Chương 4 Pháp lệnh người cao tuổi năm 2000: Quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi
Lưu
Báo lỗi
Số hiệu: | 23/2000/PL-UBTVQH10 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 28/04/2000 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2000 |
Ngày công báo: | 08/07/2000 | Số công báo: | Số 25 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2010 |
Quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi bao gồm những nội dung sau đây:
1. Ban hành, sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ, chính sách đối với người cao tuổi;
2. Thống kê về người cao tuổi;
3. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để tăng cường đầu tư phát triển phúc lợi xã hội phục vụ việc chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi;
4. Hỗ trợ tổ chức người cao tuổi hoạt động;
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về người cao tuổi;
6. Xử lý vi phạm trong việc thi hành pháp luật về người cao tuổi;
7. Thực hiện quan hệ hợp tác quốc tế trong việc chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện việc chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong phạm vi địa phương.
Hội người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội của người cao tuổi, có trách nhiệm:
1. Tập hợp người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội, góp phần thực hiện chương trình kinh tế - xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi, đề đạt với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi;
3. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi;
4. Đại diện cho người cao tuổi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, các hoạt động đối ngoại nhân dân vì lợi ích của người cao tuổi.
Chapter IV
STATE MANAGEMENT OVER THE ELDER-RELATED WORK
Article 25.- The State management over the elder-related work includes the following contents:
1. Promulgating, amending, supplementing, giving guidance on and organizing the implementation of legal documents, regimes and policies towards the elderly people;
2. Making statistics on the elderly people;
3. Mobilizing, managing and using various resources to boost investment in developing social welfare in service of the care and promotion of the role of the elderly people;
4. Supporting activities of the elderly people’s association;
5. Supervising, inspecting, settling complaints and denunciations about the implementation of the legislation on the elderly people;
6. Handling violations in the enforcement of the legislation on the elderly people;
7. Establishing international cooperation relations in the care for the elderly people and the promotion of their role.
Article 26.- The Government shall exercise the uniform State management over the elder-related work.
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall be responsible to the Government for performing the State management over the elder-related work.
The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in performing the State management over the elder-related work.
The People’s Committees of all levels shall have to care and bring into play the role of the elderly people in their respective localities.
Article 27.- The Vietnam Fatherland Front Central Committee and the Front’s member organizations at all levels shall mobilize families and the society to care for and promote the role of, the elderly people.
Article 28.- Vietnam Association of the Elder is a social organization of the elderly people, which has the responsibilities:
1. To rally elderly people for participation in the Association’s activities, contribute to the implementation of the socio-economic programs, the building of a civilized lifestyle and cultural families, the maintenance of political security, social safety and order, the building and defense of the Fatherland;
2. To protect the legitimate rights and interests of the elderly people, make proposals to the Sate management bodies on the care for and the promotion of the role of the elderly people;
3. To make recommendations to the State bodies on matters relating to the elderly people’s legitimate rights and interests;
4. To represent the Vietnamese elderly people in international organizations as well as external relation activities for their interests.
Article 29.- The State creates conditions for Vietnam Association of the Elder to organize various activities to better and better care for and promote the role of the elderly people.