Chương 1 Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10: Những quy định chung
Số hiệu: | 42/2002/PL-UBTVQH10 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/05/2002 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2002 |
Ngày công báo: | 10/07/2002 | Số công báo: | Số 32 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Pháp lệnh này quy định về các biện pháp tự vệ, điều kiện và thủ tục áp dụng các biện pháp đó trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước.
Chính phủ Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp tự vệ trong trường hợp một loại hàng hoá nhất định được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh này.
Các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam bao gồm:
1. Tăng mức thuế nhập khẩu;
2. áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;
3. Áp dụng các biện pháp khác do Chính phủ quy định.
Trong Pháp lệnh này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Nhập khẩu hàng hoá quá mức" là việc nhập khẩu hàng hoá với khối lượng, số lượng hoặc trị giá gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.
2. "Thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước" là tình trạng ngành sản xuất đó suy giảm một cách đáng kể về sản lượng, mức tiêu thụ trong nước, lợi nhuận sản xuất, tốc độ phát triển sản xuất; gia tăng mức tồn đọng hàng hoá; ảnh hưởng xấu đến việc làm, mức tiền lương, đầu tư và tới các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước sản xuất hàng hoá đó.
3. "Đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước" là khả năng chắc chắn, rõ ràng và chứng minh được về sự thiệt hại nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất trong nước.
4. "Ngành sản xuất trong nước" là toàn bộ các nhà sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc đại diện hợp pháp của họ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hoá của ngành đó được sản xuất ra ở trong nước.
5. "Hàng hoá tương tự" là hàng hoá giống hệt nhau hoặc giống nhau về chức năng, công dụng, chỉ số chất lượng, tính năng kỹ thuật và các thuộc tính cơ bản khác.
6. "Hàng hoá cạnh tranh trực tiếp" là hàng hoá có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hóa thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng.
1. Các biện pháp tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh.
2. Việc áp dụng các biện pháp tự vệ phải căn cứ vào kết quả điều tra quy định tại Chương II của Pháp lệnh này, trừ trường hợp áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời.
3. Các biện pháp tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hoá.
Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
2. Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong nước.
1. Bộ Thương mại có thể tiến hành tham vấn với các bên liên quan đến quá trình điều tra và áp dụng các biện pháp tự vệ theo yêu cầu của họ nhằm tạo điều kiện cho tất cả các bên liên quan trình bày ý kiến và cung cấp thông tin cần thiết.
2. Các bên liên quan không bắt buộc phải có mặt tại các cuộc tham vấn; nếu bên nào không có mặt tại các cuộc tham vấn thì lợi ích của họ liên quan đến biện pháp tự vệ vẫn được bảo đảm.
1. Việc bù đắp và mức độ bù đắp thiệt hại do áp dụng các biện pháp tự vệ được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
2. Việc bù đắp và mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở kết quả tham vấn giữa các bên liên quan.
Article 1.- Scope of regulation
This Ordinance prescribes the safeguard measures, the conditions and procedures for the application of these measures in cases of excessive import of goods into Vietnam, which causes serious injury to the domestic production.
Article 2.- Right to apply safeguard measures
The Vietnamese Government has the right to apply safeguard measures in cases where goods of a certain kind are excessively imported into Vietnam under the provisions of this Ordinance.
Article 3.- Safeguard measures
The safeguard measures in the import of foreign goods into Vietnam include:
1. Raising the import tariffs;
2. Imposing import quotas;
3. Other measures to be stipulated by the Government.
Article 4.- Interpretation of terms
In this Ordinance, the following word phrases are construed as follows:
1. "Excessive import of goods" means the import of goods with a volume, quantity or value increasing, absolutely or relatively, as compared with the volume, quantity or value of similar or directly competitive home-made goods.
2. "Serious injury to the domestic manufacturing industry" means a state where such manufacturing industry declines considerably in its output, domestic consumption level, production profits, production growth rate, and has greater and greater amounts of unsold goods, badly affecting employment, salary level, investment and other norms of the domestic manufacturing industry which turns out such goods.
3. "Threat to cause serious injury to the domestic manufacturing industry" means the likely, obvious and provable possibility to cause serious injury to the domestic manufacturing industry.
4. "Domestic manufacturing industry" means all manufacturers of the similar or directly competitive goods within the territory of Vietnam or their lawful representatives, accounting for a major proportion in the total output of goods made by that industry in the country.
5. "Similar goods" are identical goods or goods with the same functions, utility, quality specifications, technical properties and other basic intrinsic features.
6. "Directly competitive goods" are goods likely to be accepted by buyers in replacement of the goods falling under the scope of application of safeguard measures, because of their competitive edges in terms of price and use purpose.
Article 5.- Principles for application of safeguard measures
1. Safeguard measures shall be applied within the necessary scope and to the necessary extent in order to prevent or limit serious injury to the domestic manufacturing industry and create conditions for that manufacturing industry to raise its competitiveness.
2. The application of safeguard measures must rely on the investigation results prescribed in Chapter II of this Ordinance, except for cases of application of temporary safeguard measures.
3. Safeguard measures shall apply on the basis of non-discrimination and non-dependence on goods origin.
Article 6.- Conditions for the application of safeguard measures
Safeguard measures shall apply to imported goods only when the following conditions are met:
1. The volume, quantity or value of imported goods suddenly increases, either absolutely or relatively, as compared with the volume, quantity or value of similar or directly competitive home-made goods.
2. The rapid increases in the volume, quantity or value of imported goods mentioned in Clause 1 of this Article cause or threaten to cause serious injury to the domestic industry producing similar or directly competitive domestic goods.
1. The Ministry of Trade may consult the concerned parties in the process of investigation and application of safeguard measures at their requests in order to create conditions for all the concerned parties to express their opinions and supply necessary information.
2. The concerned parties shall not be obliged to attend consultations; Any parties not present at consultations shall still have their interests related to safeguard measures preserved.
Article 8.- Injury indemnification
1. The indemnification and extent of indemnification of injury caused by the application of safeguard measures shall comply with the provisions of the Vietnamese laws and the international treaties which Vietnam has signed or acceded to.
2. The indemnification and degree of injury shall be determined on the basis of the results of consultation between the concerned parties.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực