Chương 2 Pháp lệnh 12/2003/PL-UBTVQH11: Sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Số hiệu: | 12/2003/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/07/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2003 |
Ngày công báo: | 24/08/2003 | Số công báo: | Số 138 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi, sống phải bảo đảm nơi nuôi, trồng, buôn bán thực phẩm không bị ô nhiễm bởi môi trường xung quanh và phải cách biệt với khu vực có khả năng gây ô nhiễm môi trường, gây nhiễm bẩn thực phẩm.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi, sống phải thực hiện các biện pháp xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Việc sử dụng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất bảo quản thực phẩm, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục và các chất khác có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm phải theo đúng quy định của pháp luật.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi, sống có trách nhiệm:
1. Bảo đảm thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bị ô nhiễm, được bảo quản ở nơi sạch sẽ, cách ly với nơi bảo quản hóa chất, đặc biệt ỉa hóa chất độc hại và các nguồn gây bệnh khác;
2. Chịu trách nhiệm về xuất xứ thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
1. Việc sử dụng nguyên liệu để chế biến thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh an toàn theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở chế biến thực phẩm phải thực hiện mọi biện pháp để thực phẩm không bị nhiễm bẩn, nhiễm mầm bệnh có thể lây truyền sang người, động vật, thực vật.
3. Cơ sở chế biến thực phẩm phải bảo đảm quy trình chế biến phù hợp với quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Cơ sở chế biến thực phẩm chỉ được phép sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng trong Danh mục được phép sử dụng và sử dụng đúng liều lượng, giới hạn quy định.
2. Bộ Y tế quy định Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng được phép sử dụng và liều lượng, giới hạn sử dụng.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình chế biến thực phẩm có trách nhiệm:
1. Sử dụng thiết bị, dụng cụ có bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm;
2. Sử dụng đồ chứa đựng, bao gói, dụng cụ, thiết bị bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm;
3. Sử dụng nước để chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn quy định;
4. Dùng chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường.
1. Bao bì thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ thực phẩm không bị ô nhiễm và bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn bảo quản, sư dụng và thuận lợi cho việc ghi nhãn.
2. Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thử nghiệm, kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải áp dụng phương pháp bảo quản thực phẩm thích hợp để bảo đảm thực phẩm không bị hư hỏng, biến chất, giữ được chất lượng, mùi vị và không làm tăng thêm các chất ô nhiễm vào thực phẩm.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm hướng dẫn phương pháp bảo quản thực phẩm, quy định liều lượng chất bảo quản thực phẩm và thời gian bảo quản cho từng loại thực phẩm.
1. Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp thiếu xạ lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam phải ghi trên nhãn bằng tiếng Việt là thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ hoặc bằng ký hiệu quốc tế và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về vệ sinh an toàn thực phẩm cho phép lưu hành.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ được kinh doanh thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ thuộc Danh mục thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ và trong giới hạn liều chiếu xạ theo quy định của pháp luật: Bộ Y tế quy định Danh mục thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình vận chuyển thực phẩm phải bảo quản thực phẩm và các thành phần của thực phẩm không bị ô nhiễm do các tác nhân sinh học, hóa học, lý học không được phép có trong thực phẩm, giữ được chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đến người tiêu dùng.
Phương tiện sử dụng vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm;
2. Dễ dàng tẩy rửa sạch;
3. Dễ dàng phân biệt các loại thực phẩm khác nhau;
4. Chống được sự ô nhiễm, kể cả khói, bụi và lây nhiễm giữa các thực phẩm với nhau;
5. Duy trì, kiểm soát được các điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vì chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình nhập khẩu, xuất khẩu; khi nhập khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam; khi xuất khẩu phải tuân theo quy định của Pháp lệnh này và quy định của pháp luật nước nhập khẩu
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm phải có giấy xác nhận đã kiểm tra đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của mình.
Chính phủ quy định thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu.
1. Thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu đã được xác nhận đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm do tổ chức có thẩm quyền của nước ký kết điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động chứng nhận chất lượng, công nhận hệ thống quản lý chất lượng có thể bị kiểm tra nếu phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã được chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế áp dụng tại Việt Nam có thể được giảm số lần kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị thu hồi, tái chế, chuyển mục đích sử dụng, tiêu hủy hoặc tái xuất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý thực phẩm mà mình nhập khẩu không đạt yêu cầu.
2. Thực phẩm xuất khẩu không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị tái chế, chuyển mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý thực phẩm mà mình xuất khẩu không đạt yêu cầu
Thực phẩm mang theo người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh để tiêu dùng cá nhân; thực phẩm dùng cho nhân viên, hành khách trên phương tiện giao thông nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam; thực phẩm là hàng hóa quá cảnh Việt Nam phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại các Mục 1, 2, 3 và 4 của Chương này.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chính phủ quy định Danh mục thực phẩm có nguy cơ cao, thẩm quyền và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn sức khỏe, không mắc các bệnh truyền nhiễm và có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn sức khỏe, yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn sức khỏe của những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại cơ sở của mình theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Y tế quy định việc kiểm tra sức khỏe đối với người làm việc tại cơ sơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ được sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, phương pháp kiểm nghiệm, quy định về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi, đồ chứa đựng, vật liệu để làm bao gói thực phẩm, dụng cụ, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh phải công bố việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn ngành theo quy định của pháp luật; trường hợp công bố tiêu chuẩn cơ sở thì tiêu chuẩn đó không được thấp hơn Tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh phải thực hiện đúng theo tiêu chuẩn mà mình đã công bố và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; thường xuyên kiểm tra và chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có đăng ký kinh doanh phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
1. Việc quảng cáo về thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao
, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi và các vấn đề liên quan đến thực phẩm được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo. Người quảng cáo phải chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo của mình.
2. Nội dung quảng cáo về thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi và các vấn đề liên quan đến thực phẩm phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
1. Thực phẩm đóng gói sẵn phải được ghi nhãn thực phẩm thực phẩm phải ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng, trung thực về thành phần thực phẩm và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; không được ghi trên nhãn thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào về thực phẩm có công hiệu thay thế thuốc chữa bệnh.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đóng gói sẵn trên lãnh thổ Việt Nam phải ghi nhãn thực phẩm trước khi xuất xưởng thực phẩm.
3. Nhãn thực phẩm phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên thực phẩm;
b) Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất thực phẩm;
c) Định lượng của thực phẩm;
d) Thành phần cấu tạo của thực phẩm;
đ) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của thực phẩm;
e) Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản thực phẩm;
g) Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng thực phẩm;
h) Xuất xứ của thực phẩm.
Section 1. FRESH AND RAW FOOD PRODUCTION AND TRADING
Article 9.- Organizations, households and individuals that produce and/or trade in fresh and raw food must ensure that the places where the food are reared, cultivated or traded in shall not be polluted by surrounding environments and must be isolated from areas where environmental pollution and/or food contamination may occur.
Article 10.- Organizations, households and individuals that produce and/or trade in fresh and raw food must apply measures to treat wastes according to the law provisions on environmental protection.
Article 11.- The use of fertilizers, animal feeds, plant protection drugs, veterinary drugs, food preservatives, growth stimulants, weight gain stimulants, breeding irritators and other substances related to food hygiene and safety must comply with law provisions.
Article 12.- Organizations, households and individuals that produce and/or trade in fresh and raw food shall have the responsibility:
1. To ensure that the food they have produced and/or traded in are not polluted, are preserved at clean places, isolated from places where chemicals, chiefly toxic chemicals, are preserved and other pathogenic sources;
2. To be accountable for the origins of food they have produced and/or traded in.
1. Food-processing sites of organizations, households or individuals must be located at places which meet the food hygiene and safety conditions.
2. The food- processing sites must be designed, constructed, installed and operated to satisfy the food hygiene and safety requirements.
1. Raw materials used for food processing must ensure hygiene and safety according to law provisions.
2. The food-processing establishments must apply all measures to keep food from being contaminated or infected with pathogens which may spread to humans, animals and/or plants.
3. The food-processing establishments must ensure that the processing process is conformable with the law provisions on food hygiene and safety.
1. The food-processing establishments shall only be permitted to use food additives, food-processing supports and micro-nutrients, which are on the lists of those permitted for use, and must use them within the prescribed dosages or limits.
2. The Health Ministry shall prescribe the lists of food additives, food-processing supports, micro-nutrients, which are permitted for use, and their use dosages or limits.
Article 16.- Organizations, households and individuals, in the course of food processing, shall have the responsibilities:
1. To use equipment and devices with surfaces which directly contact food being manufactured from materials meeting the food hygiene and safety requirements;
2. To use containers, packings, devices, equipment which satisfy the food hygiene and safety requirements and do not cause food pollution;
3. To use water up to the prescribed standards for food processing;
4. To use detergents, disinfectants, antidotal substances safely without adversely affecting human health and lives and without causing environmental pollution.
Section 3. FOOD PRESERVATION, TRANSPORTATION
1. Food packages must ensure food hygiene and safety requirements, protect food from being polluted and maintain food quality in the preservation and use duration and must be convenient for labeling.
2. Packages directly contacting food must be tested and inspected in terms of food hygiene and safety.
1. Organizations, households and individuals that produce and/or trade in food must apply appropriate food-preserving methods in order to ensure that food shall not spoil, degenerate, shall retain their quality, tastes and flavors, and not to increase pollutants in food.
2. Agencies performing the State management over food hygiene and safety shall guide the food-preserving methods, prescribe the dosages of food preservatives and the preservation duration for each kind of food.
1. Food which are preserved by radiation method and circulated in the Vietnamese territory must have their labels inscribed in Vietnamese with "thuc pham duoc bao quan bang phuong phap chieu xa" (Food preserved by radiation method) or with international signs and must be permitted by competent State management agencies in charge of food hygiene and safety for circulation.
2. Organizations, households and individuals shall only be permitted to trade in radiation-preserved food on the list of food preserved by radiation method and within the law-prescribed radiation dosages.
The Health Ministry shall prescribe the list of food preserved by radiation methods.
1. Genetically modified food food raw materials must have their labels inscribed in Vietnamese with "thuc pham co gen da bien doi" (Genetically modified food).
2. The Government shall prescribe in detail the management and use of genetically modified food.
Article 21.- Organizations, households and individuals, in the course of food transportation, must preserve food and the constituents thereof from being contaminated with biological, chemical and/or physic agents, which are not allowed to appear in food; maintain the quality, hygiene and safety of food sold to consumers.
Article 22.- Means used for transportation of food must ensure the following conditions:
1. Being manufactured from materials which do not pollute food or food packages;
2. Being easily cleansed and cleaned;
3. Being able to easily distinguish assorted food;
4. Being able to combat pollutants, including smoke, dust and to combat contagion among assorted food;
5. Being able to maintain and control conditions to ensure food hygiene and safety in the course of transportation.
Section 4. FOOD IMPORT, EXPORT
Article 23.- Organizations, households and individuals that import and/or export food, food additives, food-processing supports, micro-nutrients, functional food, high-risk food, radiation-preserved food, genetically modified food must bear responsibility for the hygiene and safety of the food they have imported and/or exported; must comply with the provisions of Vietnamese law when importing them; and must comply with the provisions of this Ordinance and the provisions of the importing countries' laws, when exporting them.
1. Organizations, households and individuals that import and/or export food must have certificates of inspection for satisfaction of food hygiene and safety requirements, issued by competent State bodies.
2. Competent State agencies which conduct the inspection of imported- and exported- food hygiene and safety must be answerable before law for the results of their inspection of food hygiene and safety.
The Government shall prescribe the procedures for inspection of imported- and exported-food hygiene and safety.
1. Imported, exported food which have already been certified as satisfying the food hygiene and safety requirements by countries which have signed with Vietnam international treaties on mutual recognition in activities of certifying quality, recognizing quality control systems can be inspected if signs of violating the provisions of Vietnamese law on food hygiene and safety are detected.
2. Imported, exported food which have already been certified for standard compatibility, food of production and/or business organizations and individuals that have already been certified as having the food hygiene and safety quality control system compatible with Vietnamese standards or foreign, international standards applied in Vietnam can be entitled to reduction of the number of food hygiene and safety inspections.
1. Imported food which fail to satisfy the food hygiene and safety requirements can be recovered, recycled, subject to change of use purposes, destroyed or re-exported under decisions of competent State agencies; organizations, households and individuals shall bear all expenses for handling of their imported food which fail to satisfy the requirements.
2. Exported food which fail to satisfy the food hygiene and safety requirements can be re-cycled, subject to change of use purposes, or destroyed under decisions of competent State agencies; households and individuals shall have to bear all expenses for the handling of their exported food which fail to satisfy the requirements.
Article 27.- Food brought along by persons on entry, exit or transit for personal consumption; food used for crew members and passengers on traffic means entering, exiting or transiting Vietnam; food being goods on transit in Vietnam must ensure the food hygiene and safety requirements as provided for in this Ordinance and other relevant legislation.
Section 5. FOOD PRODUCTION AND BUSINESS CONDITIONS
1. Organizations, households and individuals that produce and/or trade in food must comply with the food hygiene and safety conditions prescribed in Sections 1, 2, 3 and 4 of this Chapter.
2. Organizations, households and individuals that produce and/or trade in high-risk food must be granted certificates of satisfaction of food hygiene and safety conditions by competent State agencies.
The Government shall prescribe the list of high-risk food, the competence and procedures for granting certificates of satisfaction of food hygiene and safety conditions.
1. Persons who are directly engaged in food production and trading must satisfy the health criteria, not suffer from contagious diseases and have knowledge about food hygiene and safety.
2. The Health Ministry shall prescribe the health criteria, the requirements on knowledge about food hygiene and safety for persons directly involved in food production and trading, which are suitable to each production and/or business line.
1. Organizations, households and individuals that produce and trade in food shall have to ensure the health criteria of persons directly involved in food production and/or trading at their establishments as provided for by law.
2. The Health Ministry shall stipulate the health examination for persons working at food production and/or business establishments.
Section 6. ANNOUNCEMENT OF FOOD HYGIENE AND SAFETY STANDARDS
Article 31.- Organizations, households and individuals can only produce and/or trade in food which ensure the food hygiene and safety standards.
Article 32.- The competent State agencies shall promulgate food hygiene and safety standards as well as inspection methods, stipulate the food hygiene and safety management over food, food additives, food-processing supports, micro-nutrients, functional food, high-risk food, radiation-preserved food, genetically modified food, food containers, materials for making food packages, wrappings, devices and equipment used in food production and/or trading.
1. Organizations and individuals that produce and trade in food with business registration must publicize the application of Vietnamese standards or branch standards according to law provisions; in case of publication of the establishment standards, such standards must not be lower than the branch standards and the Vietnamese standards.
2. Organizations and individuals that produce and trade in food with business registration must strictly comply with the standards they have publicized and the food hygiene and safety regulations promulgated by competent State agencies; regularly inspect and take responsibility for food hygiene and safety with regard to the food they produce and/or trade in.
3. Organizations, households and individuals that produce and trade in food without business registration must strictly comply with the law provisions on food hygiene and safety and be responsible for food hygiene and safety with regard to the food they produce and/or trade in.
Section 7. FOOD ADVERTISEMENT AND LABELING
1. The advertisement of food, food additives, food-processing supports, micro-nutrients, functional food, high-risk food, radiation-preserved food, genetically modified food and food-related matters must comply with the law provisions on advertisement.
The advertisers must bear responsibility for the contents of their advertisements.
2. The contents of advertisements of food, food additives, food-processing supports, micro-nutrients, functional food, high-risk food, radiation-preserved food, genetically modified food and food-related matters must be truthful, accurate, clear and not harmful to producers, traders and consumers.
1. Pre-packed food must be stuck with food labels. Food labels must be inscribed fully, accurately, clearly and truthfully with food constituents and other contents as prescribed by law; food labels must not be inscribed in any form about food with efficacy of substituting curative medicines.
2. Organizations and individuals that produce or trade in pre-packed food in the Vietnamese territory must inscribe food labels before delivering goods from workshops.
3. Food labels must contain the following basic details:
a) The name of the food;
b) The name and address of the food-producing establishment;
c) The food quantity;
d) The food constituents;
e) Major quality norms of the food;
f) Date of production, use duration, food preservation duration;
g) Instructions on preservation and use of the food;
h) Origin of the food.