Pháp lệnh công an xã 2008 06/2008/PL-UBTVQH12
Số hiệu: | 06/2008/PL-UBTVQH12 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 01/02/2009 | Số công báo: | Từ số 105 đến số 106 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.
2. Công an xã có chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, các biện pháp phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
1. Công an xã chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên.
2. Hoạt động của Công an xã tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.
1. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe theo quy định của Chính phủ, có nguyện vọng và năng khiếu phù hợp với công tác công an thì được xem xét, tuyển chọn vào Công an xã.
2. Nhà nước có chính sách ưu tiên xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng ổn định lực lượng Công an xã; có chế độ đãi ngộ và bảo đảm các điều kiện hoạt động cho Công an xã.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có nghĩa vụ tham gia xây dựng lực lượng Công an xã.
1. Cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện pháp luật về Công an xã.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an xã thực hiện nhiệm vụ; giám sát hoạt động của Công an xã; động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
1. Công an xã chủ trì, phối hợp với Dân quân tự vệ, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.
2. Đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã có trách nhiệm phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an xã thực hiện nhiệm vụ.
1. Tổ chức, sử dụng lực lượng Công an xã trái với quy định của Pháp lệnh này.
2. Giả danh Công an xã.
3. Chống lại hoặc cản trở Công an xã thi hành công vụ.
4. Sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang phục, phù hiệu của Công an xã.
5. Lợi dụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã để gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến tổ chức, hoạt động của Công an xã.
1. Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất với cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó.
2. Làm nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo thẩm quyền.
3. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, giáo dục các đối tượng phải chấp hành hình phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người bị kết án tù nhưng được hưởng án treo cư trú trên địa bàn xã; quản lý người được đặc xá, người sau cai nghiện ma túy và người chấp hành xong hình phạt tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật; bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã.
5. Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
6. Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.
7. Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã; dẫn giải người bị bắt lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp.
8. Xử phạt vi phạm hành chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
9. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin và thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
10. Trong trường hợp cấp thiết, để cấp cứu người bị nạn, cứu hộ, cứu nạn, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm, được huy động người, phương tiện của tổ chức, cá nhân và phải trả lại ngay phương tiện được huy động khi tình huống chấm dứt và báo cáo ngay với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Trường hợp có thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; người được huy động làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc bị chết thì được giải quyết theo chính sách của Nhà nước.
11. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và thực hiện một số biện pháp công tác công an theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an để bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.
12. Tham gia thực hiện công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân; luyện tập, diễn tập thực hiện các phương án quốc phòng, an ninh, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố nghiêm trọng khác.
13. Xây dựng lực lượng Công an xã trong sạch, vững mạnh về chính trị, tổ chức và nghiệp vụ.
14. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Công an xã gồm các chức danh: Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên.
Công an viên được bố trí tại thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và bố trí làm nhiệm vụ thường trực tại trụ sở hoặc nơi làm việc của Công an xã.
2. Chính phủ quy định khung số lượng Phó trưởng Công an xã và Công an viên.
Căn cứ vào quy định khung số lượng của Chính phủ và tình hình thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cụ thể số lượng Phó trưởng Công an xã và Công an viên từng xã.
3. Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) sau khi trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức Trưởng Công an xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó trưởng Công an xã.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã theo đề nghị của Trưởng Công an xã quyết định công nhận, miễn nhiệm Công an viên.
4. Trong trường hợp cần thiết, do yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Giám đốc Công an cấp tỉnh sau khi trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quyết định điều động sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đảm nhiệm các chức danh Công an xã.
5. Công an xã có con dấu riêng.
Công an viên thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Công an xã; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn dân cư do mình phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội do Trưởng Công an xã giao.
1. Nguồn kinh phí phục vụ hoạt động của Công an xã gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
2. Nhà nước bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách và các điều kiện cần thiết khác cho Công an xã.
3. Chính phủ quy định cụ thể về chi ngân sách bảo đảm hoạt động của Công an xã.
1. Công an xã có trụ sở hoặc nơi làm việc riêng phù hợp với điều kiện và yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở.
2. Công an xã được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, hồ sơ, sổ sách và trang thiết bị, phương tiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Vũ khí, công cụ hỗ trợ và trang thiết bị của Công an xã phải được đăng ký, quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
1. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã phải được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Chính phủ.
2. Hàng năm, Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức chính trị, pháp luật, nghiệp vụ theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
1. Trưởng Công an xã được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật.
2. Phó trưởng Công an xã và Công an viên được hưởng phụ cấp hàng tháng. Chính phủ quy định khung mức phụ cấp đối với Phó trưởng Công an xã và Công an viên. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định của Chính phủ và thực tế ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phụ cấp cụ thể.
1. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
2. Trưởng Công an xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên; có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần.
3. Phó trưởng Công an xã và Công an viên có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng thì được hưởng trợ cấp một lần.
4. Phó trưởng Công an xã và Công an viên khi được cử đi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; khi đi công tác được hưởng chế độ công tác phí.
5. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên khi làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại những nơi thuộc địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự được hưởng chế độ theo quy định.
6. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên trong khi thi hành nhiệm vụ nếu bị thương hoặc hy sinh thì được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; Phó trưởng Công an xã, Công an viên trong thời gian công tác nếu ốm đau được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và được xem xét hỗ trợ tiền khám, chữa bệnh từ nguồn ngân sách địa phương.
Chính phủ quy định cụ thể Điều này.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Công an xã.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về Công an xã.
1. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Công an xã.
2. Quy định cụ thể và chỉ đạo thực hiện việc điều động sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đảm nhiệm các chức danh Công an xã.
3. Quy định chương trình, nội dung, thời gian và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ cho Công an xã.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với Công an xã; quy định số lượng, chủng loại và hướng dẫn quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và trang thiết bị cho Công an xã.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân các cấp về việc quản lý, xây dựng lực lượng Công an xã, bảo đảm các điều kiện hoạt động của Công an xã, thực hiện các chế độ, chính sách đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên.
6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ, bãi bỏ những quy định về Công an xã trái với quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về Công an xã theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bao gồm:
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Công an xã;
2. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Công an xã;
3. Thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo tổ chức, hoạt động của Công an xã theo thẩm quyền và theo hướng dẫn của Công an cấp trên; bố trí trụ sở hoặc nơi làm việc cho Công an xã; cấp kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Công an xã và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên;
4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
1. Các quy định của Pháp lệnh này được áp dụng đối với Công an thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức Công an chính quy.
2. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.
Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Pháp lệnh; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Pháp lệnh này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
|
TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 06/2008/PL-UBTVQH12 |
Hanoi, November 21, 2008 |
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution NO.51/2001/QHI0;
Pursuant to Resolution No. 11/2007/QH12 of the National Assembly on the law- and ordinance- making programs in its XlIth term (2007-2011) and 2008;
The National Assembly Standing Committee promulgates the Ordinance on Commune Police.
This Ordinance provides for the functions, tasks, powers, organization and operations of Commune Police, the responsibilities of agencies, organizations and individuals and the regimes and policies towards Commune Police.
Article 2. Subjects of application
This Ordinance applies to Commune Police and agencies, organizations as well as individuals in the Vietnamese territory.
Article 3. Status and functions of Commune Police
1. Commune Police constitutes a part-time armed force in the organizational system of the People's Police, acting as the core in the movement "All people protect national security and maintain social order and safety" in communes.
2. Commune Police functions to advise Party Committees and People's Committees of the same level on the maintenance of security, social order and safety in communes; to manage security, social order and safety and apply measures to prevent and combat crimes and other law violations related to security, social order and safety in communes according to law.
Article 4. Principles on organization and operations of Commune Police
1. Commune Police submits to the direct and all-sided leadership of Party Committees, the management and administration of People's Committees of the same level, and the professional direction and guidance of the superior police.
2. Commune Police operations comply with the Constitution and laws and the principle that the subordinates submit to the superiors; its operations rely on people and are subject to people's supervision.
Article 5. Building of the Commune Police force
1. Vietnamese citizens who are fully qualified in terms of political and ethical quality, educational level and health under the Government's regulations and have aspirations and gifts for police activities may be considered and recruited into Commune Police.
2. The State adopts policies to prioritize the building, training, fostering and stable use of the Commune Police force; applies preferential treatment regimes and ensure conditions for operations of Commune Police.
3. Agencies, organizations, people's armed force units and all citizens are obliged to participate in building the Commune Police force.
Article 6. Supervision of Commune Police operations
1. National Assembly agencies, groups of National Assembly deputies, National Assembly deputies, People's Councils and People's Council deputies at all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, supervise the implementation of the law on commune police.
2. Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall coordinate and cooperate with, and assist Commune Police in performing its tasks; supervise Commune Police operations; encourage people of all strata to participate in the "All people protect national security" movement.
Article 7. Coordination between Commune Police and agencies, organizations, individuals, and people's armed force units in the maintenance of security, social order and safety
1. Commune Police shall assume the prime responsibility for, and coordinate with militia and self-defense forces, People's Army and People's Police units, agencies and organizations in communes in, performing the tasks of protecting security, social order and safety in communes.
2. People's armed force units, agencies, organizations and individuals in communes have the responsibility to coordinate and cooperate with, and assist Commune Police in performing its tasks.
1. Organizing and employing the Commune Police force in contravention of this Ordinance.
2. Using the Commune Police's name for wrongdoings.
3. Opposing or obstructing Commune Police members on duty.
4. Illegally producing, trading or using weapons, support instruments, uniforms and insignia of Commune Police.
5. Taking advantage of Commune Police tasks and powers to cause troubles or harassment to bribe to people, infringe upon the interests of the State or the lawful rights and interests of organizations or individuals.
6. Other law-breaking acts related to the organization or operations of Commune Police.
TASKS, POWERS AND ORGANIZATION OF COMMUNE POLICE
Article 9. Tasks and powers of Commune Police
1. To grasp the situation of security, social order and safety in communes, propose to Party Committees and People's Committees of the same level and superior police offices policies, plans and measures to ensure security, social order and safety and organize the implementation thereof.
2. To act as the core in building up the "All people protect national security" movement; to propagate and disseminate guidelines, policies and the law on security, social order and safety; to guide, inspect and urge its according to competence agencies, organizations and individuals in the implementation of law on security, social order and safety in communes.
3. To advise commune People's Committees and organize the implementation of legal provisions on management and education of persons liable to probation or non-custodial reform and persons on suspended sentence who reside in communes; to manage persons under special amnesty, drug-detoxified persons and persons having completely served their prison terms and being subject to further management according to law.
4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies, organizations and other forces in. warding off. detecting and combating crimes and social evils according to law; to protect security, social order and safety, and the lives and property of individuals, agencies and organizations in communes.
5. To enforce the law on residence management, people's identify cards and other travel papers; to manage explosives, weapons and support instruments, to prevent and fight fires, to protect the environment; to perform the security and order-related management of conditional production and business lines in communes under the decentralization and guidance of the Minister of Public Security.
6. To receive, classify and handle according to its competence cases showing signs of violating the law on security, social order and safety in communes; to body-search, check belongings and personal papers and seize weapons or murder weapons of persons who are caught red-handed in committing illegal acts; organize the rescue of victims, protect the scenes and promptly report thereon to competent bodies; to make initial records, take testimonies of victims and witnesses, to seize and preserve material evidences under law and the guidance of the Minister of Public Security; to supply records, documents, material evidences and gathered information and create conditions for competent bodies to verify and handle the cases.
7. To organize the arrest of criminals caught red-handed, wanted or hunted persons lurking about in communes; to escort the arrested persons to immediate superior police offices.
8. To sanction administrative violations; make dossiers proposing the application of other administrative sanctions against violators in communes under law and the guidance of the Minister of Public Security.
9. To request agencies, organizations and individuals in communes to coordinate activities, to supply information and perform tasks related to the maintenance of security, social order and safety.
10. When necessary, to mobilize people and means of organizations and individuals to rescue victims, for salvage and rescue activities, arrest of criminals caught red-handed or wanted or hunted persons and to immediately return the mobilized means when the circumstances terminate and to promptly report thereon to presidents of People's Committees of the same level.
In case of material damage, to pay compensations according to law; if persons mobilized to perform the tasks are wounded or die. they will be entitled to the State's policies.
11. To use weapons, support instruments and apply a number of police measures under law and the guidance of the Minister of Public Security to protect security, social order and safety in communes.
12. To participate in the cadet enrolment and recruitment into the people's armed forces; to conduct drills and exercises in the implementation of schemes on defense, security, salvage, rescue, mitigation of natural disasters and other serious incidents.
13. To build the Commune Police force politically, organizationally and professionally clean and strong.
14. To perform other tasks prescribed by law.
Article 10. Organization of Commune Police
1. Commune Police is composed of a head, deputy heads and members.
Commune police members are arranged in villages or hamlets and perform on-duty tasks at the office or workplace of Commune Police.
2. The Government shall provide for the limit numbers of deputy heads and members of Commune Police.
Based on the Government's prescribed limit numbers and the practical local situation. People's Committees of provinces or centrally run cities (below collectively referred to as provincial level) shall submit to People's Councils of the same level for decision the specific numbers of Commune Police deputy-heads and members in each commune.
3. Heads of the police offices of rural districts, urban districts, towns and provincial cities (below collectively referred to as district level), after consulting commune People's Committee presidents, shall propose presidents of district-level People's Committees to appoint, relieve from duty, transfer or dismiss Commune Police heads; and appoint, relieve from duty or dismiss Commune Police deputy-heads.
Presidents of commune People's Committees shall decide to recognize or relieve from duty Commune Police members at the proposal of Commune Police heads.
4. In case of necessity to protect security, social order and safety as required, directors of provincial-level Police Departments, after consulting presidents of district-level People's Committees, shall decide to appoint officers, non-commissioned officers of the People's Police to hold titles of Commune Police.
5. Commune Police has its own seal.
Article 11. Tasks and powers of Commune Police heads
Commune Police heads shall organize the performance of tasks and powers of Commune Police defined in Article 9 of this Ordinance; take responsibility before law. People's Committees of the same level and superior police offices for operations of Commune Police.
Article 12. Tasks and powers of Commune Police deputy-heads
Commune Police deputy-heads shall assist their respective heads in performing the tasks assigned by their heads; when Commune Police heads are absent. Commune Police deputy-heads will be authorized by their heads to perform the tasks and powers of Commune Police heads.
Article 13. Tasks and powers of Commune Police members
Commune Police members shall perform tasks assigned by their heads; have the responsibility to realize the policies, plans and measures to maintain security, social order and safety in population quarters under their respective charge and perform other security-, social order and safety-maintaining tasks assigned by Commune Police heads.
ASSURANCE OF OPERATIONS OF, AND REGIMES AND POLICIES FOR COMMUNE POLICE
Article 14. Assurance of funds and material foundations for Commune Police operations
The funding sources for Commune Police operations include central budget and local budget.
The State ensures funds and material foundations for operations, training, drills, fostering, regimes, policies and other necessary conditions for Commune Police.
The Government shall specify budget funds to ensure Commune Police operations.
Article 15. Workplaces and equipment of Commune Police
Commune Police has its own office or workplace suitable to the working conditions and requirements to maintain security, social order and safety in localities.
Commune Police is equipped with weapons, support instruments, dossiers, books, notebooks and other necessary facilities and means for the performance of tasks as provided for by law.
Weapons, support instruments and equipment of Commune Police must be registered, managed and used under law and the guidance of the Minister of Public Security.
Article 16. Commune Police uniforms, insignia and certificates
Commune Police heads, deputy-heads and members will be supplied with Commune Police uniforms, insignias and certificates according to the Government's regulations.
Article 17. Training, drilling and retraining Commune Police
Commune Police heads and deputy-heads must be trained and retrained according to the Government's regulations.
Annually. Commune Police heads, deputy-heads and members must be trained and retrained in political, legal and professional knowledge under programs set by the Minister of Public Security.
Article 18. Salaries and allowances for Commune Police
1. Commune Police heads enjoy salaries and allowances prescribed by law.
2. Commune Police deputy-heads and members enjoy monthly allowances. The Government shall prescribe the allowance brackets applicable to Commune Police deputy-heads and members. Provincial-level People's Committees shall, based on the Government's regulations and local realities, submit to People's Councils of the same level for decision specific allowance levels.
Article 19. Regimes and policies towards Commune Police
1. Commune Police heads, deputy-heads and members shall pay social insurance and health insurance premiums according to law.
2. Commune Police heads enjoy a seniority allowance if they work for 60 consecutive months or more or a lump-sum allowance if they work for 15 consecutive years but give up their jobs for plausible reasons while being not fully qualified for retirement.
3. Commune Police deputy-heads and members enjoy a lump-sum allowance if they work for 15 consecutive years or more but give up their jobs for plausible reasons.
4. Commune Police deputy-heads and members, when being sent for full-time training, drills, political, legal and professional retraining, enjoy an allowance equal to a basic food ration of a combatant serving for a definite time in the People's Police; when they are sent on mission, they are entitled to travel expenses.
5. Commune Police heads, deputy-heads and members, when on duty for combat readiness in key areas w=here the security- and order-related situation is complicated, are entitled to the prescribed regimes.
6. Commune Police heads, deputy-heads and members who get wounded or lay down their lives while on duty are entitled to the law-prescribed regimes and policies on preferential treatment of people with meritorious services to the revolution; incumbent Commune Police deputy-heads and members, if getting sick, are entitled to medical examination and treatment at healthcare establishments and considered for medical examination and treatment cost supports from the local budgets.
The Government shall specify this Article.
RESPONSIBILITIES FOR STATE MANAGEMENT OF COMMUNE POLICE
Article 20. State management of Commune Police
1. The Government performs the unified state management of Commune Police.
2. The Ministry of Public Security shall take responsibility before the Government for performing the state management of Commune Police.
Article 21. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. To submit to the Government for promulgation or to promulgate according to its competence and organize the implementation of, legal documents on Commune Police.
2. To specify and direct the appointment of People's Police officers or non-commissioned officers to hold titles of Commune Police.
3. To define programs, contents and time for, and organize training, political, legal and professional retraining for Commune Police.
4. To provide professional direction and guidance for Commune Police; to prescribe the quantity and types of weapons, support instruments and equipment for Commune Police and guide the management and use thereof.
5. To direct, guide and inspect People's Committees at all levels in the management and building of the Commune Police force, the provision of working conditions for Commune Police and the implementation of regimes and policies towards Commune Police heads, deputy-heads and members.
6. To examine, inspect and settle complaints and denunciations; to award commendations and rewards and handle violations as provided for by law; to suspend or cancel according to its competence or propose competent authorities to suspend or cancel regulations on Commune Police which are contrary to law.
Article 22. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies
Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their powers, coordinate with the Ministry of Public Security in performing the state management of Commune Police according to this Ordinance and other relevant laws.
Article 23. Responsibilities of People's Committees at all levels
People's Committees at all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of Commune Police under this Ordinance and other relevant laws, including:
1. Organizing the propagation, dissemination and education of the law on commune police;
2. Organizing the implementation of the law on commune police;
3. Performing the functions of managing and directing the organization and operations of Commune Police according to their competence and under the guidance of superior police offices; to arrange offices or workplaces for Commune Police; to provide funds for Commune Police operations and implement regimes and policies towards Commune Police heads, deputy-heads and members;
4. To examine, inspect, and settle complaints and denunciations; to award commendations and rewards and handle violations according to law.
1. The provisions of this Ordinance apply to the police forces of district townships where the regular police forces are not yet organized.
2. This Ordinance takes effect on July 1,2009.
Article 25. Implementation detailing and guidance
The Government and competent agencies shall detail and guide the implementation of articles and clauses of this Ordinance assigned to them; and guide other necessary contents of this Ordinance with a view to meeting state management requirements.
|
ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE CHAIRMAN |