Chương 2 Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10: Điều tra để áp dụng các biện pháp tự vệ
Số hiệu: | 42/2002/PL-UBTVQH10 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/05/2002 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2002 |
Ngày công báo: | 10/07/2002 | Số công báo: | Số 32 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Bộ Thương mại chịu trách nhiệm tiến hành điều tra trước khi quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp tự vệ.
1. Bộ Thương mại tiến hành điều tra khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước với điều kiện toàn bộ hàng hoá do tổ chức, cá nhân đó sản xuất chiếm ít nhất 25% sản lượng hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ.
2. Bộ Thương mại chủ động tiến hành điều tra trong trường hợp có bằng chứng chứng minh sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp tự vệ.
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ được gửi cho Bộ Thương mại bao gồm:
1. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ theo mẫu do Bộ Thương mại quy định;
2. Các tài liệu và thông tin có liên quan đến loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ và hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp.
1. Trong trường hợp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chưa đầy đủ thông tin thì chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thương mại phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu bổ sung thông tin. Thời hạn bổ sung thông tin ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đó nhận được yêu cầu bổ sung thông tin. Bộ Thương mại không ra quyết định tiến hành điều tra, nếu các thông tin đó không được cung cấp trong thời hạn quy định.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung có đầy đủ thông tin, Bộ Thương mại phải ra quyết định tiến hành điều tra.
3. Khi chưa có quyết định chính thức về việc tiến hành điều tra, Bộ Thương mại không được tiết lộ nội dung của hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ.
4. Trường hợp không ra quyết định tiến hành điều tra, Bộ Thương mại phải thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ.
5. Bộ Thương mại không ra quyết định tiến hành điều tra nếu tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ rút hồ sơ, trừ trường hợp có bằng chứng cho thấy cần thiết phải tiếp tục điều tra.
Các bên liên quan đến quá trình điều tra bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân ở nước ngoài sản xuất và xuất khẩu loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra;
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra;
3. Hiệp hội ngành hàng nước ngoài đại diện cho đa số các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hoặc nhập khẩu loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra;
4. Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra;
5. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ;
6. Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp;
7. Hiệp hội ngành hàng trong nước đại diện cho đa số các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp;
8. Tổ chức công đoàn đại diện cho quyền lợi của người lao động trong ngành sản xuất trong nước;
9. Hội nông dân Việt Nam;
10. Tổ chức bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam;
11. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;
12. Tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến quá trình điều tra hoặc có thể giúp ích cho quá trình điều tra.
1. Quá trình điều tra để xem xét khả năng áp dụng các biện pháp tự vệ không được gây trở ngại cho việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu đang là đối tượng điều tra.
2. Kể từ khi có quyết định tiến hành điều tra cho đến khi kết thúc quá trình điều tra, Bộ Thương mại có thể thực hiện chế độ cấp giấy phép nhập khẩu đối với loại hàng hoá đang là đối tượng điều tra. Việc cấp giấy phép đó chỉ nhằm mục đích thống kê, không hạn chế về số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hoá nhập khẩu.
Việc điều tra phải bảo đảm khách quan, có tính đến các yếu tố đặc trưng của tình hình sản xuất trong nước và làm rõ các nội dung sau đây:
1. Sự gia tăng nhập khẩu của loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra một cách đột biến về khối lượng, số lượng hoặc trị giá;
2. Thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước trên cơ sở đánh giá:
a) Những thay đổi về tình hình tiêu thụ hàng hoá là đối tượng điều tra tại thị trường trong nước;
b) Những thay đổi về khối lượng sản xuất hàng hoá, các chỉ số năng suất lao động, hệ số sử dụng công suất sản xuất, mức lãi và lỗ, tỷ lệ người có công ăn việc làm trong ngành sản xuất hàng hoá là đối tượng điều tra;
c) Tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu là đối tượng điều tra trong tổng khối lượng hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp đang tiêu thụ tại thị trường trong nước.
3. Quan hệ giữa việc gia tăng hàng hoá nhập khẩu với thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Bộ Thương mại ra quyết định đình chỉ điều tra trong các trường hợp sau đây:
1. Người có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ rút hồ sơ trong quá trình điều tra;
2. Bên nước ngoài liên quan cam kết loại trừ thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước;
3. Các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
1. Thời hạn điều tra không quá 6 tháng, kể từ ngày Bộ Thương mại ra quyết định điều tra; trong trường hợp cần thiết, thời hạn điều tra có thể được gia hạn một lần không quá 2 tháng tiếp theo.
2. Sau khi kết thúc điều tra, Bộ Thương mại công bố công khai kết quả điều tra.
1. Trên cơ sở kết quả điều tra, Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp tự vệ sau khi đã tham khảo ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan. Quyết định này phải được công bố công khai.
2. Các biện pháp tự vệ quy định tại Pháp lệnh này có thể không được áp dụng, nếu việc áp dụng các biện pháp đó dẫn đến một trong các hậu quả sau đây:
a) Gây thiệt hại đến kinh tế - xã hội trong nước;
b) Gây thiệt hại đến lợi ích của đa số các nhà tiêu thụ hàng hoá;
c) Các hậu quả khác do Chính phủ xác định.
INVESTIGATION FOR THE APPLICATION OF SAFEGUARD MEASURES
Article 9.- Agency responsible for investigation
The Ministry of Trade shall be responsible for conducting investigation before deciding to apply or not to apply safeguard measures.
Article 10.- Bases for investigation
1. The Ministry of Trade shall conduct investigation after receiving the dossiers requesting the application of safeguard measures from the organizations and/or individuals representing the domestic manufacturing industry on the condition that all goods made by these organizations and/or individuals accounting for at least 25% of the output of similar or directly competitive home-made goods. The organizations and/or individuals submitting such dossiers shall be accountable for the information in their dossiers.
2. The Ministry of Trade shall conduct investigation at its own initiative in cases where they have evidences proving the necessity to apply safeguard measures.
Article 11.- Dossiers requesting the application of safeguard measures
The dossiers requesting the application of safeguard measures addressed to the Ministry of Trade shall consist of:
1. The written request for the application of safeguard measures, made according to the form set by the Ministry of Trade;
2. Documents and information related to the kind of goods subject to investigation for the application of safeguard measures, and similar or directly competitive goods.
Article 12.- Decisions to investigate for application of safeguard measures
1. In cases where a dossier requesting the application of safeguard measures lacks information, within 15 days after receiving such dossier, the Ministry of Trade must inform the dossier-submitting organization or individual thereof for addition of information. The time limit for information addition shall be at least 30 days as from the date the concerned organization or individual receives the request for information addition. The Ministry of Trade shall not issue investigation decisions if information is not supplied within the prescribed time limit.
2. Within 30 days after receiving the dossiers already added with full information, the Ministry of Trade must issue investigation decisions.
3. Pending the official investigation decisions, the Ministry of Trade must not disclose the contents of the dossiers requesting the application of safeguard measures.
4. Where it refuses to issue an investigation decision, the Ministry of Trade must notify the reasons therefor to the organization or individual that has submitted the dossier requesting the application of safeguard measures.
5. The Ministry of Trade shall not issue investigation decisions if the organizations or individuals that have submitted the dossiers requesting the application of safeguard measures withdraw the dossiers, except for cases where it has evidences substantiating the necessity to continue the investigation.
Article 13.- Parties related to the investigation process
The parties involved in the investigation process include:
1. Overseas organizations or individuals manufacturing and exporting the goods subject to investigation;
2. Organizations or individuals importing the goods subject to investigation;
3. The overseas commodity line association representing the majority of organizations and/or individuals manufacturing, exporting or importing the goods subject to investigation;
4. The Government and competent agencies of the country exporting the goods subject to investigation;
5. Organizations and/or individuals submitting the dossier requesting the application of safeguard measures.
6. Domestic organizations and/or individuals manufacturing similar or directly competitive goods;
7. The domestic commodity line association representing the majority of organizations and individuals manufacturing similar or directly competitive goods;
8. The trade union organizations representing the interests of the laborers in the domestic manufacturing industry;
9. Vietnam Peasants Association;
10. The organization that protects the interests of Vietnamese consumers;
11. The competent Vietnamese State agencies;
12. Organizations and individuals having legitimate rights and interests related to the investigation process or being helpful for the investigation process.
Article 14.- Supply of information for the investigation process
1. The related State agencies, organizations and individuals shall have the responsibility to cooperate in and create favorable conditions for the investigation process as well as supply necessary information at the requests of the Ministry of Trade.
2. The Ministry of Trade shall have the responsibility to keep information confidential according the provisions of law.
Article 15.- Management of the import of goods subject to investigation
1. The process of investigation to consider the possibility to apply safeguard measures must not hinder the clearance of customs procedures for imported goods being subject to investigation.
2. From the issuance of the investigation decision to the end of the investigation process, the Ministry of Trade may apply the regime of granting import permits to the goods subject to investigation. Such permit granting shall serve the statistical purpose only but not limit the quantity, volume or value of the imported goods.
Article 16.- Investigation contents
The investigation must be conducted in an objective manner, taking into account the peculiarities of the domestic production situation and clarifying the following:
1. The sudden rapid increase in the volume, quantity or value of the imported goods subject to investigation;
2. Serious injury or threat to cause serious injury to the domestic manufacturing industry on the basis of evaluating:
a/ Changes in the situation of consumption of the goods subject to investigation in the domestic market;
b/ Changes in the goods production volume, labor productivity indexes, production capacity use co-efficient, profit and loss levels, percentage of the employed laborers in the industry producing the goods subject to investigation;
c/ The proportion of the imported goods subject to investigation in the aggregate volume of similar or directly competitive goods being consumed in the domestic market.
3. The relation between the rapidly increasing import of the goods and the serious injury or threat to cause serious injury to the domestic manufacturing industry.
Article 17.- Termination of investigation
The Ministry of Trade shall decide to stop investigation in the following cases:
1. The submitters of the dossiers requesting the application of safeguard measures withdraw such dossiers during the investigation process;
2. The related foreign parties commit themselves to precluding the serious injury or the threat to cause serious injury to the domestic manufacturing industry;
3. Other cases to be stipulated by the Government.
Article 18.- Investigation duration and publicization of investigation results
1. The investigation duration shall be no more than 6 months as from the date the Ministry of Trade issues the investigation decision; in cases of necessity, the investigation duration may be extended once for another 2 subsequent months.
2. After the investigation concludes, the Ministry of Trade shall make public the investigation results.
Article 19.- Decision to apply or not to apply safeguard measures
1. On the basis of the investigation results, the Ministry of Trade shall issue decisions to apply or not to apply safeguard measures after consulting the concerned ministries and ministerial-level agencies. Such decisions must be made public.
2. The safeguard measures prescribed in this Ordinance may not be applied if their application results in one of the following consequences:
a/ Causing domestic socio-economic injury;
b/ Causing harm to the interests of the majority of goods consumers;
c/ Other consequences to be determined by the Government.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực