Chương III Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC: Hình thức khen thưởng đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng
Số hiệu: | 02/2024/TT-VKSNDTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Lê Minh Trí |
Ngày ban hành: | 12/08/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2024 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 12/8/2024, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân.
03 trường hợp không xét tặng Lao động tiên tiến cho cá nhân ngành Kiểm sát
Cụ thể, 03 trường hợp không xét tặng Lao động tiên tiến cho cá nhân trong ngành Kiểm sát như sau:
(1) Mới tuyển dụng dưới 06 tháng (Thông tư 01/2019/TT-VKSTC có hiệu lực đến 30/9/2024 quy định là dưới 10 tháng);
(2) Có thời gian nghỉ công tác từ 03 tháng đến dưới 06 tháng trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC ;
(3) Bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. Trường hợp hành vi vi phạm chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền nhưng đã được dùng làm căn cứ không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” trong năm đánh giá thì quyết định xử lý kỷ luật ban hành sau năm đánh giá đối với hành vi vi phạm đó (nếu có) không được tính để bình xét thi đua ở năm có quyết định xử lý kỷ luật.
Bên cạnh đó, Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định thêm các trường hợp sau đây vẫn được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” bao gồm:
- Cá nhân nghỉ chế độ thai sản;
- Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
- Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên thì thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định chung, trong thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng, cá nhân phải chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, hoàn thành nhiệm vụ học tập, đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên (đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng có xếp loại trung bình, khá, giỏi...).
Xem chi tiết Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC có hiệu lực từ ngày 01/10/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Huân chương:
a) “Huân chương Sao vàng”;
b) “Huân chương Hồ Chí Minh”;
c) “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;
d) “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;
đ) “Huân chương Dũng cảm”;
e) “Huân chương Hữu nghị”.
2. “Huy chương Hữu nghị”.
3. Danh hiệu vinh dự nhà nước:
a) “Anh hùng Lao động”;
b) “Nhà giáo nhân dân”;
c) “Nhà giáo ưu tú”.
4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.
5. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát”.
6. Bằng khen:
a) “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”;
b) “Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao”.
7. Giấy khen.
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát” là hình thức ghi nhận, khen thưởng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho cá nhân đã và đang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, cá nhân ngoài hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có thành tích đóng góp vào quá trình phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát” chỉ xét tặng một lần cho mỗi cá nhân. Hằng năm, xét tặng cho cá nhân vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của Ngành (ngày 26 tháng 7); những trường hợp cần thiết hoặc đột xuất do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân xem xét, quyết định.
3. Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát”:
a) Đối với cá nhân công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân:
- Công tác liên tục đủ 15 năm, có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì được tặng Kỷ niệm chương. Trường hợp được cử đi biệt phái, đi học hoặc tham gia nghĩa vụ quân sự, sau đó tiếp tục công tác thì thời gian đi biệt phái, đi học hoặc tham gia nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công tác trong Ngành để xét tặng Kỷ niệm chương. Trường hợp trong thời gian công tác, cá nhân bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì thời gian thi hành kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương;
- Đã làm công tác pháp luật ở ngành khác chuyển sang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân thì thời gian làm công tác pháp luật trong ngành khác được tính vào thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương, nhưng phải có ít nhất 05 năm công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân;
- Có 08 năm liên tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên thuộc các đơn vị trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân;
- Các trường hợp không tính thâm niên công tác khi xét, tặng Kỷ niệm chương: Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao; cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, được tặng thưởng Huân chương Lao động các hạng.
b) Đối với cá nhân ngoài hệ thống Viện kiểm sát nhân dân: Có nhiều thành tích đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân, được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành đề nghị.
4. Các trường hợp được xét tặng Kỷ niệm chương trước thời hạn:
a) Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ được xét tặng Kỷ niệm chương trước niên hạn 02 năm;
b) Cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” được xét tặng Kỷ niệm chương trước niên hạn 01 năm.
5. Các trường hợp cá nhân bị kỷ luật từ hình thức “khiển trách” trở lên (trừ trường hợp bị buộc thôi việc) thì thời hạn xét tặng Kỷ niệm chương kéo dài thêm 01 năm.
6. Các trường hợp chưa xét tặng Kỷ niệm chương:
a) Cá nhân đang trong thời gian thi hành kỷ luật;
b) Cá nhân trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại tố cáo đang được xác minh, làm rõ.
7. Các trường hợp không tặng Kỷ niệm chương:
a) Cá nhân bị buộc thôi việc;
b) Cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. “Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 74 Luật Thi đua, khen thưởng; trong đó, tiêu chuẩn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hằng năm theo quy định.
2. “Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao” để tặng cho tập thể theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 74 Luật Thi đua, khen thưởng; trong đó, tiêu chuẩn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải hoàn thành vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm.
3. Đối với hệ thống Viện kiểm sát quân sự: “Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao” được xét tặng cho tập thể dẫn đầu khối thi đua hằng năm được lựa chọn trong số các tập thể đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”.
4.“Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao” để tặng cho tập thể, cá nhân ngoài ngành Kiểm sát nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và có thành tích đóng góp vào sự phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân.
1. Giấy khen của Thủ trưởng đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tặng cho cá nhân, tập thể thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng giấy khen
a) Giấy khen để tặng cho cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
- Có thành tích được bình xét trong phong trào thi đua thường xuyên, thi đua theo chuyên đề;
- Lập được thành tích xuất sắc đột xuất;
b) Giấy khen để tặng cho tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, các tổ chức đoàn thể trong sạch, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
- Có thành tích được bình xét trong phong trào thi đua thường xuyên, thi đua theo chuyên đề;
- Lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
c) Giấy khen để tặng cho tập thể, cá nhân ngoài ngành Kiểm sát nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và có thành tích đóng góp vào quá trình phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Tỷ lệ cá nhân, tập thể được khen thưởng giấy khen cho mỗi lần xét khen thưởng không quá 20% tổng số cá nhân, tập thể đang công tác tại đơn vị (trừ trường hợp cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất).
4. Việc khen thưởng giấy khen được tiến hành thường xuyên, kịp thời cho cá nhân, tập thể có thành tích ngay sau khi kết thúc đợt thi đua, ngay sau khi lập được thành tích đột xuất hoặc hoàn thành một nhiệm vụ và do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.