concurrently produces gasoline, oil and petrochemical solvents from excise tax-liable raw materials, the excise tax amount already paid on imported raw materials or for raw materials bought from domestic producers may be deducted when determining the payable excise tax amount. The deductible excise tax amount is equivalent to the excise tax amount on raw materials used for producing goods sold.
Conditions for excise tax deduction are specified as follows:
- For cases of importing excise tax-liable raw materials for producing excise tax-liable goods, documents as a basis for excise tax deduction arc those on payment of excise tax at the stage of importation.
- For cases of purchasing raw materials directly from domestic producers:
+ Goods sale and purchase contract, clearly indicating that the goods are produced directly by the seller, copy of the seller's business registration certificate (containing the seller's signature and seal);
+ Via-bank payment documents;
+ Documents as a basis for excise tax deduction are value-added invoices issued upon goods purchase. The excise tax amount already paid by the buyer when buying raw material shall be determined to be the excise tax calculation price multiplied (x) by the excise tax rate; of which:
Excise tax calculation price |
= |
Buying price, exclusive of value-added tax (indicated in value-added invoice)- Environmental protection tax(if any) |
|
1 + Excise tax rate |
|
The deductible excise tax amount is equal to the excise tax amount already paid for raw material used for producing the goods sold.
Excise tax shall be deducted upon tax declaration. The payable excise tax amount is determined according to the following formula:
Payable excise tax amount |
= |
Excise tax amount payable for excise tax- liable goods ex-warehoused for sale in the period |
- |
Excise tax amount already paid upon buying raw materials equivalent to the volume of goods ex-warehoused for sale in the period |
Example 8:
In a tax declaration period, establishment A has the following operations:
+ Importing 10,000 liters of liquor and paying an excise tax amount of VND 250 million upon importation (based on the receipt of excise tax payment at the stage of importation).
+ Ex-warehousing 8,000 liters for producing 12,000 bottles of liquor.
+ Selling 9,000 bottles of liquor; the excise tax amount payable for these 9,000 bottles is VND 350 million.
+ The excise tax amount already paid at the stage of importation of liquid liquor for 9,000 sold bottles of liquor is VND 150 million.
So, the excise tax amount payable by establishment A is this period will be:
VND 350 million - VND 150 million = VND 200 million.
In case the excise tax amount already paid for raw materials equivalent to products sold in the period cannot yet be accurately determined, the previous period's data may be used to temporarily calculate the deductible excise tax amount which shall be re-determined based on the actual data at the end of the quarter or year. In all cases, the deductible excise tax amount must not exceed the excise tax amount calculated for raw materials according to techno-economic norms of products. Producers shall register products' techno-economic norms with their managing tax agencies.
Article 9. Tax reduction
Excise tax reduction complies with Article 9 of Law No. 27/2008/QH12 on Excise Tax.
Excise tax reduction procedures and dossiers comply with the Law on Tax Administration and its guiding documents.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 10. Effect
1. This Circular takes effect on the effective date of Decree No. 113/2011/ND-CP (February 1,2012).
2. This Circular replaces the Ministry of Finance's Circular No. 64/2009/ND-CP of March 27, 2009, detailing the implementation of Decree No. 26/2009/ND-CP of March 16, 2009, which details a number of articles of the Law on Excise Tax.
Article 11. Organization of implementation
1. Tax agencies shall manage excise tax collection, refund and reduction for businesses.
2. Customs offices shall manage excise tax collection and refund for imported goods.
3. Any difficulties and problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for timely settlement.-
|
FOR THE MINISTER OF FINANCE |
ANNEX No. 1
(To the Ministry of Finance‘s Circular No. 05/2012/TT-BTC of January 5, 2012, guiding the implementation of the Government’s No. 26/2009/ND-CP of March 16, 2009, and Decree No. 113/2011/NĐ-CP of December 08, 2011, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 26/2009/ND-CP of March 16, 2009, detailing a number of articles of the Law on Excise Tax)
RECONCILIATION MONITORING CARD FOR IMPORTED DETAILS OF IMPORTED CENTRAL AIR-CONDITIONING SYSTEMS OF OVER 90.000 BTU
Number of sheets …...
Sheet No. …………...
1. Enclosed with the list of quantities of imported details of imported central air-conditioning systems of over 90.000 BTU under contract No. ... , date … month … year……….
2. Name of organization/individual:.........................................; Code .............................
3. Head office address of organization/individual:.....................................
No. |
No., sign, date of customs declaration |
Name of goods, specifications |
Unit of calculation |
Goods imported under customs declaration |
Remaining goods not yet imported |
Signature, stamp of customs officer in charge of statistics, reconciliation |
|
|||||
Quant. |
Value |
Quant. |
Value |
|
|
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
Card-issuing customs officer |
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Notes:
- The items Number of sheets and Sheet No. 1, 2, 3 and 4 are filled in by the card-issuing customs office. When issuing this card with many sheets, the customs office shall append its stamp on all sheets.
- Columns 1 to 9 of the card are filled in by the customs office carrying out import procedures.
- When an enterprise has imported all goods according to the registered list, the last district-level Customs Department shall keep the list and the reconciliation monitoring card of the enterprise for sending to the customs office with which the enterprise has originally registered.