Chương 6 Luật hợp tác xã 2012: Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Số hiệu: | 03/2009/TT-BXD | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Nguyễn Hồng Quân |
Ngày ban hành: | 26/03/2009 | Ngày hiệu lực: | 11/05/2009 |
Ngày công báo: | 21/04/2009 | Số công báo: | Từ số 213 đến số 214 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/08/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hội đồng quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định chia, tách xây dựng phương án chia, tách trình đại hội thành viên quyết định.
2. Sau khi đại hội thành viên quyết định chia, tách, hội đồng quản trị có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quyết định chia, tách và giải quyết các vấn đề có liên quan trước khi tiến hành thủ tục thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới.
3. Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được chia, tách thực hiện phương án chia, tách đã được quyết định và tiến hành thủ tục thành lập theo quy định tại Điều 23 của Luật này. Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chia, tách phải kèm theo nghị quyết của đại hội thành viên về việc chia, tách hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị chia.
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị tách và được tách phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị tách.
Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị chia, tách được chuyển thành tài sản không chia của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi chia, tách theo phương án do đại hội thành viên quyết định.
1. Hợp nhất hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
a) Hai hay nhiều hợp tác xã có thể tự nguyện hợp nhất thành một hợp tác xã mới; hai hay nhiều liên hiệp hợp tác xã có thể tự nguyện hợp nhất thành một liên hiệp hợp tác xã mới;
b) Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định hợp nhất xây dựng phương án hợp nhất trình đại hội thành viên của mình quyết định và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của mình về quyết định hợp nhất, phương án hợp nhất bao gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề khác có liên quan;
c) Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định hợp nhất hiệp thương thành lập hội đồng hợp nhất. Hội đồng hợp nhất có nhiệm vụ xây dựng phương án hợp nhất trình đại hội thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất quyết định. Phương án hợp nhất bao gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở chính; phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề tồn đọng của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị hợp nhất sang hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất; phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ, dự kiến danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên;
d) Thủ tục đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
a) Một hoặc một số hợp tác xã có thể tự nguyện sáp nhập vào một hợp tác xã khác; một hoặc một số liên hiệp hợp tác xã có thể tự nguyện sáp nhập vào một liên hiệp hợp tác xã khác;
b) Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị sáp nhập xây dựng phương án sáp nhập trình đại hội thành viên của mình quyết định và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của mình về quyết định sáp nhập. Phương án sáp nhập bao gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề khác có liên quan;
c) Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định sáp nhập hiệp thương về phương án sáp nhập. Phương án sáp nhập bao gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề tồn đọng của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị sáp nhập;
d) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi sáp nhập phải đăng ký thay đổi theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
3. Sau khi đăng ký, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị hợp nhất chấm dứt tồn tại. Sau khi đăng ký thay đổi, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị sáp nhập chấm dứt tồn tại.
1. Giải thể tự nguyện:
Đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên quyết định việc giải thể tự nguyện và thành lập hội đồng giải thể tự nguyện. Hội đồng giải thể tự nguyện gồm đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của thành viên, hợp tác xã thành viên.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết giải thể tự nguyện, hội đồng giải thể tự nguyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc giải thể;
b) Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật này.
Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;
đ) Theo quyết định của Tòa án.
3. Thủ tục giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
a) Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là thành viên của liên minh), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, thành viên, hợp tác xã thành viên;
b) Hồ sơ giải thể bắt buộc gồm quyết định giải thể bắt buộc và giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc, hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký trong 03 số liên tiếp về quyết định giải thể bắt buộc; thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về việc giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật này.
4. Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này, hội đồng giải thể phải nộp 01 bộ hồ sơ về việc giải thể, con dấu và bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký. Việc xử lý các tài liệu khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải xóa tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong sổ đăng ký.
6. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải thể bắt buộc, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Giải thể, phá sản, bị hợp nhất, bị sáp nhập;
2. Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không trung thực, không chính xác;
3. Lợi dụng danh nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để hoạt động trái pháp luật;
4. Hoạt động trong ngành, nghề mà pháp luật cấm;
5. Hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
6. Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký;
7. Chuyển trụ sở chính sang địa phương khác với nơi đăng ký trong thời hạn 01 năm mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
SPLIT, SEPARATION, CONSOLIDATION, MERGER, DISSOLUTION AND BANKRUPTCY OF COOPERATIVES AND UNIONS OF COOPERATIVES
Article 52. Split and separation of cooperatives and unions of cooperatives
1. The Board of Directors of a cooperative or union of cooperatives planning the split or separation shall develop a split or separation plan for submission to the general meeting of members for decision.
2. After the general meeting of members has decided on the split or separation, the Board of Directors shall notify in writing creditors, organizations and individuals that have economic relations with the cooperative or union of cooperatives of the decision on the split or separation and settle relevant issues before carrying out the procedures for establishment of a new cooperative or union of cooperatives.
3. The cooperative or union of cooperatives split or separated shall implement the split or separation plan as decided and carry out the procedures for establishment in accordance with Article 23 of this Law.
The dossier for registration of the split or separated cooperative or union of cooperatives must be accompanied by a resolution of the general meeting of members concerning the split or separation of the cooperative or union of cooperatives.
4. The split cooperative or union of cooperatives shall terminate its existence after the new cooperatives or unions of cooperatives are issued certificates of registration. The new cooperative or union of cooperatives shall take joint responsibility for the unpaid debts, labor contracts and other obligations of the split cooperative or union of cooperatives.
The separated and separating cooperatives or unions of cooperatives shall take joint responsibility for the unpaid debts, labor contracts and other obligations of the separated cooperative or union of cooperatives.
The undivided assets of the split or separated cooperatives or unions of cooperatives must be converted into undivided assets of the cooperatives or member cooperatives after the split or separation under the plan decided by the general meeting of members.
Article 53. Consolidation or merger of cooperatives and unions of cooperatives
1. Consolidation of cooperatives or unions of cooperatives:
a/ Two or more cooperatives may voluntarily be consolidated into a new cooperative; two or more unions of cooperatives may voluntarily be consolidated into a new union of cooperatives;
b/ The Boards of Directors of the cooperatives or unions of cooperatives planning for consolidation shall develop a consolidation plan for submission to their general meetings of members and notify in writing creditors, organizations and individuals having economic relations with their cooperatives or unions of cooperatives of the consolidation decisions.
A consolidation plan includes the plan for handling of assets, capital, debts, labor and other relevant issues;
c/ The Boards of Directors of the cooperatives or unions of cooperatives planning for consolidation shall establish the consolidation boards which must develop consolidation plans for submission to the general meetings of the consolidated cooperatives or unions of cooperatives for decision. A consolidation plan includes such main contents as the name, head office, plan for handling of assets, capital, debts, labor and other remaining issues of the consolidated cooperatives or unions of cooperatives to the new cooperative or union of cooperatives, the business and production plan, draft charter, and expected list of members or member cooperatives;
d/ The procedures for registration of consolidated cooperatives or unions of cooperatives complies with Article 23 of this Law.
2. Merger of cooperatives or unions of cooperatives:
a/ One or more than one cooperative may voluntarily be merged into another cooperative; one or more than one union of cooperatives may voluntarily be merged into another union of cooperatives;
b/ The Board of Directors of a cooperative or union of cooperatives to be merged shall develop a merger plan for submission to its general meeting of members and notify in writing creditors, organizations and individuals having economic relations with its cooperative or union of cooperatives of the merger decision. The merger plan includes the plan for handling of assets, capital, debts, labor and other relevant issues;
c/ The Board of Directors of a cooperative or union of cooperatives planning its merger shall negotiate the merger plan. The merger plan includes such major contents as plan for handling assets, capital, liabilities and labor and the remaining issues of the merged cooperative or union of cooperatives;
d/ The cooperative or union of cooperatives after the merger shall register for change as prescribed in Article 28 of this Law.
3. After registration, the consolidated cooperatives or unions of cooperatives shall cease to exist. After registration of the change, the merged cooperatives or unions of cooperatives cease to exist.
Article 54. Dissolution of cooperatives and unions of cooperatives
1. Voluntary dissolution:
The general meeting of members or member cooperatives shall decide on voluntary dissolution and establishment of a voluntary dissolution board which comprises representatives of the Board of Directors, Control Board or controller, executive committee and representatives of members or member cooperatives.
Within 60 days from the date the general meeting of members issues a resolution on voluntary dissolution, the voluntary dissolution board shall perform the following tasks:
a/ Notifying the dissolution to the state agency which has issued the certificate of registration to the cooperative or union of cooperatives; publishing on a newspaper of the locality in which the cooperative or union of cooperatives is operating on 3 consecutive issues an announcement on the dissolution;
b/ Notifying organizations and individuals which have economic relations with the cooperatives or union of cooperatives of the time limits for payment of debts, liquidation of contracts and handling of assets and capital of the cooperative or union of cooperatives as prescribed in Article 49 of this Law.
2. Compulsory dissolution:
The People’s Committees at the same level with the state agency which has issued the certificate of registration to the cooperative or union of cooperatives shall make a decision on compulsory dissolution of the cooperative or union of cooperatives in one of the following cases:
a/ The cooperative or union of cooperatives fails to operate for 12 consecutive months;
b/ The cooperative or union of cooperatives fails to ensure sufficient minimum number of members prescribed by this Law within 12 consecutive months;
c/ The cooperative or union of cooperatives cannot hold an annual general meeting of members within 18 consecutive months without any reason;
d/ Having its certificate of registration revoked;
e/ By decision of the court.
3. The procedures for compulsory dissolution for a cooperative or union of cooperatives:
a/ The People’s Committee at the same level with the state agency which has issued the certificate of registration to the cooperative or union of cooperatives shall make a decision on dissolution and establish a dissolution board. The chairman of the dissolution board is the representative of the Peoples’ Committee; the standing member is the representative of the state agency which has issued the certificate of registration; other members are representatives of the specialized state agency at the same level, the representative organization or alliance of cooperatives of the province and centrally run city (if the cooperative or union of cooperatives is a member of the alliance), the People’s Committee of the commune, ward or township in which the cooperative or union of cooperatives has its head office, the Board of Directors, Control Board or controller, and members or member cooperatives;
b/ A dossier of compulsory dissolution comprises the decision on compulsory dissolution and certificate of registration of the cooperative or union of cooperatives;
c/ Within 60 days from the date of issuance of the decision on compulsory dissolution, the dissolution board shall publish the decision on compulsory dissolution on a newspaper of the locality in which the cooperative or union of cooperatives has registered on three consecutive issues; notify organizations and individuals having economic relations with the cooperative or union of cooperatives of the dissolution and time limits for debt payment, liquidation of contracts and handling of assets and capital of the cooperative or union of cooperatives as prescribed in Article 49 of this Law.
4. Right after the completion of the dissolution as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the dissolution board shall submit 1 set of dossier of dissolution, seal and original certificate of registration of the cooperative or union of cooperatives to the agency that has issued the certificate of registration. The handling of other documents must comply with law.
5. The state agency having issued the certificate of registration to the cooperative or union of cooperatives shall erase the name of the cooperative or union of cooperatives in the registration book.
6. In case of disagreement with the decision on compulsory dissolution, the cooperative or union of cooperatives may make a complaint to a competent state agency or initiate a lawsuit at a court in accordance with law.
7. The Government shall detail this Article.
Article 55. Settlement of bankruptcy declaration requests for cooperatives and unions of cooperatives
The settlement of bankruptcy for cooperatives or unions of cooperatives must comply with the law on bankruptcy, except for handling of undivided assets prescribed in Clause 2, Article 48 of this Law.
Article 56. Revocation of registration certificates of cooperatives and unions of cooperatives
A cooperative or union of cooperatives may have its registration certificate revoked in one of the following cases:
1. Dissolution, bankruptcy, consolidation or merger;
2. Contents declared in its registration dossier are untruthful or inaccurate;
3. Taking advantage of the name of the cooperative or union of cooperatives for illegal operation;
4. Operating in business lines prohibited by law;
5. Operating in conditional business lines but lacking conditions as prescribed by law.
6. Failing to register its tax identification number within 1 year from the issuance of the certificate of registration;
7. Relocating the head office to another locality without registration with a competent state agency within 1 year.