Chương I Thông tư 01/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường: Quy định chung
Số hiệu: | 01/2022/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Lê Công Thành |
Ngày ban hành: | 07/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2022 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
03 nội dung đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
Ngày 07/01/2022, Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 01/2022/TT-BTNMT về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo đó, nội dung đánh giá tác động của biến đổi khí hậu bao gồm 03 nội dung chính:
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống tự nhiên, gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, tài nguyên biển, đảo và các tài nguyên, yếu tố môi trường khác;
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống kinh tế, gồm hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, GTVT, xây dựng và đô thị, công nghiệp, năng lượng, … các hoạt động khác có liên quan;
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống xã hội, gồm phân bố dân cư, nhà ở và điều kiện sống, dịch vụ y tế, sức khỏe, văn hóa, giáo dục, đối tượng dễ bị tổn thương, giới và giảm nghèo.
(Trước đây, Thông tư 08/2016/TT-BTNMT quy định về việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai, đến tài nguyên, đến môi trường, hệ sinh thái, đến hoạt động kinh tế - xã hội và các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực).
Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành ngày 07/01/2022, bãi bỏ quy định tại Điều 5 Thông tư số 08/2016/TT-BTNMT ngày 16/5/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định chi tiết điểm g khoản 2 Điều 27, điểm c khoản 3 Điều 90, điểm c khoản 4 Điều 91, điểm b khoản 3 và khoản 6 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường; điểm d khoản 4 Điều 10, khoản 5 và khoản 6 Điều 11, điểm d khoản 5 Điều 22 và khoản 4 Điều 28 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; hoạt động kiểm kê khí nhà kính và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; hoạt động liên quan đến các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.
Trong nội dung Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu là việc xác định mức độ ảnh hưởng tích cực, tiêu cực, ngắn hạn và dài hạn; tính dễ bị tổn thương, rủi ro và tổn thất, thiệt hại do biến đổi khí hậu đến hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội trong phạm vi không gian và thời gian xác định.
2. Hiểm họa là khả năng xảy ra các sự kiện, hiện tượng khí hậu bất thường gây thiệt hại về người, tài sản, cơ sở vật chất, hoạt động kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường.
3. Phơi bày là sự hiện diện của con người, hoạt động kinh tế - xã hội, hệ sinh thái, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, công trình văn hóa ở những khu vực có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.
4. Mức độ nhạy cảm là mức độ mà hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực hoặc tích cực của biến đổi khí hậu.
5. Khả năng thích ứng là sự điều chỉnh trong hệ thống tự nhiên, hoạt động kinh tế, xã hội và thể chế, chính sách, nguồn lực nhằm giảm nhẹ các tác động tiêu cực và tận dụng các cơ hội do tác động của biến đổi khí hậu.
6. Tính dễ bị tổn thương là xu hướng của hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng tiêu cực do tác động của biến đổi khí hậu. Tính dễ bị tổn thương được cấu thành bởi mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
7. Rủi ro là hậu quả tiềm tàng của hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra cho con người, tài sản, cơ sở vật chất, hoạt động kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường. Rủi ro là kết quả của sự tương tác giữa tính dễ bị tổn thương, phơi bày và hiểm họa do biến đổi khí hậu.
8. Tổn thất và thiệt hại là những mất mát, thiệt hại về kinh tế và phi kinh tế đối với hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội do các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu gây ra.
9. Bể hấp thụ khí nhà kính là các hệ thống tự nhiên hoặc nhân tạo có khả năng hấp thụ và lưu trữ khí nhà kính từ khí quyển. Các bể hấp thụ khí nhà kính chính là rừng (thông qua quá trình quang hợp của thực vật) và đại dương (thông qua quá trình quang hợp của sinh vật biển và hoạt động của các dòng hải lưu).
10. Tiềm năng làm nóng lên toàn cầu (GWP) là khả năng hấp thụ nhiệt trong khí quyển của khí nhà kính theo thời gian (thường là 100 năm) so với CO2.
11. Tiềm năng làm suy giảm tầng ô-dôn (ODP) là mức độ phá hủy tầng ô-dôn mà một chất có thể gây ra.
This Circular elaborates on the provisions of Point g Clause 2 Article 27, Point c Clause 3 Article 90, Point c Clause 4 Article 91, Point b Clause 3 and Clause 6 Article 92 of the Law on Environmental Protection, and Point d Clause 4 Article 10, Clause 5 and Clause 6 Article 11, Point d Clause 5 Article 22 and Clause 4 Article 28 of the Government’s Decree No. 06/2022/ND-CP dated January 07, 2022 prescribing mitigation of greenhouse gas (GHG) emissions and ozone layer protection.
This Circular applies to regulatory authorities, organizations and individuals involved in the climate change response; inventory and mitigation of GHG emissions; activities related to ozone-depleting substances (ODS) and substances that cause greenhouse effects controlled under the Montreal Protocol on Substances that Deplete the Ozone Layer.
For the purposes of this Circular, these terms shall be construed as follows:
1. “climate change impact assessment” means the act of determining positive, negative, short-term and long-term effects; the vulnerability, risks and loss or damage caused by the climate change to the natural, economic and social systems at any given time and place.
2. “hazard" means the possibility of unusual climate events or phenomena that cause damage to people, property, material facilities, social – economic activities, natural resources and environment.
3. “exposure” means the presence of people, social – economic activities, ecosystems, natural resources, infrastructure, and cultural structures in places that could be adversely affected by climate change.
4. “sensitivity” means the degree to which a natural, economic or social system may be affected, either adversely or beneficially, when exposed to climate change.
5. “adaptive capacity” means the ability of natural systems, social – economic activities, institutions, policies and human resources to mitigate negative effects and take advantage of opportunities of effects of climate change.
6. “vulnerability” means the susceptibility of a natural, economic or social system to the negative effects of climate change. The components of vulnerability include a combination of sensitivity and adaptive capacity to negative effects of climate change.
7. “risk” means the potential for consequences of hazards caused by climate change to people, property, material facilities, social – economic activities, natural resources and environment. Risk is the outcome of a combination of vulnerability, exposure and hazards caused by climate change.
8. “loss and damage” means economic and non-economic loss and damage caused by negative effects of climate change to natural, economic and social systems.
9. “GHG sink” means a natural or artificial system that is capable of absorbing and storing greenhouse gases (GHG) from the atmosphere. The main GHG sinks are forests (through photosynthesis) and ocean (through phytoplankton and ocean circulation).
10. “global warning potential – GWP” means the ability of GHG to trap heat in the atmosphere over a period of time (usually 100 years) compared to carbon dioxide (CO2).
11. “ozone depletion potential – ODP” means the relative amount of degradation to the ozone layer that a substance can cause.