Chương 4 Pháp lệnh 15/2004/PL-UBTVQH11: Bảo hộ giống cây trồng mới
Số hiệu: | 15/2004/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 24/03/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 24/04/2004 | Số công báo: | Số 16 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền tác giả đối với giống cây trồng mới dưới hình thức cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng mới trên phạm vi cả nước.
3. Việc bảo hộ giống cây trồng mới phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này, pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tổ chức chọn, tạo giống cây trồng mới bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc bằng các nguồn vốn khác.
2. Cá nhân chọn, tạo giống cây trồng mới bằng công sức, vốn của mình hoặc bằng các nguồn vốn khác.
3. Chủ hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân chọn, tạo ra giống cây trồng mới nếu hợp đồng không có thoả thuận khác.
4. Tổ chức, cá nhân có đầy đủ căn cứ xác định là người đầu tiên chọn, tạo ra giống cây trồng mới trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trong cùng một ngày đối với cùng một giống cây trồng mới; trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân đầu tiên chọn, tạo ra giống cây trồng mới đó thì các bên có thể thoả thuận để cùng đứng tên nộp hồ sơ hoặc một bên đứng tên nộp hồ sơ, nếu không tự thoả thuận được thì Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới có quyền không chấp nhận hồ sơ.
5. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đầu tiên trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới đối với cùng một giống cây trồng mới.
1. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới phải nộp trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân làm đại diện nộp hồ sơ cho Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới.
2. Hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bao gồm:
a) Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới;
b) Tài liệu mô tả giống cây trồng theo mẫu quy định cùng với ảnh chụp.
Hồ sơ phải bằng tiếng Việt. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới thì ngoài hồ sơ bằng tiếng Việt còn phải có hồ sơ bằng tiếng Anh kèm theo.
3. Trong trường hợp hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này thì Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới phải xác nhận ngày nộp hồ sơ và ghi rõ số hiệu hồ sơ.
1. Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định hồ sơ, tổ chức thẩm định giống cây trồng mới xin cấp Văn bằng bảo hộ theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Pháp lệnh này và đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới khi giống cây trồng đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các điều 21, 22, 23, 25 và 26 của Pháp lệnh này.
Theo yêu cầu của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp phó bản Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới phải xác định tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì phải thông báo cho người nộp hồ sơ biết. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ chưa hợp lệ, người nộp hồ sơ phải hoàn thiện hồ sơ theo quy định; nếu hồ sơ vẫn không hợp lệ thì Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới từ chối chấp nhận hồ sơ. Ngày nộp hồ sơ hợp lệ là ngày hồ sơ được Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới chấp nhận.
2. Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày người nộp hồ sơ hợp lệ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
Việc thẩm định hồ sơ bao gồm:
a) Xác định sự phù hợp về đối tượng nộp hồ sơ;
b) Xác định sự phù hợp của giống cây trồng mới với Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ quy định tại khoản 1 Điều 21 của Pháp lệnh này;
c) Xác định sự phù hợp của giống cây trồng mới được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
d) Xác định sự phù hợp của giống cây trồng mới với quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
đ) Xác định tính mới của giống cây trồng về mặt thương mại;
e) Xác định sự phù hợp về tên giống cây trồng theo quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này.
3. Trong quá trình thẩm định hồ sơ, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới có quyền yêu cầu người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót; nếu hồ sơ không được sửa chữa thì Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới có quyền không chấp nhận hồ sơ.
4. Sau khi thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới chấp nhận bằng văn bản, thông báo trên tạp chí chuyên ngành và cho người nộp hồ sơ làm thủ tục khảo nghiệm, thẩm định giống cây trồng mới theo quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh này.
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo chấp nhận hồ sơ hợp lệ của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới, người nộp hồ sơ xin cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới phải nộp mẫu giống cho cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới.
2. Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới phải khảo nghiệm DUS của giống cây trồng mới theo quy phạm khảo nghiệm đối với từng loài cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
3. Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định kết quả khảo nghiệm DUS của cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới.
4. Sau khi có kết quả thẩm định, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới có trách nhiệm:
a) Thông báo về dự định cấp Văn bằng bảo hộ cho giống cây trồng mới trên tạp chí chuyên ngành trong ba số liên tiếp;
b) Làm thủ tục đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo dự định cấp Văn bằng bảo hộ được đăng trên tạp chí chuyên ngành lần cuối, nếu không có ý kiến phản đối bằng văn bản. Trường hợp có ý kiến phản đối thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến phản đối, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới phải xem xét và kết luận;
c) Thông báo và nêu rõ lý do trong trường hợp không cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp hồ sơ; đồng thời thông báo trên tạp chí chuyên ngành trong ba số liên tiếp.
5. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều này, người nộp hồ sơ có quyền gửi đơn khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc không được cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
6. Sau khi có quyết định cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới thông báo những giống cây trồng mới được cấp Văn bằng bảo hộ trên tạp chí chuyên ngành.
1. Cho phép hoặc không cho phép sử dụng vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ, sản phẩm thu hoạch nhận được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ trong các hoạt động sau đây:
a) Sản xuất hay nhân giống;
b) Chế biến giống;
c) Chào hàng;
d) Bán hay các hình thức trao đổi khác;
đ) Xuất khẩu;
e) Nhập khẩu;
g) Lưu giữ nhằm thực hiện các hoạt động quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này.
2. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu giống cây trồng mới đã được cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
3. Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới còn được quyền hưởng lợi trong các trường hợp sau đây:
a) Giống cây trồng do bất kỳ người nào tạo ra từ giống đã được bảo hộ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ nếu giống cây trồng của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ không được tạo ra từ giống cây trồng khác đã được bảo hộ;
b) Giống cây trồng do bất kỳ người nào tạo ra mà không khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã được bảo hộ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ;
c) Giống cây trồng do bất kỳ người nào tạo ra mà việc sản xuất giống đó đòi hỏi phải sử dụng lại vật liệu nhân giống của giống cây trồng đã được bảo hộ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ;
d) Sử dụng vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới để sản xuất giống với mục đích thương mại tại nước khác mà ở nước này chưa bảo hộ giống cây trồng đó.
4. Tự mình khai thác hoặc chuyển giao quyền khai thác giống cây trồng mới thông qua hợp đồng cho tổ chức, cá nhân khác. Hợp đồng chuyển giao quyền khai thác giống cây trồng mới được lập thành văn bản và đăng ký tại Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới.
5. Để thừa kế, chuyển nhượng quyền sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới theo quy định của pháp luật trong trường hợp chủ sở hữu đồng thời là tác giả; chuyển nhượng quyền sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới trong trường hợp chủ sở hữu không đồng thời là tác giả.
1. Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới chỉ được thực hiện quyền khai thác thương mại khi giống cây trồng đó có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.
2. Vì lợi ích quốc gia hoặc lợi ích cộng đồng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định bắt buộc chuyển giao giống cây trồng mới đã được bảo hộ và bổ sung tên giống cây trồng đó vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh nếu giống cây trồng đó chưa có trong Danh mục này.
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền khai thác giống cây trồng mới phải trả tiền khai thác theo hợp đồng cho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ không phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng để lai tạo giống cây trồng mới hoặc nghiên cứu khoa học;
b) Sử dụng cho nhu cầu riêng không vì mục đích thương mại;
c) Giống cây trồng hoặc vật liệu nhân giống đã được chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bán ra thị trường.
2. Hộ gia đình, cá nhân, sử dụng các vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ tự nhân giống để gieo trồng cho vụ tiếp theo trên diện tích đất, mặt nước thuộc quyền sử dụng của mình.
1. Trực tiếp hoặc thông qua người khác được uỷ quyền duy trì vật liệu nhân giống của giống được bảo hộ và cung cấp vật liệu nhân giống đó theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Nộp phí và lệ phí bảo hộ giống cây trồng mới theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
3. Trả thù lao cho tác giả trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu, nếu chủ sở hữu và tác giả không có thoả thuận khác. Trong trường hợp chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới là tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì việc trả thù lao cho tác giả được thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.
1. Tác giả giống cây trồng mới đồng thời là chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được ghi tên trong Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới;
b) Được hưởng các quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới theo quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này;
c) Thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnh này.
2. Tác giả giống cây trồng mới không đồng thời là chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được ghi tên là tác giả trong Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới;
b) Được nhận thù lao do chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới trả theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Pháp lệnh này;
c) Được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý về việc xâm phạm các quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này;
d) Giúp chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ thực hiện nghĩa vụ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng mới được bảo hộ.
1. Chủ sở hữu giống cây trồng mới đã nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới tại các nước cùng Việt Nam ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới mà trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ tại nước ngoài, lại nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ cùng giống cây trồng đó tại Việt Nam thì được hưởng quyền ưu tiên xác định ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
Ngày nộp hồ sơ đầu tiên hợp lệ tại nước ngoài được chấp nhận là ngày nộp hồ sơ hợp lệ tại Việt Nam.
2. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ tại Việt Nam, chủ sở hữu giống cây trồng mới phải nộp bản sao hồ sơ đầu tiên đăng ký bảo hộ tại nước ngoài có xác nhận của cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ và mẫu giống cây trồng, bằng chứng để chứng minh giống cây trồng mới trong hai hồ sơ là cùng một giống. Trong hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới tại Việt Nam phải yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên xác định ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
1. Thời hạn bảo hộ giống cây trồng mới là hai mươi năm, đối với cây thân gỗ và nho là hai mươi lăm năm.
2. Thời gian bắt đầu được bảo hộ tính từ ngày hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới được Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới chấp nhận là hồ sơ hợp lệ.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
2. Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bị đình chỉ hiệu lực khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Giống cây trồng không còn đáp ứng yêu cầu về tính đồng nhất và tính ổn định theo tiêu
chuẩn như khi cấp Văn bằng bảo hộ;
b) Chủ sở hữu giống cây trồng mới không cung cấp các tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì và lưu giữ giống cây trồng đó theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Quá thời hạn ba tháng, kể từ ngày phải nộp lệ phí tiếp theo, chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực của Văn bằng bảo hộ.
3. Trong thời gian Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bị đình chỉ hiệu lực thì chủ sở hữu giống cây trồng mới không có các quyền quy định tại Điều 27 và khoản 1 Điều 28 của Pháp lệnh này.
4. Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới được xem xét khôi phục hiệu lực khi chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới khắc phục được lý do bị đình chỉ hiệu lực quy định tại Điều này.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền huỷ bỏ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
2. Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bị huỷ bỏ khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới tự nguyện đề nghị huỷ bỏ;
b) Có bằng chứng chứng minh rằng chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới không phải là đối tượng được cấp Văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật;
c) Giống cây trồng không có tính mới về mặt thương mại, tính khác biệt như đã được xác định tại thời điểm cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
PROTECTION OF NEW PLANT VARIETIES
Article 20.- Principles of protection of new plant varieties
1. The State protects the ownership, copyright over new plant varieties in the form of granting new plant variety protection titles.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development is the agency performing the State management over the protection of new plant varieties nationwide.
3. The protection of new plant varieties must comply with the provisions of this Ordinance, the legislation on intellectual property and other relevant law provisions.
Article 21.- Conditions for new plant varieties to be protected
1. Being on the list of State-protected plant varieties, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Being distinct, uniform and stable.
3. Being commercially novel.
4. Having appropriate names as prescribed in Article 17 of this Ordinance.
Article 22.- Subjects entitled to apply for new plant variety protection titles
1. Organizations that select, create new plant varieties with the State budget capital or with capital of other sources.
2. Individuals who select, create new plant varieties with their own efforts and/or capital or with capital of other sources.
3. Contract owners that hire organizations, individuals to select, create new plant varieties, unless otherwise agreed upon in the contracts.
4. Organizations or individuals that have sufficient grounds to prove that they are the first to select, create the new plant varieties in cases where many organizations or individuals submit dossiers on the same day for the same new plant varieties; where it is impossible to determine the organization or individual that is the first to select, create such new plant variety, the involved parties may reach agreement on jointly submitting the dossier or on one party submitting the dossier, if they cannot reach such agreement, the New Plant Variety Protection Office shall be entitled to reject their dossiers.
5. Organizations, individuals being the first to submit dossiers in cases where many organi-zations or individuals apply for new plant variety protection titles to the same new plant varieties.
Article 23.- Dossiers of application for new plant variety protection titles
1. To apply for new plant variety protection titles, organizations and individuals must directly submit, or authorize organizations or individuals to act as their representatives to submit, dossiers to the New Plant Variety Protection Office.
2. A dossier of application for a new plant variety protection title consists of:
a/ The application for a new plant variety protection title;
b/ A written description of the plant variety, made according to a set form, together with photos.
Dossiers must be made in Vietnamese. Where foreign organizations or individuals apply for new plant variety protection titles, they must submit the Vietnamese-language dossiers together with the English-language dossiers.
3. Where a dossier of application for a new plant variety protection title complies with the provisions of Clause 2 of this Article, the New Plant Variety Protection Office must give certification of the date of submission of the dossier, clearly writing the dossier’s serial number.
Article 24.- Order and procedures for granting new plant variety protection titles
1. The New Plant Variety Protection Office shall evaluate the dossiers, organize the evaluation of the new plant varieties applied for protection titles according to the provisions of Articles 25 and 26 of this Ordinance, and propose the Minister of Agriculture and Rural Development to grant new plant variety protection titles.
2. The Minister of Agriculture and Rural Development shall consider and decide to grant new plant variety protection titles when such new plant varieties fully satisfy the conditions specified in Articles 21, 22, 23, 25 and 26 of this Ordinance.
At the requests of the owners of new plant variety protection titles, the Minister of Agriculture and Rural Development shall consider and grant duplicates of their new plant variety protection titles.
Article 25.- Evaluation of dossiers of application for new plant variety protection titles
1. Within fifteen days as from the date of receiving the dossiers of application for new plant variety protection titles, the New Plant Variety Protection Office must certify the validity of such dossiers; where a dossier is not valid, it must notify the submitter thereof. Within thirty days as from the date of receiving the notice that his/her/its dossier is not valid, the submitter must complete his/her/its dossier as required; if such dossier remains invalid, the New Plant Variety Protection Office shall refuse to accept it. The date of submission of a valid dossier is the date the New Plant Variety Protection Office accepts to receive the dossier.
2. The New Plant Variety Protection Office must complete the evaluation of dossiers within ninety days as from the date the valid dossiers of application for new plant variety protection titles are submitted.
The evaluation of a dossier covers:
a/ Determining the eligibility of the dossier submitter;
b/ Determining the compatibility of the new plant variety with the list of State-protected plant varieties as prescribed in Clause 1, Article 21 of this Ordinance;
c/ Determining the compliance of the new plant variety to be protected in Vietnam with international agreements which Vietnam has signed or acceded to;
d/ Determining the compliance of the new plant variety with the law provisions on protection of State secrets;
e/ Determining the commercial novelty of the plant variety;
f/ Determining the appropriateness of the plant variety's name as prescribed in Article 17 of this Ordinance.
3. In the course of evaluating the dossiers, the New Plant Variety Protection Office may request the dossier submitters to correct mistakes; if the dossiers are not corrected, the New Plant Variety Protection Office may reject them.
4. After evaluating the dossiers, if finding that they are valid the New Plant Variety Protection Office shall accept them in writing, notify such acceptance in a specialized journal and to the submitters for carrying out the procedures for new plant variety assay and evaluation as prescribed in Article 26 of this Ordinance.
Article 26.- Assay, evaluation of new plant varieties applied for new plant variety protection titles
1. Within fifteen days as from the date of receiving the New Plant Variety Protection Office's notices on its acceptance of the valid dossiers, the submitters of the dossiers of application for new plant variety protection titles must submit the variety samples to the new plant variety-assaying establishments.
2. The new plant variety-assaying establish-ments must assay the distinctness, uniformity and stability (DUS) of the new plant varieties according to the assay regulations on each plant species, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. The New Plant Variety Protection Office shall evaluate the DUS assay results of the new plant variety-assaying establishments.
4. After receiving the assay results, the New Plant Variety Protection Office shall have the following responsibilities:
a/ To notify its intention to grant new plant variety protection titles in a specialized journal for three successive issues;
b/ Within thirty days as from the date the notice on its intention to grant new plant variety protection titles is published for the last time in the specialized journal, if there is no written protest, to carry out the procedures to propose the Minister of Agriculture and Rural Development to grant new plant variety protection titles. Where there is a protest, within thirty days as from the date of receiving the protest, the New Plant Variety Protection Office must look into it and make conclusions thereon;
c/ In cases of refusing to grant new plant variety protection titles, to notify such and clearly state the reasons therefor to the dossier submitters; and at the same time notify its refusal in the specialized journal for three successive issues.
5. Within thirty days as from the date of receiving the notices stated at Point b, Point c, Clause 4 of this Article, the dossier submitters may send written complaints to the Minister of Agriculture and Rural Development about not being granted the new plant variety protection titles.
6. After the Minister of Agriculture and Rural Development issues decisions to grant new plant variety protection titles, the New Plant Variety Protection Office shall notify the new plant varieties granted the new plant variety protection titles in the specialized journal.
Article 27.- Rights of owners of new plant variety protection titles
1. To allow or disallow the use of propagating materials of the protected plant varieties, the products harvested from the cultivation of propagating materials of the protected plant varieties in the following activities:
a/ Variety production or propagation;
b/ Variety processing;
c/ Sale offer;
d/ Sale or other forms of exchange;
e/ Export;
f/ Import;
g/ Storing for the purposes of carrying out the activities stated at Points a, b, c, d and e of this Clause.
2. To request competent bodies to handle acts of infringing upon their ownership of the new plant varieties already granted the new plant variety protection titles.
3. Apart from the rights defined in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the owners of new plant variety protection titles shall also enjoy benefits in the following cases:
a/ Plant varieties created by anyone from their protected varieties provided that their protected varieties are not created from other protected plant varieties;
b/ Plant varieties created by anyone, which are not clearly distinct from their protected plant varieties;
c/ Plant varieties created by anyone, the production of which requires the use of propagating materials of their protected plant varieties;
d/ Using the propagating materials of their protected varieties for producing varieties for commercial purposes in other countries where such plant varieties are not yet protected.
4. To exploit by themselves or transfer under contracts the right to exploit new plant varieties to other organizations and individuals. Contracts on transfer of the right to exploit new plant varieties must be made in writing and registered at the New Plant Variety Protection Office.
5. To bequeath or transfer the right to own new plant variety protection titles according to law provisions in cases where they are concurrently authors; to transfer the right to own new plant variety protection titles in cases where they are not concurrently authors.
Article 28.- Restriction of the rights of owners of new plant variety protection titles
1. The owners of new plant variety protection titles may exercise the right to commercially exploit the new plant varieties when such plant varieties are on the list of plant varieties permitted for production and trading.
2. For the interests of the nation or community, the Minister of Agriculture and Rural Development shall issue decisions to force the transfer of the protected new plant varieties and add the names of such plant varieties to the list of plant varieties permitted for production and trading if such plant varieties are not yet included in this list.
Organizations, individuals being transferees of the right to exploit new plant varieties must pay royalties as contracted to the owners of new plant variety protection titles.
Article 29.- Cases where royalties are not required to be paid to owners of new plant variety protection titles
1. Organizations, individuals using the protected plant varieties shall not have to pay royalties to the owners of new plant variety protection titles in the following cases:
a/ Using them for hybridization to create new plant varieties or for scientific research;
b/ Using for personal needs for non-commercial purposes;
c/ The new plant varieties or propagating materials thereof have been sold on the market by the owners of new plant variety protection titles.
2. Households, individuals using the propagating materials of the protected plant varieties for propagation for subsequent crops in the land or water surface areas under their use right.
Article 30.- Obligations of owners of new plant variety protection titles
1. To preserve directly or through other authorized persons, the propagating materials of the protected varieties and supply such propagating materials at the request of competent State bodies.
2. To pay charges and fees for new plant variety protection according to the law provisions on charges and fees.
3. To pay remunerations to the authors in cases where the authors are not also owners, unless otherwise agreed upon by the owners and authors. Where the owners of new plant variety protection titles are foreign organizations or individuals having registered for protection in Vietnam, the payment of remunerations to authors shall comply with the laws of the countries of such foreign organizations or individuals.
Article 31.- Rights and obligations of authors of new plant varieties
1. The authors of new plant varieties who are also owners of the protection titles of such new plant varieties shall have the following rights and obligations:
a/ To have their names inscribed in the new plant variety protection titles;
b/ To enjoy the rights of new plant variety protection title owners as prescribed in Article 27 of this Ordinance;
c/ To fulfill the obligations of new plant variety protection title owners as prescribed in Clause 1 and Clause 2, Article 30 of this Ordinance.
2. The authors of new plant varieties, who are not concurrently owners of the protection titles of such new plant varieties, shall have the following rights and obligations:
a/ To have their names inscribed in the new plant variety protection titles;
b/ To receive remunerations paid by the owners of the new plant variety protection titles as prescribed in Clause 3, Article 30 of this Ordinance;
c/ To request competent bodies to handle infringements of the rights prescribed at Point a, Point b of this Clause;
d/ To assist the owners of new plant variety protection titles in performing the obligation of preserving the propagating materials of the protected new plant varieties.
Article 32.- Priority right to determine the date of submission of valid dossiers
1. If the owners of new plant varieties, that have submitted dossiers of registration for protection of such new plant varieties in the countries which have, together with Vietnam, signed or acceded to the international agreements on protection of new plant varieties, submit, within twelve months as from the date of submission of dossiers in the foreign countries, dossiers of registration for protection of such plant varieties in Vietnam, they shall enjoy the priority right to determine the date of submission of valid dossiers.
The date of submission for the first valid dossiers in foreign countries is accepted as the date of submission of valid dossiers in Vietnam.
2. Within ninety days as from the date of submission of dossiers in Vietnam, the owners of new plant varieties must submit the copies of the first dossiers of registration for protection in foreign countries, with the certification of the dossier-receiving agencies, and the samples of the plant varieties as evidences to prove that the new plant varieties in the two dossiers are the same. The dossiers of registration for protection of new plant varieties in Vietnam must contain the request to enjoy the priority right to determine the date of submission of valid dossiers.
Article 33.- Duration of protection of new plant varieties
1. The duration of protection of new plant varieties is twenty years for timber trees and twenty five years for grapes.
2. Protection shall start from the date the dossiers of application for new plant variety protection titles are accepted as being valid by the New Plant Variety Protection Office.
Article 34.- Suspension of new plant variety protection titles
1. The Minister of Agriculture and Rural Development may suspend new plant variety protection titles.
2. New plant variety protection titles shall be suspended in one of the following cases:
a/ The plant varieties no longer satisfy the uniformity and stability standards as when being granted the protection titles;
b/ The owners of new plant varieties fail to supply documents and propagating materials necessary for the preservation and storage of such new plant varieties at the requests of competent State bodies;
c/ Past three months counting from the prescribed date of subsequent payment of fees, the owners of new plant variety protection titles fail to pay fees for maintaining the validity of their new plant variety protection titles.
3. In the duration when their new plant variety protection titles are suspended, the owners of new plant varieties shall not have the rights prescribed in Article 27 and Clause 1, Article 28, of this Ordinance.
4. The new plant variety protection titles shall be considered for validity resumption when their owners remedy the causes of suspension prescribed in this Article.
Article 35.- Cancellation of new plant variety protection titles
1. The Minister of Agriculture and Rural Develop-ment may cancel new plant variety protection titles.
2. New plant variety protection titles shall be cancelled in one of the following cases:
a/ The owners of new plant variety protection titles voluntarily propose the cancellation;
b/ There are evidences to prove that the owners of new plant variety protection titles are not eligible for being granted the new plant variety protection titles as prescribed by law;
c/ The plant varieties are not commercially novel, not distinct as determined at the time of being granted the new plant variety protection titles.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực