Chương IV Luật Công an nhân dân 2018: Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân
Số hiệu: | 01/2021/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Lê Thành Long |
Ngày ban hành: | 03/02/2021 | Ngày hiệu lực: | 26/03/2021 |
Ngày công báo: | 10/03/2021 | Số công báo: | Từ số 437 đến số 438 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
Ngày 03/02/2021, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật công chứng.
Theo đó, hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ với nội dung bồi dưỡng gồm một hoặc một số vấn đề sau đây :
- Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
- Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật có liên quan;
- Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng;
- Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng;
(Hiện hành, Thông tư 06/2015/TT-BTP quy định nội dung bồi dưỡng gồm Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật và Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hành nghề công chứng; cách thức giải quyết các vấn đề khi hành nghề).
Thông tư 01/2021/TT-BTP có hiệu lực kể từ ngày 26/3/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phân loại theo tính chất hoạt động, trong Công an nhân dân có:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật;
c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể việc phân loại, bố trí sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân theo tính chất hoạt động
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:
a) Sĩ quan cấp tướng có 04 bậc:
Đại tướng;
Thượng tướng;
Trung tướng;
Thiếu tướng;
b) Sĩ quan cấp tá có 04 bậc:
Đại tá;
Thượng tá;
Trung tá;
Thiếu tá;
c) Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:
Đại úy;
Thượng úy;
Trung úy;
Thiếu úy;
d) Hạ sĩ quan có 03 bậc:
Thượng sĩ;
Trung sĩ;
Hạ sĩ.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật:
a) Sĩ quan cấp tá có 03 bậc:
Thượng tá;
Trung tá;
Thiếu tá;
b) Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:
Đại úy;
Thượng úy;
Trung úy;
Thiếu úy;
c) Hạ sĩ quan có 03 bậc:
Thượng sĩ;
Trung sĩ;
Hạ sĩ.
3. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ:
a) Hạ sĩ quan nghĩa vụ có 03 bậc:
Thượng sĩ;
Trung sĩ;
Hạ sĩ;
b) Chiến sĩ nghĩa vụ có 02 bậc:
Binh nhất;
Binh nhì.
1. Đối tượng xét phong cấp bậc hàm:
a) Sinh viên, học sinh hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau:
Đại học: Thiếu úy;
Trung cấp: Trung sĩ;
Sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc;
b) Cán bộ, công chức, viên chức hoặc người tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng;
c) Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì.
2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;
b) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm:
a) Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:
Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;
Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;
Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;
Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 04 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 04 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;
Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;
b) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định;
c) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ;
d) Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.
4. Tuổi của sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng không quá 57; trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm thì được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên thì được xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
3. Chủ tịch nước quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc đối với cấp bậc hàm cấp tướng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc từ Đại tá trở xuống.
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Cục trưởng, Tư lệnh;
c) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
đ) Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
e) Đại đội trưởng;
g) Trung đội trưởng;
h) Tiểu đội trưởng.
2. Chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này và chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
3. Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật.
1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:
a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 06;
c) Trung tướng, số lượng không quá 35 bao gồm:
Cục trưởng, Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an có một trong các tiêu chí sau đây: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu chiến lược, đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương; có hệ lực lượng theo ngành dọc, quy mô hoạt động toàn quốc, trực tiếp chủ trì phối hợp hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; có chức năng nghiên cứu, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ toàn lực lượng;
Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương;
Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân;
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh;
Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương;
d) Thiếu tướng, số lượng không quá 157 bao gồm:
Cục trưởng của đơn vị trực thuộc Bộ Công an và chức vụ, chức danh tương đương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I và là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, diện tích rộng, dân số đông. Số lượng không quá 11;
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương. Số lượng không quá 03;
Phó Cục trưởng, Phó Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Số lượng: 17 đơn vị mỗi đơn vị không quá 04, các đơn vị còn lại mỗi đơn vị không quá 03;
Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng mỗi đơn vị không quá 03;
Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương;
đ) Đại tá: Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này; Giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ; Hiệu trưởng các trường trung cấp Công an nhân dân;
e) Thượng tá: Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
g) Trung tá: Đội trưởng và tương đương; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
h) Thiếu tá: Đại đội trưởng;
i) Đại úy: Trung đội trưởng;
k) Thượng úy: Tiểu đội trưởng.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể chức vụ, chức danh có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng chưa được quy định cụ thể trong Luật này.
3. Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái có chức vụ cao hơn quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và trường hợp đặc biệt được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng do cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Trưởng phòng và tương đương ở đơn vị thuộc cơ quan Bộ có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu, tham mưu, nghiên cứu, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ toàn lực lượng; Trưởng phòng tham mưu, nghiệp vụ, Trưởng Công an quận thuộc Công an thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hồ Chí Minh có cấp bậc hàm cao nhất cao hơn 01 bậc quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cấp bậc hàm cao nhất là cấp tá, cấp úy của sĩ quan giữ chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
1. Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng; quy định việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
4. Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với chức danh đó.
1. Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng.
Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm sĩ quan cấp tá, cấp úy và hạ sĩ quan, chiến sĩ.
1. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền điều động người giữ chức vụ đó.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục tùng sự điều động của cấp có thẩm quyền.
1. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, cấp có thẩm quyền quyết định biệt phái sĩ quan Công an nhân dân đến công tác tại cơ quan, tổ chức ngoài Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được hưởng chế độ, chính sách như sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân. Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm đối với sĩ quan biệt phái thực hiện như đối với sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân, trừ sĩ quan biệt phái quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, khoản 3 Điều 25 và khoản 1 Điều 27 của Luật này.
Sĩ quan Công an nhân dân khi kết thúc nhiệm vụ biệt phái được xem xét, bố trí chức vụ tương đương chức vụ biệt phái; được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ biệt phái.
3. Cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan Công an nhân dân được biệt phái đến có trách nhiệm giao nhiệm vụ, giữ bí mật và bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho sĩ quan biệt phái theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân quy định như sau:
a) Hạ sĩ quan: 45;
b) Cấp úy: 53;
c) Thiếu tá, Trung tá: nam 55, nữ 53;
d) Thượng tá: nam 58, nữ 55;
đ) Đại tá: nam 60, nữ 55;
e) Cấp tướng: 60.
2. Hạn tuổi phục vụ của sĩ quan giữ chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi phục vụ cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp đơn vị công an có nhu cầu, sĩ quan quy định tại điểm b, điểm c và nam sĩ quan quy định tại điểm d khoản 1 Điều này nếu có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng không quá 60 đối với nam và 55 đối với nữ.
4. Sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ hơn 60 đối với nam và hơn 55 đối với nữ theo quy định của Chính phủ.
5. Sĩ quan Công an nhân dân được nghỉ hưu khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật mà Công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành được hoặc sĩ quan tự nguyện xin nghỉ nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm, nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong Công an nhân dân thì được nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
3. Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
4. Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; tận tụy phục vụ Nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với Nhân dân.
5. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thể lực.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh.
1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Những việc trái với pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
OFFICERS, NON-COMMISSIONED OFFICERS AND CONSCRIPTS OF THE PEOPLE’S PUBLIC SECURITY FORCE
Article 20. Classification and placement of officers, non-commissioned officers and conscripts of the People’s Public Security Force
1. Based on the nature of their duties, they shall be classified into the followings:
a) Operation officers and non-commissioned officers;
b) Technical officers and non-commissioned officers;
c) Non-commissioned officers and conscripts.
2. The Minister of Public Security shall elaborate on the classification and placement of officers, non-commissioned officers and conscripts of the People’s Public Security Force based on the nature of their duties.
Article 21. System of ranks and grades of officers, non-commissioned officers and conscripts of the People’s Public Security Force
1. Operation officers and non-commissioned officers:
a) General officers subdivided into 04 grades:
General;
Senior Lieutenant General;
Lieutenant General;
Major General;
b) Field officers subdivided into 04 grades:
Colonel;
Senior Lieutenant Colonel;
Lieutenant Colonel;
Major;
c) Company officers subdivided into 04 grades:
Captain;
Senior Lieutenant Captain;
Lieutenant;
Second Lieutenant;
d) Non-commissioned officers subdivided into 03 grades:
Sergeant major;
Sergeant;
Corporal.
2. Technical officers and non-commissioned officers:
a) Field officers subdivided into 03 grades:
Senior Lieutenant Colonel;
Lieutenant Colonel;
Major;
b) Company officers subdivided into 04 grades:
Captain;
Senior Lieutenant Captain;
Lieutenant;
Second Lieutenant;
c) Non-commissioned officers subdivided into 03 grades:
Sergeant major;
Sergeant;
Corporal.
3. Enlisted non-commissioned officers and members:
a) Enlisted non-commissioned officers subdivided into 03 grades:
Sergeant major;
Sergeant;
Corporal;
b) Conscripts subdivided into 02 grades:
First-class private;
Private.
Article 22. Candidates, conditions and time limits for consideration of bestowal and promotion of ranks and grades of officers, non-commissioned officers and conscripts in the People's Public Security Force
1. Candidates eligible for consideration of bestowal of ranks and grades:
a) After graduation, cadets offered stipends for their study in People’s Public Security education establishments shall be entitled to the bestowal of the following ranks and grades:
Cadets holding bachelor degrees may hold the rank of second lieutenant; <0}
Cadets holding associate degrees may hold the rank of sergeant;
Cadets attaining excellent outcomes upon graduation may be granted the rank which is one grade higher than the one that other cadets usually hold;
b) Cadres, civil servants or graduates from higher education establishments and vocational education establishments who are recruited into the People’s Public Security Force, shall be entitled to the bestowal of ranks corresponding to their respective training qualifications, working seniority, assigned tasks and salary grades;
c) Conscripts shall be initially granted the rank of the private.
2. Conditions for rank promotion consideration:
People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts may get rank promotion if they satisfy the following conditions:
a) Fulfilling their tasks, fully meeting political, moral quality, professional qualification and health criteria;
b) Their current ranks are lower than the highest ranks as provided by regulations on the positions and titles they are holding;
c) Having fully gone through the time limit for rank promotion consideration specified in clause 3 of this Article.
3. Rank promotion consideration time limits:
a) Operation officers and non-commissioned officers:
Promotion from Corporal to Sergeant: 01 year;
Promotion from Sergeant to Sergeant Major: 01 year;
Promotion from Sergeant Major to Second Lieutenant: 02 years;
Promotion from Second Lieutenant to Lieutenant: 02 years;
Promotion from Lieutenant to Senior Lieutenant: 03 years;
Promotion from Senior Lieutenant to Captain: 03 years;
Promotion from Captain to Major: 04 years;
Promotion from Major to Lieutenant Colonel: 04 years;
Promotion from Lieutenant Colonel to Senior Lieutenant Colonel: 04 years;
Promotion from Senior Lieutenant Colonel to Colonel: 04 years;
Promotion from Colonel to Major General: 04 years;
The minimum time limit for consideration of promotion of each general rank shall be 4 years;
b) The Minister of Public Security shall adopt regulations on consideration of promotion of pay grades and ranks of technical officers or non-commissioned officers corresponding to pay rates specified in the pay chart of technical personnel promulgated by the Government;
c) The Minister of Public Security shall regulate the time limits for consideration of promotion of enlisted non-commissioned officer and member ranks;
d) The period during which officers, non-commissioned officers and servicemen study at educational establishments shall be counted into the rank promotion consideration time limit; as for officers or non-commissioned officers or members who are demoted, if they make progress within one year after their demotion, they may be considered rank promotion.
4. The maximum age of an officer to be eligible for consideration of rank promotion from colonel to major general shall be 57; may be higher in case of being requested under the State President’s decision.
Article 23. Rank promotion ahead of time and rank promotion beyond the prescribed rank
1. People’s Public Security officers, non-commissioned officers or servicemen who record especially outstanding achievements in national security protection, social order and safety maintenance, crime prevention and fighting, scientific research or study and whose current ranks are lower than the highest ranks prescribed for the positions or titles they are holding respectively, shall be considered rank promotion ahead of time.
2. People’s Public Security officers, non-commissioned officers or men who record especially outstanding achievements in national security protection, social order and safety maintenance or prevention and fighting of crimes and violations of laws, and whose current ranks are two grades or more lower than the highest ranks prescribed for the positions or titles they are holding respectively, shall be considered rank promotion beyond the prescribed rank, but not beyond the highest ranks prescribed for the positions or titles they are holding.
3. The State President shall decide on the rank promotion ahead of time and rank bestowal and promotion beyond the prescribed rank for the general rank. The Minister of Public Security shall decide on the rank promotion ahead of time and rank promotion beyond the prescribed rank for the rank of colonel or lower.
Article 24. Positions and titles of People’s Public Security officers
1. Basic positions of officers shall include:
a) The Minister of Public Security;
b) Department Director, Commander;
c) Director of the Department of Public Security of a province and centrally run city;
d) Head of a People’s Public Security Division; Head of a People’s Public Security Office of a rural district, urban district, town or provincial city; Regiment Head;
dd) Leader of a People’s Public Security team; Head of a People's Public Security Office; Battalion Head;
e) Company Leader;
g) Platoon Leader;
h) Squad Leader.
2. Positions equivalent to those specified in points b, c, d, dd, e, g and h of clause 1 of this Article and the rest of positions or titles in the People’s Public Security Force shall be subject to regulations adopted by the Minister of Public Security.
3. Professional titles and qualifications of professional titles of officers of the People’s Public Security Force shall be regulated by the Minister of Public Security under provisions of laws.
Article 25. Highest ranks in positions and titles of People’s Public Security officers
1. Highest ranks in positions and titles of People’s Public Security officers shall be subject to the following regulations:
a) General rank: Minister of Public Security;
b) Senior Lieutenant General rank: Deputy Minister of Public Security. The maximum number shall be 06;
c) As for the Lieutenant General rank, the maximum number shall be 35, including:
The Director, the Commander and the equivalent of the affiliate directly controlled by the Ministry of Public Security that has one of the following criteria: having the functions and tasks of giving strategic counsels, coordinating with the ministries, branches and localities; having a vertically-arrange organization structure of the People’s Public Security Force, operating on a nationwide scale, directly leading or cooperating in implementing national security protection tasks, maintaining social order and safety, and fighting, preventing and controlling crimes; having the function of professionally researching, guiding and managing the entire force;
The Standing Vice Chairman of the Inspection Commission of the Central Public Security Party Committee;
Director of the Political Academy of the People’s Public Security Force, Director of the People’s Public Security Academy, Director of the People's Police Academy;
Director of the Department of Public Security of Hanoi and Director of the Department of Public Security of Ho Chi Minh city;
People's Public Security officer on secondment approved to hold the post of Deputy Chairman of the National Assembly's Defense and Security Committee or appointed as a Deputy Minister or equivalent;
d) As for the Major General rank, the maximum number shall be 157, including:
Directors of units directly controlled by the Ministry of Public Security and equivalent positions and titles, except for the case specified at point c of clause 1 of this Article;
Directors of Departments of Public Security of provinces and centrally-affiliated cities located at localities classified as a first-class provincial administrative unit and areas which are important, complicated in terms of security, order, cover a wide or densely-populated area. The maximum number shall be 11;
Vice Chairman of the Inspection Commission of the Central Public Security Party Committee. The maximum number shall be 03;
Vice Directors of Departments or Deputy Commander and equivalent position holders of units directly controlled by the Ministry of Public Security as specified at point c of clause 1 of this Article. There shall be the maximum number of 04 position holders in 17 units and the maximum number of 03 position holders in the rest of units;
Vice Directors of Department of Public Security of Hanoi and Vice Directors of Department of Public Security of Ho Chi Minh city. The maximum number of position holders in each unit shall be 03;
People's Public Security officer on secondment approved to hold the post of Standing Member of the National Assembly's Defense and Security Committee or appointed as a Deputy Director of General Department or equivalent;
dd) Colonel rank: Director of the Public Security Department of a province or centrally-affiliated city, except for the cases specified at points c and d of this clause; Director of the hospital directly affiliated to the Ministry; Principals of People’s Public Security post-secondary schools;
e) Senior Lieutenant Colonel rank: Head of a People’s Public Security Division or equivalent; Head of a People’s Public Security Division of a rural district, urban district, town or provincial city; Regiment Head;
g) Lieutenant Colonel rank: Leader of a People’s Public Security team or equivalent; Head of a People's Public Security Office of commune, ward, town; Battalion Head;
h) Major rank: Company Head;
i) Captain: Platoon Head;
k) Senior Lieutenant: Squad Head.
2. National Assembly Standing Committee shall elaborate on positions and titles with the highest ranks, including Lieutenant General or Major General, which are not specified herein.
3. Seconded People's Police officers have higher positions than those specified at point c of clause 1 of this Article, and other special cases of bestowal and promotion of General ranks, shall be decided by competent authorities.
4. Heads of Divisions and equivalent in units of the Ministry's agencies have functions and duties to directly get involved in fighting, counseling, research and giving professional or technical guidance in the entire force; the head of the counseling and technical department, the head of the District Police Department of the Hanoi Public Security Department and the Ho Chi Minh City Public Security Department shall have the highest rank which is one grade higher than the rank prescribed at point e of clause 1 of this Article.
5. The Minister of Public Security shall adopt regulations on highest ranks, maybe including field or company ranks, of the rest of officers holding positions and titles in the People’s Public Security Force.
Article 26. Authority over grant, promotion, demotion, deprivation of ranks and pay raise for officers, non-commissioned officers and conscripts; appointment, dismissal and demotion of positions; appointment and dismissal of titles in the People's Police
1. The State President shall be accorded authority to grant and promotion of general ranks of the People’s Public Security officers.
2. The Prime Minister shall be accorded authority to appoint the Deputy Minister of Public Security; decide to raise the salary of the rank of General and Senior Lieutenant General.
3. The Minister of Public Security shall be accorded authority to decide to raise the salary of the rank of Lieutenant General and Major General; decide to grant, promote and raise pay rates for ranks, appoint other positions and titles in the People’s Public Security Force.
4. If a person is accorded authority to grant and promote a rank, he/she shall have the authority to demote and deprive such rank; Each time, he/she shall be only allowed to promote or demote 01 rank, except for special cases in which consideration of promotion or demotion of many ranks is allowed. If a person is accorded authority to appoint a position, he/she shall have authority to dismiss, deprive or demote such position. If a person is accorded authority to appoint a title, he/she shall have authority to dismiss such title.
Article 27. Procedures for grant, promotion, demotion and deprivation of ranks in the People’s Public Security Force
1. The Prime Minister shall appeal to the State President to grant, promote, demote and deprive the general rank.
Grant, promotion, demotion or deprivation of the general ranks of seconded officers in the People’s Public Security Force shall be subject to requests of receiving entities or organizations, and the Minister of Public Security.
2. The Minister of Public Security shall adopt regulations on procedures for grant, promotion, demotion and deprivation of ranks of field or company officers, non-commissioned officers or conscripts.
Article 28. Transfer of officers, non-commissioned officers and conscripts of the People’s Public Security Force
1. If a person is accorded authority to appoint a position, he/she shall have authority to transfer the person holding that position.
2. Officers, non-commissioned officers and conscripts of the People’s Public Security Force shall submit to the transfer demanded by the competent authority.
Article 29. Secondment of the People’s Public Security officers
1. Based on the requirements of national security protection, social order and safety maintenance or prevention and fighting of crimes and violations of law, competent authorities shall decide to second People’s Public Security officers to external agencies and organizations in accordance with law.
2. Seconded officers shall be entitled to the regimes and policies like officers working in the People’s Public Security Force. The rank bestowal, promotion, demotion or deprivation applicable to seconded officers must be the same as those applicable to officers currently working in the People’s Public Security Force, except cases specified in point c and d of clause 1 and 3 of Article 25, and clause 1 of Article 27, in this Law.
After accomplishing duties, the People’s Public Security’s seconded officers may be considered to hold positions equivalent to those that they have held during secondment period; shall be entitled to all benefits and interests relating to positions held during the secondment period.
3. Receiving entities or organizations shall have responsibility to assign tasks, keep information confidential and ensure provision of adequate working and living conditions for seconded officers in accordance with laws.
4. The Government shall issue specific provisions of this Article.
Article 30. Permissible age limits of non-commissioned officers and officers of the People's Public Security Force
1. The permissible maximum age limits of non-commissioned officers and officers of the People's Public Security Force shall be subject to the following regulations:
a) Non-commissioned officers: 45;
b) Company-grade officers: 53;
c) Major and Lieutenant-Colonel: Male: 55; Female: 53;
d) Senior Lieutenant Colonel: Male: 58; Female: 55;
dd) Colonel: Male: 60; Female: 55;
e) General-grade officers: 60.
2. Permissible age limits of officers holding positions or titles in the People’s Public Security Force shall be subject to regulations adopted by the Minister of Public Security, but shall be restricted to the maximum age limit specified in clause 1 of this Article, except cases specified in clause 4 of this Article.
3. Based on the demands of police units, if the officers prescribed at point b and c and male officers prescribed at point d of clause 1 of this Article meet all professional quality, expertise and health requirements and of their own free will, they may be entitled to extension of their service age according to the regulations of the Minister of Public Security, but not more than 60 for men and 55 for women.
4. People's Public Security officers, who are professors, associate professors, doctors and senior experts, may be granted an extension of service age to more than 60 years of age for men and over 55 years of age for women according to the Government's regulations.
5. People's Public Security officers may retire when they fully meet the conditions prescribed by law; In cases where they are not eligible to retire according to the provisions of law, the People's Public Security Force no longer needs them or they fails to transfer to other sectors or they voluntarily apply for discharge from the force, and if male officers have 25 years of service and female officers have 20 years of service rendered in the People's Public Security Force, they may retire before the age limits prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 31. Obligations and responsibilities of officers and non-commissioned officers of the People’s Public Security Force
1. Show absolute loyalty to the Homeland, People and Communist Party and State.
2. Strictly abide by the line of the Party, policies and laws of the State, regulations of the People’s Public Security Forces, and directives and orders of their superiors.
3. Be honest, brave, vigilant and ready to fight and fulfill all assigned tasks.
4. Respect and protect the lawful rights and interests of agencies, organizations and individuals; to maintain close contact with the People; to dedicatedly serve the People, to respect and be polite to the People.
5. Regularly study to raise their political, legal, scientific-technical and professional levels; to temper their revolutionary quality, sense of organization and discipline and physical strength.
6. Be answerable before law and their superiors for their own orders, the execution of their superiors’ orders and the performance by their subordinates. Upon receipt of commanders’ orders, if having grounds to believe that such orders are unlawful, immediately report them to the persons who have issued the orders; if still having to obey the orders, bear no responsibility for the consequences of the execution of such orders.
Article 32. Prohibited acts of officers, non-commissioned officers and conscripts of the People’s Public Security Force
1. Abusing positions and delegated powers to infringe upon the interests of the State, the lawful rights and interests of agencies, organizations and individuals.
2. Acts in contravention of law and regulations of the People’s Public Security Force and prohibited acts of cadres, civil servants and public employees prescribed by laws.