Chương II Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC: Tổ chức thi đua và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua
Số hiệu: | 02/2024/TT-VKSNDTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Lê Minh Trí |
Ngày ban hành: | 12/08/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2024 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 12/8/2024, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân.
03 trường hợp không xét tặng Lao động tiên tiến cho cá nhân ngành Kiểm sát
Cụ thể, 03 trường hợp không xét tặng Lao động tiên tiến cho cá nhân trong ngành Kiểm sát như sau:
(1) Mới tuyển dụng dưới 06 tháng (Thông tư 01/2019/TT-VKSTC có hiệu lực đến 30/9/2024 quy định là dưới 10 tháng);
(2) Có thời gian nghỉ công tác từ 03 tháng đến dưới 06 tháng trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC ;
(3) Bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. Trường hợp hành vi vi phạm chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền nhưng đã được dùng làm căn cứ không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” trong năm đánh giá thì quyết định xử lý kỷ luật ban hành sau năm đánh giá đối với hành vi vi phạm đó (nếu có) không được tính để bình xét thi đua ở năm có quyết định xử lý kỷ luật.
Bên cạnh đó, Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định thêm các trường hợp sau đây vẫn được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” bao gồm:
- Cá nhân nghỉ chế độ thai sản;
- Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
- Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên thì thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định chung, trong thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng, cá nhân phải chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, hoàn thành nhiệm vụ học tập, đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên (đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng có xếp loại trung bình, khá, giỏi...).
Xem chi tiết Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC có hiệu lực từ ngày 01/10/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hình thức tổ chức thi đua gồm:
a) Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị;
b) Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, đơn vị.
2. Phạm vi tổ chức thi đua gồm:
a) Trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân;
b) Tại các cụm, khối thi đua;
c) Tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát động, chỉ đạo tổ chức phong trào thi đua trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phát động, chỉ đạo tổ chức triển khai phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm triển khai tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 17 Luật Thi đua, khen thưởng; gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ hiểu, có chỉ tiêu, nội dung, kế hoạch, phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của tập thể, cá nhân. Tập thể, cá nhân tự nguyện đăng ký, tham gia phong trào thi đua.
2. Phong trào thi đua thường xuyên có các hoạt động sau:
a) Thi đua trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu công tác chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá; công việc đột xuất, ngoài chương trình, kế hoạch được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao;
b) Thi đua trong công tác xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân, xây dựng Đảng, đoàn thể trong sạch vững mạnh;
c) Các hoạt động động viên, thu hút, khuyến khích tập thể, cá nhân sáng tạo, đổi mới, phát huy sáng kiến, cải tiến phương pháp làm việc, phổ biến, nhân rộng sáng kiến, kinh nghiệm;
d) Các hoạt động đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước tại đơn vị và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng: Xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức hoạt động thi đua tại đơn vị, hưởng ứng các phong trào thi đua do cấp trên phát động, phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền; việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; công tác tuyên truyền về hoạt động thi đua, khen thưởng, phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, cách làm hay, hiệu quả.
3. Phong trào thi đua theo chuyên đề có các hoạt động sau:
a) Hưởng ứng phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước phát động;
b) Phát động, tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi toàn ngành Kiểm sát nhân dân gắn với nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các sự kiện lớn của Ngành;
c) Phát động, tổ chức phong trào thi đua tại cơ quan, đơn vị.
1. Khối thi đua do ngành Kiểm sát nhân dân tổ chức gồm một số đơn vị cùng cấp trong Ngành tương đồng về chức năng, nhiệm vụ, trong đó:
a) Khối thi đua cấp Vụ, cấp cao: Được chia từ các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Được xem xét đề nghị tặng “Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân” hoặc “Cờ thi đua của Chính phủ” hằng năm;
b) Khối thi đua cấp phòng: Mỗi đơn vị cấp Vụ và tương đương tổ chức đơn vị trực thuộc thành một khối thi đua, nếu có quá nhiều đơn vị trực thuộc thì đề xuất tổ chức thêm khối; các Viện nghiệp vụ và Văn phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được tổ chức thành một khối thi đua; các phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chia thành khối theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Được xem xét đề nghị tặng “Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân” hằng năm;
2. Cụm Thi đua do ngành Kiểm sát nhân dân tổ chức gồm một số Viện kiểm sát nhân dân địa phương cùng cấp có đặc điểm tương đồng về kinh tế, xã hội, khối lượng công việc và gần nhau về địa lý, trong đó:
a) Cụm thi đua cấp tỉnh: Được chia từ các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Được xem xét đề nghị tặng “Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân” hoặc “Cờ thi đua của Chính phủ” hằng năm;
b) Cụm thi đua cấp huyện: Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đề xuất việc chia cụm thi đua đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc. Được xem xét đề nghị tặng “Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân” hoặc “Cờ thi đua của Chính phủ” hằng năm.
3. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân tham mưu cho Hội đồng đề xuất Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc phân chia khối thi đua cấp Vụ, cấp cao, cấp phòng; cụm thi đua cấp tỉnh, cấp huyện.
4. Các cụm, khối thi đua phân công luân phiên mỗi năm một đơn vị làm cụm trưởng, khối trưởng để điều hành các hoạt động của cụm, khối, trừ đơn vị không được xét thi đua của năm trước liền kề.
5. Kết quả bình xét tại cụm, khối thi đua là một trong những căn cứ để Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân xem xét, đề nghị khen thưởng hằng năm.
6. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quyết định việc tổ chức khối thi đua cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức hoạt động của cụm, khối thi đua; tổ chức ký kết giao ước thi đua; đề ra biện pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua; tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua hằng năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong năm tiếp theo.
2. Tổ chức giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng và tuyên truyền, nhân rộng các mô hình mới, các điển hình tiên tiến trong cụm, khối thi đua. Bàn các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi đua, khen thưởng.
3. Tổ chức bình chọn, suy tôn tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu, dẫn đầu phong trào thi đua hằng năm của cụm, khối thi đua để đề nghị tặng “Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân”. Bình chọn tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong cụm, khối thi đua khi tham gia phong trào thi đua theo chuyên đề do ngành Kiểm sát nhân dân phát động để đề nghị tặng “Cờ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Ngành phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào.
4. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hướng dẫn việc thực hiện hoạt động của khối thi đua cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
1. Đối với cá nhân:
a) “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”;
b) “Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”;
c) “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
d) “Lao động tiên tiến”.
2. Đối với tập thể:
a) “Cờ thi đua của Chính phủ”;
b) “Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân”;
c) “Tập thể lao động xuất sắc”;
d) “Tập thể lao động tiên tiến”.
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 21 Luật Thi đua, khen thưởng và có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân từ 90% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được đề nghị xét tặng vào năm liền kề với năm cá nhân có quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” lần thứ hai liên tiếp.
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” để xét tặng cho cá nhân đang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 22 Luật Thi đua, khen thưởng và có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân từ 90% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” được đề nghị xét tặng vào năm cá nhân có quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” lần thứ ba liên tiếp.
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hằng năm cho cá nhân đang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 23 Luật Thi đua, khen thưởng và có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình từ 80% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
2. Khi xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cá nhân là Thủ trưởng đơn vị, ngoài những tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, đơn vị do cá nhân đó phụ trách phải được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” trở lên.
3. Tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” tối đa không vượt quá 20% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”; trong đó số lượng cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp trong đơn vị không vượt quá 20% tổng số lãnh đạo, quản lý các cấp hiện có tại đơn vị, trường hợp số lượng cá nhân theo tỷ lệ trên nhỏ hơn 01 thì được xét không quá 01 người.
1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng hằng năm cho cá nhân đang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 24 Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Những trường hợp sau đây vẫn được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”:
a) Cá nhân nghỉ chế độ thai sản;
b) Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
c) Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên thì thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định chung, trong thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng, cá nhân phải chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, hoàn thành nhiệm vụ học tập, đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên (đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng có xếp loại trung bình, khá, giỏi...).
3. Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với các cá nhân:
a) Mới tuyển dụng dưới 06 tháng;
b) Có thời gian nghỉ công tác từ 03 tháng đến dưới 06 tháng trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. Trường hợp hành vi vi phạm chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền nhưng đã được dùng làm căn cứ không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” trong năm đánh giá thì quyết định xử lý kỷ luật ban hành sau năm đánh giá đối với hành vi vi phạm đó (nếu có) không được tính để bình xét thi đua ở năm có quyết định xử lý kỷ luật.
4. Đối với cá nhân chuyển công tác, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm bình xét, tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” (trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ). Trường hợp cá nhân được điều động, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái xác nhận và cơ quan, tổ chức, đơn vị điều động, biệt phái bình xét, quyết định xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để đề nghị xét tặng hằng năm cho tập thể tiêu biểu xuất sắc trong số các tập thể đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân” và đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 25 Luật Thi đua, khen thưởng và có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình từ 80% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
2. Số lượng tập thể được xét, đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” không quá 20% tổng số tập thể đạt tiêu chuẩn tặng “Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân”.
3. Trường hợp tập thể được đề nghị nhưng không được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định tặng “Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân” theo quy định.
4. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm thẩm định, báo cáo, đề xuất với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân xét chọn, đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” cho các tập thể đạt tiêu chuẩn theo quy định.
1. Danh hiệu “Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân” để xét tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm, khối thi đua do ngành Kiểm sát nhân dân tổ chức, đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong Ngành;
b) Hoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; Tích cực phát động, hưởng ứng, tổ chức các phong trào thi đua có mục tiêu thiết thực, cụ thể gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành; đổi mới nội dung, hình thức, phương thức tổ chức các phong trào thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến; huy động được sự tham gia đông đảo và sự hưởng ứng tích cực của công chức, viên chức và người lao động, tạo ra động lực, sức lan tỏa trong Ngành;
c) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác;
d) Có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân từ 80% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
2. Danh hiệu “Cờ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” để xét tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Ngành phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào.
1. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” để tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 27 Luật Thi đua, khen thưởng; trong đó, tiêu chuẩn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải hoàn thành vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm.
2. Số lượng “Tập thể lao động xuất sắc” không vượt quá 20% số đơn vị được xếp loại “Tập thể lao động tiên tiến”. Trường hợp số lượng đơn vị theo tỷ lệ trên nhỏ hơn 01 thì được 01 đơn vị.
1. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” để xét tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 28 Luật Thi đua, khen thưởng; trong đó, tiêu chuẩn hoàn thành tốt nhiệm vụ phải hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm trở lên.
2. Không xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” đối với đơn vị mới thành lập tính đến thời điểm tổng kết thi đua chưa đủ 09 tháng hoạt động.