Chương XXI Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Xét xử sơ thẩm
Số hiệu: | 01/2021/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Lê Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/06/2021 | Ngày hiệu lực: | 18/07/2021 |
Ngày công báo: | 16/06/2021 | Số công báo: | Từ số 637 đến số 638 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Danh mục hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng khi nhập khẩu
Ngày 03/6/2021, Bộ LĐ-TB&XH ban hành Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH.
Theo đó, có 13 nhóm sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ LĐ-TB&XH phải thực hiện việc kiểm tra nhà nước về chất lượng khi nhập khẩu, đơn cử như:
- Phương tiện bảo vệ đầu cho NLĐ: Mũ an toàn công nghiệp.
- Phương tiện bảo vệ mắt, mặt cho NLĐ: Kính hàn, mặt nạ hàn, chống vật văng bắn, tia cực tím.
- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp cho NLĐ: Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc bụi; Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc hơi khí độc (trừ khẩu trang y tế).
- Phương tiện bảo vệ tay cho NLĐ: Găng tay bảo hộ lao động chóng cắt, đâm thủng, cứa rách, cách điện (trừ mặt hàng găng tay y tế, găng tay khám bệnh).
- Phương tiện bảo vệ chân cho NLĐ: Giầy chống đâm thủng, cứa rách, va đạp, hóa chất; Ủng cách điện.
- Dây đai an toàn và Hệ thống chống rơi ngã cá nhân cho NLĐ.
- Quần áo chống nhiệt và lửa cho NLĐ,..
Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 18/7/2021 và thay thế Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;
d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:
a) Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;
b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.
1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.
Tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.
Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.
1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:
a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
2. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.
Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện:
1. Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;
2. Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.
1. Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát đã truy tố phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố để giải quyết theo thẩm quyền. Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu thực hiện theo quy định tại Điều 239 của Bộ luật này.
Khi xét thấy vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ thì Viện kiểm sát chuyển lại hồ sơ vụ án đến Tòa án kèm theo văn bản nêu rõ lý do; nếu Tòa án xét thấy vụ án vẫn không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử thực hiện theo Điều 275 của Bộ luật này. Viện kiểm sát phải thực hiện theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền.
2. Thời hạn truy tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn được thực hiện theo quy định tại Điều 240 và Điều 241 của Bộ luật này.
1. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các Tòa án quân sự khu vực trong cùng một quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.
2. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Tòa án quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi kết thúc việc điều tra quyết định.
3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, giữa các Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương quyết định.
4. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Việc chuyển vụ án để xét xử theo thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 274 của Bộ luật này.
1. Khi Viện kiểm sát giao bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo (nếu có), Tòa án phải kiểm tra và xử lý:
a) Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản cáo trạng đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án;
b) Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản cáo trạng chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản cáo trạng cho bị can hoặc người đại diện của bị can.
2. Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.
Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tòa án phải thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án.
1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.
1. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định.
2. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này.
3. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
1. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị:
a) Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án;
b) Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
c) Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;
d) Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.
2. Nếu xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do.
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
b) Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;
c) Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
d) Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
2. Trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ.
3. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi rõ những vấn đề cần điều tra bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới phải thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát ban hành bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng trước đó.
Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 của Bộ luật này;
b) Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can, bị cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này;
c) Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.
2. Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
3. Quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do tạm đình chỉ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này;
b) Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
2. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
1. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án ra quyết định phục hồi vụ án.
Trường hợp Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án không thể thực hiện được thì Chánh án ra quyết định phục hồi.
2. Trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ đối với từng bị can, bị cáo thì ra quyết định phục hồi vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
3. Quyết định phục hồi vụ án phải ghi rõ lý do phục hồi vụ án và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
4. Khi phục hồi vụ án, Tòa án có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi vụ án không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử.
1. Khi xét thấy cần bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán chủ toạ phiên tòa yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung.
2. Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ phải bằng văn bản, nêu rõ tài liệu, chứng cứ cần bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra văn bản yêu cầu.
3. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát gửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ được yêu cầu bổ sung. Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện của họ; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa.
Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.
2. Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi vụ án của Tòa án được giao cho bị can, bị cáo, bị hại hoặc người đại diện của họ và gửi cho người tham gia tố tụng khác trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.
3. Quyết định phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ, quyết định phục hồi vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định. Quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.
4. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế được giao cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ sở giam giữ nơi bị can, bị cáo đang bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.
1. Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
2. Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
3. Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải hoãn phiên tòa.
4. Trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thư ký Tòa án dự khuyết; nếu không có người thay thế thì tạm ngừng phiên tòa.
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên. Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.
2. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.
1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
2. Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
1. Người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa để bào chữa cho người mà mình đã nhận bào chữa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.
2. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.
1. Nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
2. Trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật.
1. Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
2. Trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải theo quy định của Bộ luật này.
1. Người giám định, người định giá tài sản tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập.
2. Nếu người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
1. Người phiên dịch, người dịch thuật tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập.
2. Trường hợp người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.
Trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án.
1. Tòa án hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ luật này;
b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;
c) Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
d) Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
2. Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
3. Quyết định hoãn phiên tòa có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án;
c) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa;
d) Vụ án được đưa ra xét xử;
đ) Lý do của việc hoãn phiên tòa;
e) Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
4. Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.
Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.
1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.
1. Bản án phải được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
2. Quyết định về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, bắt tạm giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và được lập văn bản.
3. Quyết định các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án không phải lập văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký Tòa án phải tiến hành các công việc:
1. Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
2. Phổ biến nội quy phiên tòa.
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt.
3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ.
Chủ toạ phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật hay không, lý do của việc đề nghị thay đổi. Nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu những người này phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ.
1. Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người làm chứng, chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng phải cam đoan khai trung thực.
2. Trước khi người làm chứng được hỏi về vụ án, chủ tọa phiên tòa quyết định biện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan. Trường hợp lời khai của bị cáo và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa phải quyết định cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.
Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc tuy có mặt tại phiên tòa nhưng vì lý do sức khỏe không thể tham gia tố tụng thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không; nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có). Ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo.
1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.
2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.
Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.
3. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.
1. Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên không được công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố.
2. Chỉ được công bố những lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;
b) Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa hoặc không nhớ những lời khai của mình trong giai đoạn điều tra, truy tố;
c) Người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;
d) Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.
3. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu của người tham gia tố tụng hoặc tự xét thấy cần thiết thì Hội đồng xét xử không công bố tài liệu có trong hồ sơ vụ án.
1. Chủ tọa phiên tòa phải quyết định hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa phải cách ly họ. Bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.
2. Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
Kiểm sát viên hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội và những tình tiết khác của vụ án.
Người bào chữa hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa và tình tiết khác của vụ án.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi bị cáo về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.
Những người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ toạ phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ.
3. Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.
Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ trình bày những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
1. Việc hỏi phải được tiến hành riêng đối với từng người làm chứng và không để cho những người làm chứng khác biết được nội dung xét hỏi đó.
2. Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể hỏi thêm người làm chứng.
Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi người làm chứng về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
3. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.
4. Trường hợp có căn cứ xác định người làm chứng, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm thì Hội đồng xét xử phải quyết định biện pháp bảo vệ họ theo quy định của Bộ luật này và pháp luật khác có liên quan.
5. Trường hợp cần thiết, Tòa án quyết định hỏi người làm chứng qua mạng máy tính, mạng viễn thông.
1. Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên tòa.
Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được. Việc xem xét vật chứng tại chỗ được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
2. Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa có quyền trình bày nhận xét của mình về vật chứng. Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể hỏi thêm người tham gia phiên tòa về những vấn đề có liên quan đến vật chứng.
Trường hợp cần kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án hoặc khi bị cáo tố cáo bị bức cung, dùng nhục hình, Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh liên quan tại phiên tòa.
Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án. Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa có quyền trình bày nhận xét của mình về nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm người tham gia phiên tòa về những vấn đề có liên quan đến nơi đó.
Việc xem xét tại chỗ được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Báo cáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện cơ quan, tổ chức đó trình bày; trường hợp không có đại diện của cơ quan, tổ chức tham dự thì Hội đồng xét xử công bố báo cáo, tài liệu tại phiên tòa.
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa có quyền nhận xét về báo cáo, tài liệu đó và hỏi thêm người đại diện của cơ quan, tổ chức, người khác tham gia phiên tòa về những vấn đề liên quan đến báo cáo, tài liệu đó.
1. Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa yêu cầu người giám định, người định giá tài sản trình bày kết luận của mình về vấn đề được giám định, định giá tài sản. Khi trình bày, người giám định, người định giá tài sản có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, định giá tài sản, căn cứ để đưa ra kết luận giám định, định giá tài sản.
2. Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, định giá tài sản, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định, định giá tài sản hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án.
3. Trường hợp người giám định, người định giá tài sản không có mặt tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định, định giá tài sản.
4. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại, định giá lại tài sản.
Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình bày ý kiến để làm rõ những quyết định, hành vi tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
Khi xét thấy những tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa xem họ có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không. Nếu không có yêu cầu xét hỏi thì kết thúc việc xét hỏi; nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi.
Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn.
1. Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên trình bày luận tội; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội.
2. Bị cáo trình bày lời bào chữa; người bào chữa trình bày lời bào chữa cho bị cáo; bị cáo, người đại diện của bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa.
3. Bị hại, đương sự, người đại diện của họ trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình; nếu có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ thì người này có quyền trình bày, bổ sung ý kiến.
4. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày, bổ sung ý kiến sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội.
1. Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
2. Nội dung luận tội phải phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; tội danh, hình phạt, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; mức bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
3. Đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung bản cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; đề nghị mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng.
4. Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
1. Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình.
2. Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.
3. Chủ toạ phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.
Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.
4. Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và được ghi trong bản án.
Nếu qua tranh luận mà thấy còn có tình tiết vụ án chưa được hỏi, chưa được làm sáng tỏ thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi. Xét hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.
1. Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận.
2. Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc hỏi. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.
1. Khi Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án.
2. Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án, Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia phiên tòa trình bày ý kiến về việc rút quyết định truy tố đó.
1. Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Việc nghị án phải được tiến hành tại phòng nghị án.
Chủ tọa phiên tòa chủ trì việc nghị án có trách nhiệm đưa ra từng vấn đề của vụ án phải được giải quyết để Hội đồng xét xử thảo luận, quyết định. Chủ tọa phiên tòa tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng xét xử ghi biên bản nghị án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Nếu không có ý kiến nào chiếm đa số thì phải thảo luận và biểu quyết lại từng ý kiến của các thành viên Hội đồng xét xử đã đưa ra để xác định ý kiến chiếm đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
2. Việc nghị án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ của vụ án, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.
3. Các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án gồm:
a) Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không;
b) Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do luật sư, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp;
c) Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng;
d) Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự;
đ) Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không;
e) Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa;
g) Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;
h) Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm.
4. Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không có tội; nếu thấy việc rút quyết định truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
5. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể quyết định kéo dài thời gian nghị án nhưng không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc tranh luận tại phiên tòa. Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa biết giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm tuyên án.
6. Kết thúc việc nghị án, Hội đồng xét xử phải quyết định một trong các vấn đề:
a) Ra bản án và tuyên án;
b) Trở lại việc xét hỏi và tranh luận nếu có tình tiết vụ án chưa được xét hỏi, chưa được làm sáng tỏ;
c) Trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ;
d) Tạm đình chỉ vụ án.
Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa về các quyết định tại điểm c và điểm d khoản này.
7. Trường hợp phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm thì Hội đồng xét xử quyết định việc khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 18 và Điều 153 của Bộ luật này.
Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
Trong các trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:
1. Bị cáo không có tội;
2. Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;
3. Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt không phải là hình phạt tù;
4. Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo;
5. Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.
1. Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 của Bộ luật này.
2. Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
3. Thời hạn tạm giam bị cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.
4. Trường hợp bị cáo bị xử phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.
TRIAL OF FIRST INSTANCE
Volume I. JURISDICTION OF COURTS
Article 268. Jurisdiction of a Court
1. A district People’s Court or local military Court hears criminal cases of misdemeanors, felonies and horrific felonies at first instance, except for the following crimes:
a) Breach of national security;
b) Sabotage of peace, crimes against humanity and war crimes;
c) Crimes as defined in Article 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 and 400 of the Criminal Code;
d) Crimes committed outside the territories of the Socialist Republic of Vietnam.
2. A provincial People’s Court or military Court of a military zone hears following cases at first instance:
a) Criminal cases beyond the jurisdiction of a district People’s Court or local military Court;
b) Criminal cases related to defendants, crime victims or litigants who live abroad or in connection with property involved in other lawsuits occurring on foreign territories;
c) A criminal lawsuit, though within the jurisdiction of a district People’s Court or local military Court, comprise complex facts making it hard to assess or reach unanimity upon the properties of the case or is involved in various sectors and levels of authority or is brought against a defendant who is a judge, procurator, investigator, primary governmental leaders in district, township, provincial city or city of a centrally-affiliated city, religious dignitary or individual having high prestige in a community of minority.
Article 269. Territorial jurisdiction
1. A Court, whose location is most adjacent to the scene of a crime, shall have jurisdiction over the criminal lawsuit against that crime If crimes occur in various places or at an unknown site, the Court most adjacent to the site where investigative activities are finished shall retain jurisdiction.
2. The provincial People’s Court at the last residential place of a defendant committing a crime abroad shall have jurisdiction if such person is tried in Vietnam. If a defendant’s last residential place in Vietnam is unknown, The court president of the Supreme People’s Court shall, as the case may be, decide to assign the People’s Court of the city of Hanoi or the city of Ho Chi Minh or the city of Da Nang to hear the case.
A defendant committing a crime abroad, if falling within the jurisdiction of a military Court, shall be tried by the military Court of a military zone as per the decision by The court president of the Central military court.
Article 270. Jurisdiction over crimes occurring aboard an aircraft or ocean ship of the Socialist Republic of Vietnam, which is operating outside the airspace or territorial waters of Vietnam
A Vietnamese Court most adjacent to the airport or harbor, where an aircraft or ocean ship of the Socialist Republic of Vietnam is registered or first arrives, shall have jurisdiction over crimes occurring on such aircraft or ocean ship operating outside the airspace or territorial waters of Vietnam.
Article 271. Trial against a defendant committing multiple crimes that fall within the jurisdiction of a Court at different level
A superior Court shall hear the entire case involved in multiple crimes, some of which come within its jurisdiction.
Article 272. Jurisdiction of a military Court
1. A military Court has jurisdiction over:
a) A criminal case against a defendant who is a serviceman on active duty, state employee, worker, national defense official or reserve soldier undergoing focus training or combat availability tests; militia undergoing focus training or subordinated to the People’s Army in combat, citizens mobilized, convoked or contracted to serve the People’s Army;
b) A criminal case against a defendant who is not stated in Point a, Section 1 of this Article and is involved in military secrets or causes damage to the life, health, honor and dignity of servicemen on active duty, state employees, workers, national defense officials, reserve soldiers undergoing focus training or combat availability tests or causes damage to the property, honor and reputation of the People’s Army or commits crimes in a military barrack or military area under the management and protection of the People’s Army.
2. A military Court has jurisdiction over all crimes occurring in areas under martial law.
Article 273. Trial against a defendant committing multiple crimes that fall within the jurisdiction of a People’s Court and Military Court
If a defendant or crime comes within the jurisdiction of a Military Court and another defendant or crime in the same case falls within the jurisdiction of a People’s Court, the case shall be subject to the following jurisdiction:
1. If issues of the case can be separated, the Military Court shall judge defendants and crimes within its jurisdiction and the People’s Court shall judge defendants and crimes within its jurisdiction;
2. If separation is not viable, the Military Court shall hear the entire case.
Article 274. Case transfer during the stage of adjudication
1. A Court shall return files of a case beyond its jurisdiction to The procuracy initiating prosecution, which shall transfer the case to a competent Procuracy for prosecution.
The procuracy initiating prosecution, in 03 days upon retrieving case files, shall issue a decision to transfer them to a competent Procuracy for intra vires prosecution. The transfer of a case out of a province, centrally-affiliated city or a military zone shall abide by Article 239 of this Law.
The procuracy, if considering thin court returning case files still has juridistion over the case, shall give such documents back to the Court with an enclosed letter of explanation. If the Court still deem the case ultra vires, the dispute over jurisdiction shall be settled according to Article 275 of this Law. The procuracy must conform to the decisions of the competent Court.
2. The time limit for prosecution and the enforcement of preventive measures shall be governed by Article 240 and Article 241 of this Law.
Article 275. Settlement of disputes over jurisdiction
1. The court president of a provincial People’s Court or a Military court of a military zone shall make decisions on disputes over jurisdiction among People’s Courts at district level in the same province or centrally-affiliated city or Military courts in the same military zone.
2. The court president of a provincial People’s Court or a Military court of a military zone most adjacent to the site where investigative activities end shall make decisions on disputes over jurisdiction among district People’s Courts in various provinces or centrally-affiliated cities or Military courts from different military zones.
3. The court president of the Supreme People’s Court or the Central military court shall make decisions to settle disputes over jurisdiction among provincial People’s Courts or Military courts of military zones.
4. The court president of the Supreme People’s Court shall make decisions on disputes over jurisdiction between a People’s Court and Military court.
The transfer of a case for intra vires prosecution shall abide by Article 274 of this Law.
Article 276. Obtain case files, charging documents and admit the case
1. When the Procuracy delivers charging documents, case files and evidences (if available), the Court shall examine and handle such papers and objects in the following manner:
a) If case files and accompanying exhibits (if any) suffice according to the list of documents and exhibits, and the suspect or his representative receives charging documents, the case file shall be admitted;
b) If case files and accompanying exhibits (if any) do not suffice according to the list of documents and exhibits, or the suspect or his representative does not receive charging documents, the case file shall not be admitted. In this event, the Procuracy shall be requested to supplement documents and exhibits or send charging documents to the suspect or his representative.
2. The delivery of case files and charging documents shall be executed in writing according to Article 133 of this Law and be inputted into the case file.
The court, upon receiving case files and charging documents, shall admit the case. The court president of the Court, in 03 days upon admitting the case, shall appoint The presiding judge who hears the case.
Article 277. Time limit for trial preparation
1. The presiding judge, in 30 days for misdemeanors, 45 days for felonies, 02 months for horrific felonies and 03 months for extremely severe felonies upon the admission of the case, shall make one of the following decisions:
a) Hear the case;
b) Return documents for further investigation;
c) Suspend or dismiss the case.
The court president of the Court may decide to extend the time limit for preparation for trial against a complex case for 15 more days for misdemeanors and felonies and 30 more days at most for horrific felonies and extremely severe felonies. The equivalent procuracy must be promptly informed of the extension of the time limit for trial preparation.
2. If a case is returned for further investigation, the Presiding judge, in 15 days upon retrieving documents, must decide to hear the case. If a case is resumed, the time limit for trial preparation shall abide by universal stipulations of this Law and commences as of the date of the Court's decision to resume the case.
3. The court, in 15 days upon issuing a decision to hear the case, must hold a trial. If force majeure or objective obstacles occur, the Court may initiate the trial within 30 days.
Article 278. Implementation, alteration and termination of preventive and coercive measures
1. The presiding judge, after admitting a case, shall decide to implement, alter and terminate preventive or coercive measures. However, the Court president or Vice court president shall make such decisions on detention measure.
2. The time limit for detention prior to trial shall not exceed that for trial preparation as stated in Section 1, Article 277 of this Law.
3. If the time limit for detention of a defendant in detention expires upon the initiation of the trial, the Trial panel shall consider the necessity of detention for trial and issue a detention order that loses effect at the end of the trial.
Article 279. Processing of requests before trial
1. The presiding judge, before initiating a trial, must process these requests:
a) Requests by procurators and participants in legal proceedings for the provision and addition of evidences, summoning of witness testifiers, authorized procedural persons and other participants in legal proceedings to the court, and for the replacement of members of the Trial panel or Court clerk;
b) Requests by defendants or their representatives, defense counsels for alteration or termination of preventive and coercive measures;
c) Requests by procurators and participants in legal proceedings for a trial through summary procedures or for a public or secret trial;
d) Requests by participants in legal proceedings for their absence from the courtroom.
2. The presiding judge, if considering such requests justified, shall grant those within his powers or inform competent individuals to handle the requests according to this law. Moreover, the persons issuing such requests shall be informed. Rejection and reasons shall be informed in writing.
Article 280. Return of documents for further investigation
1. The presiding judge shall decide to return documents to the Procuracy for further investigation in one of the following events:
a) Evidences for matters defined in Article 85 of this Law are not sufficient and cannot be supplemented in court;
b) There are grounds showing the existence of the suspect’s other acts, apart from those prosecuted by the Procuracy, deemed as crimes in the Criminal Code;
c) There are grounds showing the existence of other accomplices or offenders of criminal acts, as per the Criminal Code, involved in the case and facing no charges;
d) The charges, investigation and prosecution have constituted serious violations of legal proceedings.
2. If the Procuracy finds grounds to have documents returned for additional investigation, it shall request the Court in writing for document return.
3. A decision to return documents for further investigation must specify issues to be further investigated. Such decision and case files shall be given to the Procuracy in 03 days upon the issuance of the decision.
If additional findings lead to the dismissal of the case, the Procuracy shall decide to have the case dismissed and inform the Court in 03 days upon the issuance of such decision.
If additional findings lead to the alteration of the decision to prosecute, the Procuracy shall issue new charging documents that replace the previous ones.
If the Procuracy fails to provide additional information as per the Court's requests and retain its decision to prosecute, the Court shall commence the trial.
1. The presiding judge shall decide to suspend a case in one of the following events:
a) There are justifications for case suspension as defined in Point b and Point c, Section 1, Article 229 of this Law;
b) The location of a suspect or defendant is unknown despite the expiration of the time limit for trial preparation. In this event, investigation authorities shall be requested to seek such defendant or suspect prior to the suspension of the case. The seeking of a suspect or defendant shall abide by Article 231 of this Law;
c) Await the result of the processing of legislative documents as per the Court’s requisitions.
2. If there are several suspects or defendants in one case but the reason for case suspension does not apply to all of them, the lawsuit shall be suspended for each suspect or defendant separately.
3. The decision to suspend the case must specify reasons for suspension and details as stated in Section 2, Article 132 of this Law.
1. The presiding judge shall decide to dismiss a case in one of the following events:
a) There are justifications for case dismissal as defined in Section 2, Article 155 or Point 3, 4, 5, 6 and 7, Article 157 of this Law;
b) The procuracy revokes all decisions to prosecute before the trial commences.
If there are several suspects or defendants in one case but the reason for case dismissal does not apply to all of them, the lawsuit shall be dismissed for each suspect or defendant separately.
2. The decision to dismiss the case must specify reasons for dismissal and details as stated in Section 2, Article 132 of this Law.
1. If the prescriptive period for criminal prosecution is still effective and there are grounds to annul the decision to suspend or dismiss a case, the Presiding judge issuing such decision shall decide to resume the case.
If the Judge issuing the decision to suspend or dismiss the case is obstructed, the Court president shall issue the decision to resume the case.
2. If the case is suspended or dismissed for each suspect or defendant separately, the decision on case resumption shall apply to each of them.
3. The decision to resume the case must specify reasons for case resumption and details as stated in Section 2, Article 132 of this Law.
4. The court, when resuming the case, shall be entitled to implement, alter or terminate preventive and coercive measures as per this Law.
If there are justifications for the necessity of detention as per this Law, the duration of detention for case resumption shall not exceed the time limit for trial preparation.
Article 284. Request for the Procuracy’s addition of documents and evidences
1. The presiding judge, when requiring additional documents and evidences necessary to settle to the case without the return of case files for further investigation, shall request the Procuracy to supplement such papers and proofs.
2. The request for additional documents and evidences shall be executed in writing and sent to the equivalent Procuracy in 02 days upon the issuance of the written request. Such request must specify documents and evidences to be added.
3. The procuracy, in 05 days upon receiving the Court’s request, shall provide the Court with additional documents and evidences as requested. If the Procuracy fails to provide additional documents or evidences, the court shall commence the trial.
Article 285. The procuracy’s revocation of the decision to prosecute
The procuracy, when finding a justification as per Article 157 of this Law or Article 16 or Article 29 or Section 2, Article 91 of the Criminal Code, shall decide to revoke the decision to prosecute prior to the start of the trial and to request the Court to dismiss the case.
Article 286. Delivery of a first-instance Court’s decisions
1. A decision to hear a case shall be given to the defendant or his representative, defense counsel, crime victim and litigant in 10 days at most prior to the start of the trial.
A decision to hold a trial in absentia shall be given to the defendant's defense counsel or representative. Such decision shall also be posted publicly at the People’s committee at the commune, ward or town where the defendant last resided or his last workplace or educational facility.
2. The court’s decision to suspend, dismiss or resume a case shall be given to the suspect, defendant, crime victim or their representatives and other participants in legal proceedings in 03 days upon the issuance of such decision.
3. The delivery of a decision to appoint a Judge presiding the court, to try a case, to suspend, dismiss or resume a case to the equivalent procuracy must occur in 02 days upon the issuance of such decision. A decision to dismiss or suspend a case must be sent to the immediate superior Procuracy in 02 days upon the issuance of such decision.
4. A decision to implement, alter or terminate preventive or coercive measure shall be given, in 24 hours upon the issuance of such decision, to the suspect, defendant, the equivalent Procuracy, detention facility holding the suspect or defendant in captivity.
Article 287. Summoning of individuals to the trial for questioning
The presiding judge shall consider the decision to hear the case and requests by procurators, defense counsel and other participants in legal proceedings to summon individuals to the trial for questioning.
Volume III. GENERAL REGULATIONS ON COURT PROCEEDINGS
Article 288. Attendance of members of the Trial panel and Court clerk
1. The trial shall proceed only in the presence of full members of the Trial panels and the Court clerk. The members of the Trial panel must hear the case from start to finish.
2. If a Judge or lay assessor cannot continue hearing the case but a reserve Judge or lay assessor attends the trial from the start, the reserve one shall be the replace member of the Trial panel. If the Trial panel consists of two judges but the Presiding judge cannot continue attending the trial, the other Judge shall preside the court and a reserve Judge shall be the replace member of the Trial panel.
3. If a reserve Judge or lay assessor is not available or a judge substituting the presiding judge is not available as per Section 2 of this Article, the trial shall be adjourned.
4. If the Court clerk is changed or cannot continue attending the court, the trial may progress in the presence of a reserve Court clerk. If a replace clerk is not available, the trial shall be halted.
Article 289. Attendance of Procurators
1. A procurator of the equivalent Procuracy must appear in court to exercise prosecution rights and administer the trial. If the procurator is absent, the trial shall be adjourned. Many procurators may attend a lawsuit composed of serious and complex elements. If procurator(s) cannot attend the trial, reserve procurator(s) attending the trial from the start shall become replace(s) to exercise prosecution rights and administer the trial.
2. If procurator(s) must be replaced or cannot continue exercising prosecution rights or administering the trial in the absence of reserve procurator(s), the trial shall be adjourned.
Article 290. Defendants’ attendance in the court
1. A defendant must be present in the court as per the Court’s subpoena during the trial. If the defendant is absent not due to force majeure or objective obstacles, he shall be delivered by force to the court. If his absence results from force majeure or objective obstacles, the trial shall be adjourned.
If the defendant suffers from mental illness or fatal disease, the Judicial panel shall suspend the case until the defendant is cured.
If the defendant absconds, the Trial panel shall suspend the case and request investigation authorities to seek for him.
2. The court can only hold a trial in absentia in the following events:
a) The defendant has absconded and remains elusive despite the wanted notice;
b) The defendant is on foreign soil and cannot be summoned to the court;
c) The trial panel approves a request for trial in absentia;
d) The defendant’s absence is not because of force majeure or objective obstacles and does not hinder the trial.
Article 291. Attendance of defense counsels
1. The defense counsel must appear in court to plead for persons whom they agree to advocate. The defense counsel may send the written statement of defense to the Court in advance. If the defense counsel is absent for the first time due to force majeure or objective obstacles, the trial shall be adjourned unless the defendant agrees to be tried in the absence of the defense counsel. If the defense counsel is absent not due to force majeure or objective obstacles or fails to appear as per the valid second subpoena, the court shall hold the trial.
2. If a defense counsel appointed as per Section 1, Article 76 of this Law is absent, the Trial panel shall adjourn the trial unless the defendant or his representative agrees to engage in the trial in the absence of the defense counsel.
Article 292. Attendance of crime victims, litigants or their representatives
1. If crime victim(s), litigant(s) or their representatives are absent, the Trial panel, as the case may be, shall decide to adjourn or continue the trial.
2. If the absence of the crime victim(s) or litigant(s) only obstructs the settlement of compensations for damage, the Trial panel may separate the issue of compensation for later adjudication as per the laws.
Article 293. Attendance of witness testifiers
1. Testifiers shall attend the trial to elucidate facts of a case. If a testifier is absent but gives statements to investigation authorities, the presiding judge shall announce such statements. If a witness testifier for vital issues of the case is absent, the Trial panel shall, as the case may be, decide to adjourn or continue the trial.
2. If a witness testifier is summoned by the Court but is intentionally absent not due to force majeure or objective obstacles, the Trial panel shall decide to escort by force such witness testifier, whose absence is deemed to hinder the trial, according to this Law.
Article 294. Attendance of expert witnesses and valuators
1. Expert witnesses and property valuators shall attend the trial as per the Court’s subpoena.
2. If the expert witness or valuator is absent, the Trial panel, as the case may be, shall decide to adjourn or continue the trial.
Article 295. Attendance of interpreters and translators
1. Interpreters and translators, when summoned by the Court, shall attend the trial.
2. If the interpreter or translator is absent without a replace, the Trial panel shall decide to adjourn the trial.
Article 296. Attendance of Investigators and other individuals
During the process of trial, the Trial panel may summon Investigators, authorized procedural persons handling the lawsuit and other individuals, if deemed necessary, to adduce matters related to the case.
Article 297. Adjournment of trial
1. The court shall adjourn the trial in one of the following events:
a) There are justifications as defined in Article 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 and 295 of this Law;
b) Evidences, documents or items must be verified or supplemented outside the court;
c) Expert examinations must be furthered or repeated;
d) Valuation processes must be furthered or repeated.
If the trial is adjourned, it shall restart.
2. The duration of a adjournment to a trial at first instance shall not exceed 30 days upon the issuance of a decision to adjourn the trial.
3. A written decision to adjourn a trial shall specify these primary details:
a) The issue date of the decision;
b) The name of the Court and full name of the Judge(s), lay assessors and Court clerk;
c) The full name of Procurator(s) exercising prosecution rights and administering the trial in court;
d) The case being adjudicated;
dd) The reasons for adjournment;
e) The time and location for the resumption of the trial
4. The presiding judge shall represent the Trial panel to sign the written decision to adjourn the trial. If the presiding judge is absent or replaced, the Court president shall decide to adjourn the trial.
A decision to adjourn a trial, in 02 days upon the issuance of the decision, must be announced to the participants in legal proceedings in court, be sent to the equivalent Procuracy and to individuals absent from the court.
Article 298. Limits of adjudication
1. A court shall adjudicate defendants and acts of crimes prosecuted by a Procuracy and brought to trial as per the Court's decision.
2. The court, when adjudicating defendants, may adduce different sections in a legal article, which the Procuracy quote for prosecution, or may consider other crimes equal or lesser than those prosecuted by the Procuracy.
3. If the defendants must be tried for crimes that outweigh those prosecuted by the Procuracy, the Court shall return documents for the Procuracy to re-prosecute and have defendants or their representatives and defense counsels informed of reasons. If the Procuracy still prosecute the original crimes, the Court shall be entitled to adjudge the defendants to crimes of higher degree.
Article 299. Pronouncement of a Court's judgments and rulings
1. The trial panel shall discuss and pass judgments in the retiring room.
2. The decisions to change Trial panel's members, procurator(s), court clerk, expert witness(s), valuator(s), interpreter(s), translator(s) or to suspend or dismiss cases, to adjourn a trial, to hold or discharge defendants in detention shall be discussed and passed in writing the retiring room.
3. The decisions on other matters, as discussed and passed by the Trial panel in the retiring room, may not be executed in writing but must be inputted in the court record.
Volume IV. FORMALITIES TO COMMENCE COURT PROCEEDINGS
Article 300. Preliminary activities to commence a trial
The court clerk, prior to the start of the trial, shall perform these tasks:
1. Verify the attendance and perceive reasons for the absence of the individuals summoned by the Court;
2. Announce the court’s rules.
1. The presiding judge commences the trial and utter the decision to hear the case.
2. The court clerk reports to the Trial panel on the attendance and absence, with reasons, of the individuals summoned by the Court.
3. The presiding judge reviews the presence of the individuals responding to the Court’s subpoena, examines personal records and announce their rights and duties.
Article 302. Handling of requests for the replacement of Judges, lay assessors, Procurators, Court Clerks, expert witnesses, property valuators, interpreters or translators
The presiding judge shall ask the Procurators and participants in legal proceedings in court about requests and reasons for the replacement of Judges, lay assessors, Procurators, Court clerks, expert witnesses, valuators, interpreters or translators. The trial panel shall consider and ratify such requests, if raised.
Article 303. Undertaking by interpreters, translators, expert witnesses and property valuators
The presiding judge, after elucidating the rights and duties of interpreters, translators, expert witnesses and property valuators, shall demand their commitments to accomplish their missions.
Article 304. Oath and exclusion of witness testifiers
1. The presiding judge, after explaining the witness testifiers’ rights and duties, shall demand them to undertake to honest testimony.
2. The presiding judge, prior to the questioning of witness testifiers about the case, shall decide measures to exclude witness testifiers from hearing each other’s testimonies or interacting with concerned people. If the defendant’s statements and witness testifiers’ testimonies come under mutual influence, the presiding judge shall isolate defendants from witness testifiers before witness testifiers undergo questioning session.
Article 305. Handling of requests for evidence assessment and adjournment to trial out of absence
The presiding judge must ask Procurators and participants in legal proceedings in court about requests for the summoning of additional witness testifiers or display of more exhibits and documents for assessment. If a participant in legal proceedings is absent or appear in court but fails to engage in legal proceedings due to ill health conditions, the presiding judge shall ask about requests for an adjournment to the trial. The trial panel shall consider and ratify such requests, if raised.
Volume V. FORMALITIES TO CONDUCT COURT PROCEEDINGS
Article 306. Announcement of charges
Procurators, before engaging in the questioning session, shall announce the charges and state additional opinions, if available. Additional opinions must not exacerbate the defendants' situations.
Article 307. Sequence of questioning
1. The trial panel must ascertain sufficient facts of each event and every crime in the case and per capita. The presiding judge shall govern the questioning session and decide the rational order of persons raising questions.
2. Each person shall be questioned by the presiding judge then, as per his decisions, by other Judges, lay assessors, Procurators, defense counsels, and protectors of litigants' legitimate rights and benefits.
Participants in court proceedings shall be entitled to petition the presiding judge for his inquiry into facts that require further clarification.
Expert witnesses and property valuators shall be asked about matters related to expert examinations and property valuation.
3. The trial panel, when running the questioning session, shall examine exhibits in connection with the case.
Article 308. Disclosure of statements gathered during the stage of investigation or prosecution
1. If the person questioned appears in court, the Judicial panel and procurators shall not disclose their statements gathered during the stage of investigation or prosecution.
2. Statements gathered during the stage of investigation or prosecution shall be disclosed in one of the following events:
a) The person questioned gives testimonies in court, which conflict with his statements taken during the stage of investigation or prosecution;
b) The person questioned does not give testimonies in court or does not remember his statements taken during the stage of investigation or prosecution;
c) The person questioned petitions for the disclosure of his statements taken during the stage of investigation or prosecution;
d) The person questioned is absent or deceased.
3. The trial panel shall not disclose documents of a case to, in special events, maintain the confidentiality of state secrets, trade secrets, business secrets or personal secrets, family secrets must be maintained, if deemed necessary or as per requests by participants in legal proceedings, or to preserve national conventions.
Article 309. Questioning of defendants
1. The presiding judge shall decide to have each defendant questioned separately. If a defendant’s testimonies influence another defendant's statements, the presiding judge must exclude them from hearing each other. The defendant excluded shall be informed of the prior defendant's testimonies and be permitted to raise questions to that defendant.
2. A defendant shall state his opinions regarding the charging documents and facts of the case. The trial panel inquires further about details that a defendant has not elucidated or that come into collision.
Procurators shall ask defendants about evidences, documents and items in connection with conviction or acquittal and other facts of the case.
Defense counsels shall ask defendants about evidences, documents and items related to their tasks of defense and facts of the case.
Protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants shall ask defendants about facts regarding their protection of litigants’ legitimate benefits and rights.
Participants in court proceedings shall be permitted to petition the presiding judge to inquire further about facts related to them.
3. If a defendant does not answer questions, the Trial panel, Procurators, defense counsels, protectors of legitimate benefits and rights of aggrieved persons and litigants shall ask other persons and examine exhibits and documents pertaining to the case.
A defendant, with the presiding judge’s permission, shall ask other defendants about matters linked to him.
Article 310. Questioning of crime victims, litigants or their representatives
Crime victims, litigants or their representatives shall present the case's facts associated with them. After such persons' presentations, the Trial panel, Procurators, defense counsels and protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants shall ask them more about insufficient or contradictory details in their speech.
Defendants, when permitted by the presiding judge, shall raise questions to crime victims, litigants or their representatives about matters related to the defendants.
Article 311. Questioning of witness testifiers
1. Each witness testifier shall be questioned separately. None of the witness testifiers is allowed to gain knowledge of each other’s questions and answers.
2. The trial panel, when questioning a witness testifier, shall inquire about the witness testifier’s relationship with defendants and litigants of the case. The presiding judge shall request witness testifiers to expound the facts of the case, which came to their knowledge, and have them clarify inadequate or inconsistent details in their testimonies. Procurators, defense counsels and protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants may pose additional questions to witness testifiers.
With the presiding judge’s consent, a defendant may ask witness testifiers about matters that are connected to the defendant.
3. Witness testifiers, after giving testimonies, shall remain in the courtroom for further questioning.
4. If there are evidences of violations or risks of violations against the life, health, property, honor and dignity of a witness testifier or his kindred, the Trial panel shall decide to have them secured by protective measures according to this Law or other relevant laws.
5. The court, if necessary, shall question witness testifiers through a network of computers or telecommunications.
Article 312. Assessment of exhibits
1. Exhibits, images or written attestation of exhibits shall be displayed for assessment in court.
The trial panel, along with procurators, defense counsels and participants in court proceedings, shall assess immovable exhibits on site, if necessary. The onsite assessment of exhibits shall be executed in writing according to Article 133 of this Law.
2. Procurators, defense counsels and other participants in court shall be permitted to state their opinions regarding the exhibits. The trial panel, procurators, defense counsels and protectors of the legitimate rights and benefits of litigants and crime victims can inquire courtroom participants further about matters linked with exhibits.
Article 313. Audible or visual records
The trial panel shall decide to have audible or visual records played in court to assess evidences, documents and items related to the case or verify the defendants’ claims of torture or confession extortion.
The trial panel, along with procurators, defense counsels and participants in court proceedings, shall assess crime scenes or other sites in connection with the case, if necessary. Procurators, defense counsels and other participants in court proceedings shall be entitled to make remarks on the crime scenes or other sites linked with the case. The trial panel can ask courtroom participants more about matters regarding such locations.
The process of scene assessment shall be executed in writing according to Article 133 of this Law.
Article 315. Presentation and announcement of reports and documents from authorities and organizations
Authorities and organizations shall assign representatives to expound on their reports and documents. If their representatives do not attend the trial, the Trial panel shall announce such reports and documents in court.
Procurators, defendants, defense counsels and other participants in court proceedings shall be entitled to make remarks on the said documents and reports and raise questions to the representatives of the said authorities or organizations and to other participants in court proceedings about matters related to such documents and reports.
Article 316. Questioning of expert witnesses and property valuators
1. The trial panel shall, on its own discretion or as per requests by Procurators, defense counsels or other participants in court, request expert witnesses and property valuators to state their findings on matters examined or property valued. Expert witnesses and property valuators, when reporting, are entitled to give additional explanations and justifications for their findings.
2. Procurators, defense counsels and other participants in court proceedings shall be entitled to comment on the findings of expert examinations and property valuation. Moreover, they shall be permitted to ask about unclear or contradictory details of such findings or the details that conflict with other facts of the case.
3. If expert witnesses or property valuators are absent from the court, the presiding judge shall announce the findings of expert examinations and property valuation.
4. The trial panel shall order that expert examinations are furthered or repeated or property valuation process starts again, if deemed necessary.
Article 317. Remarks by Investigators, Procurators, persons participating in or given authority to institute legal proceedings
The trial panel shall, on its discretion or at the requests for authorized procedural persons, request Investigators, Procurators, persons participating in or given authority to institute legal proceedings to give their opinions, if deemed necessary to clarify decisions and proceedings during the stage of investigation, prosecution and adjudication.
Article 318. End of questioning session
The presiding judge, when considering facts of the case fully assessed, shall ask Procurators, defendants, defense counsels and other participants in court proceedings about their further questions. If no further question exists, the questioning session shall end. If further questions raised are deemed necessary, the presiding judge shall decide to sustain the questioning session.
Article 319. Procurator’s revocation of decisions on prosecution or conclusion of lesser charges in court
Procurators, after ending their questioning session, can revoke parts or all of their decisions to prosecute or conclude lesser charges.
Article 320. Sequence of oral arguments
1. Procurators, after finishing their questioning session, shall draw conclusions. If grounds for conviction are not found, all decisions to prosecute shall be revoke and the Court shall be requested to declare defendants not guilty.
2. Defendants and defense counsels shall give arguments to defend the former. Defendants and their representatives shall be entitled to supplement the defense arguments.
3. Crime victims, litigants and their representatives state their arguments to defend their legitimate rights and benefits. Other protectors of such people’s legitimate benefits and rights shall be entitled to present and supplement arguments.
4. If charges are pressed at the requests by the crime victims, the Procurators shall draw conclusions before the aggrieved and their representatives state and supplement arguments.
Article 321. Conclusion by Procurators
1. Procurators, when reaching conclusions, must contemplate evidences, documents and items examined in court and arguments given by defendants, defense counsels, protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants, and other participants in court proceedings.
2. The content of such conclusions must analyze and assess, in unbiased, comprehensive and thorough manners, evidences of guilt or innocence; nature and harmful extent of crimes against society; consequences of crimes; personal records and roles of defendants in crimes; offence titles; points, sections and articles quoted from the Criminal Code, factors aggravating or mitigating criminal liabilities; level of compensations for damage, handling of evidences, judicial remedies; reasons and circumstances leading to crimes and other significant facts of the case.
3. Procurators shall propose the conviction of defendants on parts or all of charges or lesser crimes; primary and additional penalties, judicial remedies, liabilities for amends, handling of evidences.
4. Preventive measures against crimes and breach of laws shall be proposed.
Article 322. Oral arguments in court
1. Defendants, defense counsels and other participants in legal proceedings shall be entitled to present their opinions, evidences and arguments in response to Procurators' presentation of evidences of guilt and innocence; nature and harmful extent of crimes against society; consequences of crimes; personal records and roles of defendants in the case; factors aggravating and mitigating criminal liabilities, penalties; civil liabilities, measures for handling evidences, judicial remedies; reasons and circumstances leading to crimes and other significant facts of the case.
Defendants, defense counsels and other participants in legal proceedings shall be entitled to state their propositions.
2. Procurators must display evidences, documents and arguments to respond to the last of each standpoint given by the defendants, defense counsels and other participants in court proceedings.
Individuals engaging in oral arguments shall be entitled to respond to other people’s opinions.
3. The presiding judge shall not restrict the time for oral arguments and shall endorse Procurators, defendants, defense counsels, crime victims and other participants in legal proceedings to argue and state all viewpoints. However; opinions not related to the case or repeated shall be removed.
The presiding judge shall demand Procurators’ obligation to respond to standpoints of defense counsels and other participants in legal proceedings if Procurators do not debate such standpoints.
4. The trial panel must listen and acknowledge every standpoint from Procurators, defendants, defense counsels and other individuals providing oral arguments in court to judge truths of the case in impartial and comprehensive manners. The trial panel, if overruling standpoints of courtroom participants, must clarify its justifications that are inputted into the court record.
Article 323. Resumption of questioning session
If oral arguments expose unasked or unclear facts of the case, the Trial panel must resume the questioning session. Oral arguments shall continue upon the end of the questioning session.
Article 324. Defendants’ last words
1. When no more argument is made, the presiding judge declares the end of the oral argument session.
2. Defendants shall speak their last words. No question shall be raised after the defendants utter their last words. If the defendants’ last words reveal new facts significant to the case, the Trial panel shall decide to resume the questioning session. The trial panel shall be entitled to request the defendants not to digress from the case. However, no time limit shall be imposed on the defendants' final speech.
Article 325. Revocation of decisions to prosecute or to conclude lesser charges in court
1. The trial panel shall sustain the trial though the Procurators revoke parts of the decision to prosecute or draw conclusions on lesser offences.
2. If the Procurators revoke the entire decision to prosecute before the deliberation session, the Trial panel shall request courtroom participants to state their opinions on the revocation of the decision to prosecute.
Volume VI. DELIBERATION AND PRONOUNCEMENT OF JUDGMENTS
Article 326. Deliberation of judgments
1. Only judges and lay assessors are empowered to deliberate judgments The deliberation session occurs in the retiring room.
The presiding judge chairing the deliberation session shall be responsible for stating each issue of the case that must be settled through the Trial panel’s deliberation. The presiding judge himself or assigns a member of the Trial panel to execute the written record of deliberation. Members of the Trial panel must settle all and every issue of the case under majority rule. The votes shall be first casted by the lay assessors then by the Judge(s). If the opinions do not win most of the vote, each of the trial panel’s members’ opinions shall be re-discussed and re-voted for the most voted ones. The minority voters shall be permitted to state their opinions in writing, which are inputted into the case file.
2. The deliberation session shall only consider evidences and documents verified in court on the basis of fully and thoroughly examined evidences and standpoints of Procurators, defendants, defense counsels and other participants in legal proceedings.
3. The following issues of a case must be settled through deliberation:
a) The case is suspended or documents are returned for further investigation;
b) The legality of evidences and documents gathered by Investigation authorities, Investigators, Procuracies and Procurators or provided by lawyers, suspects, defendants and other participants in legal proceedings;
c) The existence of justifications for the conviction of the defendants. If justifications for conviction suffice, the points, sections and articles applicable from the Criminal Code must be specified.
d) Penalties and judicial panels imposed on the defendants; liabilities for compensations; civil matters in the criminal lawsuit;
dd) The defendants‘ exemption from criminal liabilities or penalties;
e) Criminal court fee, civil court fee; handling of evidences; property seized, accounts frozen;
g) The validity of acts and procedural decisions of Investigators, Procurators and defense counsels during the processes of investigation, prosecution and adjudication;
h) Propositions for the prevention of crimes and correction of violations.
4. If the Procurators revoke the entire decision to prosecute, the Trial panel shall continue settling the issues of the case by the sequence defined in section 1 of this Article. If justifications absolve a defendant of guilt, the Trial panel shall declare the defendant not guilty. The trial panel, if considering the revocation of the decision to prosecute groundless, shall decide to suspend the lawsuit and inform the head of the equivalent or immediate superior Procuracy of such matter.
5. If a case comprises a variety of complex facts, the Trial panel can decide to extend the duration of the deliberation for 07 more days at most upon the end of the oral argument session in court. The trial panel must inform the courtroom participants and other participants in legal proceedings, who are absent from the court, of the time, date and location for the pronouncement of judgments.
6. The trial panel, when finishing the deliberation session, shall decide one of the following matters:
a) Pass and pronounce the sentences;
b) Resume the sessions of questioning and oral argument if some facts of the case remain unasked or unclear;
c) Return case files to the Procuracy for further investigation and the Procuracy's addition of documents and evidences;
d) Suspend the lawsuit.
The trial panel must inform the courtroom participants and other participants in legal proceedings, who are absent from the court, of the decisions as stated in Point c and Point d of this Section.
7. If crimes are omitted, the Trial panel shall decide to file a lawsuit according to Article 18 and Article 153 of this Law.
Article 327. Pronouncement of judgments
The presiding judge or a member of the Trial panel shall read the sentence document. In a closed trial, only the ruling section of the sentence document shall be read. Additional explanations on the abidance by the sentences and the right to appeal may be provided after the reading of the sentence document.
Article 328. Discharge of defendants
In the following events, the Trial panel must declare the immediate discharge, in the courtroom, of a defendant in detention, if he is not held in detention for another crime:
1. The defendant is guiltless;
2. The defendant is exempt from criminal liabilities or penalties;
3. The defendant is not sentenced to imprisonment;
4. A suspended jail sentence is imposed on the defendant;
5. The length of the jail sentence is equal to or shorter than the length of the detention of the defendant.
Article 329. Detention of defendants after the pronouncement of sentences
1. If a defendant held in detention is sentenced to jail and such detention is deemed necessary to enforce the sentence, the Trial panel shall decide to hold such defendant in detention, unless otherwise stated in Section 4 and Section 5, Article 328 of this Law.
2. If a defendant not held in detention is sentenced to jail, he shall only be put in detention for the enforcement of the sentence upon the effect of the sentence. The trial panel can decide to hold a defendant in detention in court if justifications show that he may abscond or continue criminal acts.
3. The time limit for the detention of a defendant, as per Section 1 and Section 2 of this Article, is 45 days upon the pronouncement of the sentence.
4. If a defendant is sentenced to death, the Trial panel shall decide, in the sentence document, to continue the detention of the defendant for the enforcement of the sentence.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn