Chương I Thông tư 01/2021/TT-BTNMT: Quy định kỹ thuật lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia
Số hiệu: | 01/2021/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 12/04/2021 | Ngày hiệu lực: | 26/05/2021 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/08/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trình tự thẩm định, phê duyệt, công bố công khai quy hoạch SDĐ
Ngày 12/4/2021, Bộ TN&MT ban hành Thông tư 01/2021/TT-BTNMT về việc quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Theo đó, việc thẩm định, phê duyệt, công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đơn cử đối với kế hoạch sử dụng đất quốc gia được thực hiện như sau:
- Tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, kỳ cuối và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia trước khi trình Chính phủ;
- Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, kỳ cuối và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia để trình Quốc hội quyết định;
- Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, kỳ cuối và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
- Đánh giá, nghiệm thu;
- Giao nộp sản phẩm.
Các dự án lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được lập trước ngày 26/5/2021 mà chưa được thẩm định, phê duyệt thì thực hiện như sau:
- Đối với khối lượng công việc đã thực hiện trước ngày 26/5/2021 thì không phải điều chỉnh theo quy định tại Thông tư 01.
- Đối với khối lượng công việc chưa thực hiện thì điều chỉnh theo quy định của Thông tư 01.
Xem thêm chi tiết tại Thông tư 01/2021/TT-BTNMT (có hiệu lực từ ngày 26/5/2021).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia với trường hợp lập đồng thời với quy hoạch sử dụng đất quốc gia được thực hiện theo trình tự sau:
1. Điều tra, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa về kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia.
2. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước.
3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia.
4. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan.
1. Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu:
a) Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;
b) Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực xác định và đề xuất;
c) Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp xác định:
d) Phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu thu thập dược.
2. Điều tra, khảo sát thực địa bổ sung:
a) Xác định những nội dung cần điều tra khảo sát thực địa; xây dựng kế hoạch khảo sát thực địa;
b) Điều tra, khảo sát thực địa;
c) Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa.
3. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu.
4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu.
5. Hội thảo thống nhất kết quả điều tra, thông tin, tài liệu thu thập.
6. Đánh giá, nghiệm thu.
1. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước.
a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;
b) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân;
c) Bài học kinh nghiệm.
2. Phân tích, đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Đánh giá những mặt được, tồn tại và nguyên nhân trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước.
4. Xây dựng báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông); bản đồ kết quả rà soát kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước.
5. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, ban đồ sau hội thảo.
6. Đánh giá, nghiệm thu.
1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia.
2. Xác định diện tích các loại đất trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo từng thời kỳ kế hoạch sử dụng đất 05 năm.
3. Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cho từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính cấp tỉnh.
4. Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất nêu tại khoản 3 Điều này đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh.
5. Xác định điện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai trong kỳ kế hoạch đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh.
6. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ kế hoạch đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh,
7. Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và khoản 1, khoản 2 Điều 62 của Luật Đất đai để thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia.
8. Dự kiến các nguồn thu, chi từ đất theo kế hoạch sử dụng đất.
9. Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia:
a) Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
b) Giải pháp về nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia;
c) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia:
d) Các giải pháp khác.
10. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia và bản đồ kế hoạch sử dụng đất theo các chuyên đề (gồm: bản đồ chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông).
11. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.
12. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông).
13. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản đồ sau hội thảo.
14. Đánh giá, nghiệm thu.
1. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp.
2. Hoàn thiện hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ.
3. Hoàn thiện bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia.
4. Hội thao.
5. Hoàn thiện báo cáo thuyết minh tổng hợp; hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ; bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia sau hội thảo.
6. Dự thảo các văn bản trình duyệt kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia.
7. Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình duyệt kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia.
8. Báo cáo Chính phủ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia: chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu sau báo cáo.
9. Đánh giá, nghiệm thu.
Việc lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia được thực hiện theo các bước:
1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa về kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia.
2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất.
3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước.
4. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia.
5. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan.
1. Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu:
a) Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;
b) Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực xác định và đề xuất;
c) Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp xác định;
d) Phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu thu thập được.
2. Điều tra, khảo sát thực địa:
a) Xác định những nội dung cần điều tra khảo sát thực địa; xây dựng kế hoạch khảo sát thực địa;
b) Điều tra, khảo sát thực địa;
c) Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa.
3. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu.
4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu.
5. Hội thảo thống nhất kết quả điều tra, thông tin, tài liệu thu thập.
6. Đánh giá, nghiệm thu.
1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường:
a) Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên;
b) Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên;
c) Phân tích hiện trạng môi trường;
d) Đánh giá chung.
2. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội:
a) Phân tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội;
b) Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực:
c) Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có liên quan đến sử dụng đất;
d) Phân tích thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn; thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng;
đ) Đánh giá chung.
3. Phân tích, đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất:
a) Nước biển dâng, xâm nhập mặn;
b) Hoang mạc hóa, xói mòn, sạt lở đất.
4. Lập bản đồ theo các chuyên đề.
5. Xây dựng các báo cáo chuyên đề.
6. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản đồ chuyên đề sau hội thảo.
7. Đánh giá, nghiệm thu.
1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước:
a) Tình hình thực hiện;
b) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân;
c) Bài học kinh nghiệm.
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất:
a) Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất;
b) Biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;
c) Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong việc sử dụng đất;
d) Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân.
3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước:
a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;
b) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân;
c) Bài học kinh nghiệm.
4. Phân tích, đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng đất.
5. Đánh giá những mặt được, tồn tại và nguyên nhân trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước.
6. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia.
7. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông); bản đồ kết quả rà soát kế hoạch sử dụng đất kỳ trước quốc gia.
8. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo.
9. Đánh giá, nghiệm thu.
1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia.
2. Tổng hợp các chi tiêu sử dụng đất của kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu chưa thực hiện để xem xét đưa vào kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia.
3. Xác định diện tích các loại đất trong kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm.
4. Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất nêu tại khoản 3 Điều này đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh.
5. Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai trong kỳ kế hoạch đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh.
6. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ kế hoạch đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh.
7. Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và khoản 1, khoản 2 Điều 62 của Luật Đất đai để thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia.
8. Dự kiến các nguồn thu, chi từ đất theo kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia.
9. Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia:
a) Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
b) Giải pháp về nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia;
c) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia;
d) Các giải pháp khác.
10. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia và bản đồ kế hoạch sử dụng đất theo các chuyên đề (gồm: bản đồ chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông).
11. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.
12. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông).
13. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản đồ sau hội thảo.
14. Đánh giá, nghiệm thu.
Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia được thực hiện theo các bước:
1. Điều tra, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa; phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
2. Xây dựng điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
3. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan.
1. Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa:
a) Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
b) Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực xác định và đề xuất trong kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
c) Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp xác định;
d) Điều tra, khảo sát thực địa bổ sung thông tin, tài liệu.
2. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu và lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu.
3. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất:
a) Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và hiện trạng môi trường;
b) Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội;
c) Phân tích, đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất.
4. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất:
a) Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai có liên quan đến việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
b) Phân tích, đánh giá bổ sung hiện trạng và biến động sử dụng đất.
5. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
6. Phân tích, đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng đất quốc gia.
7. Đánh giá những mặt được, tồn tại và nguyên nhân trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
8. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông).
9. Hội thảo và chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo chuyên đề sau hội thảo.
10. Đánh giá, nghiệm thu.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực