Chương 3 Pháp lệnh 12/2003/PL-UBTVQH11: Phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm
Số hiệu: | 12/2003/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/07/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2003 |
Ngày công báo: | 24/08/2003 | Số công báo: | Số 138 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm bao gôm:
1. Bảo đảm vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm;.
2. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;
3. Kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
4. Phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm;
5. Điều tra, khảo sát và lưu trữ các số liệu về vệ sinh an toàn thực phẩm;
6. Lưu mẫu thực phẩm theo quy định của pháp luật
Các biện pháp khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm bao gồm:
a) Phát hiện, tổ chức điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm;
b) Đình chỉ sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc;
c) Thu hồi thực phẩm đã sản xuất và đang lưu thông trên thị trường bị nhiễm độc;
d) Thông báo kịp thời cho người tiêu dùng về tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm, thực phẩm đang lưu thông trên thị trường bị nhiễm độc;
đ) Kịp thời điều tra xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm;
e) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa việc lan truyền bệnh dịch do ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm.
2. Chính phủ phân công cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm có trách nhiệm chủ động phòng ngừa và kịp thời khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm gây ra ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp khắc phục hậu quả, đồng thời phải báo cáo ngay với Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm nơi gần nhất và phải chịu mọi chi phí cho việc khắc phục ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân phát hiện dấu hiệu ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ sở y tế hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi gần nhất để có biện pháp phòng ngừa, khắc phục kịp thời
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm ở địa phương; trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm thì phải thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để khác phục hậu quả, ngăn ngừa lây lan; đồng thời báo cáo với cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm có thẩm quyền và thông báo cho Uỷ ban nhân dân địa phương nơi có khả năng bị lây lan.
Ủy ban nhân dân địa phương nơi có khả năng bị lây lan ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm có trách nhiệm thông báo cho nhân dân địa phương biết để đề phòng và thực hiện các biện pháp phối hợp khắc phục hậu quả, ngăn ngừa lây lan.
1. Trường hợp Uỷ ban nhân dân địa phương nơi xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm không đủ khả năng khắc phục hậu quả, ngăn ngừa lây lan thì phải đề nghị cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm có thẩm quyền giải quyết hoặc hỗ trợ giải quyết.
2. Trường hợp bệnh truyền qua thực phẩm tạo thành dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của con người thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
PREVENTION AND OVERCOMING OF FOOD POISONING AND DISEASES TRANSMITTED VIA FOOD
Article 36.- Measures to prevent food poisoning and diseases transmitted via food shall include:
1. Ensuring hygiene and safety in the process of food production, trading and consumption;
2. Educating, propagating and disseminating knowledge and practice about food hygiene and safety for producers, traders and consumers;
3. Examining and inspecting food hygiene and safety in food production and trading;
4. Analyzing dangers of food pollution;
5. Investigating, surveying and archiving data on food hygiene and safety;
6. Keeping food samples according to law provisions.
1. Measures to overcome food poisoning and diseases transmitted via food shall include:
a) Detecting and treating in time victims of food poisoning and diseases transmitted via food;
b) Stopping the production, trading and use of poisoned food;
c) Recovering food which have been produced, being circulated on markets and poisoned;
d) Notifying in time the consumers of the food poisoning or diseases transmitted via food, food which are being circulated on the market and poisoned;
e) Promptly investigating and determining the cause of food poisoning or diseases transmitted via food;
f) Applying measures to prevent the spread of epidemics due to food poisoning or diseases transmitted via food.
2. The Government shall assign specific responsibilities to ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in preventing and over-coming food poisoning and diseases transmitted via food.
1. Organizations, households and individuals that produce, trade in or use food shall have to take initiative in preventing and promptly overcoming food poisoning and diseases transmitted via food.
2. Organizations, households and individuals that produce, trade in or use food, causing food poisoning or diseases transmitted via food shall have to immediately apply measures to overcome the consequences thereof, and at the same time promptly report such to the local People's Committees or the nearest State management agencies in charge of food hygiene and safety and shall have to bear all expenses for the overcoming of food poisoning or diseases transmitted via food according to law provisions.
Article 39.- Organizations and individuals that detect signs of food poisoning of diseases transmitted via food shall have to immediately notify them to the nearest medical establishments or local People's Committees for working out timely preventive and remedial measures.
Article 40.- The People's Committees at all levels shall have to apply measures to preclude food poisoning or diseases transmitted via food in their respective localities; in cases of food poisoning or diseases transmitted via food, they must apply necessary measures to overcome the consequences and prevent the spread thereof; at the same time, report to the immediate superior State agencies, the competent State management agencies in charge of food hygiene and safety and notify the People's Committees of the localities where the food poisoning or diseases may spread to.
The People's Committees of the localities where food poisoning or diseases transmitted via food may spread to shall have to notify the local population thereof for prevention thereof and the application of measures to coordinate in overcoming the consequences and preventing the spread thereof.
1. Where the People's Committees of the localities where food poisoning or diseases transmitted via food occur are incapable of overcoming the consequences, preventing the spread thereof, they must propose the immediate superior State agencies or the competent State management agencies in charge of food hygiene and safety to settle, or support the settlement of the cases.
2. Where diseases transmitted via food turn into dangerous epidemics which spread widely, seriously threatening the human life and health, the law provisions on emergency state must be complied with.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực